You are on page 1of 12

CHƯƠNG II: THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TAND

1.1. Khái niệm

Thẩm quyền xét xử của Tòa án là quyền chuyên biệt trao cho Tòa án
Thẩm quyền xét xử hành chính của TAND là:
- Nghĩa rộng: là phạm vi quyền hạn của Tòa án trong xét xử hành chính.
- Nghĩa hẹp: là phạm vi quyền hạn của Tòa án trong xét xử hành chính theo loại việc,
theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ.
1.2. Ý nghĩa
Cá nhân, cơ quan, tổ chức: khởi kiện đúng quy định 🡪 Tránh mất quyền khởi kiện.
Tòa án: căn cứ cho việc thụ lý, đưa ra phán quyết; tránh sự chồng chéo, xung đột trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn 🡪 Thực hiện tốt chức năng xét xử.
Hoạt động quản lý nhà nước: nâng cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước 🡪 Giúp trong sạch nền hành chính quốc gia.
2. CÁC LOẠI THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TAND

2.1. Thẩm quyền theo loại việc.


Điều 301 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Điều 69a2 Luật Kiểm toán nhà nước 2019 (bản hợp nhất).
1
Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định: “1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ
các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt
động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở
xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
2
Điều 69 a Luật Kiểm toán nhà nước 2019 (bản hợp nhất) quy định: “1. Quyết định giải quyết khiếu nại trong
hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên
Đoàn kiểm toán;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà
nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định
giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố
tụng hành chính.
3. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Kiểm toán nhà nước có trách
nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa
án.
4. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại
trong hoạt động kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết lại vụ việc và điều
chỉnh báo cáo kiểm toán, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã
điều chỉnh cho người khởi kiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật.”.
15. Thay thế một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm như sau:
a) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 8, điểm b khoản 2 Điều 39, điểm b khoản 2 Điều 41 và điểm b khoản 2
Điều 42;
2.1.1. Quyết định hành chính
● Khái niệm: Khoản 1 Điều 33 Luật TTHC 2015.

Văn bản do Cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý
hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban
hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

● Đặc điểm

Thứ nhất, về mặt hình thức: bằng văn bản.


Quyết định quản lý nhà nước chia thành 02 loại:
- Thể hiện dưới hình thức văn bản .
- Thể hiện dưới hình thức phi văn bản.
🡪 Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND: phải thể hiện
dưới hình thức văn bản.
Văn bản là phương tiện ghi và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay một loại ký hiệu nhất
định. Gồm: văn bản giấy, email, tập tin điện tử, fax,... Thể thức: quyết định hoặc thể thức
khác như thông báo, kết luận, công văn...
Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thông báo nộp tiền sử dụng đất
Thứ hai, về mặt chủ thể ban hành:
- Cơ quan hành chính nhà nước.
- Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
- Người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức trên.
Thứ ba, về mặt nội dung: Quyết định hành chính mang tính cá biệt.
Theo tính chất và nội dung pháp lý, Quyết định hành chính chia thành 03 loại:
- Quyết định hành chính chủ đạo.
- Quyết định hành chính quy phạm.
- Quyết định hành chính cá biệt.
o Quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
o Tác động đến một hoặc một số đối tượng cụ thể.
o Có hiệu lực áp dụng một lần.

🡪 Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND: phải là Quyết
định hành chính cá biệt 🡪 tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của đối tượng áp dụng.
Thứ tư, quyết định hành chính đó phải thỏa Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015, tức là quyết
định hành chính đó phải không thuộc các quyết định sau:

b) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 46.
16. Bãi bỏ khoản 7 Điều 57.”
3
Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
- QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo quy định của pháp luật. 🡪 Nhóm loại trừ này đặt ra đối với tất cả các cấp
độ mật (tuyệt mật, tối mật và mật), nhưng chỉ loại trừ trong 03 lĩnh vực là quốc
phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật.
- Quyết định của TAND trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi
cản trở hoạt động tố tụng.
- QĐHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Tóm lại, QĐHC là loại việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND phải thỏa mãn
04 đặc điểm:
Thứ nhất, về mặt hình thức. QĐHC phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Thứ hai, về mặt chủ thể ban hành QĐHC. QĐHC phải do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành.
Thứ ba, về mặt nội dung: QĐHC đó phải là QĐHC mang tính cá biệt.
Thứ tư, QĐHC đó phải thỏa mãn Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.
2.1.2. Hành vi hành chính
● Khái niệm: Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015.

Hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà
nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

● Đặc điểm

Thứ nhất, về mặt chủ thể thực hiện hành vi:


- Cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, về mặt hình thức: HVHC phải là hành vi thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật (tức là hành vi hành động hoặc hành vi không hành
động).
HVHC này phải nằm trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ được giao thì mới được khởi kiện ra
TAND theo con đường TTHC.
Tóm lại, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ được
giao thì các hành vi hành chính đó đều có thể trở thành đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính khi có yêu cầu.
Thứ ba, HVHC phải thỏa mãn Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.
2.1.3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
● Khái niệm: Khoản 5 Điều 34 Luật TTHC 2015.

Quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ
luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

● Đặc điểm

Về mặt hình thức: quyết định kỷ luật buộc thôi việc bằng văn bản và có thể thức phải là
quyết định.
Về hình thức kỷ luật: phải là buộc thôi việc.
- Các hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: khiển
trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
Người bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc: phải là công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống.

⇨ Không phải tất cả các công chức khi bị kỷ luật buộc thôi việc đều được quyền khởi
kiện.
⇨ Người bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp này phải là công
chức, chứ không phải cán bộ hoặc viên chức.

2.1.4. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
(QĐGQKN về QĐXLVVCT)

4
Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định: “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết
định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.”
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý
theo quy định của Luật Cạnh tranh, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm
quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi:
- Hạn chế cạnh tranh.
- Vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
- Cạnh tranh không lành mạnh.
⇨ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2.1.5. Danh sách cử tri
Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội.
Danh sách cử tri bầu cử HĐND.
Danh sách cử tri trưng cầu ý dân.
Công dân chỉ có quyền khởi kiện Vụ án hành chính về các hoạt động liên quan đến việc lập
danh sách cử tri.
Khoản 3 Điều 115 Luật TTHC 2015: “Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri
trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.”
Thủ tục “tiền tố tụng”: Khiếu nại hành chính trước rồi mới được khởi kiện vụ án hành chính
ra TAND.
Tóm lại, khi khiếu nại danh sách cử trị sẽ có 02 trường hợp:
- Khiếu nại được giải quyết 🡪 không đồng ý: được quyền khởi kiện ra TAND.
- Khiếu nại không được giải quyết + đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại: được quyền
khởi kiện ra TAND.
*Tại sao đối với danh sách cử tri thì phải khiếu nại hành chính trước rồi mới được
khởi kiện vụ án hành chính ra TAND?
Thời gian từ khi lập danh sách tới khi bầu cử không dài, nên ưu tiên việc khiếu nại để kịp
thời sửa chữa, bổ sung đúng tiến độ và thời gian luật định.
2.1.6. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Điều 69, Điều 69a Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung năm 2019.
2.2. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính sơ thẩm theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ.
2.2.1. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính sơ thẩm của TAND theo cấp Tòa án
Xác định vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án cấp nào theo thủ
tục xét xử sơ thẩm, cụ thể là việc xác định TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh sẽ tiến hành
xét xử trong những trường hợp nào.

Tổ chức TAND nước ta gồm 04 cấp


TAND Tối cao

TAND cấp cao

TAND cấp tỉnh

TAND cấp huyện

Chỉ TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

● TAND cấp huyện (Điều 31 Luật TTHC): khiếu kiện từ cấp huyện trở xuống từ Quyết
định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp
huyện.
Khoản 1 Điều 31 Luật TTHC 2015: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của
UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện.
Cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống: UBND cấp huyện, UBND cấp xã, cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Chi cục thuế...
Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống: Chủ tịch
UBND cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp xã; người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện (như Trường phòng Tư pháp, Trường phòng Nội vụ, Trường phòng Tài
Nguyên – Môi trường); Chi cục trưởng Chi cục thuế...
Khoản 2 Điều 31 Luật TTHC 2015: khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống.

Khoản 3 Điều 31 Luật TTHC 2015: khiếu kiện danh sách cử tri.

⇨ Chủ thể lập danh sách cử trị thuộc cấp huyện trở xuống (UBND cấp xã, UBND cấp
huyện, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân).
⇨ Chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.

● TAND cấp tỉnh (Điều 31 Luật TTHC 2015): khiếu kiện từ cấp tỉnh trở lên (gồm cấp
tỉnh, cấp trung ương) và quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện.
Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 Luật TTHC 2015: đây là những cơ quan cấp trung ương.
Khoản 1 điều 32 Luật TTHC 2015: chỉ những cơ quan ở trung ương được liệt kê mới được
xử 🡪 không liệt kê Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 2 Điều 32 Luật TTHC 2015: cũng là cơ quan trung ương nhưng dành cho những cơ
quan thuộc những cơ quan ở Khoản 1.
*Tại sao QĐHC, HVHC của các cơ quan ở Trung ương phải khởi kiện ra Tòa án cấp
tỉnh mà không khởi kiện ra Tòa án cấp cao hay Tòa án tối cao?
Theo quy định của PL chỉ TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử vụ án
hành chính.
Khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015: khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước cấp
tỉnh hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
Cơ quan nhà nước cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
như sở, cơ quan ngang sở, cơ quan công an cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục thuế cấp tỉnh...
Người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc
Sở, Cục trưởng Cục thuế...
Khoản 4 Điều 32 Luật TTHC 2015: khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ
tịch UBND cấp huyện.
Khoản 5 Điều 32 Luật TTHC 2015: khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện của
nước Việt Nam ở nước ngoài hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó.
Khoản 7 Điều 32 Luật TTHC 2015: khiếu kiện giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh.
*Tại sao chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh?
Vụ việc cạnh tranh là vụ việc phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn cao, giao TAND cấp tỉnh
đảm bảo tính đúng đắn của sự việc.
Khoản 8 Điều 32 Luật TTHC 2015: trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải
quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.
- Đây là trường hợp ngoại lệ.
- TAND cấp tỉnh trong trường hợp này được xác định là TAND cấp trên trực tiếp của
TAND cấp huyện.
Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung năm 2019: quyết định giải quyết khiếu nại
trong hoạt động kiểm toán nhà nước do TAND cấp tỉnh giải quyết.
2.2.2. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính sơ thẩm của TAND theo lãnh thổ
Xác định vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án ở địa phương nào
(TAND ở tỉnh nào, TAND ở huyện nào).
Khiếu kiện những loại việc của địa phương (từ cấp tỉnh trở xuống): Điều 31, Khoản 3,
4 Điều 32 🡪 Tòa án cùng phạm vi địa giới hành chính với người bị kiện.
Khiếu kiện những loại việc của Trung ương (Khoản 1, 2, 5, 7 Điều 32) 🡪 Tòa án cấp tỉnh
nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc có trụ sở.
- Người khởi kiện là cá nhân thì kiện ra Tòa án cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú
hoặc làm việc.
- Người khởi kiện là tổ chức thì kiện ra Tòa án cấp tỉnh nơi mà tổ chức đó có trụ sở.

*Tại sao những loại việc ở trung ương không quy định giống như những loại việc ở
địa phương mà phải kiện ra Tòa án cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở?
CQNN ở trung ương ở HN gây khó khăn cho người khởi kiện và Tòa án cấp tỉnh ở khu vực
đó.
Ngoại lệ:
- Khoản 1, Khoản 2 Điều 32: khi kiện QĐHC, HVHC của trung ương những người
khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở ở Việt Nam thì thẩm quyền
thuộc về Tòa án nào?
- Khoản 5 Điều 32: khi kiện QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc
của người có thẩm quyền trong cơ quan đó nhưng người khởi kiện không có nơi cư
trú tại Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nào?
- Khoản 6 Điều 32: kiện QĐ kỷ luật buộc thôi việc từ cấp tỉnh trở lên 🡪 thuộc về Tòa
án nơi người khởi kiện làm việc khi bị kỷ luật.
Theo Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung năm 2019: “QĐGQKN trong hoạt động
kiểm toán nhà nước” được áp dụng giống như QĐGQKN về QĐXLVVCT tại Khoản 7 Điều
32 Luật TTHC 2015, tức là sẽ do TAND cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở giải quyết.
3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO THẨM QUYỀN

Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp là một vụ việc nhưng lại có hai cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.

● Tranh chấp giữa TAND với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Điều 33
Luật TTHC 2015.
Trong một số trường hợp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể đồng thời vừa gửi đơn khiếu
nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, vừa gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính
đến Tòa án có thẩm quyền.
Xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc là điều rất quan trọng.

● Tranh chấp giữa TAND với nhau: Khoản 7 Điều 34 Luật TTHC 2015.

You might also like