You are on page 1of 5

Con người là thực thể sinh học – xã hội

 Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất
cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
 Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của
giới tự nhiên, là một động vật xã hội  “Bản thân cái sự kiện là con người từ
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn
toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật.”
 Với tư cách là một thực thể sinh học, con người bị những quy luật sinh học,
quy luật tự nhiên chi phối, hình thành nên bản chất tự nhiên của mình. Bản
chất tự nhiên được thể hiện qua những nhu cầu, hành vi có tính bản năng.

Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội
quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất  “Người là giống vật duy
nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật.”
 Với tư cách là thực thể xã hội, sự tồn tại của con người chịu sự chi phối của
những quy luật và quan hệ xã hội. Vì vậy nhận thức, hoạt động thực tiễn của
con người luôn bị tác động, điều chỉnh bởi các quan hệ XH.

  Là một thực
thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau:
 Các quy luật sinh vật học hình thành nên phương diện sinh học trong con
người. Chẳng hạn, quy luật trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền,
quy luật thích nghi, quy luật về sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường.
 Các quy luật tâm lý - ý thức được hình thành trên nền tảng sinh học của nó.
Chẳng hạn, quy luật hình thành nên tình cảm, niềm tin, ước mơ, khát vọng,
hoài bão, lý tưởng của con người.
 Các quy luật xã hội hình thành nên phương diện xã hội trong con người. Chẳng
hạn, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, quy luật về sự thống nhất biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, quy luật về đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, các chuẩn
mực về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ...
Þ Những quy luật trên đây tác động đến con người không phải một cách cô lập,
mà trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên bản chất con
người là một thể thống nhất của mặt sinh vật và mặt xã hội.
 Do sự tác động của các quy luật sinh vật học và các quy luật tâm lý - ý thức đã
hình thành nên cái sinh vật trong con người. Cái sinh vật dùng để chỉ cái tất yếu
khách quan, cần phải có trong mỗi con người, kể cả cấu tạo giải phẫu của con
người, nhờ đó con người mới có thể tồn tại và hoạt động. Dưới góc độ này, con
người được hiểu là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm cao nhất trong
quá trình phát triển của giới tự nhiên.
 Cái sinh vật được cụ thể hóa thông qua các nhu cầu tự nhiên của con người. Mà
nhu cầu của con người hết sức đa dạng, như nhu cầu trao đổi chất, nhu cầu ăn ở
mặc, nhu cầu tình cảm, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu
phát triển năng lực của mình... Trong các nhu cầu đó thì nhu cầu cao nhất, cơ
bản nhất là nhu cầu tồn tại. Vì vậy, để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên ấy,
buộc con người phải lao động. Chính lao động là hoạt động bản chất người, là
hoạt động chủ động, sáng tạo, có mục đích và hình thành nên phương diện xã
hội trong con người.
 Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những
con người. Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư
duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã
hội với nhau. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện
và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội
tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện
con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ
có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
một thực thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau Là một t hực thể
sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau

 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và
mặt xã hội. Mặt sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của
con người, mặt xã hội là yếu tố quy định sự khác biệt giữa con
người với thế giới loài vật.
Các loại nhu cầu:
Tài liệu tham khảo:
Hội đồng biên soạn giáo trình môn triết học Mác – Lênin (2019), Giáo trình triết
học Mác – Lênin, Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khá (Tái bản lần 2), Chuyên đề triết học, Đại học Sư Phạm
TP.HCM.

Trường Đại Học Luật TPHCM - Học liệu mở. (2020, February 16). BM - LLCT -

Triết học - Vấn đề con người - Đại học Luật - Tp. Hồ Chí Minh [Video]. YouTube.

https://www.youtube.com/watch?v=WsWghTN2Q_U

You might also like