You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN
Môn học: TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN
TÊN TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý
NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN
Giảng viên : Đỗ Kiên Trung
Mã lớp học phần : 21C1PHI51002319
Sinh viên : Lê Lan Chi
Khóa – Lớp : K47 – AC006
MSSV : 31211021722

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Trang |1

I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin


Triết học Mác – Lênin đã kế thừa và diễn đạt một cách toàn diện quan niệm về con
người trong triết học. Với triết học Mác – Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người
được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật.
1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất
cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Dựa trên kết quả của những nghiên cứu
và thành tựu của khoa học tự nhiên, triết học Mác khẳng định: Con người vừa là
sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động chính của
bản thân con người. Con người hiện thực là sự thống nhất của yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội. Đến với thực thể sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản
phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Ph.Angghen cho rằng : “Bản thân
cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người
không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Hay nói
cách khác, tiền đề vật chất đầu tiên quyết định cho sự tồn tại của con người là giới
tự nhiên.
Con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên và theo đó giới tự nhiên cũng
là “thân thể vô cơ của con người”. Đời sống thể xác và tinh thần của con người
cũng gắn liền với giới tự nhiên. Con người tồn tại được trước tiên là phải có cơ thể
sống, trong khi đó cơ thể sống là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm tiến hóa
lâu dài của tự nhiên. Mặt khác, con người phải dựa vào giới tự nhiên, hòa hợp với
tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển và con người còn phải đấu tranh để sinh
tồn và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học. Tuy nhiên,
con người không chỉ sống dựa vào giới tự nhiên mà còn cải biến tự nhiên dựa trên
các quy luật khách quan, đây cũng là một trong những điểm đặc biệt để phân biệt
con người với các loài vật khác.
Tuy nhiên, chúng ta không được tuyệt đối hóa điều đó. Các đặc tính sinh học,
bản năng sinh học hay sự tồn tại thể xác không phải là những điều duy nhất quy
định bản chất con người, mà chúng ta còn phải nói đến phương diện xã hội. Bởi lẽ,
điều đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương
diện xã hội. Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động
xã hội quan trọng nhất của con người chính là hoạt động lao động sản xuất. Chính
nhờ có lao động sản xuất mà con người có khả năng trở thành thực thể xã hội,
thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”. Con
Trang |2

người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật
phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Vì vậy, ta có thể thấy được lao động góp
phần rất quan trọng vào việc cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con
người trở thành đúng nghĩa của nó và từ đó ta cũng có thể khẳng định: “Lao động
là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển
của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội”. Hoạt động của
con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn
cho xã hội như ngôn ngữ giao tiếp, lương tâm, ý thức con người,…Xã hội biến đổi
và phát triển theo thời gian thì mỗi con người cũng do đó mà có sự thay đổi tương
ướng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã
hội.
Con người là mặt sản phẩm kết hợp giữa tự nhiên và xã hội. Hai mặt này vừa
đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự
nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con
người.
1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Lịch sử chính là quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những bảo tồn
và biến đổi của tự nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển. Lịch sử là hoạt
động ghi nhận ý thức của chính bản thân con người. Con người vừa là sản phẩm
của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời lại là chủ thể của lịch sử bởi
lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người. Hoạt động và giai
đoạn lịch sử là thứ cho thấy con người tách khỏi động vật như thế nào. Hoạt động
lịch sử đầu tiên đánh dấu việc con người tách khỏi động vật là chế tạo các công cụ
lao động, hoạt động lao động sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất chính là đặc
trưng riêng của con người. Hoạt động lao động sản xuất là điều kiện cho sự tồn tại
và phát triển của con người vừa là tiền đề tạo nên sự biến đổi cho đời sống và bộ
mặt xã hội. Từ đó, lịch sử loài người bắt đầu hình thành, tách mình ra khỏi thế giới
loài vật, chuyển sang xã hội loài người và làm ra lịch sử của riêng mình lịch sử xã
hội “Sáng tạo ra lịch sử”. Con người sáng tạo ra lịch sử nhưng không làm theo ý
muốn tùy tiện của mình mà phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ
trước để lại trong những hoàn cảnh mới. Không có thế giới tự nhiên, không có lịch
sử xã hội thì không tồn tại hình thành nên con người. Do vậy, con người là sản
phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài hữu sinh. Con người tồn tại và phát triển
trong một hệ thống môi trường xác định, là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử
xã hội. Con người sống, hoạt động trong một xã hội , một thời đại, trong những
điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội khai thác
Trang |3

thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Trên thực tế, con người lại là những
con người ở những thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp, các
nhóm xã hội khác nhau, nên trong họ, cái tự nhiên tồn tại trong sự tác động của cái
xã hội.
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Con người là
chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội cũng như là động
lực của các cuộc cách mạng xã hội, có thể nói con người là chủ thế của lịch sử.
Như vậy, con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể lịch sử.
1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin phê phán quan niệm của
Phoiơbắc đã xem xét việc con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động
thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng,
không có hoạt động thực tiễn. Ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người
trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất. Phê phán quan niệm sai lầm của
Phoiơbắc và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến
bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ
nghĩa Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của
giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân
con người.
1.4 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Có thể nhận thấy được rằng con người vượt lên thế giới loài vật trên cả 3
phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với
chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính chất xã hội, trong
đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các
mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội”. Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người
hiện thực, cụ thể con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã
hội tạo nên bản chất con người nhưng không đơn giản là sự kết hợp giàn đơn hoặc
là tổng cộng chúng lại với nhau mà chính là sự tổng hòa chúng, mỗi quan hệ xã hội
có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Bởi vậy, để
nhấn mạng bán chất xã hội của con người, C Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong
tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Luận đề trên khẳng định rằng,
Trang |4

không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội.
Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể, một
thời đại nhất định. Các mối quan hệ xã hội được chia thành nhiều loại: Quan hệ quá
khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián
tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ
phi kinh tế,… Tất cả các mối quan hệ ấy đều góp phần ít nhiều hình thành nên bản
chất con người và chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới hoàn
toàn bộc lộ bản chất xã hội của mình.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ
nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn
tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh
vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi
cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người. Con người “bẩm sinh
đã là động vật có tính xã hội”. Khía cạnh thực thể sinh vậtt là tiền đề trên đó thực
thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
II. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm
2.1 Ý nghĩa lý luận
Dựa trên những quan điểm của triết học Mác Lênin về con người và bản
chất con người từ đó rút ra được ý nghĩa phương pháp luận nhận thức và thực tiễn
được rút ra từ quan niệm duy vật lịch sử về con người và bản chất con người đó là
lý giải một cách có khoa học những vấn đề về con người không chỉ đơn thuần từ
phương diện tính tự nhiên của nó mà căn bản hơn phải có tính quyết định từ
phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội. Không thể
không nói đến động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội là năng lực sáng
tạo lịch sử của con người vì con người chính là phát huy nguồn động lực, thúc đẩy
sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Cuối cùng là sự nghiệp giải phóng con người
nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử là hướng vào sự nghiệp giải phóng những
mối quan hệ kinh tế xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận có thể thấy một trong
những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là mục tiêu
xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng
sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó, thực hiện được sự
nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế -
xã hội, xã hội chủ nghĩa tự do và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển
một xã hội tự do, sáng tạo.
Trang |5

Trong cuộc sống, con người phải biết phát huy vai trò tích cực sáng tạo đổi mới
phát triển và phải ý thức tự giác vượt ra khỏi các tác động tiêu cực của xã hội từ
hoàn cảnh lịch sử. Từ đó làm tiền đề bệ phóng để phát triển bản thân và xã hội.
2.2 Thực tiễn
Học thuyết Mác Lênin được biết là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, đã
chứng minh qua phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, là học thuyết duy nhất
nêu lên con đường để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mở ra
con đường mới và soi sáng cho cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xác
nhận rất rõ ràng về điều này. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ
Mác Lênin và Cách mạng tháng mười Nga nhưng Người không rập khuôn, sao
chép theo mà lấy đó làm nền tảng tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ
đó, Người phát triển và xây dựng nên Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế
thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và là kết
quả tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được hình
thành trên cơ sở nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh. Đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, Người tiếp thu được các giá trị văn hóa nhân loại và vận dụng sáng tạo vào
điều kiện Việt Nam, là tiền đề cho những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Đảng
ta coi tư tưởng Hồ Chí Minh là tải sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng
và toàn bộ dân tộc Việt Nam, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường coi sự nghiệp cách
mạng của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi.
Trong thời kỳ đổi mới, cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng
sản Trung Quốc, cùng một số Đảng Cộng sản khác đã vận dụng, bổ sung, phát triển
sáng tạo dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin tùy vào điều kiện thực tiễn của mỗi nước.
Dực trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Việt Nam xây dựng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với tám đặc trưng “Dân giàu, nước mạng, dân chủ, công bằng, văn
minh” vừa là đặc trưng thứ nhất vừa là mục tiêu của sự xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam. Trung Quốc cũng đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc. Chủ nghĩa xã hội tiếp tục được phát triển và xây dựng ở nhiều nước như ở
Cu Ba, Cộng hòa nhân dân Lào. Có thể nói, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn tồn tại và
phát triển vững mạng, vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học của hàng
triệu con người tiến bộ trên trái đất.
Trang |6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Theo Giáo trình Triết học bậc Đại học, GS.TS.Phạm Văn Đức (chủ biên)
(2) Theo C.Mác và Ph.Angghen (1994), Toàn tập, t.20. Sdd.
(3) Theo C.Mác và Ph.Angghen (1995). Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị QGHN
(4) Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh, Vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
(5) Theo Quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người
(6)

You might also like