You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỌC PHẦN

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chương 3:

XÃ HỘI HÓA

GVHD : Nguyễn Phương Thảo


Lớp học phần : 2220DAI02102
TP. HCM, ngày 06 tháng 06 năm 2023
THÀNH VIÊN NHÓM

HỌ VÀ TÊN MSSV KHOA

Đỗ Ngọc Quỳnh Anh 2056110041 Đông phương học

Nguyễn Lâm Khả Ái 2056110123 Đông phương học

Trần Nguyễn Quỳnh


2056110139 Đông phương học
Châu

Võ Trần Thu Hương 2056110168 Đông phương học

Nguyễn Thị Trang 2056110273 Đông phương học

Lâm Ngọc Trân 2056110284 Đông phương học

Đào Mỹ Tâm 2257060112 Quan hệ quốc tế

Ngô Mộng Tiên 2257060115 Quan hệ quốc tế


MỤC LỤC

NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................................1


I. Phân biệt hành vi bản năng và hành vi xã hội. 1
II. Định nghĩa về xã hội hoá. 2
1. Căn cứ vào vai trò xã hội trong quá trình xã hội hóa: 2
2. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa: 3
3. Dung hoà cả 2 yếu tố cá nhân và xã hội trong quá trình xã hội hóa: 3
III. Vai trò của xã hội hóa. 4
IV. Giải thích về xã hội hóa và sự hình thành cái tôi. 5
1. Giải thích về xã hội hóa: 5
2. Sự hình thành cái tôi: 6
V. Các môi trường xã hội hóa. 9
1. Gia đình:...............................................................................................................9
2. Nhà trường:.........................................................................................................10
VI. Định nghĩa về tái xã hội hóa. 13
1. Định nghĩa: 13
2. Tính cấp thiết của việc tái xã hội hóa: 13
3. Một số lĩnh vực tái xã hội hóa: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................16
NỘI DUNG CHÍNH
I. Phân biệt hành vi bản năng và hành vi xã hội.
Hành vi bản năng là những hành động tự động và bất khả kháng của cơ thể, được
điều khiển bởi các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Hành vi bản năng không cần phải học
hỏi mà được sinh ra tự nhiên với mục đích bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
Ví dụ:
- Hít vào, thở ra: Hành động hít thở là hành động bản năng của cơ thể để cung cấp
oxy và loại bỏ khí cacbonic trong quá trình hô hấp.
- Giật mình khi bị kích thích: Khi cơ thể bị kích thích đột ngột, như tiếng ồn lớn
hoặc động tác bất ngờ, cơ thể có thể phản ứng bằng cách giật mình hoặc nhảy lên để giảm
thiểu tác động của kích thích đó.
- Nuốt và tiêu hóa thức ăn: Hành vi nuốt và tiêu hóa thức ăn là hành vi bản năng
giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
Những hành vi này không cần phải được học hỏi hay có ý thức điều khiển mà diễn
ra tự động và tự nhiên.
Hành vi xã hội là những hành động được học hỏi và được quy định bởi xã hội và
văn hóa. Chúng được hình thành thông qua quá trình tương tác xã hội, giáo dục và các
quy tắc ứng xử trong xã hội.
Ví dụ: 
- Giao tiếp: Hành vi giao tiếp là việc truyền đạt thông tin, ý kiến và cảm xúc giữa
các cá nhân thông qua ngôn ngữ, cử chỉ và khuôn mặt. Giao tiếp là một kỹ năng xã hội
quan trọng và được học hỏi trong quá trình phát triển. Cụ thể như cách chào hỏi đối với
từng đối tượng, bạn bè chào thân mật bằng cách hỏi: “Mày ăn cơm chưa?”, khác với cách
chào người lớn: “Dạ con chào cô”/ “Dạ cháu chào ông”...
- Ứng xử trong công việc: Hành vi ứng xử trong công việc là những quy tắc ứng
xử được định nghĩa trong môi trường làm việc để đảm bảo tính chuyên nghiệp, tôn trọng
và hợp tác giữa các cá nhân. Cụ thể như khi đọc tin nhắn trong nhóm chat thì phải phản
hồi bằng cách like, hay thả biểu tượng cảm xúc chẳng hạn nhằm thể hiện thái độ làm việc
chuyên nghiệp.

1
Nói một cách ngắn gọn, hành vi bản năng là hành vi từ trong bản thân phát ra,
không có chủ ý thực hiện. Còn hành vi xã hội là hành vi thông qua học tập, học hỏi trong
môi trường xã hội mà có.
II. Định nghĩa về xã hội hoá.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa, có thể chia thành ba nhóm chính
như sau:
1. Căn cứ vào vai trò xã hội trong quá trình xã hội hóa:
Theo Neil Smelser (nhà xã hội học Mỹ): Xã hội hoá là quá trình mà trong đó các
cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc
thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong
cuộc đời mình.
Theo Macionis: “Xã hội hóa là một quá trình qua đó kinh nghiệm xã hội cung cấp
cho cá nhân những phẩm chất và năng lực mà chúng ta kết hợp với tình trạng con người
hoàn toàn đối với xã hội nói chung. Xã hội hóa là phương tiện dạy văn hóa cho mỗi thế
hệ”.
Theo Bilton: “Thông qua việc cùng học các luật lệ như nhau vốn cấu tạo nên nền
văn hóa của chúng ta, chúng ta đều đồng ý với nhau về lối ứng xử và lối suy nghĩ được
cho là thích hợp; sự đồng thuận này đảm bảo cho chúng ta có thể sống được với nhau một
cách trật tự”.
Các định nghĩa trên cho thấy, mỗi cá nhân được xã hội “mặc” cho một chiếc “áo
văn hoá” phù hợp theo cách nhìn của xã hội ở từng nơi, từng thời điểm, từng giai đoạn
của cuộc sống và cá nhân không có quyền tự lựa chọn chiếc “áo văn hóa” đó. Tức là, con
người bị giám sát chặt bằng các quy định của xã hội.
Ví dụ: Một đứa trẻ được cha mẹ dạy cho cách ăn uống, tư thế ngồi ăn, cách giao
tiếp như khi ai cho cái gì phải xin phép... Nếu không làm đúng lời dạy bảo thì sẽ bị khiển
trách. 
Tuy nhiên, các định nghĩa này chưa đề cập đến sự tái tạo vai trò, chuẩn mực của
các cá nhân. Cuộc sống của con người là quá trình phải thực hiện nhiều vai trò từ lúc sinh
ra cho đến lúc chết, cá nhân luôn phải học để đóng vai trò. Trong cùng một thời điểm, các

2
cá nhân có thể thực hiện nhiều vai trò cùng lúc, các vai trò sẽ không thể thực hiện được
nếu cá nhân không có kiến thức về nó.

2. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa:
Theo Diana Kendall: “Xã hội hóa là quá trình tương tác suốt đời của một cá nhân
với xã hội, thông qua đó, cá nhân tạo được bản sắc riêng của mình và thu được các kỹ
năng về xã hội, về hoạt động thể chất và tinh thần cần cho tồn tại trong xã hội”.
Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu
hành vi xã hội mà trong quá trình đó, một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng
hoạt động xã hội.
3. Dung hoà cả 2 yếu tố cá nhân và xã hội trong quá trình xã hội hóa:
Theo Andreeva (nhà xã hội học Nga): Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá
nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội;
mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách có chủ động các mối quan hệ thông qua việc họ
tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội. 
Các nhà xã hội học đã nhất trí và cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình trong đó cá
nhân học cách trở thành thành viên xã hội thông qua việc học tập, lĩnh hội các giá trị,
chuẩn mực xã hội và đóng các vai trò xã hội”.
Karl Marx cũng từng nói rằng: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách
là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế”. 
Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hoá không đơn thuần thu nhận kinh
nghiệm xã hội, mà còn chuyển hoá nó thành các giá trị, tâm thế, xu hướng của cá nhân để
tham gia tái tạo, tái sản xuất chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá là
sự thu nhận kinh nghiệm xã hội, thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt
thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua
hoạt động của mình. 
Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm từ các nhà nghiên cứu khác nhau về xã hội
hoá, tuy nhiên nhìn chung, xã hội hoá được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội
kéo dài suốt đời của cá nhân, qua đó cá nhân không ngừng phát triển khả năng con người,
học hỏi và tạo nên các mẫu văn hoá của mình. Hay nói cách khác, xã hội hóa là một quá
3
trình trong đó cá nhân con người học các thái độ, các giá trị và các hành động phù hợp với
cá nhân như là thành viên của một nền văn hóa cụ thể.
Ví dụ: Trẻ em Eskimo học cách thưởng thức món ruột chim và cá sống, trong khi
trẻ em ở Trung Quốc học cách thưởng thức bao tử heo ( Võ Văn Việt, 2015, tr.117). 
Khái niệm xã hội hoá hiện nay được dùng với hai nội dung. Thứ nhất, xã hội hoá
chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của
xã hội mà trước đây chỉ có một nhóm, một bộ phận của xã hội quan tâm như: xã hội hoá
giáo dục, xã hội hoá y tế....(quá trình xã hội hoá các vấn đề, sự kiện xã hội). Thứ hai, xã
hội hoá dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với đầy đủ các tiền đề tự
nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Xã hội học quan tâm đến nội dung
thứ hai, hay còn gọi là quá trình xã hội hoá cá nhân (Trần Thị Phụng Hà, 2014). 
Cần có sự phân biệt khái niệm xã hội hóa với khái niệm giáo dục. Khái niệm xã
hội hóa tuy có nhiều điểm giống với khái niệm giáo dục nhưng chúng không đồng nhất và
có sự khác biệt:
- Giáo dục là sự tác động chính thức, chủ động, có mục đích, chương trình, mục
tiêu... còn xã hội hóa là 1 quá trình vừa có tính chất chủ động vừa có tính tự
nhiên, tự phát.
- Giáo dục là sự tác động có thời hạn, trong khoảng thời gian nhất định nào đó
của con người; còn xã hội hóa là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên
diễn ra trong suốt cuộc đời của mọi thành viên xã hội, từ khi lọt lòng cho tới
khi mất đi.
- Giáo dục là sự tác động từ nhà giáo dục đến đối tượng, nhưng xã hội hóa chủ
yếu là quá trình cá nhân đến với xã hội, học hỏi xã hội, chuyển những giá trị
cho xã hội.
III. Vai trò của xã hội hóa.
Xã hội hóa tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Trong xã hội hiện đại
ngày nay, hoàn thiện nhân cách của con người là cả một quá trình dài suốt cuộc đời của
người ấy. Sự hoàn thiện nhân cách đó phụ thuộc vào quá trình giáo dục xã hội.
Các cá nhân khi nằm ở các nhóm xã hội hóa khác nhau, trải qua các giai đoạn nhất
định của xã hội hóa sẽ đạt được năng lực hoạt động để thể hiện vai trò của chính mình
4
trong xã hội. Quá trình đó giúp cho cá nhân nâng cao chất lượng hành vi xã hội của mình,
tham gia góp phần sáng tạo cho xã hội. Như vậy, con người không chỉ tiếp thu thụ động
những kinh nghiệm xã hội để tạo nên nhân cách mà còn sáng tạo ra nhiều cái mới, cái tiến
bộ hơn để xã hội ngày càng phát triển, đấy cũng chính là quá trình phát triển nhân cách
của cá nhân từ thấp tới cao, từ đơn giản đến hoàn thiện.
Hoàn thiện nhân cách là quá trình trải dài suốt cả cuộc đời và giáo dục ảnh hưởng
cực kỳ sâu sắc đến toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội. Sự hoàn thiện nhân cách này
được diễn ra trong các điều kiện xã hội nhất định. Vì vậy, xã hội phải tạo ra các môi
trường xã hội lành mạnh và định hướng rõ ràng trong các môi trường đó nhằm tác động
một cách có ý thức và quá trình xã hội hóa.
IV. Giải thích về xã hội hóa và sự hình thành cái tôi.
1. Giải thích về xã hội hóa:
Theo Joseph.H.Fichter, xã hội hóa có thể mô tả theo 2 quan niệm:
- Quan niệm khách quan: xã hội ảnh hưởng tới cá nhân.
Xã hội hóa là diễn tiến theo đó xã hội truyền văn hóa của mình từ một thế hệ qua
thế hệ tiếp theo và làm cho cá nhân thích ứng bởi những nếp sống, sinh hoạt được chấp
nhận và được tán thành của một đời sống xã hội có tổ chức. Như vậy, nhiệm vụ của xã
hội hóa là phát triển những kỹ năng, kiến thức mà cá nhân cần tới, truyền đạt những ước
vọng, những hệ thống giá trị, những lý tưởng cuộc đời mà một xã hội riêng biệt nào đó
cũng cần có và nhất là dạy cho cá nhân những vai trò sẽ phải đóng.
- Quan niệm chủ quan: cá nhân đáp ứng lại xã hội.
Xã hội hóa là một diễn biến tiếp tục nơi cá nhân đang thích ứng với những người
xung quanh. Ngay từ khi còn thơ ấu, cá nhân đã tuần tự “nhập” vào xã hội. Cần phải
nhấn mạnh đây là diễn tiến lâu dài, phần lớn đòi hỏi một tiềm năng thích nghi và luôn
luôn được thực hiện riêng biệt trong một thời gian, tại một nơi chốn, trong một nền văn
hóa và xã hội nhất định.
Như vậy, xã hội hóa là sự thống nhất đối lập giữa 2 khuynh hướng:
Tiêu chuẩn hóa: được thể hiện trong sự cố gắng của cá nhân muốn giống những
người khác, được thể hiện trong sự nắm vững những phương pháp giao tiếp chung và hoạt
động chung.
5
Cá thể hóa: được thể hiện sự cố gắng để hình thành “cái tôi của mình” để triển
khai những phương pháp độc đáo của sự giao tiếp và hoạt động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hóa.
Nhân tố khách quan: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình xã hội hóa
như:
- Điều kiện sinh hoạt tinh thần, văn hóa và giao tiếp xã hội
=> Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xã hội hóa.
- Sự phát triển những hình thức giao tiếp và cộng đồng
=> Tạo điều kiện thuận lợi, tăng tốc độ xã hội hóa.
- Thông tin truyền thông: trực tiếp giúp các cá nhân có được hiểu biết và thấy
được sự cần thiết phải tuân theo hệ thống chuẩn mực chung của xã hội
=> Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình xã hội hóa.
Nhân tố chủ quan: đóng vai trò quyết định.
Sự thiếu hiểu biết, phương pháp truyền thụ (2 nhân tố cơ bản nhất), kinh nghiệm
sống, khả năng hiểu biết đối tượng, ý thức trách nhiệm...
Tóm lại, các nhân tố chủ quan và khách quan có quan hệ qua lại, đan xen lẫn nhau.
Mức độ xã hội hóa cá nhân bao giờ cũng là kết quả của sự tác động tác động tổng hợp của
các nhân tố chủ và khách quan. Nếu tách riêng thì khó phát huy các tác dụng của các nhân
tố. Tác dụng luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể. 
2. Sự hình thành cái tôi:
Khái niệm thuyết tương tác biểu tượng:
Thuyết tương tác biểu tượng nhấn mạnh sự tương tác của con người qua biểu
tượng đó. Biểu tượng là một cái gì đó thay thế cho, hoặc đại diện cho một cái gì đó. Các
biểu tượng có thể mang rất nhiều hình thức: lời nói, khái niệm, âm thanh hoặc biểu hiện
nét mặt, điệu bộ cơ thể. Các biểu tượng được xác định bởi những người tạo ra và sử dụng
chúng.
Theo Herbert Blumer (1969), người đặt ra thuật ngữ trong thuyết tương tác, đã đưa
ra 3 giả định trung tâm đối với quan điểm này:
Thứ nhất, chúng ta hành động hướng tới những sự vật mà ý nghĩa của nó phù hợp
với chúng ta. Ví dụ, không có gì là giống với phụ nữ khi đàn ông để tóc dài ngang vai.
6
Thứ hai, những giải thích chủ quan dựa trên những ý nghĩa chúng ta biết từ người
khác. Chúng ta biết ý nghĩa của một cái gì đó qua việc xem từ những người khác hành
động hướng tới nó. Ví dụ, các nhạc sĩ Mỹ ở châu Mỹ La-tinh hiểu sai việc huýt sáo ở bài
biểu diễn của họ và hào hứng biểu diễn lại một lần nữa. Khán giả có thể cho biết rằng,
phản ứng của họ là không phù hợp - một khi họ biết ý nghĩa khác nhau của tiếng huýt sáo,
họ sẽ phản ứng thích hợp khi khán giả phản ứng lần sau.
Thứ ba, chúng ta liên tục giải thích hành vi riêng của chúng ta cũng như hành vi
của những người khác về phương diện biểu tượng và ý nghĩa mà chúng ta biết. Vì, chúng
ta có thể đối thoại với chính chúng ta. Chúng ta có thể hình dung những người khác sẽ
phản ứng như thế nào trước khi chúng ta hành động. Từ đó, chúng ta có thể điều chỉnh
hành động phù hợp với hành vi chúng ta chờ đợi từ những người khác.
Dựa trên lý thuyết về tương tác biểu tượng, có thể giải thích được về cách thức
cá nhân học hỏi để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức họ đánh giá lại
bản thân mình mỗi khi họ đáp ứng những kỳ vọng đó. Hệ thống các hành động và các
phản ứng đó của cá nhân cũng có thể được coi như một quá trình xã hội hóa. Chính hệ
thống đó làm hình thành nên cái tôi. Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại
với những người khác, được họ đánh giá, hướng dẫn. Như vậy, cái tôi mang tính chất
phản ánh.
Cái tôi, nhằm giải thích các kinh nghiệm của cá nhân và được hình thành nên từ
kinh nghiệm ấy. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của cá nhân mà người khác có thể biết
tới. Nói cách khác, nó chính là nhân cách của con người. Tuy nhiên, khi nghiên cứu “cái
tôi”, các nhà xã hội học chủ yếu nhìn nhận “cái tôi” dưới góc độ là sự phản ánh kinh
nghiệm, ít nhấn mạnh những đặc trưng nhân cách như các nhà tâm lí học.
Charles Horton Cooley lưu ý trong tác phẩm Bản tính con người và trật tự xã hội
(Human Nature and Social Order), “xã hội và cá nhân” không biểu thị những hiện tượng
tách riêng. Con người sở dĩ có đặc tính cá nhân (tính bản ngã) của mình, hiện thực hóa
chúng qua sự tương tác, và đồng thời duy trì hay làm cải biến xã hội.
Ông cho rằng cái tôi vừa là chủ thể (vì là tác nhân của hành động), vừa là đối
tượng (vì có thể nhìn chính mình qua phản ứng của người khác). Quá trình này được phân
tích thông qua khái niệm phản ứng “cái tôi trong gương” theo các bước: Cá nhân thực
7
hiện một hành vi nào đó và có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của
những cá nhân khác xung quanh → cá nhân tiếp nhận và lý giải những phản ứng đó về
hành vi của mình → hiểu được cái tôi của mình và có phản ứng tương ứng đối với những
đánh giá bằng sự xấu hổ hay tự hào. 
Ví dụ: Bạn dùng những từ ngữ mang tính body shaming lên người khác. Họ tỏ ra
vẻ cực kỳ khó chịu và bật khóc → Bạn tiếp nhận và lý giải được việc body shaming người
khác là một việc xấu → Sau khi người kia khóc, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và dừng việc
body shaming người khác.
Quan niệm về cái tôi của một cá nhân không chỉ được định hình bởi sự tương tác
qua lại với những cá nhân khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các
cách ứng xử trong các quan hệ xã hội. 
Sự hình thành của cái tôi tiến triển theo sự phát triển của khả năng ngôn ngữ và
khả năng đảm nhận những vai trò khác nhau trong tác động hỗ tương. 
Sự phát triển của cái tôi mang tính chất tự ý thức và đòi hỏi có tư duy, cần có một
khả năng ngôn ngữ trừu tượng, tức là khả năng sử dụng và phản ứng với những thông tin
có lời và không lời. Về cơ bản, lý thuyết về tương tác biểu tượng đã giải thích sự tương
đồng trong các ứng xử giữa các thành viên của nhóm. Tuy nhiên, không phải mọi ứng xử
đều giống y như nhau và đều có thể mô hình hóa được. Mặc dù cơ bản là giống nhau, các
thành viên vẫn có khả năng thực hiện các hành vi một cách độc đáo, khác với số đông.
Chính sự độc đáo, sự khác biệt trong hành vi của cá nhân tạo ra sự thay đổi trong xã hội. 
Trong quá trình giao tiếp, càng có nhiều tác động hỗ tương, con người càng có
hiểu biết rõ ràng hơn về các vai trò của những người khác và khả năng đảm nhận vai trò
cũng lớn hơn. 
Ví dụ 1: Khi đứa trẻ lớn hơn → học tập cách ứng xử, điều chỉnh hành vi phù hợp
với hoàn cảnh để được khen ngợi → Đứa trẻ đáp ứng lại các kỳ vọng → Vui khi được gọi
là ngoan/ Khó chịu khi bị coi là xấu. 
⇒ Học được cách đánh giá ứng xử của chính mình theo cùng kiểu như vậy.
Ví dụ 2: Trò bóng đá. Trò chơi đòi hỏi người chơi: 
- Biết làm gì ở vị trí đó;

8
- Phối hợp những hoạt động của mình với hành động đã được tính trước của đội và
của đối thủ.
Tóm lại, cái tôi được phát triển thông qua tác động tương hỗ và đòi hỏi khả năng
đảm nhận vai trò. Khái niệm về cái tôi là sự đánh giá về cái tôi, được đặt cơ sở trên những
quan tâm về đạo đức cũng như tính thích đáng của việc thực hiện vai trò. 
V. Các môi trường xã hội hóa.
Quá trình xã hội hóa diễn ra khi có 2 yếu tố: tiền đề tự nhiên (con người) và môi
trường xã hội. Môi trường xã hội hóa là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương
tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội.
Có nhiều cách nhìn nhận, phân tích về các môi trường xã hội hóa, sau đây là một
trong những số đó:
1. Gia đình:
Là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc
vào, do đó gia đình là một môi trường xã hội hóa có tầm quan trọng rất lớn, là cơ sở của
quá trình xã hội hóa về sau. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa, tiểu văn hóa này
được xây dựng trên nền tảng của văn hóa chung nhưng với đặc thù riêng của từng gia
đình. Các tiểu văn hóa này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia
đình, lối sống gia đình… Các cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm: những kinh nghiệm
sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị… đầu tiên là từ các thành viên trong gia đình như bố,
mẹ, ông, bà, anh, chị…
Con người ai cũng sẽ trải qua các giai đoạn từ tuổi ấu thơ, tuổi mẫu giáo, nhi đồng,
tuổi thiếu niên, tuổi trưởng thành, cho đến khi kết hôn và làm cha mẹ, rồi bước sang tuổi
già và cuối cùng là chuẩn bị đón cái chết. Ở mỗi giai đoạn, con người sẽ có nhận thức và
phát triển khác nhau. Nhưng trong các quá trình đó, đều có sự tác động và giúp đỡ từ gia
đình.
Chẳng hạn:
Ở giai đoạn tuổi ấu thơ, sự tham gia của các thành viên trong gia đình như cho ăn,
tắm rửa, thay tã, ru ngủ... và cách thức chăm sóc của họ như giờ giấc sinh hoạt ăn ngủ...
đã giúp trẻ hình thành những thói quen. Ở giai đoạn này gia đình hầu như là môi trường
xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất.
9
Ở giai đoạn nhi đồng, cùng với việc hình thành thói quen, trẻ bắt đầu mô phỏng
các hoạt động và quan hệ xã hội của người lớn. Trẻ chịu ảnh hưởng từ các mối quan hệ
xung quanh như bạn bè, bạn học, thầy cô giáo... Gia đình có vai trò trong việc tổ chức và
hướng dẫn các hoạt động của trẻ; giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép
hay không được phép; giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm thông qua các việc làm cụ
thể. 
Ở giai đoạn tuổi thiếu niên, gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh
nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông
cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản chí, giúp các em có những kiến thức, hiểu biết
cần thiết để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn.
Đến với giai đoạn trưởng thành, cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành
những kinh nghiệm xã hội ổn định. Nhưng vẫn cần lời khuyên từ gia đình để trả lời những
câu hỏi về định hướng nghề nghiệp, định hướng giá trị hoặc là định hướng hôn nhân.
Giai đoạn kết hôn và làm cha mẹ: một người trước khi bước vào hôn nhân thường
đã quan sát hôn nhân của cha mẹ trong một thời gian dài. Do vậy, mô hình hôn nhân của
cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xã hội hóa vai trò hôn nhân và làm cha
mẹ cho con cái.
Khi bước sang tuổi già: Người trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc sống của mình
khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính là nhờ quan sát cuộc sống của những
người già trong gia đình. Gia đình giúp mỗi người đương đầu được với tuổi già và cái
chết.
Ở giai đoạn cuối cùng của chu trình sống, gia đình cũng đã giúp cho các thành
viên của mình đi đến tiếp nhận cái chết một cách thanh thản hơn vì họ đã có dịp chứng
kiến cái chết của nhiều người thân khác. Những nghi lễ của các đám tang có ý nghĩa đối
với người sống nhiều hơn là đối với người chết. Gia đình giúp cá nhân khắc phục được
tâm trạng buồn rầu, cô đơn. Sự thương tiếc và thờ cúng của gia đình cho họ biết rằng dù
có chết đi thì họ cũng vẫn được sống trong lòng người thân.
2. Nhà trường:
Nhà trường là một môi trường xã hội hóa có ảnh hưởng quyết định đối với tốc độc,
hình thức, nội dung và xu hưởng của quá trình xã hội hóa. Trường học là một thiết chế, tổ
10
chức không chỉ giáo dục những kỹ năng và kiến thức cần thiết, mà còn truyền đạt các giá
trị chuẩn mực văn hóa mà xã hội mong đợi. 
Quá trình xã hội hóa mà trẻ em tiếp thu ở trường không chỉ liên quan đến việc tiếp
thu những kỹ năng quy định, mà còn cả kỹ năng xã hội khác. Chẳng hạn, nhà trường giáo
dục nhân cách cho trẻ em học qua việc định hướng sự lựa chọn các hành vi xã hội, các
chuẩn mực, các khuôn mẫu xã hội để cho mỗi cá nhân tự lựa chọn và thể hiện hành vi của
mình sao cho hợp lý, đúng đắn trong những trường hợp và hoàn cảnh xã hội nhất định.
Hoạt động của nhà trường là những hoạt động có tổ chức theo những quy định của
xã hội. Những hoạt động này nhằm tạo cho con người những cảm nhận về cá nhân với tập
thể và các nguyên tắc hoạt động của tập thể, qua đó, rèn luyện ý thức trách nhiệm của cá
nhân với tập thể và cộng đồng.
Bên cạnh đó, hành vi của thầy cô giáo và các nhân viên khác cũng được coi là
chuẩn mực và gương mẫu mà mỗi người học cần phải noi theo. Đặc biệt là ở các lớp dưới,
khi mà đứa trẻ mới hòa nhập xã hội lần đầu tiên thông qua nhà trường, thì hành vi của
thầy cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của học sinh.
3. Nhóm bạn đồng lứa:
Bên cạnh hai môi trường xã hội hóa trên, các nhóm xã hội (đặc biệt là nhóm bạn
ngang hàng) cũng là một môi trường xã hội hóa có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình
thành nhân cách của mỗi cá nhân. Lúc này, quá trình xã hội hóa của cá nhân được thể
hiện thông qua các chuẩn mực chính thức (của xã hội) hay không chính thức (của nhóm).
Ở mỗi nhóm, mỗi mối quan hệ khác nhau, các cá nhân sẽ có những cách ứng xử khác
nhau, cách tiếp nhận các kinh nghiệm xã hội, các văn hóa riêng của mỗi nhóm.
Ví dụ: 
- Quan hệ bạn bè là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá nhân thường
chia sẻ thái độ, tâm tư và cảm xúc với nhau. Tác động của nhóm nhiều khi mạnh mẽ tới
mức lấn át cả ảnh hưởng của gia đình và nhà trường.
- Quan hệ đồng nghiệp là quan hệ của những người cùng hoạt động chung trong
một nhóm lao động nào đó. Quan hệ này vừa mang tính chất tổ chức, vừa mang tính chất
đồng cảm nghề nghiệp, trong quan hệ này người ta có thể chia sẻ tình cảm, đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau và trao gửi kinh nghiệm cho nhau trong hoạt động.
11
- Quan hệ đồng sở thích là quan hệ theo một sở thích hoặc quan điểm nào đó. Quan
hệ này giúp cho mỗi người tìm được sự hứng thú trong hoạt động và sự đồng cảm trong
cuộc sống.
Đây là một quá trình phức tạp và chồng chéo hơn nhiều so với hai giai đoạn trước
(gia đình và nhà trường), và thường là một quá trình liên tục, kéo dài đến suốt đời. Khi
đó, cá nhân thực hiện một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong
toàn xã hội.
4. Phương tiện truyền thông đại chúng:
Trong xã hội hiện đại, thông tin đại chúng là một nhân tố của quá trình xã hội hóa.
Chức năng của thông tin đại chúng cơ bản là giải trí và giáo dục.
Những phương tiện như: báo, đài, Internet và các phương tiện truyền thông khác
ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội
hóa cá nhân. Việc sử dụng những phương tiện truyền thông chiếm tỷ lệ đáng kể thời gian
rảnh rỗi của mọi người, cung cấp cho mọi người bức tranh về hiện thực xã hội trong phạm
vi to lớn. 
Trong lĩnh vực xã hội hóa, thông tin đại chúng có tính hai mặt. Một mặt, nó tăng
cường ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực văn hóa cũng như các tri thức khoa học đa
dạng và bổ ích thông quan các chương trình giáo dục, qua các nội dung được truyền đi.
Mặt khác, các phương tiện này có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các thông tin
qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hóa hoặc thiếu thận trọng của
nhà lập chương trình truyền tin, dẫn đến trẻ em lầm tưởng những gì được in ấn truyền tải
qua tivi, phim ảnh… đều là những thứ được xã hội thừa nhận.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, truyền thông đại chúng có thể làm thay đổi suy nghĩ
và quan điểm của người xem. William Belson sau 6 năm nghiên cứu mối quan hệ giữa
truyền hình và hành vi thanh thiếu niên cho rằng: thanh thiếu niên xem nhiều phim ảnh
bạo lực có khả năng phạm tội nguy hiểm nhiều hơn các trẻ em khác. Một nghiên cứu khác
cho thấy, tiếp xúc nhiều với bạo lực trên các phương tiện truyền thông đại chúng tăng xu
hướng đối xử bạo lực với những người khác. Ví dụ, trong một nghiên cứu, sau khi giận
bạn gái, đối tượng nghiên cứu (nhóm thanh niên) được cho xem một trong hai phim có

12
bạo lực hoặc không có bạo lực. Sau đó, khi xảy ra mâu thuẫn với bạn gái, nhóm thanh
niên xem phim bạo lực có hành vi bạo lực hơn so với nhóm kia.
Có thể nhận thấy, các giá trị thông tin không phù hợp với giá trị chuẩn mực văn
hóa chung và đối ngược trực tiếp với những cái được dạy dỗ trong nhà trường và gia đình
đang cản trở việc xã hội hóa tích cực đối với trẻ. Một đòi hỏi cấp bách trong thời đại ngày
nay là sự kiểm duyệt có định hướng thông tin đại chúng để loại bỏ những lệch lạc trong
nhận thức xã hội của mọi người.

13
VI. Định nghĩa về tái xã hội hóa.
1. Định nghĩa:
Theo Từ điển kinh tế của Bộ Kinh tế, Viện Kinh tế và Quản lý, tái xã hội hóa là
quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế từ tư nhân hóa hoặc thị trường hóa trở lại
thành sự quản lý và sở hữu của chính phủ hoặc cộng đồng, với mục đích đảm bảo quyền
lợi cho cộng đồng, đặc biệt là những người nghèo và bị bỏ lại phía sau trong quá trình
phát triển kinh tế.
2. Tính cấp thiết của việc tái xã hội hóa:
Tái xã hội hóa là một quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế từ tư nhân hóa
hoặc thị trường hóa trở lại thành sự quản lý và sở hữu của chính phủ hoặc cộng đồng.
Việc tái xã hội hóa là cần thiết và có tính cấp bách trong việc xây dựng một xã hội công
bằng và phát triển bền vững. Dưới đây là một số lý do và ví dụ để giải thích sự cần thiết
của việc tái xã hội hóa:
Đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng: Việc tái xã hội hóa đảm bảo quyền lợi cho
cộng đồng, đặc biệt là những người nghèo và ngư bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát
triển kinh tế. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo mọi người
có cơ hội tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, đặc biệt là những học sinh nghèo và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tăng cường sự công bằng: Việc tái xã hội hóa giúp tăng cường sự công bằng trong
xã hội và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, tái xã hội hóa giúp
đảm bảo mọi người có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao và giảm bớt khả
năng bị phân biệt trong việc tiếp cận các dịch vụ này.
Đảm bảo cung cấp dịch vụ công cộng với chất lượng tốt và giá cả phải chăng:
Việc tái xã hội hóa giúp đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cộng với chất lượng tốt và
giá cả phải chăng cho mọi người trong xã hội. Ví dụ, trong lĩnh vực năng lượng, việc tái
xã hội hóa có thể giúp đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng khi các nguồn tài nguyên năng
lượng được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn.
Giải quyết các vấn đề xã hội: Việc tái xã hội hóa là một công cụ để giải quyết các
vấn đề xã hội và đảm bảo sự công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng. Ví dụ,
trong lĩnh vực giao thông, tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ
14
giao thông công cộng cho mọi người với giá cả phải chăng và chất lượng tốt hơn, đồng
thời giảm thiểu tắc đường và ô nhiễm môi trường.
Với những lý do và ví dụ trên, có thể thấy rằng việc tái xã hội hóa là cần thiết và có
tính cấp bách trong việc đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng, giảm khoảng cách giàu nghèo,
đảm bảo cung cấp dịch vụ công cộng với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Điều này
đặc biệt quan trọng đối với những người nghèo trong quá trình phát triển kinh tế.
3. Một số lĩnh vực tái xã hội hóa:
Việc tái xã hội hóa là một quá trình quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho
cộng đồng, tăng cường sự công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội. Dưới đây là một số
ví dụ về việc tái xã hội hóa trong các lĩnh vực khác nhau:
Trong lĩnh vực giáo dục, việc tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo mọi người có cơ
hội tiếp cận với giáo dục chất lượng cao. Ví dụ, ở Finland, giáo dục được quản lý và sở
hữu bởi chính phủ và được cung cấp miễn phí cho mọi người từ mầm non đến đại học. Hệ
thống giáo dục công cộng này giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và tăng cường sự
công bằng giữa các tầng lớp xã hội.
Trong lĩnh vực y tế, việc tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo mọi người có cơ hội
tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao. Ví dụ, ở Cuba, hệ thống chăm sóc sức khỏe công
cộng được quản lý và sở hữu bởi chính phủ. Hệ thống này cung cấp chăm sóc sức khỏe
miễn phí cho tất cả mọi người và có tỷ lệ sống sót cao và kết quả điều trị tốt.
Trong lĩnh vực năng lượng, việc tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo quyền lợi cho
cộng đồng khi các nguồn tài nguyên năng lượng được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn.
Ví dụ, ở Đức, các nhà máy điện được quản lý bởi các cộng đồng địa phương. Các cộng
đồng này được hưởng lợi từ việc sản xuất năng lượng tái tạo và có quyền quyết định về
việc sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng trong khu vực của họ.
Trong lĩnh vực giao thông, tái xã hội hóa có thể giúp đảm bảo việc cung cấp các
dịch vụ giao thông công cộng cho mọi người với giá cả phải chăng và chất lượng tốt hơn.
Ví dụ, ở Singapore, hệ thống giao thông công cộng được quản lý bởi chính phủ và được
cung cấp với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Hệ thống này giúp giảm thiểu tắc đường
và ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng cường sự tiện lợi và sự liên kết giữa các khu vực
trong thành phố.
15
Từ đó thấy rằng, việc tái xã hội hóa có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau để giúp đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng, tăng cường sự công bằng và giải quyết
các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, việc tái xã hội hóa cần được thực hiện với một kế hoạch chi
tiết và được thực hiện bởi các chính quyền và cộng đồng có năng lực và tài chính để thực
hiện.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002). Từ điển Xã hội học. NXB Thế giới, tr.571.
2. Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan (2005). Nhập môn xã hội học. NXB
Thống Kê.
3. Trần Thị Phụng Hà (2014). Bài giảng môn học: Xã hội học đại cương. Trường ĐH
Cần Thơ.
4. Võ Văn Việt (2015). Xã hội học đại cương (Lưu hành nội bộ). Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
5. lytuong.net (27/06/2021). Xã hội hóa là gì? Cơ chế, vai trò, môi trường xã hội
hóa. Truy xuất từ: https://lytuong.net/xa-hoi-hoa-va-qua-trinh-xa-hoi-hoa/

17

You might also like