You are on page 1of 6

KIỂM TRA GIỮA KỲ

Môn: Luật Hành chính

Lớp: TMQT46

Yêu cầu:

- Sinh viên làm bài thi ở nhà, nộp lại cho lớp trưởng.
- Bài thi viết tay, không sao chép của nhau.

I. Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (5 điểm)
1. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp không bao gồm các hoạt động có tính bảo vệ
pháp luật.
Đúng, vì quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hđ quản lý NN nhằm thực hiện
quyền hành pháp mà bản chất của nó là hoạt động chấp hành - điều hành
NN (hành chính nhà nước)
 SAI, là hoạt động quản lý nhà nước nhưng có tính chất bải vệ pháp
luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương

2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là cán bộ.


Sai vì: căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP.
Trong hệ thống tòa án nhân dân chỉ có CATANDTC là cán bộ vì đc Quốc hội
bầu
3. Giải trình là quy trình được thực hiện bởi người vi phạm nhằm chứng minh với
người có thẩm quyền là họ không vi phạm.
Sai, vì căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
và được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi
2020: “ Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình
thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền
phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền
giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính.” Giải trình không chỉ nhằm chứng minh hành vi của mình là
không vi phạm mà trong một số trường hợp, việc giải trình nhằm đưa ra

1
nguyên nhân khách quan dẫn đến việc vi phạm, nhằm mong muốn cơ quan có
thẩm quyền xem xét các tình tiết giảm nhẹ mà giảm mức phạt.
4. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sai, căn cứ theo Điều 1 (Theo quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018
của Bộ trưởng Bộ Tài chính) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế: “ cục thuế là tổ chức trực
thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế,
phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm
vụ của cơ quan 7 thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn là người trúng tuyển trong kỳ thi
tuyển công chức do UBND cấp huyện tổ chức.
Sai, Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, thông qua cơ chế bổ nhiệm
6. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên mọi lĩnh vực.
Sai, căn cứ theo điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ Chính phủ quy định hành vi
vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt
tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm
hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, chứ không phải trong mọi
lĩnh vực.
7. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đều có thời hiệu xử phạt là 05
năm.
Sai, Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, Đối với
hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự,
hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm ( Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Nghị định
125/2020/NĐ-CP)
Thời hiệu và thời hạn: thời hiệu là khoản thời gian mà qua đi khoản thời gian
đó quyết định xử phạt sẽ k đc thi hành nữa, cá nhân mất đi một số quyền.
8. Giải trình là quy trình được thực hiện bởi người vi phạm nhằm chứng minh với
người có thẩm quyền là họ không vi phạm.
9. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị xử phạt ở Đồng Nai không thể thi
hành quyết định xử phạt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sai. Căn cứ theo điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sđ, bs 2020) quy
định về việc chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành,. Đối với cá nhân,
2
tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn này nhưng cư trú, đóng trụ sở
ở địa bàn khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị
xử phạt không có yêu cầu bắt buộc phải thi hành quyết định xử phạt tại nơi
thực hiện vi phạm.

10. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải công khai việc xử phạt vi phạm
hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sai, ko phải tất cả mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều được công
khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thứ nhất, có những vụ việc
chứa đựng thông tin bí mật không thể tiết lộ. Thứ hai, trường hợp vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám
bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ
môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán
hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ
quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm
công bố công khai về việc xử phạt. khoản 1 điều 72
II. Lựa chọn đáp án đúng: (1 điểm)
1. Viên chức:
a. Bao gồm tất cả những người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b. Có thể làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước;
c. Chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở một bản hợp đồng làm
việc;
d. Có thể được giải quyết thôi việc trong trường hợp bị ngược đãi, bị cưỡng
bức lao động.
2. Công chức:
a. Có thể được biệt phái đến một doanh nghiệp nhà nước;
b. Có thể không phải là công dân Việt Nam;
c. Có thể được tuyển dụng khi chưa đủ 18 tuổi;
d. Có thể bị kỷ luật với hình thức bãi nhiệm.
3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
a. Có thể lên đến 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được phát hiện;
b. Có thể là 01 năm, kể từ ngày chấm dứt hành vi hành vi vi phạm;
c. Là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
d. Là 05 năm đối với lĩnh vực thuế.
4. Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
3
a. Không thể được áp dụng độc lập;
b. Chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt tiền;
c. Được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính;
d. Có thể được áp dụng ngay cả khi cá nhân vi phạm hành chính đã chết hoặc
mất tích.

III. Bài tập: (4 điểm)

Ngày 10/3/2022, lực lượng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh X. phát hiện công ty trách nhiệm hữu hạn Y. (thuộc khu công nghiệp K)
có hành vi xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa của
Khu công nghiệp. Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 của Nghị định số
155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021), người có hành vi vi phạm nói
trên bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng. Trước đó, ngày 19/5/2021, công ty này
vừa mới chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phòng Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường cũng với hành vi như trên. Xác định thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính?
Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:
1. Thời hiệu xử phạt đối với vi phạm của công ty Y.?
02 năm (diểm a khoản 1 điều 6)
2. Thẩm quyền xử phạt và mức tiền phạt cụ thể được áp dụng trong trường hợp
nói trên?
 Thẩm quyền xử phạt: chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X, Cục trưởng Cục
cảnh sát môi trường, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng
cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và
chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường Căn cứ theo điểm l, điểm n
khoản 1 Điều 52 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP (sđ, bs năm 2021), điểm h
khoản 1  Chánh thanh tra bộ khoản 3 điều 52
 Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 155/2016/NĐ-
CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021), người có hành vi vi phạm nói trên
bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 5
Nghị định này cũng quy định: mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định

4
đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với
hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với
cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Như vậy, đối với hành vi
trên, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi xả nước xả trái phép nước thải không qua xử lý vào hệ
thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp vào ngày 10/3/2022 của công
ty Y có thêm tình tiết tăng nặng là vì vi phạm hành chính tái phạm (quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 –
sđ,bs năm 2020). Xét thấy công ty Y đã thực hiện lại hành vi vi phạm khi
chưa tới thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính (1 năm),. Vì
vậy trorng trường hợp này, công ty trách nhiệm hữu hạn Y phải chịu mức
tiền phạt là cao hơn 150 triệu và ít hơn 200 triệu đồng.
- Vừa có tình tiết tăng nặng vừa giàm nhẹ, một tăng nặng bù cho một giảm nhẹ
-
3. Nếu cùng thời điểm, cơ quan chức năng còn phát hiện công ty Y. có hành vi
sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu thì thẩm quyền xử phạt thuộc về
ai? Biết rằng, theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người thực hiện hành vi nói
trên bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 78 Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi sử
dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu: Chủ tịch UBND tỉnh X, người có
thẩm quyền của công an nhân dân (Giám đốc công an tỉnh, Cục trưởng Cục
cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục an ninh chính trị
nội bộ).
Vì công ty Y thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính tại cùng thời điểm,
và xét thấy hành vi xả nước thải bẩn vào hệ thống thoát nước mưa thuộc lĩnh
vực bảo vệ môi trường, còn hành vi sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con
dấu thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đây là những hành vi thuộc
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành
khác nhau, nên thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X
(căn cứ điểm c khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 – sđ, bs
2020)

4. Công ty Y. có thể nộp tiền phạt nhiều lần không? Tại sao?

5
Việc công ty Y có được nộp tiền phạt nhiều lần hay không phải đảm bảo đủ
hai điều kiện: Thứ nhất, Bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ
chức; Thứ hai, đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp
tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp
xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế (căn cứ Khoản 1 Điều 79 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012 – sđ,bs 2020) Trong trường hợp trên, công ty Y đã chịu
mức phạt tiền trên 150 triệu đồng, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định công ty
Y đang gặp khó khăn về kinh tế hay có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần và
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đơn đề nghị.

You might also like