You are on page 1of 4

THỜI HẠN

Cơ sở pháp lý:
+ Luật xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi bổ sung năm 2020.
+ Luật số 67/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
+ Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Phân tích:
Trước hết, có thể hiểu một cách khái quát, thời hạn xử phạt trong xử lý vi
phạm hành chính là khoảng thời gian được pháp luật ấn định, theo đó các chủ thể
có liên quan buộc phải thực hiện các công việc của mình trong khoảng thời gian
này hoặc khi khoảng thời gian đó trôi qua, thì các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể có liên quan bị chấm dứt1.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đã xác định rõ quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện trong
khoảng thời gian nào. Với nội dung này, pháp luật đã quy định cụ thể trong khoản
1 điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi bổ sung năm 2020.

“Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c
khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có
thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
63 của Luật này;

b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác
minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra
quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
1
ThS Nguyễn Văn Quang, “Bàn về vấn đề thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật
học, Số 6, 2001-11-01, tr.50.
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc
biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh,
thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính.”

Trong tình huống đề bài cho, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính
được xác định như sau:

Trường hợp thứ nhất, ông Phạm Đình X có yêu cầu giải trình.

Do mức tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của ông
Phạm Đình X là trên 15.000.000 đồng nên ông Phạm Đình X có quyền giải trình
trực tiếp hoặc bằng văn bản đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính2.

Trong trường hợp trên, thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Nếu phát sinh nhiều tình tiết phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng và cần có thời
gian để xác minh thì thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là 02 tháng, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp thứ hai, ông Phạm Đình X không có yêu cầu giải trình.
Ông Phạm Đình X có hành vi kinh doanh mĩ phẩm nhập lậu và kinh doanh
mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đều là các hành vi vi phạm hành chính. Để xác định
rõ thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ta cần xác định cụ thể từng
vi phạm hành chính có thuộc trường hợp.
Với hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mức tiền phạt cho hành vi vi
phạm này là 50.000.000 đồng, vẫn nằm trong giới hạn thẩm quyền của thanh tra Sở
Công thương tỉnh B3.
2
Xem khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020
3
Xem khoản 2 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Tuy nhiên, với hành vi kinh doanh mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, tang vật có
giá trị là 96.000.000 đồng, mức tiền phạt được quy định trong điều 17 Nghị định
98/2020/NĐ-CP tương ứng với hành vi này là 70.000.000 đồng. Ở đây, mức tiền
phạt đã vượt quá thẩm quyền của thanh tra Sở Công thương, do vậy, Thanh tra Sở
công thương phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt là Thanh tra
bộ Công thương4.
Tóm lại, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường
hợp này là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Bổ sung nếu bài Mức tiền xử phạt (câu 1) còn thiếu:


4
Xem khoản 2 và khoản 4 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Đối với hành vi vi phạm hành chính 1, mức tiền phạt được quy định là “Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu
có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng” (Điểm g Điều 15 Nghị
định 98/2020/NĐ-CP) và “Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh
doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau
đây: “c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm
thuốc, mỹ phẩm…” Như vậy, mức tiền phạt cho hành vi vi phạm này là
50.000.000 đồng.
với hành vi kinh doanh mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, tang vật có giá trị là
96.000.000 đồng, mức tiền phạt được quy định trong điều 17 Nghị định
98/2020/NĐ-CP “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.” (Khoản 10) và “Phạt tiền
gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với
người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi
phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Là thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh
và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế…” (Khoản 12). Như
vậy, mức tiền phạt tương ứng với hành vi này là 70.000.000 đồng.

You might also like