You are on page 1of 6

2.2.

Xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị
trường chứng khoán ở Việt Nam

2.1.1. Hình thức xử lý xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp
pháp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp
pháp trên thị trường chứng khoán thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt là Cảnh cáo; Phạt tiền; Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn
từ 01 tháng đến 12 tháng; Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24
tháng.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng
một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như:

- Đình chỉ hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ
chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại
diện; hoạt động lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; giao dịch chứng khoán
hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn từ 01 tháng
đến 12 tháng;

- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện,
chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, trong trường
hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
4 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Những hình thức xử phạt bổ sung trên không được áp dụng một cách độc lập
mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Quyết định xử phạt không nhất
thiết phải do một người có thẩm quyền quyết định áp dụng và ghi nhận trong cùng
một văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính mà chúng có thể do các cấp khác nhau
có thẩm quyền quyết định áp dụng và cố nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn
bản áp dụng khác nhau. 

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một
hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II
Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

2.1.2. Thời hiệu xử xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp
pháp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Về thời hiệu, pháp luật hiện hành quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 2 năm, kể từ ngày vi
phạm. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn có thể bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả. 

Nghị định của Chính phủ số156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 cũng quy định
về thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được
tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ
ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

Còn về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm trong các trường hợp cụ thể để
tính thời hiệu xử phạt vi phạm được quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định của Chính
phủ số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

2.1.3. Thẩm quyển xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp
pháp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành chứng khoán có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán. Do Chính phủ quy định thẩm quyền, mức phạt và hình thức xử
phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định
rõ về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt
tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000
đồng đối với cá nhân; Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn
phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 30,
khoản 3 Điều 32 Nghị định 156/2020/NĐ-CP; Đình chỉ giao dịch chứng khoán theo
quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 156/2020/NĐ-CP; Áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị
định 156/2020/NĐ-CP.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền
tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần
khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này; Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối
với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi
vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán; Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời
hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24
tháng; Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 156/2020/NĐ-CP.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền tối đa
đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với Tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần
khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 156/2020/NĐ-CP; Phạt tiền tối đa đến
3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối
với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán; Đình chỉ giao
dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán
có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định
156/2020/NĐ-CP.

Về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thì các chức danh nêu trên
này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Ngoài ra công chức thuộc ngành tài chính đang thi hành nhiệm vụ, công vụ; công
chức, viên chức, người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo văn bản
quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban
hành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định phải kịp thời lập biên
bản vi phạm hành chính theo quy định và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến
người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

2.1.4. Thủ tục xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp
trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Về thủ tục xử phạt, trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có hành vi
vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Trưởng đoàn thanh
tra, kiểm tra phải quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và báo cáo ngay bằng văn bản
cho Chánh Thanh tra UBCKNN hoặc Chủ tịch UBCKNN. Cơ quan quản lý nhà nước
trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra đối với các cá nhân, tổ chức nếu phát hiện
có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhưng không thuộc thẩm
quyền xử phạt của mình thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và đề xuất xử lý bằng
văn bản tới UBCKNN để giải quyết. 

Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí, trừ trường hợp trong quyết định
có quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định xử phạt được gửi cho tổ chức, cá nhân
bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử
phạt và đăng công khai trên trang điện tử của UBCKNN trong ngày làm việc tiếp
theo, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải tự nguyện thi hành quyết định xử phạt trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có
thẩm quyền xử phạt hoặc nộp tại kho bạc nhà nước.

Quy định này nhằm tránh được những khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân
bị xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt đồng thời cũng hạn chế được các tiêu cực
có thể xảy ra trong xử phạt vi phạm hành chính.

2.1.5. Quy định xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp
trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán
năm 2019 và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Điều 132- Luật Chứng khoán
năm 2019). Trước khi Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực vào năm 2021, việc
xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định trong Luật Chứng khoán năm 2006,
Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010, Luật xử phạt vi phạm hành chính
(2012), Nghị định số 108/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
số 145/2016-NĐ/CP ngày 01/11/2016.

Ngoài ra, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán cũng có quy định rõ hơn về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với 15
hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. Và mức
phạt tiền cho cá nhân và tổ chức quy định tại điều 5.

“ Điều 5. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35
và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức
và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu
trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền
tối đa quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại
khoản 2 Điều này để xử phạt.
2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi
vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và
1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với
tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15, khoản 2 và khoản 4
Điều 30, khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng
đối với cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt
tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà mức phạt được áp dụng
khác nhau đối với từng hành vi vi phạm cụ thể trong vi phạm xử lý hành chính đối với
hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Cũng tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà ngoài bị xử phạt hành chính thì cá nhân tổ chức có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật về dân sự.

Kết luận chương 2

Qua chương 2 đã giúp chúng ta tìm hiểu về hình thức, thẩm quyền, thời hiệu,
thủ tục xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng
khoán ở Việt Nam, qua đó có một cái nhìn tổng quát về pháp luật Việt Nam quy định
như thế nào về biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên
thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Và cũng biết được các khung hình phạt đối với
cá nhân, tổ chức bị xử lý hành chính khi có hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Những vấn đề nêu trên là cơ sở, tiền đề để nghiên
cứu về thực trạng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý hành chính đối
với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam được đề
cập ở chương 3 và chương 4.

You might also like