You are on page 1of 6

TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN

LỜI MỞ ĐẦU

Rất nhiều lĩnh vực khoa học – xã hội như sinh học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội
học, y học, triết học,…đã có những công trình nghiên cứu, khám phá về bản chất cũng
như vai trò của con người. Mỗi ngành khoa học đều có chiến lược và phương pháp giải
quyết các vấn đề của con người. Ý thức của con người ngày càng phát triển khi xã hội
ngày càng tiến bộ, họ càng đặt ra những câu hỏi, vấn đề phức tạp và đa dạng hơn về
nguồn gốc bản thân mình.

Với vấn đề này, triết học Mác-Lênin chính là chìa khóa giúp chúng ta mở rộng, nâng
cao tầm hiểu biết của bản thân về con người – bản chất con người, để từ đó chúng ta
có thể đi sâu hơn cũng như khai thác rõ hơn ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm
triết học Mác-Lênin về con người.

NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI:

1.1 Con người là thực thể sinh học:

Tế bào sinh học tạo nên cơ thể con người. Sau hàng trăm triệu năm tiến hóa, con người
đã tiến hóa thành một thực thể vô cơ hoàn chỉnh, thỏa mãn tất cả các yêu cầu để trở
thành động vật tiến hóa tiên tiến nhất. Con người là kết quả của một quá trình hình
thành và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học cho kết luận này có thể
được tìm thấy trong suốt lịch sử của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt
là thuyết tiến hóa loài của Đác-uyn.

Con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết; con người sống gần thiên nhiên và
tương tác với nó. Thế giới tự nhiên và con người luôn có mối quan hệ tương hỗ: khi cá
thể nào đó chết đi, tro ngấm vào đất, giải phóng chất dinh dưỡng nuôi thực vật, thực
vật nuôi động vật, động thực vật tạo ra thức ăn cho con người.

Đây là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại của con người với tồn tại của loài người và
các tồn tại khác của thế giới tự nhiên.
2

1.2 Con người là thực thể xã hội:

Nhân loại tồn tại không chỉ nhờ sự tiến hóa và phát triển tự nhiên, mà còn nhờ sự tiến
hóa xã hội và quan trọng nhất là yếu tố lao động. Sức lao động cho phép con người
thích nghi và phát triển thành con người, cho phép họ vượt trội hơn động vật. Đó là
một trong những khám phá của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho phép hoàn thiện lý thuyết
về nguồn gốc loài người mà không một lý thuyết nào khác trong lịch sử đưa ra một
giải pháp đúng và đầy đủ.

Các yếu tố xã hội và quy luật xã hội kiểm soát sự tồn tại của con người trong mọi thời
điểm. Khi nền văn minh phát triển, mỗi cá nhân cũng phát triển theo. Mặt khác, sự
phát triển của mỗi cá nhân là nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

2. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC:

2.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông:

Bản chất con người được nhìn nhận qua quan điểm duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên
trong các truyền thống triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo và Hồi giáo.
Theo triết học Phật giáo, con người là sự hòa trộn giữa danh và sắc. Cuộc đời của mỗi
người người trên dương gian chỉ là một ảo ảnh.

Do đó sự tồn tại của con người chỉ là tạm bợ. Để đạt được cuộc sống vĩnh cửu, người
ta phải cõi đến Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải phóng để trở thành bất tử.

2.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác:

Tư tưởng duy vật luôn gắn liền với hiện thực xã hội trong triết học phương Tây. Tuy
nhiên, tầm nhìn duy tâm về con người luôn chiếm ưu thế ở bất kỳ thời điểm nào. Các
vấn đề về con người được nhìn nhận bằng con mắt của thế giới quan duy tâm, thần bí
trong các hệ thống triết học và thần học phương Tây, một ví dụ cụ thể là Thiên chúa
giáo. Theo Thiên chúa giáo, Đấng tối cao sắp đặt cuộc sống của con người. Con người
sinh ra đã mang trong mình bản chất tội lỗi.

Con người được tạo thành từ hai phần: thể xác và tinh thần. Cơ thể chết đi, nhưng tinh
thần thì sống mãi. Giá trị lớn nhất của con người là tâm hồn.
3

Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác vẫn giữ tính phiến diện cơ bản trong
cách tiếp cận tìm hiểu những câu hỏi triết học liên quan đến con người, do đó những
quan niệm trừu tượng đã tồn tại từ lâu trong thực tế lịch sử. Bản chất con người và
những quan niệm sai lầm trong việc mô tả tồn tại xã hội và con người, cũng như những
giải pháp hiện thực để giải phóng con người. Tư tưởng duy vật biện chứng của tư duy
Mác - Lênin về con người, đã vượt lên trên những ràng buộc này.

3. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI:


3.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:
Triết học Mác tiếp thu định nghĩa về con người từ tư tưởng tiền Mác và khẳng định
con người là tổng hợp các lực lượng sinh học và xã hội. Sự sáng tạo của tự nhiên là cơ
sở hữu hình đầu tiên chi phối sự tồn tại của con người.

Mác và Ăng-ghen nói về vai trò lao động sản xuất của con người: “Có thể phân biệt
con người với động vật bằng ý thức, theo tôn giáo, nói chung bằng bất cứ thứ gì”. Con
người bắt đầu phân biệt mình với động vật ngay khi bắt đầu sản xuất các phương tiện
phục vụ đời sống của mình.

Con người đã cải tạo và biến đổi toàn bộ thế giới tự nhiên thông qua sản xuất vật chất:
"Động vật chỉ tự sinh sản, nhưng con người tái tạo toàn bộ thế giới tự nhiên".

Chúng ta có thể chỉ ra mối liên hệ giữa các đặc điểm sinh học và xã hội, cũng như các
yêu cầu sinh học và xã hội, được hài hòa như thế nào trong mỗi con người bằng
phương pháp duy vật biện chứng. Khía cạnh sinh học là nền tảng tự nhiên bắt buộc của
con người, trong khi khía cạnh xã hội là đặc điểm chính để phân biệt con người với
động vật.

3.2 Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội:

Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Do đó, các phần
cốt lõi của con người được sinh ra và hoàn thiện thông qua các mối liên hệ xã hội được
liên kết chặt chẽ. Con người và xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau.
4

Con người đưa lý thuyết của mình vào thực tiễn, cải tạo, sửa đổi và gắn bó với thiên
nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển và tồn tại của nó. Con người cũng xây dựng lịch
sử, nền văn minh, cải thiện và phát triển nó từng ngày.

Chương 2: Ý NGHĨA LÝ LUẬN:

Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất con người là nền tảng
cho mọi nỗ lực phấn đấu của con người, được thể hiện qua:

- Nhận thức và đánh giá: con người phải xem xét cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Đây
là nền tảng để các cá nhân tìm ra cách cân bằng và hài hòa hai yếu tố này trong cuộc
sống, hình thành thái độ sống thừa nhận các nhu cầu sinh học đồng thời nhấn mạnh
các thuộc tính xã hội.

- “Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”: con người là một trong
những mối quan tâm lớn nhất trên thế giới, và các nhà khoa học từ lâu đã xem xét nó
từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Mác nghiên cứu con người với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội, tồn tại và phát
triển gắn bó hữu cơ với giới tự nhiên và xã hội loài người; chịu sự tác động của tự
nhiên và quan hệ xã hội nhưng không phải là sản phẩm thụ động của tự nhiên và quan
hệ xã hội mà là chủ thể có vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của thế
giới và bản thân.

Chương 3: THỰC TIỄN:

Đất nước chúng ta đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại do hậu quả của đại
dịch Covid hoành hành trên toàn thế giới và tác động của các thảm họa thiên nhiên liên
tục ập đến đất nước chúng ta, nhưng chúng ta đã học được cách vượt qua. Trước cơ
hội vượt qua những thách thức đó, toàn Đảng, toàn dân đã chung sức, đồng lòng, đạt
được nhiều kết quả đáng kể. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ khá cao,
những thách thức, tồn tại của những năm qua đã được tập trung khắc phục và đạt được
những bước đầu, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng ta
đã có những chính sách hiệu quả trong việc phát triển đất nước về nhiều mặt, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc nhiều vào sức lao động cũng như kỹ thuật của con
5

người: điều quan trọng và cấp thiết là phải đào tạo chuyên sâu cho con người, dựa trên
hệ tư tưởng và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Vì nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người, cụ thể là vấn đề con
người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh
phát huy nhân tố con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công
cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng đã khẳng định rằng “Nâng cao dân trí, luôn tích cực bồi dưỡng, phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định thắng lợi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước”. Qua đó ta thấy
được phát triển con người là mục tiêu cao cả của toàn đất nước ta để có thể đưa loài
người tới một kỷ nguyên mới, mở ra những con đường khả quan, tối ưu hơn trong sự
nghiệp phát triển con người cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Không những thế, nhờ vào những đường lối đổi mới rõ rệt cũng như hệ thống
giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng mang đậm tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin
về vai trò và sức ảnh hưởng to lớn của con người đối với chính sách đổi mới phát triển
đất nước của Đảng ta, đời sống nhân dân dần được cải thiện, giúp toàn dân luôn trong
tinh thần sẵn sàng chống đại dịch COVID-19 cũng như góp phần thực hiện hóa mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Như vậy, rõ ràng Đảng ta
đã và đang đưa thành công quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và bản
chất con người vào thực tiễn một cách hết sức khoa học và hiệu quả trong công cuộc
phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Như vậy, nhờ vào quan điểm lý luận của triết học Mác-Lênin về con người mà ta hiểu
được vai trò và tầm quan trọng của nó. Từ đó, chúng ta có thể định hướng chiến lược
rõ ràng, có một tầm nhìn bao quát và chính xác hơn để có thể góp phần vào công cuộc
phát triển đổi mới đất nước. Thời đại đổi mới của đất nước đầy rẫy những trở ngại và
thách thức, muốn tồn tại và tiến lên tầm cao mới, đòi hỏi phải biết áp dụng quan điểm
về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách khoa học, hợp lý, sáng tạo và xem đó
là kim chỉ nam để thực hiện hóa các nhu cầu của xã hội mới – đó cũng là điều Đảng ta
chủ trương đẩy mạnh trong cuộc đổi mới hiện nay.

You might also like