You are on page 1of 7

PHẦN I : THÔNG TIN NGƯỜI LÀM BÀI

Nhóm: 01

PHẦN II : BÀI LÀM

Tên bài viết: “Nhân dân Việt Nam đoàn kết cùng nhau đẩy lùi nạn tham
nhũng”.

Hiện nay, cuộc sống xã hội luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhưng trong số
đó không thể bỏ qua nạn tham nhũng của những người dựa vào chức quyền, tính
toán trong nhiệm vụ công việc để tư lợi cho cá nhân, gây thiệt hại tài sản của nhà
nước và mọi người. Và sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu, nhận diện, nhận thức
được trách nhiệm cũng như vai trò của nhà nước, đồng bào dân tộc trong việc
phòng chống, đẩy lùi tham nhũng.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem xét tình huống thực tế liên quan đến hành vi
tham nhũng:

“Ông Đinh La Thăng được biết đến là Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (2008 – 2011). Vào ngày 8 tháng 12 năm 2017 ông bị đình chỉ chức đại
biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm
khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và cùng những đồng
phạm liên quan. Đây là vụ án kinh tế lớn, được Tòa án Nhân dân thành phố Hà
Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 1 năm 2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị
cáo đồng phạm. Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng
Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần
xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng
EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý
dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho
PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai
mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho
Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã
tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù. Các đồng phạm khác trong vụ án bị tuyên
phạt từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát.

Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà
nước 800 tỷ đồng. Tháng 3 năm 2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa
sơ thẩm tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt của
cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm
liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu
trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.

Tháng 6 năm 2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc
thẩm, đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng 6 bị
cáo đồng phạm khác.
(Nguồn thông tin được cung cấp từ Tạp chí tòa án Nhân dân)

Tiếp theo, tôi sẽ phân tích nội dung của tình huống cũng như các căn cứ pháp lí
để làm rõ dấu hiệu hành vi tham nhũng của các chủ thể vi phạm.

Về nội dung cơ bản, ta thấy được rằng hành vi của ông Đinh La Thăng cùng các
đồng phạm đã cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, sử dụng tiền sai
mục đích không đưa vào dự án “Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”, gây thiệt hại
cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo
cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương
(Oceanbank), cố ý góp vốn trái quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây thất
thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Cuối cùng dẫn đến ông cùng đồng phạm phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình với mức án tù tương ứng với mức độ vi
phạm của mỗi cá nhân, đình chỉ chức vụ và phải bồi thường thiệt hại cho ngân sách
Nhà nước.

Thứ nhất, xét về hành vi của các chủ thể vi phạm. Căn cứ theo khoản 1, khoản 2
điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 có đề cập rằng: “Tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi”, “Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: cán bộ, công chức,
viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; những người
khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ đó”. Kết hợp với các điểm a, c, d, đ, e, i, l, m khoản 1 điều 2 có
đề cập về các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản
công vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành
vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát,
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Với những căn cứ pháp lí trên, ta thấy được ông Đinh La Thăng đã lợi dụng
chức vụ nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên đã chỉ định Tổng công ty cổ phần
xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu và chỉ đạo kí hợp đồng trái quy định, sau
đó ông đã chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp
tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân
Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự
án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 120 tỷ
đồng. Ngoài ra, ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào ngân
hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank), ông đã không thông qua Hội
đồng quản trị mà tự ý kí thỏa thuận về việc góp vốn, đồng thời không báo cáo tài
chính cho Chính phủ theo đúng định và tự ý góp vốn 800 tỷ đồng và cuối cùng
PVN bị mất hoàn toàn số tiền không thu hồi được khi Oceanbank kinh doanh thua
lỗ.
Theo những căn cứ pháp lí kết hợp với việc phân tích, ta thấy được ông Đinh La
Thăng đã cố tình lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái với quy định của nhà nước, cấu
kết với một số đồng phạm tiêu dùng tiền không đúng mục đích công việc, tự ý kí
hợp đồng gây thua lỗ, không tuân theo quy định của Chính phủ dẫn đến thiệt hại
ngân sách nghiêm trọng. Qua đó, thấy được những hành vi của các bị cáo rất tinh
vi, có tổ chức, tính toán rất kĩ lưỡng và nguy hiểm.

Thứ hai, xét về mức hình phạt mà tòa án tuyên bố. Căn cứ theo các điểm a, b, c,
d khoản 3 điều 355 Bộ Luật hình sự 2015 về mức án phạt, chủ thể vi phạm sẽ bị
phạt tù từ 06 năm đến 13 năm nếu phạm tội trong các trường hợp: có tổ chức;
dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; phạm tội 02 lần trở lên; chiếm đoạt tài sản trị
giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ
1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng thì việc ông Thăng cùng một số đồng
phạm kí hợp đồng trái quy định là có tổ chức, dùng thủ đoạn nguy hiểm để qua mặt
cơ quan nhà nước, cố ý phạm tội nhiều lần, sử dụng tài sản sai mục đích công việc
gây thiệt hại cho nhà nước với mức án 13 năm tù, bồi thường thiệt hại và các án tù
tương ứng với từng chủ thể vi phạm là hoàn toàn hợp lí và đúng theo quy định của
pháp luật. Kết hợp với khoản 3, khoản 4 điều 356 có quy định mức án về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hình công vụ như: phạm tội gây thiệt hại về
tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Cùng với khoản 1, khoản 4,
khoản 5 điều 357 Bộ Luật hình sự 2015 về tội lạm quyền trong khi thi hành công
vụ thì người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của
mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm; phạm tội gây thiệt
hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm,
người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm,
có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dựa trên những căn cứ pháp lí, ta thấy việc ông Thăng tự ý góp vốn trái quy
định, lạm quyền khi thi hành công vụ là hoàn toàn vi phạm pháp luật, không báo
cáo cho Chính phủ dẫn đến thua lỗ thiệt hại tài sản nhà nước. Với mức án tổng
cộng tối đa là 30 năm tù là hoàn toàn đúng và hợp lí theo quy định của bộ luật.
Xét về việc bồi thường thiệt hại, căn cứ theo điều 93 Luật phòng chống tham
nhũng 2018 về việc xử lí tài sản tham nhũng có quy định rằng: tài sản tham nhũng
phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu
theo quy định của pháp luật; thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc
phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của
pháp luật. Căn cứ theo điều 587 Bộ luật dân sự 2015 bồi thường thiệt hại do nhiều
người cùng gây ra thì trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người
đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của
từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi
người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo
phần bằng nhau. Cùng với khoản 1 điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì
việc ông cùng đồng phạm gây thiệt hại ngân sách, tiêu dùng trái phép thì phải chịu
mức phạt phong tài sản tương ứng với số tiền mà các chủ thể xâm phạm theo luật
định. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường
thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc
Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của
người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi
phạm tội của người bị buộc tội.

Với những căn cứ pháp lí trên, thì việc tòa tuyên phạt các bị cáo bồi thường thiệt
hại tài sản của các đối tượng là xét xử đúng theo quy định pháp luật. Hơn nữa, nếu
trường hợp ông và các đồng phạm bồi thường thiệt hại thì tòa án có thể xem xét và
tha tù trước hạn, trường hợp ông và đồng phạm không bồi thường thiệt hại, dù tài
sản đã bị phong tỏa nhưng không đủ với số tiền mà các bị cáo đã tham nhũng thì sẽ
không được xóa án tích và suốt đời sẽ là người có tiền án.

Tóm lại, dựa trên những căn cứ pháp lí ta thấy được rằng việc xét xử mức phạt
của các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, xét xử đúng, nghiêm minh theo quy định
khung khổ của pháp luật.

Thứ ba, là việc đánh giá chung về tình huống. Vụ án đã cho thấy được mức độ
nghiêm trọng của việc lạm dụng chức quyền, cố ý làm trái quy định của nhà nước
để tham nhũng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước. Nó đã cho thấy được cách thức
điều tra, xét xử của nhà nước là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật,
thể hiện mức độ quan tâm và trách nhiệm của cán bộ nhà nước trong việc phòng
chống tội phạm tham nhũng, góp phần xử lí nghiêm minh, làm gương cho mỗi cá
nhân và củng cố bộ máy nhà nước hoàn toàn trong sạch.

Và cuối cùng là đánh giá của cá nhân về bài nghiên cứu. Qua bài nghiên cứu với
chủ đề “Nhận diện hành vi tham nhũng”, tôi đã nhìn nhận ra rất nhiều điều quan
trọng của tình hình đất nước đối với những tệ nạn trong nền kinh tế toàn dân. Lúc
đầu tôi đặt tên cho bài nghiên cứu này là “Nhân dân Việt Nam đoàn kết cùng nhau
đẩy lùi nạn tham nhũng” là vì đồng bào dân tộc ta luôn hướng về sự phát triển đất
nước vững mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất
nước, nhất là những hành vi lạm dụng chức quyền, cố ý sai phạm trong công việc
để tư lợi cho cá nhân, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước và cộng đồng, ảnh hưởng
tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua quá trình tự nghiên cứu, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức
cũng như cách nhìn nhận vấn đề. Tôi đã biết thêm được những hành vi tinh ranh
của các chủ thể lợi dụng sự tín nhiệm, chức vụ để tư lợi, gây thiệt hại con số không
chỉ hàng trăm triệu mà đến hàng trăm tỉ đồng. Tôi đã tìm được những thông tin
thực tế để cập nhật sự hiểu biết cho bản thân với những vụ án kinh điển mà quá
trình điều tra rất lâu mới có thể thu thập được chứng cứ để kết tội và xét xử. Không
chỉ thế mà tôi còn có thể biết thêm được những căn cứ pháp lí, các văn bản pháp
luật liên quan đến việc phòng chống tham nhũng như: Hiến pháp, Luật phòng
chống tham nhũng, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự,… để nhận xét được
tầm quan trọng của vụ việc, công tác xử lí những hình thức vi phạm, cách tố cáo
những mức án cũng như cách xử lí vụ việc. Qua đó, thấy được nhà nước, nhân dân
ta luôn cùng chung tay phòng ngừa cũng như việc báo cáo hằng năm để nắm bắt
được tình hình đất nước, những công tác kiểm tra, trách nhiệm của nhà nước, cách
xét xử công bằng, nghiêm minh, nhờ đó tôi có thể xác định được vai trò của mình
cũng như mọi người đều có phải trách nhiệm phòng chống, đẩy lùi tham nhũng.

Bài nghiên cứu đã cung cấp cho tôi những kiến thức rất hữu ích cho bản thân,
cũng như cách nhìn nhận, trách nhiệm của chính mình, giúp tôi có thể tự tìm tòi và
học thêm những kĩ năng tự phân tích, đánh giá, nhận diện và biện luận vấn đề.
Tóm lại, Chính phủ, đồng bào dân tộc ta luôn phải có trách nhiệm và cùng nhau
chung tay phòng chống đẩy lùi tham nhũng vì một nhà nước trong sạch, phát triển
vững chắc.

You might also like