You are on page 1of 7

Triết học Mác-Lênin _NHÓM 6

Mở đầu
-Thường thì ai nghe đến hai từ “triết học mác lê nin” cũng lắc đầu ngán ngẩm. Lắc
đầu vì triết học thường bị coi là cao siêu, khó hiểu. Ngán ngẩm vì triết học chẳng có
mấy ứng dụng trực tiếp lên cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Nhưng thực ra, triết học là
nền tảng của mọi thứ quanh ta. Triết học là nghiên cứu về bản chất của thế giới, về sự
tồn tại của vạn vật, về việc chúng ta biết hay không biết gì, về cách để chúng ta suy
ngẫm.

-Và theo quan điểm của bọn mình triết học mác lê nin đối với mỗi con người việt nam
chúng ta không đơn giản chỉ là một môn học mà chúng ta học trên ghế đại học, mà nó
là còn là vị cứu tinh và kim chỉ nam cho đất nước chúng ta. Hãy thử tưởng tượng điều
gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có triết học mác lên nin làm nền tảng:

+Đó là nước ta sẽ không bao h có thể giành lại được độc lập và mãi sẽ là một nước
thuộc địa của thực dân pháp. Và rồi nước ta sẽ trở thành 1 châu phi 2.0, nghèo đói, lạc
hậu dưới sự cai trị của thực dân pháp.

 VÍ dụ điển hình nhất đó là đất nước sudan. Một đất nước vẫn đang dưới quyền
cai trị của nước pháp, một trong những đất nước:

+ Nghèo đói và lạc hậu nhất thế giới

+ Các cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột vũ trang kéo dài liên tục triền miên

+ Các loại dịch bệnh cũng bùng phát và kéo dài triền miên.

Và tại sao bọn mình lại nói như vậy, để biết được lí do như vậy thì chúng ta hãy thử
nhìn qua về tình hình cách mạng nước ta trước khi bác hồ xuất hiện và tìm ra chủ
nghĩa mác lê nin. Có rất nhiều các phong trào và các cuộc khởi nghĩa nhưng tất cả đều
thất bại. Nổi bật trong số đó chính là phong trào đông du của cụ phan bội châu hay
phong trào duy tân của cụ phan châu trinh, tư tưởng rất cấp tiến, nhưng cuối cùng vẫn
thật bại. Vậy cho nên chủ nghĩa mác lê nin đối với con người việt nam chúng ta từ
quá khứ, cho đến hiện tại luôn là 1 phần không thể tách rời. và thậm chí Bác Hồ cũng
đã từng viết“chủ nghĩa Mác - Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim
chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Vậy cho nên việc biết và thấu hiểu về chủ nghĩa mác lê nin là chưa bao thừa đối với
mỗi con người Việt Nam chúng ta. Giống như bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Kim
Sơn đã nói “ Học bao nhiêu chẳng đủ, hiểu bao nhiêu chẳng thừa”. Tuy nhiên chúng
ta chỉ là những con người bình thường, mà Triết học Mác-Lê Nin thì lại quá là bao
hàm và vĩ đại. Không phải ai cũng đủ thiên tài và xuất chúng được như bác hồ để hiểu
hết về nó. Nhưng rất may mắn chúng ta đã có đảng và nhà nước những người đã hiểu
phần khó thay chúng ta. Còn chúng ta những công dân Việt Nam bình thường, nhứng
thứ mà chúng ta cần biết và hiểu về nó chỉ là những điều vô cùng đơn giản và gần gũi
với chính chúng ta đó là “quan niệm ML đối với con người”

1.Phân tích quan niệm ML đối với con người


Có nhiều quan điểm khác nhau về con người và bản chất của con người, song
tựu chung lại quan điểm của CM Mác – Lênin về con người và bản chất của con
người được biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Điều này đã được chứng
minh trong thực tiễn và được Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong quá
trình xây dựng con người mới XHCN và đạt được nhiều thành tựu nhất định.

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
- Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người
chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ
bản của con người, loài người.
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:
+Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa
của các loài. “Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau đề giành quyền sinh
tồn (hay còn gọi là quá trình đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít cá thể được
sống sót qua mỗi thế hệ”.

+Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự
nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:
+ Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc
xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động
mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành
người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có
thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch
sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
+ Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn
tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội
biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược
lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối
quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần
túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
2 phương diện tự nhiên và xã hội tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định –
tác động – biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con
người trong quá trình làm ra lịch sử của nó.
- Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất,
“bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường là
những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm Luận
cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắt tắt nhưng quan niệm đó và xác lập quan
niệm mới của mình: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội”
- Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là trừu tượng hóa,
tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con
người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự
nhiên của con người.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình
thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần
phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của
những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử xã hội.
- Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông
qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo
nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử
của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
-Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người có thể thấy:
+ Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể
chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính
quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế –
xã hội của nó.
+ Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là
năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi
con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến
bộ và phát triển của xã hội.
+ Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch
sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội.
Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy: Một trong những giá trị căn bản nhất
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ
kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần chúng
nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ của nhân loại; thông
qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại
bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này
trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thưc hiện
triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mình vì mọi người;
mọi người vì mình”.
2.Ý nghĩa của ML đối với việc xây dựng thái độ sống ngày nay
1. Về lý luận:
Quan điểm của nhủ nghĩa Mac- lenin về con người và bản chất con người là cơ
sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người.
Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính tự
nhiễn lẫn phương diện bản tính xã hội. Mặc khác, trong việc xây dựng thái độ sống
vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã
hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.

Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, nên cần chú trọng việc xây
dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng,
phát triển được những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân,
tránh khuynhh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội con người là tổng thể các
quan hệ xã hội.

2. Về thực tiễn:

 LIÊN KẾT VỚI NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM TRƯỚC:


Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac Lenin về con người
và bản chất con người như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong lãnh đạo đất
nước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới đất nước:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lí luận về con người phù
hợp với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản: tư tưởng
về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng nhân dân lao động gắn liền với giải
phóng giai cấp, giai cấp dân tộc, bởi ở Việt Nam quyền lợi của nhân dân lao động
thống nhất với quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Đấu tranh giải phóng nhân dân lao
động, giải phóng giai cấp vô sản và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản không phải chỉ để giải phóng bản thân giai cấp vô sản, mà còn để giải phóng
giai cấp nông dân và toàn thể dân tộc khỏi ách áp bức, bốc lột. Chỉ bằng cách đó, và
duy nhất về cách đó, thì việc giải phóng giai cấp vô sản mới có thể thực hiện được
triệt để và đảm bảo thắng lợi hoàn toàn. Công cuộc giải phóng nhân lao động, giải
phóng giai cấp và giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn, triệt
để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và
chủ nghĩa vô sản. Sự nghiệp giải phóng đó chỉ được hoàn thành khi các giai cấp bị
bốc lột, các dân tộc bị áp bức, nô lệ. Do bối lịch sử của quốc gia dân tộc, Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho quốc gia dân tộc. Đối với
Người, độc lập dân tộc chỉ là bước khởi đầu để đưa nhân dân tới cuộc sống tự do và
hạnh phúc. Bởi theo Người, nếu nước độc lập mà nhân dân không tự do, không ấm no
hạnh phúc thì độc lập tự do đó cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng vận minh. Nhân dân ta qua đó sẽ có một chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Trong chủ trương này, Đảng t cũng khẳng định phát huy
nhân tố con người Việt Nam, coi con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước

Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là vấn đề
con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Đảng ta
đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực
kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào tạo con
người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng,
cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sức quan
trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con
người, không để con người đi lệch tư tưởng.

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ
nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai
con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng
khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của
ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về
việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp
xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định
"Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước". Thực tiễn đã chứng tỏ
xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ yếu, là
tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo đức, trí tuệ, thể lực là
mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản và quan
trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và
lịch sử của chính mình.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác -
Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống
nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao
nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã
làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng
đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã
hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống
giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần
tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp
người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay
chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ với trình độ lý luận và
quản lý tốt đồng đều trong cả nước.

Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đạt những thành tựu
vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác xít
vì ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo, các hệ tư tưởng
và văn hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập,
nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hoá bản địa, nhưng nó
cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới -
cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát
triển con người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc mở
rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát
triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự biến
đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ
nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của
xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.
Đến V.I.Lênin, thái độ sống được nói đên qua những vấn đề sau: thái độ của Đảng
Cộng sản, của Nhà nước công nông cần được quán triệt đầy đủ trong nhận thức và
xây dựng đường lối, chính sách đối với tôn giáo trong thời kỳ giai cấp vô sản nắm
chính quyền; đấu tranh chống thứ triết học biểu hiện như một hình thái tế nhị và tinh
vi của chủ nghĩa tín ngưỡng, hoặc đang có xu hướng chuyển hoá thành tín ngưỡng
luận, hoặc mất hết “vũ khí” chống lại chủ nghĩa tín ngưỡng; chống lại thứ chủ nghĩa
xét lại những quan niệm của C.Mác về tôn giáo; chống lại quan điểm coi tôn giáo là
“việc riêng tư” đối với một đảng cầm quyền; chống lại chủ trương làm sống lại tôn
giáo, nâng nhu cầu tôn giáo lên, tiêm nhiễm tôn giáo vào người dân, củng cố tôn giáo
cho người dân theo cách mới dẫn tới việc tuyên truyền thuyết tạo thần mang tính chất
chính trị - xã hội nhằm chống lại Đảng Cộng sản và phong trào xã hội chủ nghĩa;
chống lại thứ chủ nghĩa thần bí được dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng,…
Do đó, những quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo có ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt
nhận thức và phương pháp ứng xử đối với tôn giáo, cũng như đấu tranh, phê phán các
biểu hiện tiêu cực của tôn giáo và việc lợi dụng tôn giáo để chống lại Đảng Cộng sản
và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Về vấn đề thái độ của Đảng Cộng sản đối với tôn giáo trong thời kỳ cách
mạng xã hội chủ nghĩa, theo V.I.Lênin, sự thừa nhận tự do tín ngưỡng nhưng
đồng thời khẳng định rõ lập trường tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan
duy vật, vô thần của Đảng Cộng sản là một việc làm hết sức khó khăn, phức
tạp. Do đó, điều này phải được đặt ra ngay trong thời kỳ đầu và trong suốt quá
trình giai cấp vô sản cầm quyền, không thể có thái độ trung lập đối với tôn
giáo, vì đứng trung lập trong vấn đề đó tức là đồng nghĩa với việc “quỳ gối”
và làm “nô lệ” cho chủ nghĩa tín ngưỡng.
Nói tóm lại, ý nghĩa của những luận điểm của V.I.Lênin về vấn đề thái độ của người
cộng sản đối với tôn giáo trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đã là
người mácxít phải là người duy vật, nhưng đó phải là người duy vật biện chứng, tức
là, đặt vấn đề đấu tranh chống tôn giáo không phải một cách trừu tượng, thuần tuý lý
luận, lúc nào cũng giống lúc nào, mà phải đặt vấn đề đó một cách cụ thể và trước hết,
phải mang tính chất giáo dục quần chúng. Người mácxít phải biết vạch rõ ranh giới
giữa chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa cơ hội, nhưng cũng không rơi vào phái
những người sợ đấu tranh với tôn giáo với một suy nghĩ hèn nhát rằng, không nên làm
mất lòng ai, không ruồng bỏ ai, không làm ai hoảng sợ, và hành động theo một châm
ngôn “khôn ngoan” là “mình sống phận mình và để yên cho người khác sống”.
Những luận điểm trên của V.I.Lênin có ý nghĩa trong việc luận chứng và khẳng định
chủ nghĩa Mác được đúc bằng một khối thép duy nhất, chúng ta (những người mácxít)
không thể vứt bỏ một tiền đề cơ bản hay một phần chủ yếu nào hết, tính đảng trong
triết học hiện nay cũng như hai nghìn năm về trước là không thay đổi. Những người
mácxít nhất quyết không được rơi vào vòng tay của chủ nghĩa tín ngưỡng, kiên quyết
chống lại chủ nghĩa xét lại hiện đại về triết học hiện nay đang có xu hướng xuyên tạc
chủ nghĩa Mác, cố xoá đi ranh giới giữa khoa học và tôn giáo dưới những luận điệu:
cả khoa học và tôn giáo đều có chung một mục đích là tái hiện lại hiện thực theo cách
riêng của mình, và có thể tồn tại đồng thời hai loại chân lý với hai phương pháp nhận
thức riêng biệt, một của khoa học duy lý, một của tôn giáo, vì thế giới được phân chia
thành hai loại, một là thế giới vật lý hữu hình hay vô hình, hai là thế giới của tâm linh
– đây là loại thế giới mà nhận thức lý tính và kinh nghiệm không bao giờ đạt tới được,
nó vượt ra khỏi tầm với của giác tính, và con người chỉ có thể học được cách nhận
thức thế giới đó, hiểu được thế giới đó nhờ bàn tay giúp đỡ của Thượng đế.…
Tóm lại, một đảng cầm quyền vô thần, duy vật không phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo
như một nhu cầu tinh thần, tình cảm, đức tin cho cuộc sống con người, nhưng cần
phải có thái độ dứt khoát với xu hướng và biểu hiện tiêu cực của tôn giáo, phải chống
lại thứ chủ nghĩa thần bí được dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng, phê phán
quan điểm coi tôn giáo là “việc riêng tư” không chịu sự quản lý của nhà nước. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng chống tôn giáo không phải để tước đi cái quyền tồn tại của
nó như một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, mà là tước đi cái quyền
giáo điều hoá bản chất của thế giới, cái quyền thủ đắc chân lý, tước đi cái quyền xem
xét lại chủ nghĩa Mác hoặc điều hoà giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa tín ngưỡng.

You might also like