You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


KHOA KẾ TOÁN
----------

TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Tên đề bài: “Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên”

TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

1. Nguồn gốc của con người....................................................................................1


2. Quan điểm về con người trong triết học Mác – Lênin......................................1
2.1 Con người là một thực thể sinh học - xã hội....................................................1
2.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân..............................2
2.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.................2
3. Bản chất của con người theo quan điểm của triết học......................................4
4. Đánh giá chung về ý nghĩa lí luận......................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................5
Chúng ta đã biết, con người là một thành phần quan trọng của xã hội, là nhân tố cấu
tạo nên các quan hệ xã hội, sáng tạo ra các yếu tố vật chất, góp phần xây dựng những
thành tựu văn hóa, văn minh, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện. Vậy, con người có
nguồn gốc như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích các quan điểm của triết học
về con người và bản bản chất của con người, ý nghĩa của phương pháp lí luận và thực
tiễn các quan điểm của các nhà triết học.
1. Nguồn gốc của con người.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của loài người, nhưng theo các nhà
khoa học cho rằng con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ, trải qua nhiều giai đoạn
tiến hóa từ hàng nghìn năm từ tuy duy đến nhận thức mới phát triển thành con người
hiện đại ngày nay. Còn theo quan điểm của các nhà triết học thì con người chỉ đứng
sau thần linh, nhưng mối quan hệ của chúng lại có hai suy nghĩ trái ngược giữa chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, theo quan điểm của triết học phương Đông và
phương Tây lại có những quan điểm khác về nguồn gốc con người. Do đó nguồn gốc
con người cũng chưa ai có thể khẳng định một cách chính xác và hoàn chỉnh.
2. Quan điểm về con người trong triết học Mác – Lênin.
2.1. Con người là một thực thể sinh học – xã hội.
Theo quan điểm của các nhà triết học cho rằng con người là một sinh vật có tính xã
hội. Tại sao các nhà triết học lại có quan điểm như thế? Vì trong giới tự nhiên, con
người được cho là một bậc phát triển cao nhất của tự nhiên, lịch sử xã hội, là chủ thể
của lịch sử phát sinh và phát triển của xã hội, từ thời sơ khai cho đến hiện đại bây giờ,
sáng tạo nên các thành tựu văn minh, văn hóa cho nhân loại, lưu truyền từ đời này
sang đời khác. Trên phương diện của sinh học, con người còn là một thực thể sinh vật,
là tạo hóa của tự nhiên và là một động vật của xã hội. Do đó, Lênin cho rằng, phương
diện sinh học và xã hội là không thể tách rời thành những phương diện độc lập, duy
nhất, phương diện này quyết định lên phương diện kia.
Ngoài ra, con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên, phải tuân theo các quy
luật của tự nhiên, di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình tự nhiên khác. Con
người là một thành phần quan trọng, có thể làm biến đổi giới tự nhiên và chính bản
thân mình trên tác động của các quy luật khách quan. Vì con người sinh sống với
những sản phẩm mà tự nhiên mang lại như thực phẩm, nhiên vật liệu, quần áo, nhà
cửa, …nhờ đó mà con người có thể tồn tại và phát triển. Qua đó, ta thấy được con
người có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, gắn bó và hòa hợp chặc chẽ với thiên
nhiên.
Không chỉ thế, con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội và
trong đó hoạt động sản xuất là quan trọng nhất của con người. Nhờ hoạt động này mà
chúng ta có thể thấy một sự tách biệt so với động vật, loài vật chỉ có thể kiếm ăn bằng
hái lượm, sinh sản một cách vô ý thức, còn con người thì có suy nghĩ, ý thức bản thân
hơn, có tình cảm, cảm xúc, biết hưởng thụ, đòi hỏi những nhu cầu riêng cho bản thân
mình, tự biết cách phát minh, sáng tạo ra các công cụ, tư liệu sản xuất để thỏa mãn nhu
cầu sinh hoạt và nuôi sống bản thân, ta thấy được nhờ lao động mà con người trở thành
chủ thể của lịch sử tự nhiên, có bản năng xã hội và ngày càng được cải thiện. Trong xã
hội, con người còn có rất nhiều quan hệ khác và những quan hệ này ngày càng phát
triển phong phú, đa dạng hơn, các hoạt động và quan hệ trong xã hội không chỉ là phục
vụ cho bản thân mà còn phục vụ cho xã hội. Từ những hoạt động trong lao động mà tư
duy, ý thức con người, các mối quan hệ giao tiếp phát triển hơn và dần hình thành nên
những tiếng nói, ngôn ngữ trong xã hội. Chính nhờ những đặc điểm ấy mà ta thấy
được con người ngày nay đã phát triển toàn diện hơn và khác nhiều hơn so với con vật,
nói chung con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
2.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình.
Cả động vật và con người đều có những lịch sử phát sinh riêng biệt của mình, về
bản chất, nguồn gốc hình thành. Nguồn gốc của động vật chúng không tự tạo ra mà
tham gia vào một cách bản năng, nhưng lịch sử con người thì do con người tự tạo ra
nó. Con người đã tự tạo ra lịch sử của mình chính là sự tách biệt so với động vật, bằng
việc chế tạo ra các công cụ sản xuất thay vì hái lượm, các tư liệu dùng cho lao động để
tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, hoạt động lao động sản xuất. Con người là sản
phẩm của lịch sử và là sản phẩm của bản thân, nhưng không giống với động vật,
không để lịch sử làm thay đổi mình và con người còn là chủ thể của lịch sử.
2.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
Ta thấy con người và động vật đều có lịch sử riêng của mình, lịch sử của động vật
chúng không tự hình thành, chúng chỉ là chủ thể tham gia vào quá trình hình thành ấy,
chúng không hay biết điều gì đã và đang diễn ra xung quanh, mọi thứ không theo được
mong muốn của chúng, còn con người thì tự tạo ra lịch sử để tách biệt so với động vật
với những phát minh, chế tạo ra công cụ lao động bằng trí óc của mình, hoạt động lao
động sản xuất và tuy duy của mình. Tạo ra lịch sử là bản chất thiết thực của con người,
nhưng không thể sáng tạo một cách tùy tiện mà phải dựa vào những điều kiện quá khứ,
của những bậc thế hệ đi trước để lại trong hoàn cảnh đổi mới. Theo đó, con người phải
biết kế thừa, tiếp tục phát huy cái xưa cũ mà người trước để lại, đồng thời phải biết tự
động tìm tòi, phát minh, cải tiến ra các hoạt động mới để đổi mới dần cái cũ. Kể từ lúc
con người tạo ra lịch sử cho đến hiện nay, con người luôn là chủ thể của lịch sử và
cũng luôn là sản phẩm của lịch sử.
Từ lúc hình thành nên xã hội loài người, con người tồn tại và phát triển trong một
hệ thống môi trường tự nhiên xác định, những điều kiện tự nhiên, xã hội, vật chất, tinh
thần đều có tác động, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống vật chất tinh
thần của con người, những yếu tố đó luôn tác động với nhau và không thể thiếu đối với
sự tồn tại và phát triển của con người. Do con người là một thành phần của tự nhiên,
muốn có thể tồn tại và phát triển phải có quan hệ mật thiết với thiên nhiên, phụ thuộc
vào các yếu tố của tự nhiên, dựa vào những nguồn lực mà tự nhiên mang đến mà tự cải
biến, chế tạo các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, mặc dù con người chỉ là
một bộ phận của tự nhiên nhưng cũng phải tuân theo các quy luật tất yếu mà thiên
nhiên sẵn có, các quá trình cơ học, vật lí, hóa học, y học, sinh học, tâm sinh lí khác
nhau trong tự nhiên, thấy được con người và thiên nhiên có quan hệ mật thiết, gắn bó.
Không những thế mà con người còn tồn tại trong môi trường xã hội và trở thành
thực thể xã hội, mang bản chất của xã hội, là sản phẩm của xã hội. Nhưng môi trường
xã hội này có tác động khá lớn hơn môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh
hưởng trực tiếp và các quyết định của con người, sự tác động của môi trường tự nhiên
đôi khi còn phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan
hệ xã hội. Chính vì thế mà con người phải có mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội,
cùng tồn tại, tác động qua lại, chi phối nhau và quy định lẫn nhau. Nhưng hiện nay, xã
hội đã dần phát triển, có rất nhiều môi trường mới ra đời, nhưng chúng ta phải biết
chọn lọc đâu là môi trường mới được phát hiện, đâu là môi trường đang được nghiên
cứu, suy cho cùng thì chúng cũng chỉ là một chủ thể của môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội, là những biểu hiện cụ thể hóa của hai môi trường.
3. Bản chất của con người theo quan điểm của triết học.
Các nhà triết học cho rằng con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Bản chất của
con người được hình thành và thể hiện khác nhau theo từng điều kiện lịch sử cụ thể,
mối quan hệ xã hội đã tạo nên bản chất của con người, nhưng chúng không chỉ đơn
thuần là mối quan hệ giản đơn hoặc kết hợp lại mà chính là sự tổng hòa của chúng,
những quan hệ xã hội ấy chúng có các vị trí và vai trò khác nhau, tác động qua lại và
không tách rời nhau. Trong xã hội tồn tại rất nhiều các quan hệ: quan hệ quá khứ, quan
hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp và còn rất
nhiều mối quan hệ khác nữa. Và tất cả những quan hệ ấy chúng cùng nhau tác động,
cùng góp phần hình thành nên bản chất con người và khi các quan hệ đó có sự thay đổi
thì cũng tác động đến con người, làm cho bản chất của con người cũng dần thay đổi và
khi con người được bộc lộ bản chất thực sự của mình thì trong các quan hệ xã hội, bản
chất của con người mới được phát triển. Chính vì thế mà ta thấy được rằng, các quan
hệ xã hội có vai trò chi phối và quyết định lên đời sống, làm cho con người không còn
là một động vật nữa mà trở thành một phần quan trọng của xã hội, vì chúng ta sinh ra
đã là một sinh vật có tính xã hội và những thực thể sinh vật là tiền đề để xã hội tồn tại
và phát triển.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo một hướng tích cực, chúng ta hãy biết
cách tiếp nhận tích cực, tác động trở lại hoàn cảnh và thích nghi trên nhiều phương
diện khác nhau như: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, giao tiếp, hành vi con người,
giáo dục, phát triển phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng
con người tới hoạt động vật chất, xây dựng đời sống xã hội văn minh.
4. Đánh giá chung về ý nghĩa lí luận.
Qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được rất nhiều vấn đề khác nhau về con
người và bản chất con người, nhớ đó mà ta đã rút ra nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ
nhất là trong nhận thức, khi đánh giá một ai đó chúng ta phải xem xét con người cả
trên hai phương diện tự nhiên và xã hội, nhưng chúng ta hãy coi trọng tính xã hội hơn
vì nó là nhân tố có tác động khá lớn và khi chúng ta xây dựng thái độ sống, hãy biết
chọn lọc, phát huy những điều tốt đẹp, rèn luyện các bản chất xã hội, tránh trường hợp
rơi vào tình trạng sống cho bản thân, thiếu suy nghĩ, kém khôn khéo. Thứ hai là con
người phải biết phát huy vai trò sáng tạo tích cực, có ý thức tự giác vượt ra khỏi những
tác động tiêu cực trong các hoàn cảnh lịch sử, có ý chí, nghị lực vươn lên mạnh mẽ,
tránh bị chi phối. Thứ ba, chúng ta phải biết củng cố, cùng nhau xây dựng một môi
trường xã hội tốt đẹp, hoàn thiện với những quan hệ xã hội tốt để xây dựng, phát triển
một con người tốt, có ích, hoàn thiện về mọi mặt và phải biết cách giải quyết đúng
đắn, khôn khéo các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, không nên tự đề cao quá mức
bản thân để làm suy yếu, rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp của đời sống tự nhiên và xã hội.
5. Ý nghĩa thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát huy quan niệm của chủ nghĩa Mác
Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội. Nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì lại
có thêm nhiều nội dung khác, đó là tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, ngoài ra con người còn vừa là mục tiêu vừa là
động lực của cách mạng, tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Do nhân dân Việt
Nam có sự thống nhất về quyền lợi của giai cấp, dân tộc, cho nên việc giải phóng dân
nhân lao động Việt Nam phải gắn liền với việc giải phóng dân tộc và giai cấp. Trong
công cuộc giải phóng nhân dân lao động, giai cấp vô sản không chỉ giải phóng cho bản
thân mình mà còn giải phóng toàn bộ dân tộc và giai cấp nông dân ra khỏi sự áp bức,
bởi vì chỉ cùng nhau đồng sức, biết nghĩ về nhau thì việc giải phóng mới hoàn toàn
thành công và nhìn chung lại, chỉ khi toàn dân, tất cả mọi người được tự do, được giải
phóng thì công cuộc ấy mới được toàn thắng. Và với Bác độc lập dân tộc mới chỉ là
bước đầu để đưa nhân dân tiến tới cuộc sống tự do, hạnh phúc, vì Người nghĩ rằng nếu
đất nước được độc lập mà nhân dân không tự do, không ấm no hạnh phúc thì độc lập,
tự do cũng chẳng có ý nghĩa.
Trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và nhân dân ta đã tiếp thu và phát huy
tích cực theo lời của Người, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
bình đẳng, tự do với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, nhờ
vào đó đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống của mọi người sẽ tốt hơn. Qua đó,
thấy được Đảng và nhân ta đã vận dụng và phát huy tốt nhân tố, bản chất tốt của con
người Việt Nam, tiếp thu tư tưởng của Hồ Chí Minh, đề cao vai trò của con người,
xem con người là mục tiêu, là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước bền
vững.

You might also like