You are on page 1of 7

I.

vXÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN


- Khái niệm xã hội hoá hiện nay được dùng với hai nội dung:
+ Thứ nhất, xã hội hoá chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến
những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một
nhóm, một bộ phận của xã hội quan tâm như xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá
y tế....(quá trình xã hội hoá các vấn đề, sự kiện xã hội). (1)
+ Thứ hai, xã hội hoá dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể
sinh vật với đầy đủ các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của
xã hội loài người. Xã hội học quan tâm đến nội dung này – quá trình xã hội
hoá cá nhân. (1)
- Xã hội hóa là quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời, qua đó cá nhân
phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. (2)
- Một số quan niệm về xã hội hóa trong các tài liệu về xã hội học khác nhau:
+ Xã hội hóa bao gồm tất cả các quá trình tiếp nhận văn hóa giao tiếp học
hỏi, qua đó cá nhân con người phát triển bản chất xã hội và có khả năng
tham gia vào đời sống xã hội. (3)
+ Xã hội hóa là quá trình con người học hỏi và nhập tâm suốt đời các yếu tố
văn hóa, xã hội của môi trường, hòa nhập vào cấu trúc nhân cách dưới ảnh
hưởng của các tác nhân xã hội quan trọng và những kinh nghiệm cá nhân,
nhờ vậy cá nhân thích nghi với môi trường xã hội. (4)
+ Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân
học hỏi và thực hành tri thức, kỹ năng và phương pháp cần thiết để hội nhập
với xã hội. (5)
+ Xã hội hóa là một diễn tiến ảnh hưởng tương hỗ giữa người này với người
kia, kết quả là sự chấp nhận những khuôn mẫu tác phong xã hội và thích
nghi với khuôn mẫu đó. (6)
+ Xã hội hóa là quá trình có thể nắm vững những mẫu hành vi, những chuẩn
mực văn hóa và những giá trị cần thiết để hoạt động của con người có hiệu
quả trong một xã hội nào đó.
+ Xã hội hóa tức là những con đường mà bằng cách đó con người có được
kinh nghiệm và hiểu biết, đề ra và đạt được những mục đích phù hợp với
những vai trò xã hội của mỗi con người. (7)
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào tính chủ động của cá
nhân trong quá trình xã hội hóa, ta chia thành hai loại(1):
+ Loại 1: Cá nhân thu nhận kinh nghiệm từ xã hội và các chuẩn mực, khuôn
mẫu một cách tự nhiên mà không thể chống đối lại được.
+ Loại 2: Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn
tham gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội (khẳng định tích cực,
sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hóa).
- Có thể nói, xã hội hóa là một khái niệm có tính quyết định trong xã hội học, vì
nó quan tâm tới quá trình cá nhân dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mực xã hội
đề ra để biến chúng thành giá trị, chuẩn mực của mình. Quá trình xã hội hóa được thực
hiện thông qua “cá nhân hóa” các giá trị, chân lý, các quy tắc ứng xử. Vì vậy, xã hội
hóa là cần thiết cho sự hình thành cá nhân của con người, để cho con người phát triển
thành chủ thể của xã hội. (1)

II. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA


- Giúp con người học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm, văn hóa, chuẩn mực giá
trị, lối sống,... để hình thành, phát triển nhân cách, từ đó trở thành một thành viên của
xã hội. (8)
Theo Horton và Hunt, xã hội hóa là quá trình người ta tiếp thu các quy tắc của các
nhóm của mình, để một cái tôi khác biệt xuất hiện, duy nhất cho cá nhân này.
- Giúp con người có thể học và hiểu được vai trò của bản thân, từ đó gia nhập và
góp phần phát triển xã hội giàu mạnh. (8)
- Xã hội hóa cá nhân được thực hiện trong suốt cuộc đời của mỗi con người, có
vai trò quan trọng và duy nhất trong sự phát triển nhân cách cá nhân. (8)
- Thông qua ý nghĩa của quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể thấy quá trình này
luôn tồn tại và phát triển thông qua những môi trường như gia đình, nhà trường, các
mối quan hệ xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng. Con người sẽ tiếp thu
thông tin, kiến thức và học hỏi chúng để hoàn thiện bản thân mình. Từ đây, có thể thấy
rằng nếu không được tiếp xúc và tham gia vào quá trình xã hội hóa, các cá nhân sẽ
không thể phát triển tính cách một cách phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, từ đó khó
hòa nhập với cộng đồng và sẽ không thể mang lại các giá trị hữu ích cho xã hội của họ.
- Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của các cá nhân gặp khó khăn trong việc
thu nhận và biểu đạt các giá trị xã hội do không được tiếp xúc với quá trình xã hội
chính là ví dụ của cặp chị em Kamala và Amala – hay thường được biết đến rộng rãi
hơn với cái tên “chị em sói”: được tìm thấy vào thập kỉ 20 của thế kỷ trước bởi mục sư
J. A. L. Singh, Kamala và Amala, khi này đã được 8 tuổi và 3 tuổi, được đưa về trại trẻ
mồ côi của vị mục sư trên và rời khỏi sự nuôi dưỡng của một con sói cái ở chốn rừng
sâu. Tuy vậy, hai đứa trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với đời sống loài
người – chúng chỉ biết uống sữa và ăn thịt sống, đồng thời cũng thường sinh hoạt về
đêm và có thói quen hú như loài sói. Một điểm đáng chú ý là sau một thời gian dài cố
gắng, Kamala cũng đã học được cách biểu thị các cảm xúc của con người, cách giao
tiếp đơn giản và cách đi thẳng – tuy nhiên cô vẫn sẽ bò bằng bốn chi khi cảm thấy
căng thẳng, chứng tỏ rằng cô vẫn chưa thể hoàn toàn tiếp nhận được các giá trị của xã
hội loài người. (9)

III. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG: GIA ĐÌNH, NHÀ
TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
1. Gia đình
- Gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội
hóa ban đầu. (1)
- Xã hội hóa của gia đình diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một
quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình
sống của con người. Ở giai đoạn nào vai trò của gia đình cũng thể hiện rất rõ.
This is a preview
Ví dụ: Trong giai đoạn tuổi ấu thơ, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của đứa
trẻ,Do
đồngyou
thờiwant
cũng full access?
là môi trường xãGohộiPremium
hóa và tác and unlock
nhân xã hội hóaall
duy7 pages
nhất. Ở thời
điểm này, đứa trẻ chỉ dựa vào năm giác quan để trải nghiệm thế giới xung quanh, nên
tất cả sự tham gia của các thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ học được các thói quen.
(1)
Access to all documents
- Ngoài ra, các yếu tố như sắc tộc, địa vị xã hội và thu nhập của gia đình cũng góp
phần định hình môi trường và Get quá trình xã hội Downloads
Unlimited hóa của cá nhân. Một ví dụ tiêu biểu là
trong khi các cha mẹ có thu nhập thấp thường tập trung phát triển tính ngoan ngoãn,
nghe lời, những cha mẹ có thu nhập cao hơn thường khuyến khích sự phát triển của
Improve your grades
tính cá nhân. Đó là do các bậc phụ huynh đang đặt trải nghiệm của bản thân mình vào
vị trí của con – những cha mẹ có thu nhập thấp thường không có học vấn quá cao và
làm các công việc chân tay, trong khi những người có thu nhập cao thường cũng có
trình độ học vấn cao và làm trong các công việc yêu cầu sự chủ động, trí tưởng tượng
tốt và tính sáng tạo cao. (2)
2. Nhà trường
Upload
Share your documents to unlock
- Vườn trẻ, trường mẫu giáo và các cấp bậc giáo dục tiếp theo là môi trường xã
hội hóa thứ hai mà con người được tiếp xúc. Ngoài việc tiếp thu kiến thức, trẻ em còn
được tham gia vào các hoạt động vui chơi, tương tác với bạn bè cùng lứa và các thầy
cô, dần dà thu nhận những hiểu biết ban đầu về ý thức trách nhiệm xã hội. Cũng tại đó,
qua giao tiếp, chúng dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội, hòa nhập vào đời
sống xã hội. (1) Free Trial
- Cách vận hành của trường Gethọc
30 days
cũng of free
như Premium
các hoạt động ở đây cũng được xem
như là một dạng “giáo trình ẩn” (2):
+ Những môn thể thao đồng đội không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng thể
chất mà còn giúp chúng học cách làm việc nhóm, giúp trẻ làm quen với khái
niệm “người thua-kẻ thắng”.
+ Trẻ em cũng lần đầu được tiếp xúc với mô hình bộ máy hành chính thông
qua trường học: những quy tắc không mang tính cá nhân hay thời gian biểu
cố định.
3. Xã hội
3.1. Các nhóm thành viên
- Các nhóm được hình thành dựa trên những sở thích, vị trí xã hội và độ tuổi
giống nhau của các thành viên. (2)
- Do quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là quan hệ bạn bè, mang tính bình
đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá nhân thường dễ dàng chia sẻ thái độ, tâm tư và cảm
xúc với nhau. Tác động của nhóm nhiều khi mạnh mẽ tới mức lấn át cả ảnh hưởng
của gia đình và nhà trường (1).
Mở rộng: Ta có thể nhìn thấy điều này trong nhóm bạn thiếu niên – thanh niên (tức
giai đoạn dậy thì) vì ở tuổi này, thanh thiếu niên thường dành phần lớn thời gian và
tâm trí cho quan hệ bạn bè. Họ cùng nhau tạo nên môi trường văn hóa riêng với những
giá trị chuẩn mực và hệ ngôn ngữ riêng, khác với giá trị chuẩn mực của người lớn.
Những thành viên trong nhóm đều mong đợi cá nhân tuân thủ những chuẩn mực,
khuôn mẫu của nhóm nếu chừng nào còn muốn là thành viên. Những chuẩn mực này
có thể vượt ra ngoài khuôn mẫu chung của xã hội. (1)
- Davies và Kandel, 1981, đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của gia đình lên cá nhân
vẫn rất đáng kể, kể cả khi trong thời gian dậy thì và có sự ảnh hưởng từ nhóm
thành viên.(2) Trong khi nhóm thành viên chỉ định hình những mối quan tâm nhất thời
như gu thời trang, âm nhạc, gia đình lại có ảnh hưởng lớn hơn với những mục tiêu dài
hạn, ví dụ như nguyện vọng đại học.
3.2. Truyền thông đại chúng (1)
- Các phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến bao gồm sách, báo, tạp chí,
đài, truyền hình vô tuyến, Internet và các nền tảng mạng xã hội. Các nhân tố này ngày
càng có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa vì ngày nay, chúng là phương
tiện cung cấp thông tin chủ yếu của các cá nhân. Qua đó, chúng truyền tải tư tưởng,
giá trị và niềm tin xã hội mong muốn.

Truyền thông đại chúng


Đặc điểm Vấn đề
- Ngày nay, có tác động tới cá - Nếu không được kiểm soát
nhân xuyên suốt cuộc đời. kỹ, nội dung mà các phương tiện
- Mang lại cho con người truyền thông truyền tải có thể bóp
những kinh nghiệm xã hội, những méo và ảnh hưởng tiêu cực tới quá
mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn trình tiếp nhận các giá trị xã hội của
dưới cách nhìn phổ biến. cá nhân.
- Ảnh hưởng tới các thành - Nhiều nhà xã hội học cho
viên trong xã hội với mức độ khác rằng truyền thông thể hiện ý thức
nhau thông qua những thông tin hệ chủ đạo, có khuynh hướng thể
được truyền thông coi trọng hoặc hiện quyền lợi của phần tử ưu tú.
xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu Quyền lợi của các nhóm yếu thế
cực. cũng từ đó bị xem nhẹ do họ không
nắm giữ các phương tiện truyền
thông.

4. Tổng kết
- Xã hội hóa là một quá trình phức tạp, với nhiều nhân tố khác nhau góp phần
định hình tính cách cá nhân mỗi người. Cần lưu ý rằng các yếu tố này không phải luôn
luôn hòa hợp với nhau (ví dụ: trẻ có thể học được một số giá trị trái ngược với những
thứ chúng học được trong gia đình từ nhóm bạn và các phương tiện truyền thông đại
chúng). Từ đây, có thể thấy rằng xã hội hóa không chỉ đơn thuần là quá trình tiếp nhận
các giá trị xã hội, mà còn là quá trình sàng lọc và cân bằng rất phức tạp các thông tin
mà cá nhân nhận được từ nhiều nguồn khác nhau. (2)
- Môi trường xã hội hóa có thể chia thành môi trường chính thức và phi chính
thức: cá nhân thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội nhằm thực hiện tốt vai trò của
mình thông qua con đường giáo dục (chính thức) và toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến
cá nhân (phi chính thức). (1)
-
IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
- Một liên hệ thực tế tiêu biểu về xã hội hóa cá nhân là về những cặp song sinh
cùng trứng. Năm 1976, hai đứa trẻ sinh đôi người Hàn Quốc bị lạc mất nhau khi chỉ
mới 3 tuổi. Đứa trẻ bị lạc được một gia đình gốc Hoa Kỳ nhận nuôi, trong khi người
chị em song sinh vẫn ở lại đất nước Hàn Quốc. Đến năm 2020, tức 46 năm sau, trong
một chương trình tìm kiếm người thân mất tích, cặp song sinh mới gặp lại được nhau.
Khi này, một người đã trở thành nhân viên chính phủ, trong khi người còn lại theo đuổi
nghiệp đầu bếp. Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu tại bang California
cho biết trong hàng chục năm xa cách, cặp đôi song sinh đã được tiếp xúc với nền văn
hóa và môi trường gia đình có nhiều đặc điểm trái ngược nhau: trong khi đứa trẻ ở lại
Hàn Quốc được nuôi dưỡng trong một gia đình có bầu không khí gia đình đầm ấm và
gắn kết hơn, người chị em được cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi đã lớn lên trong
môi trường nghiêm khắc, đặt nặng các giá trị tôn giáo và có mức độ xung đột trong gia
đình cao hơn. (10)
- Tuy nhiên, dù bất kể điều gì xảy ra, có một sự thật là DNA của cặp song sinh
vẫn gần như giống hệt nhau. Các khảo sát cũng cho thấy, bất chấp môi trường sống
khác biệt, họ có nét tương đồng khá rõ ràng trong tính cách, lòng tự trọng và sức khỏe
tinh thần. Họ cũng có mức độ hài lòng với công việc và cuộc sống tương tự nhau. Tuy
nhiên, chỉ số IQ và khả năng suy luận phi ngôn ngữ của cặp song sinh này có sự khác
biệt rõ rệt. Đứa trẻ được nuôi dưỡng tại Hàn Quốc được đánh giá cao hơn về khả năng
suy luận và tốc độ xử lý, chênh lệch điểm số IQ lên tới 16 điểm so với người chị em
của mình. Ngoài ra, đứa trẻ lớn lên ở Mỹ cũng mang trong mình nhiều giá trị cá nhân
hơn, trong khi đứa trẻ lớn lên ở Hàn Quốc lại coi trọng các giá trị tập thể. (10)
- Tầm quan trọng của xã hội hóa cá nhân còn thường xuyên được thể hiện thông
qua sự biến chuyển trong nhân cách của các cá nhân cụ thể. Edmund Kemper là sát
nhân hàng loạt độc ác có tiếng ở Mỹ vào khoảng đầu thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ
nhỏ, hắn đã là một đứa trẻ rất sáng lạn, ghi nhận được chỉ số IQ lên đến 145 và từng
nuôi dưỡng ước mơ trở thành cảnh sát. Đáng tiếc thay, đời sống gia đình của Kemper
không hề tốt đẹp:
+ Sống với mẹ khi cha mẹ ly dị, hắn thường xuyên bị bạo hành, chửi mắng,
chì chiết, xúc phạm và bị nhốt trong hầm tối một mình vào ban đêm mỗi khi
mẹ say rượu. Chính vì tuổi thơ bất hạnh, bị hành hạ cả về mặt thể xác lẫn
tinh thần này mà tâm tính Kemper cũng dần thay đổi và xuất hiện những
hành vi bất thường. Lần lượt vào năm 10 và 13 tuổi, hắn giết chết hai con
mèo của gia đình – lần thứ hai dã man hơn khi hắn chặt đôi xác con vật và
vứt nó trong tủ quần áo.
+ Năm 14 tuổi, hắn đi tìm cha nhưng lại gặp phải sự phản đối gia nhập từ
phía gia đình mới của cha. Sau đó, Kemper được đưa về lại với mẹ, nhưng
This is a preview
vẫn không nhận được sự quan tâm và tình cảm của mẹ bởi bà đang chuẩn bị
Do you tái want
hôn. Cuốifullcùng,
access?
năm 15Go Premium
tuổi, Kemper bịand unlock
mẹ gửi về sốngall
với7 ông
pages
bà nội –
và tất nhiên, ở đó hắn cũng không được chào đón.
- Không bao lâu sau, trong một lần mâu thuẫn với bà nội, Kemper đã vớ lấy khẩu
súng trường, hướng về phía bàAccess to allĐúng
và nổ súng. documents
lúc này, ông nội về tới, và ngay khi
ông bước vào cửa, Kemper cũng lập tức nổ súng giết cả ông nội của mình. Sự kiện này
đánh dấu cột mốc khởi đầu cho Get Unlimited
hàng Downloads
loạt những tội ác man rợ tiếp theo của Kemper:
hắn đã ra tay giết hại 6 cô gái, tất cả đều thuộc độ tuổi từ 15 tới 23, và sau đó đã thực
hiện hành vi ái thi. Những nạnImprove
nhân cuốiyour
cùnggrades
của hắn bao gồm mẹ ruột và người bạn
thân của mẹ. (11) (12)
- Từ đó, chúng ta thấy được sự rõ nét của quá trình xã hội hóa lên mỗi cá nhân.
Dù 2 đứa trẻ song sinh cùng trứng rất giống nhau về mặt di truyền và có nhiều nét tính
cách tương đồng, nhưng môi trường sống khác biệt tác động một phần không nhỏ đến
tương lai và cuộc sống của cặpUploadchị em song sinh người Hàn Quốc. Dù cho có thông
minh và một ước mơ chính nghĩa Share yournhỏ,
từ thuở documents to unlock
nhưng nếu môi trường xã hội hóa không
tốt đẹp thì cũng khó mà có thể được định hình tính cách phù hợp với các chuẩn mực
của xã hội. Từ đây, ta có thể khẳng định rằng, các yếu tố trong môi trường xã hội hóa
mà mỗi cá nhân tiếp xúc sẽ trực tiếp ảnh hưởng rõ rệt tới sự hình thành tính cách của
họ, từ đó quyết định khả năng hòa nhập và đóng góp cho xã hội của cá nhân ấy. Đây
chính là quá trình xã hội hóa cáFree
nhân. Trial
Get 30 days of free Premium
NGUỒN THAM KHẢO:
1. Richard T. Schaefer. (2010). Xã hội học đại cương.
2. John J. Macionis. (1987). Sociology. Pearson Education.
3. (1979). Từ điển xã hội học.
4. (1972). Giới thiệu tổng quan xã hội học.
5. Nguyễn Khắc Viện. (1994). Từ điển xã hội học. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất
bản Thế giới.
6. J. Fischer. (1973). Xã hội học (Trần Văn Đính dịch).
7. Neil J. Smelser. Sociology.
8. Lê Kiều Hoa. “Xã hội hóa cá nhân là gì? Tìm hiểu các giai đoạn của xã hội
hóa”. Luật Minh Khuê. Truy xuất từ
https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-cac-giai-doan-cua-xa-hoi-hoa-ca-nhan.aspx
9. “Bí ẩn những đứa trẻ được thú hoang dã nuôi dưỡng”. Dân Việt. Truy xuất từ
https://danviet.vn/bi-an-nhung-dua-tre-duoc-thu-hoang-da-nuoi-duong-1075098.htm
10. Segal N.L. & Hur Y.M. “Personality traits, mental abilities and other individual
differences: Monozygotic female twins raised apart in South Korea and the United
States”. ResearchGate. Truy xuất từ
https://www.researchgate.net/publication/359912232_Personality_traits_mental_abiliti
es_and_other_individual_differences_Monozygotic_female_twins_raised_apart_in_So
uth_Korea_and_the_United_States
11. MARJ von BEROLDINGEN. (1974). “Edmund Kemper Interview”. Edmund
Kemper Stories. Truy xuất từ
http://edmundkemperstories.com/wp-content/uploads/2019/04/EK_Front-Page-
Detective-March-1974.pdf
12. Peggy Wu. (2013). To what extent is Edmund Kemper determined to commit his
crimes of serial murder?

You might also like