You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH




TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Xuân Thanh


Sinh viên thực hiện : Võ Thị Dung
Ngày sinh : 31/10/2003
Lớp HP : 21C1PHI51002320
STT : 13
MSSV : 31211023500

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 25/12/2021


1.Phân tích quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người và bản chất của
con người.
1.1. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người.
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
- Con người là một thực thể tự nhiên:
Tiền đề vật chất đầu tiên là sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính
là giới tự nhiên. Bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con
người, loài người. Cũng do vậy mà việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo
tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con
người hiểu biết về chính bản thân mình từ đó tiến đến làm chủ bản thân mình trong
mọi hành vi và hoạt động sáng tạo lịch sử, tức là lịch sử nhân loại.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Là
động vật cao cấp nhất, con người luôn phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự
tồn tại trong đời sống tự nhhiên của mình là như thức ăn, nước uống, hang động để
ở, phải đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục vạn năm,
con người đã tiến hóa từ vượn thành người, điều đó đã chứng minh trong các công
trình nghiên cứu của Đácuyn. Như vậy, con người là sản phẩm của quá trình phát
triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên.
Thứ hai, con người là một bộ phân của giới tự nhiên đồng thời giới tự nhiên cũng
là “thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác
động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn
tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con
người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài
người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó.
Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và
các tồn tại khác của giới tự nhiên.

1
- Con người là một thực thể xã hội:
Mặc dù con người sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên, song vượt lên trên các loài động
vật khác con người có đặc tính xã hội. Mỗi con người được đặt trong mối quan hệ
các cộng đồng xã hội: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
Thứ nhất, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có
nguồn gốc xã hội của nó, mà cơ bản nhất là nhân tố lao động. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò của lao động sản xuất của con người:” Có thể phân
biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì
cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước
tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của
mình”. Do đó, chính nhờ lao động con người có khả năng vượt qua các loài động
vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Thứ hai, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại
của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến
đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự
phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của
nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên
khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử.
1.2. Quan điểm của Triết học Mác-Lênin bản chất của con người.
- Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
Trong Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác khẳng định:” Bản chất con người không
phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thoát ly mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định sống trong
một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch
sử đó, bằng mọi hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn
2
bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ
chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn
bộ bản chất xã hội của mình. Như vậy, có thể hiểu con người là thực thể tự nhiên
nhưng đó là thực thể tự nhiên mang tính xã hội.
- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình
thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần
phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của
những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Cũng vì thế, sự giải phóng bản chất con
người cần hướng vào sự giải phóng quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
nó, thông qua đó mà có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn liền với những điều
kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong
hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm
cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con
người cũng sang tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiên và phát triển lịch sử đó.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.
2.1. Về lý luận.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất của con người là cơ
sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người. Biểu hiện:
Thứ nhất, trong nhận thức và đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương
diện bản tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song song đó phải coi trong
hơn việc xem xét con người trong bản tính xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng
thái độ sống vừa phải biết tính đến như cầu khoa học vừa phải coi trọng rèn luyện
phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm
thường
Thứ hai, Trong cuộc sống cần phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo
của con người lại phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực của hoàn
cảnh lịch sử.
Thứ ba, cần chú trọng xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp với những quan hệ xã
hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp, hòan
thiện. Mặt khác, phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân,
tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.
3
2.2. Về thực tiễn.
- Sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất
con người của Đảng ta trong lãnh đạo đất nước, đặc biệt là thời kỳ đổi mới đất
nước:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người
phù hợp điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam với những nội dung cơ bản: tin tưởng
về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng
về con người vừa là mục tiêu và là động lực của Cách mạng, tư tưởng về phát triển
con người toàn diện. Người luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập tự do cho quốc
gia, dân tộc và độc lập dân tộc là bước khởi đầu để đưa nhân dân tới cuộc sống tự
do, hạnh phúc. Và sự thật, nước Việt Nam đã độc lập, nhân dân Việt Nam đang
được hưởng một cuộc sống tự do hạnh phúc.
+ Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin về con người,
lấy phát triển con người làm trọng tâm. Tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ VII ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về phát triển
con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “Động lực của sự nghiệp xây dựng xã
hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”, là “con người phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Vì con người là vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội. Người lao
động Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, và
trong cả sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ
VIII của Đảng đã khẳng định rằng:” Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc đổi mới đất nước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng còn bổ
sung sâu sắc, phong phú thêm quan điểm về nguồn lực con người:” Phát huy nhân
tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và
mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính
sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước
đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân
dân”.
+ Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là
vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta hiện
nay, Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người:

4
Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng. Để nhanh chóng nâng cao trình độ, nhận thức một cách toàn
diện, Đảng ta đã xây dựng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng,
với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư
tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao. Ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán
bộ văn hoá khoa học công nghệ với trình độ lý luận và quản lý tốt đồng đều trong
cả nước.
- Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người còn có ý nghĩa với mỗi cá
nhân:
Bên cạnh việc cũng cố kiến thức, mỗi cá nhân còn phải nâng cao sức khỏe của
mình, rèn luyện đạo đức bản thân để trở thành một người công dân tốt có đầy đủ trí
tuệ, thể lực và tình yêu quê hương đất nước, dân tộc.
Khi xem xét, đánh giá để thấu hiểu một ai đó, ta không nên chỉ chăm chăm vào vẻ
bề ngoài mà nên tập trung nhiều vào nội tâm bên trong, vào các mối quan hệ xã hội
vì ở đó bộc lộ rõ nhất bản chất của một con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Duyên, T. N. (2021, 05 05). Tìm hiểu luận điểm của C.Mác về bản chất con người và ý nghĩa trong phát
huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay. Được truy lục từ baothanhhoa.vn:
https://baothanhhoa.vn/thoi-su/tim-hieu-luan-diem-cua-c-mac-ve-ban-chat-con-nguoi-va-y-nghia-
trong-phat-huy-nguon-luc-con-nguoi-viet-nam-hien-nay/135786.htm

TP.HCM, K. l. (2020). Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác-Lênin.

Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, XIII.

Giáo trình Triết học Mác-Lênin; Bộ giáo dục và đào tạo; NXB chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. (Chương
XIV – Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người)

You might also like