You are on page 1of 2

1.

Khái niệm giáo dục

Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những
kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức
giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.

Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác
hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con
người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo
dục.

Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác
nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và
đại học. Giáo dục giữ một vai trò tương đối quan trọng. Nó là một yếu tố giúp
làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Khi có
sự giáo dục, con người không chỉ sở hữu trí tuệ, kiến thức và kỹ năng mà còn có
được nhân cách sống tốt.

2. Khái niệm nhân cách


Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu
hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Những thuộc tính tâm lý hợp thành
nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ
thống, một cấu trúc nhất định. Ngoài ra, những thuộc tính đó thể hiện ra ở
những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến
của người ấy và được xã hội đánh giá.
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa tài và
đức của con người.
Sự hình thành nhân cách không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân cá nhân mỗi
người mà còn phụ thuộc vào quan hệ xã hội, vào điều kiện lịch sử mà con người
đó sống.
Có thể tham khảo thêm
Căn cứ vào thái độ học tập của sinh viên có thể chia ra thành 4 kiểu nhân cách
sinh viên:
1. Kiểu W: kiểu sinh viên học tập nhằm mục đích chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai, học để có thể hành nghề sau khi ra trường, ít quan tâm đến hoạt
động chung.
2. Kiểu X: kiểu sinh viên chỉ học những môn học mà họ cho là sẽ cung cấp
những tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống nói chung. Họ không quan
tâm vào việc tham gia các hoạt động xã hội, ngoài việc họp cho các tổ
chức sinh viên.
3. Kiểu Y: kiểu sinh viên cố gắng đạt kết quả cao trong học tập những vẫn
tích cực tham gia các hoạt động chung, coi tập thể sinh viên có ý nghĩa
với sự phát triên của bản thân.
4. Kiểu Z: kiểu sinh viên quan tâm tới các hoạt động ở trường đại học hơn là
bản thân các môn học và cơ hội nghề nghiệp.

You might also like