You are on page 1of 6

1.

Khái niệm con người và bản chất con người


1.1. Khái niệm con người
Con người là một thực thể sinh học- xã hội
- Về mặt sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên, là
một động vật xã hội.
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc
con người hoàn toàn thoát ly khỏi nhưng đặc tính vốn có của con vật.”
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của
giới tự nhiên.
“Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và tinh thần
của con người gắn liền với giới tự nhiên”
Về phương diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật của
giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình
sinh học của giới tự nhiên
→ Con người cũng có những đặc điểm sinh học và chịu sự chi phối bởi những quy
luật sinh học, thể hiện qua những nhu cầu, hành vi có tính bản năng như sinh đẻ con
cái, ăn uống, đấu tranh sinh tồn …
- Về mặt xã hội, con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
“Người là giống động vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái
thuần túy là loài vật.”
Con người khác con vật ở lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn
vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống bằng lao
động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu
cầu. Lao động đã góp phần cải tạo con người về mặt sinh học, đưa con người trở thành
thực thể xã hội, trở thành con người đúng nghĩa. Lao động là điều kiện quyết, cần thiết
để quyết định sự hình thành và phát triển của con người về cả phương diện sinh học
lẫn xã hội.
Tính xã hội của con người còn thể hiện ở quan hệ giao tiếp và đời sống cộng đồng,
ở văn hóa và đạo đức, có tư duy và ngôn ngữ. Hoạt động và giao tiếp của con người
đã sinh ra ý thức người. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất
hiện và phát triển.
→ Vì vậy nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người luôn bị tác động, điều
chỉnh bởi các quan hệ xã hội.
Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất có quan hệ
khăng khít không thể tách rời nhau trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên
của con người; mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất của con người.

Tóm lại: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.
Mặt sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu tố quy
định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật.
1.2. Bản chất con người
“Bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội. ”
Bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ
thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con
người nhưng không phải sự kết hợp đơn giản hoặc là tổng hợp chúng lại với nhau mà
là sự tổng hòa chúng, mỗi quan hệ xã hội có vai trò, vị trí khác nhau, tác động qua lại
không tách rời nhau.
Con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh
con người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống
với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ
như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên
theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra
công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản
xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều
kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng
hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng
định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con
người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội;
ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội.
Quan niệm bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng
ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở
con người.
Con người là chủ thể lịch sử, sáng tạo và lịch sử. Trong Cách Mạng Xã Hội Chủ
Nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích của một
chính sách kinh tế - xã hội xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa là
xây dựng một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh thần.
2. Ý nghĩa của triết học Mác-Lênin
2.1. Về lý luận
Về lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người và bản chất con
người là cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người, biểu hiện:
+ Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản
tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việc
xem xét con người từ phương diện bản tính xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng thái
độ sống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm
chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
+ Vì bản chất con người là tổng các quan hệ xã hội, nên cần chú trọng trong việc
xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây
dựng, phát triển được những con người tốt đẹp, hoàn thiện. Đồng thời, trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội-
cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.
2.2. Dẫn chứng sự tiếp thu của chủ tịch Hồ Chí Minh và sự phát triển đường
lối của Đảng nhớ vận dụng quan điểm này
Đảng ta đã quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con
người và bản chất con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong lãnh
đạo đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người
phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc: giải phóng nhân dân lao động gắn liền với giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, bởi ở Việt Nam quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất với quyền
lợi của giai cấp và dân tộc.
Bằng hoạt động thực tiễn và tư duy lý luận, Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách
cơ bản vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
+ Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong phong trào giải
phóng dân tộc:
Người khẳng định: Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Độc lập dân tộc mà chưa giành
được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề
để giải phóng giai cấp.
+ Về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người:
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trước hết là phải giành lại nền độc
lập cho Tổ quốc. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân
tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Lực lượng của cách mạng
giải phóng dân tộc là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của dân
chúng bị áp bức, bao gồm lực lượng của cả dân tộc. Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ
Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân,
lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.3. Từ góc nhìn của sinh viên.


Từ những luận điểm trên có ý nghĩa gợi mở cho em những định hướng rèn luyện
cho bản thân là một sinh viên như sau:
Sinh viên Việt Nam hiện nay là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua
các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Là lớp người
đang trưởng thành, đang chuẩn bị hành trang nghề nghiệp cần thiết và chín muồi về
nhân cách.
Mỗi sinh viên chúng ta cần phải tự biết chăm sóc bản thân, bảo vệ bản thân khỏi
những mối nguy hại trong môi trường sống xung quanh như tệ nạn xã hội (rượu bia,
cờ bạc, ma túy, phản động,...). Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh do bệnh viêm
đường hô hấp cấp COVID-19 (Sars-Cov-2) gây ra, mỗi sinh viên chúng ta cần nâng
cao ý thức phòng chống lây lan dịch bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Rèn
luyện các kỹ năng thực tiễn – kỹ năng mềm, nâng cao nhận thức khoa học, đạo đức
cách mạng,... là những việc không thể thiếu trong cuộc sống sinh viên của chúng ta.
Việc rèn luyện sẽ giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong
một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay
đổi từng ngày. Chính vì vậy, sinh viên chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình hành
trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những hành
trang đó chính là sự hiểu biết.
Nhận thức đúng các bản chất các quan hệ xã hội, chọn lọc những không gian, môi
trường xã hội lành mạnh, tiên tiến để tham gia học tập, rèn luyện,... Đây là một quá
trình tự đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi con người giữa
các yếu tố: khả năng, nhu cầu, tiếp thu cái tốt, loại bỏ cái tiêu cực. Nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường sống không phải của riêng ai, mỗi người
dân phải nâng cao nhận thức và có ý thức giữ gìn vệ sinh, tại mỗi gia đình và nơi công
cộng. Có rất nhiều giải pháp song vấn đề hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi
công dân với cộng đồng. Chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn,
chủ động tích cực xây dựng kế hoạch, xác định nội dung nội tập, chương trình tự rèn
luyện chủ động thu thập thông tin, sưu tầm tài liệu và các điều kiện thực hiện kế hoạch
tự học tập. Chủ động tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho việc rèn luyện phong
cách ứng xử của sinh viên tiến hành tự giác, tích cực, chủ động và có chất lượng tốt;
khắc phục thói, thụ động, ỷ lại, không thường xuyên trong quá trình học tập.
Nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay, ngoài những đặc điểm
chung của nhân cách, thì còn có những biểu hiện riêng về phẩm chất đạo đức và năng
lực, như sinh viên hiện nay năng động, sáng tạo và thực tế hơn. So với các thế hệ sinh
viên trước đổi mới, sinh viên hiện nay có tính thực tế cao. Chọn ngành học là biểu
hiện đầu tiên của tính thực tế.. Lý tưởng của sinh viên được biểu hiện rõ nhất ở khát
vọng học tập, nghiên cứu, ở sự nỗ lực, chuyên cần, sáng tạo trong học tập nhằm nắm
vững những tri thức vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - công nghệ,

You might also like