You are on page 1of 21

BÀI 3:CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Nhóm 1
BÀI 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (tiếp theo)

I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI


II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC.
III. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
IV. Ý THỨC XÃ HỘI
V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
I. Triết học về con người

a. Khái lược về con người và bản chất con người

 Con người là thực thể sinh học –xã hội

• Mặt sinh học của con người thể hiện ở chỗ :

- Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài
của giới tự nhiên. Con người là một bộ phận của giới tự
nhiên.
- Con người chịu sự tác động của qui luật tự nhiên; ngược
lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người
luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi
trường đó.
Quy luật sinh, lão, bệnh, tử
• Mặt xã hội của con người:

- Xét từ giác độ nguồn gốc hình thành thì con người còn
có nguồn gốc xã hội, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân
tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển
thành người.

- Xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài
người thì sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố
xã hội và các qui luật xã hội.
- Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự
nhiên và mặt xã hội. Hai mặt này vừa đối lập nhau,
vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong
đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn
mặt xã hội quyết định bản chất con người.

 Bản chất xã hội của con người:

- Bản chất của con người là


“tổng hòa những quan hệ xã
hội”, bởi xã hội chính là xã
hội của con người, được tạo
nên từ toàn bộ các quan hệ
giữa người với người trên
các mặt kinh tế, chính trị,
văn hóa…
- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể
của lịch sử. Hoàn cảnh tạo ra con người, trong chừng
mực nào đó con người cũng cải tạo lại hoàn cảnh sống.

Con người là con người thực tiễn. Thông qua hoạt động
thực tiễn, con người tác động vào giới tự nhiên, làm cải
biến giới tự nhiên, xã hội đồng thời con người cũng biến
đổi bản thân mình.
Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật
- Do vậy bản chất con người là bản chất xã hội
trên nền tảng sinh học. Mác viết : "Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa các quan hệ xã hội".
Liên hệ thực tiễn:

- Nghiên cứu con người phải nghiên cứu toàn diện cả


hai mặt sinh học và xã hội. Giáo dục con người phải
giáo dục toàn diện về thể chất, trí lực, thẩm mỹ…
- Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã
hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì
vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì
con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng
thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
- Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả
năng sáng tạo lịch sử của con người phải là hướng vào
sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội.
Liên hệ văn kiện Đại hội XII về xây dựng và phát triển
con người: Đại hội XII chủ trương:
- Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
“thấm nhuần tinh thần dân tộc”
• - Về định hướng phát triển con người, Đại hội XII khẳng
định “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải
trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và
xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con
người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về
nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm
hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ
pháp luật”.
- Để phát triển con người, cần phải hướng các hoạt động
văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con
người hướng tới các giá trị phổ quát của nhân loại là chân
– thiện – mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực
hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
của kinh tế tri thức và xã hội học tập.

- “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn,
lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực
ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa
con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống
cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của
con người Việt Nam”.
•Đại hội XII khẳng định là: “Phát huy nhân tố con người
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tập trung xây dựng
con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và
năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh”.

- “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và
đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”
b. Hiện tượng tha hoá con người và vấn đề giải phóng con
người
Tha hoá là quá trình xã hội mà trong đó kết quả hoạt động
của con người biến thành một lực lượng độc lập thống trị
lại con người và thù địch với con người
Nguyên nhân tha hoá: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

Khắc phục tha hoá: xoá bỏ chế độ người bóc lột người,
xoá bỏ tha hoá để con người trở về chính mình, phát
triển bản tính chân chính của mình  giải phóng con
người.
c. Quan điểm triết học M-L về quan hệ giữa cá nhân và xã
hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong
lịch sử
 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
-Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể, sống trong
một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể
khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
-Xã hội: là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân
trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cộng
đồng nhỏ nhất là cộng đồng tập thể gia đình, cơ quan, đơn
vị…và lớn hơn là cộng đồng xã hội, quốc gia, dân tộc…và
rộng lớn nhất là cộng đồng nhân loại.
-MQH giữa cá nhân và XH: XH giữ vai trò quyết định đối
với cá nhân. XH càng phát triển, cá nhân càng có điều
kiện để tiếp nhận càng nhiều những giá trị vật chất và tinh
than. Mặt khác, mỗi cá nhân trong XH phát triển, càng có
điều kiện thúc đẩy XH tiến lên.
 Vai trò của quần chúng nhân dân, cá nhân trong lịch sử:

- Vai trò của QCND: là chủ thể sáng tạo lịch sử, quyết định
tiến trình phát triển lịch sử. Cụ thể:

+ Là LLSX ra của cải vật chất


cho XH tồn tại và phát triển.

+ Là lực lượng sáng tạo ra các giá


trị tinh thần của XH.

+ Là lực lượng cơ bản của mọi cuộc


cách mạng XH.
- Để trở thành lãnh tụ gắn bó với quần chúng, được
quần chúng tín nhiệm, lãnh tụ phải là người có những
phẩm chất cơ bản sau:
+ Có tri thức khoa học uyên bác,
nắm bắt được xu hướng vận
động của dân tộc, quốc tế và thời
đại.
+ Có năng lực tập hợp QCND,
thống nhất ý chí và hành động
của QCND vào nhiệm vụ của dân
tộc, quốc tế và thời đại.
+ Gắn bó mật thiết với QCND, hy
sinh vì lợi ích của QCND.
+ Sự xuất hiện của vĩ nhân, lãnh
tụ đúng lúc, đúng thời điểm đáp
ứng yêu cầu của lịch sử.
 Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ
có nhiệm vụ chủ yếu:
-Nắm bắt xu thế của dân tộc,
quốc tế và thời đại trên cơ sở
hiểu biết những quy luật khách
quan của các quá trình kinh
tế, chính trị, xã hội.
-Định hướng chiến lược, hoạch
định chương trình hành động
cách mạng.
-Tổ chức lực lượng, giáo dục
thuyết phục quần chúng, thống
nhất ý chí và hành động của
quần chúng nhằm hướng vào
giải quyết những mục tiêu
cách mạng đề ra.
d. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt
Nam
-Việc phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của QCND cần phải
đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử, cụ thể; kiên
trì bài học lấy dân làm gốc. Cung cấp một phương pháp luận
khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội,
tổ chức xây dựng lực lượng QCND trong công cuộc CMXHCN.
Tránh tuyệt đối hóa vai trò của nhân dân hoặc tuyệt đối hóa vai
trò của lãnh tụ, vĩ nhân.
-Lịch sử đã chứng minh bất kỳ giai cấp nào muốn cách mạng
thành công phải biết dựa vào dân. Đảng ta luôn khẳng định sự
nghiệp cách mạng là sự nghiệp của QCND và kiên trì bài học lấy
dân làm gốc trên mọi lĩnh vực để xây dựng thành công CNXH.
-Sức mạnh của vĩ nhân, lãnh tụ là ở chỗ được quần chúng nhân
dân đồng tình ủng hộ, tin yêu và thán phục. Chú trọng giáo dục
lòng kính yêu lãnh tụ, nhưng đồng thời phải cảnh giác và ngăn
ngừa tệ sùng bái cá nhân.

You might also like