You are on page 1of 10

MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

MỤC LỤC:

Quan niệm Triết học Mác – Lênin về con người …................................1

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan niệm Mác về con người ………..2
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN

Mục 1

Quan niệm triết học Mác-Lênin về con người:

1.1/ Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội:

- Về phương diện sinh học con người là một thực thể, là một động vật xã
hội, là kết quả của tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa
học của kết luận này đã được chứng minh bởi học thuyết của Đacuyn về sự
tiến hóa của loài. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra,
cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi
những đặc tính vốn có của con vật 1”. Bên cạnh đó con người còn là một bộ
phận của giới tự nhiên. “Giới tự nhiên…là thân thể vô cơ của con người,…
đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” 2. Con
người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợp với giới tự
nhiên mới có thể tồn tại được.

=> Mặt sinh học bao gồm cơ thể cùng những nhu cầu cơ thể và quy luật
sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người.

- Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt
động hệ trong sản xuất, lao động con người còn có những quan hệ xã hội khác
giữa sự tác động qua lại của con người với con người.

1
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20. Sđd. tr.146.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t.42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.135.
2
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

=> Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt
động xã hội, đời sống tinh thần của con người.
Khi xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, không
thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những
phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển
của con người luôn luôn bị quyết định bởi hệ thống ba quy luật khác nhau
nhưng thống nhất với nhau:
- Những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể.
- Những quy luật hình thành tâm lý, ý thức.
- Những quy luật xã hội quy định đời sống xã hội của con người.

Ba hệ thống trên cùng tác động, tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh
trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.

1.2/ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội:

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề
nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach: “Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng cố hưu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”3.

Luận đề trên khẳng định rằng con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống
trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó,
bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.

Luận đề khẳng định bản chất con người của Mác không có nghĩa là phủ
nhận mặt tự nhiên của con người. Trái lại luận đề trên muốn nhấn mạnh sự
khác biệt giữa con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con
3
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập, t.3. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 11.
3
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

người. Mặt khác cũng chỉ rõ biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân, nhu cầu, lợi
ích.

Sự hình thành, phát triển con người là quá trình gắn liền với lịch sử sản
xuất vật chất:

+ Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con
người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó,
mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất. “Có thể phân biệt con
người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bất cứ cái gì cũng
được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay từ khi
con người bắt đầu sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước
tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định”4.

+ Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp
sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình. Thông qua hoạt động sản xuất
vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên: “Con vật chỉ sản
xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.
Tính xã hội của con người thường biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất;
hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con
người. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của
con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

1.3/ Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không có sự tồn tại
của con người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu
dài của giới hữu sinh. Song điều quan trọng hơn là con người luôn luôn là chủ
thể của lịch sử - xã hội. Các Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ
nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục… cái
học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và
4
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.3. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.29.
4
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm
“Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một
lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của
chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do
chúng ta làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử
ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của
chúng. Ngược lại con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ
này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách
có ý thức bấy nhiêu”.

Với tư cách là một thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con người tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch
sử xã hội. Thế giới động vật dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên còn
xã hội loài người thì trái lại dựa vào hoạt động thực tiễn họ tự sáng tạo ra thiên
nhiên thứ hai của mình. Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng
làm nên lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội.

Bản chất con người trong mối quan hệ đối với điều kiện lịch sử xã hội,
luôn vận động biến đổi để thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không
phải là một hệ thống đóng kín, mà là một hệ thống mở, tương ứng với với điều
kiện tồn tại của con người.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải cho
hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Con người tiếp nhận hoàn
cảnh một cách tích cực và tác động hoàn cảnh trở lại trên nhiều phương diện
khác nhau. Đó mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh trong bất
kì giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

5
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

Mục 2

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan niệm Mác về con người

2.1/ Về lý luận quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người:

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người
như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Con người là sản phầm của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên và giới sinh
vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con
người.

Để khẳng định cho tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự
thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự
phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã
hội, Mác cho rằng xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy
định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội bao gồm con người và
những công cụ lao động do con người tạo ra, sự phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội, tự nó đã nói lên trình độ phát triển qua việc con người đã chiếm
lĩnh xã hội và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở
vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa
người với người trong sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội
hóa ngày càng tăng.

Con người còn là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt
động sản xuất vật chất con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử của xã
hội loài người. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử mục đích cao cả của sự phát
triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá
con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người để con
người được sống với cuộc sống đích thực. Và bước quan trọng nhất trên con
đường đó là giải phóng con người về mặt xã hội.

6
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

2.2/ Về thực tiễn của quan niệm Mác về con người:

Trong hệ thống tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề con người là
một vị trí đặc biệt, được coi trọng như mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự
nghiệp cách mạng, nó thấm đượm và thường trực trong toàn bộ cuộc đời hoạt
động của Người. Mục tiêu độc lập, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội mà chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định cho cách mạng Việt Nam là nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội để đi đến giải phóng con người. Con người vừa là chủ thể
của cách mạng, vừa là mục tiêu cao nhất của cách mạng, đó là sợi chỉ xỏ
xuyên suốt toàn bộ cuộc đời cách mạng của Người. Mong muốn cháy bỏng
của Người là làm sao cho con người được hưởng đầy đủ quyền sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong Di chúc, khi đề cập đến công việc đầu
tiên đối với con người, Người đã dành sự quan tâm sâu sắc tơi mọi đối tượng
xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực
của cách mạng, xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác, tiếp thu những ý kiến của
C.Mác về con người và bản chất con người một cách thấu đáo. Như vậy, con
người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng. Theo Người, “trong bầu trời không quý bằng nhân dân, trong thể giới
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “vô luận việc
gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người
cho rằng “việc dễ mấy k có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu
cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.
Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn,
mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi
không ra”. Người có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực
lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân

7
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi mà chúng ta nhất định
thắng lợi.

Đảng ta đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất chăm lo cho
hạnh phúc của con người mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Trong
suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Dân sự chăm
lo cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành công như mong muốn, việc
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động còn thấp,
song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của những người lao
động chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân. “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” đã được Đảng ta đặt lên
vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm.

Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội” Đảng ta đã chỉ rõ “Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát
huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ
và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt
với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó chính là thể hiện tư tưởng về con người,
của mục tiêu phát triển con người Việt Nam, toàn diện trong công cuộc xây
dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những quan điểm
của Đảng về phát huy nhân tố con người trong suốt chặng đường phát triển có
tác động rất lớn đến việc phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay.

Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ dân
trí ngày càng cao, đời sống của nhân dân được cải biến rõ nét, con người được
tạo điều kiện phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần; cả về thể lực, trí
lực và tâm lực. Đảng ta luôn luôn thể hiện sự quan tâm, coi con người là vốn
8
MSSV: 31211026074 – VŨ NGỌC PHƯƠNG NHI MÃ HP: 21C1PHI51002337

quý, chăm lo cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã luôn trở thành tư tưởng
xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Tư tưởng Triết học Hồ Chí Minh, GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên.
5. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Ⅸ, Đảng Cộng sản Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001.

You might also like