You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Kiên Trung


Mã lớp học phần : 21C1PHI51002347

TP Hồ Chí Minh
Tháng 12, 2021

0
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI....................1

- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:..................1

- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:.....................1

2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI........................................................................................2

2.1 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.................2

2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ

xã hội.............................................................................................................................. 3

3. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN......................4

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 5

PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................6

0
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, con người luôn tìm cách tác động vào giới tự nhiên và cải tạo
chúng theo nhu cầu của mình. Việc lao động và sản xuất tạo ra của cải vật chất phục vụ cho
cuộc sống là khả năng đặc biệt của con người để phân biệt con người với các loài động vật
khác. Như vậy vấn đề nghiên cứu hoạt động của con người và sự phát triển con người là
một vấn đề đáng quan tâm nhất là trong triết học. Cũng chính từ đó trong bài tiểu luận này
xin đưa ra một số điểm cơ bản về con người và bản chất con người từ đó đưa ra ý nghĩa lý
luận và thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu những tác phẩm nói về nội dung này và những tác
phẩm có liên quan.
Do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy trong quá trình làm bài và những nhận xét,
góp ý để em có thể khắc phục những bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI


Trong quan điểm của triết học Mác, khái niệm con người là phương thức tồn tại
của con người trong thế giới, là một cá nhân riêng biệt, là một mẫu hình lý tưởng về sự
tồn tại và phát triển của chính nó, là chủ thể trừu tượng và là đại biểu điển hình cho nhân
loại.
Triết học Mác cho rằng: tồn tại con người là sự thống nhất giữa hai mặt tự nhiên
và xã hội.
-  Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ
sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa
duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các
loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng là “thân thể vô cơ của con người”.

1
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:
Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải
chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc xã hội
của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con
người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một
trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học
thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải
đáp đúng đắn và đầy đủ.
Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại
của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội biến đổi
thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát
triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì
mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là
“con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Như vậy, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội. Bản
tính tự nhiên là cơ sở tất yếu tự nhiên của loài người trong khi tính xã hội là đặc trưng bản
chất để phân biệt con người với loài vật. Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong
hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải
biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng
sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó. Trong tác phẩm
“Hệ tư tưởng Đức”, Marx cho rằng tiền đề của lý luận tư duy biện chứng và duy vật lịch
sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra
lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người đang tồn tại. Nhưng khác
với con vật, con người không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi bởi con người là chủ
thể của lịch sử.
2. BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người sẽ không tồn tại được nếu không có thế giới tự nhiên và lịch sử xã hội.
Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh.
2
Nhưng quan trọng hơn cả, con người luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Marx khẳng
định rằng: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những
hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay
đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Thông qua quá
trình cải biến tự nhiên trong các hoạt động thực tiễn, con người thúc đẩy sự vận động phát
triển của lịch sử xã hội, làm phong phú thêm thế giới tự nhiên và tái tạo lại một tự nhiên
thứ hai theo mục đích của mình.
Khi cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình, tức là con người là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất
vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống
và xã hội. Từ những hoạt động vật chất và tinh thần, con người thúc đẩy xã hội vận động
từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt
động của con người thì cũng không cần tồn tại quy luật xã hội, và do đó không có sự tồn
tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ
xã hội
Con người vượt lên thế giới loài vật trên ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ
này đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất, bao
trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con
người. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật
chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên… Tất cả
đều góp phần hình thành bản chất của con người. Khi các quan hệ xã hội thay đổi thì sớm
hoặc muộn, ít hoặc nhiều, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
Bàn về bản chất con người, trong tác phẩm: “Luận cương về Phoiơbắc”, C. Mác
khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội” [1]. Theo C. Mác, không có con người trừu tượng, chung chung nằm ngoài các

3
quan hệ xã hội, thoát ly điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Chỉ có trong mối quan hệ với
những người khác, với đồng loại con người mới tồn tại, phát triển.
“Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ
nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người; trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân
biệt giữa con người và thế giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để
khắc phục sự thiếu sót của các nhà triết học trước Mác không thấy được bản chất xã hội
của con người. Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật
chứ không thể là duy cái duy nhất. Do đó cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt,
phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng
đồng xã hội.”
3. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Phát triển con người là trung tâm của mọi sự phát triển, là mục tiêu cuối cùng, là
đỉnh cao nhất trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia

“Thông qua hoạt động thực tiễn, thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng
mất hài hoà về mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển
toàn diện và hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ
nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở
thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình. Vạch ra vai trò của mối
quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội
là một cống hiến quan trọng của triết học Mác.”

          “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Kế thừa tư tưởng lý luận của C. Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú
ý đến con người. Theo Người "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu
bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"  [2]. Với ý nghĩa đó,
khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan
hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống.”
“Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba
chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành
4
viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp
bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời.”
Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con
người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định
thành công của cách mạng. Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là
sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng
tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử.
“Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược
phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang
thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật
chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân ngày càng được
chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.”
Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân hóa
giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội. Do
đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố con
người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ý nghĩa quyết định
để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con người Việt Nam có tinh
thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong
lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn
trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã
hội. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp
lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn
lên một tầm cao mới.

KẾT LUẬN
“Có thể khẳng định, Luận điểm của C. Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc phát
huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm
hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo

5
định hướng xã hội chủ nghĩa”  [3]. Do vậy lý luận chủ nghĩa Mác Lenin nói chung và quan
điểm chủ nghĩa Mác Lênm về con người là kim chỉ nam để hướng đất nước ta căn phi đi
dầu, làm gì và làm như thế nào để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện
đại hóa đất nước, có như vậy chúng ta mới vượt qua được cái ngưỡng của nghèo nàn và
lạc hậu...”

6
PHỤ LỤC
[1] C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.11
[2] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý
luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên), Giáo trình Triết học Marx – Lenin, Hà Nội, 2019.
Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen. Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.
Báo Thanh Hóa. Tìm hiểu luận điểm của C. Mác về bản chất con người và ý nghĩa trong phát huy nguồn
lực con người Việt Nam hiện nay. 21 December 2021
Các trang web tham khảo:
Đỏ, K., 2021. Lý luận của triết học Mác - Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn
hiện nay... [online] Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ. Available at:
<http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-su-van-
dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246.html> [Accessed 21 December 2021].

Sites.google.com. 2021. Chương 9: Vấn đề con người trong triết học Mác-Lênin - ".o.' [B] '.o.". [online]
Available at: <https://sites.google.com/site/mrbeanhcmus/bai-giang-mon-triet-1/chuong-9-van-dhe-con-
nguoi-trong-triet-hoc-mac---lenin> [Accessed 21 December 2021].

You might also like