You are on page 1of 8

ĐỀ BÀI: Phân tích nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012. Lấy ví dụ cho từng khoản?
VŨ XUÂN KỲ - 450418
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Tại khoản 1 và khoản 2 điều 12 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
có định nghĩa về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm như sau: 
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính
- Trục xuất
Lưu ý:
– Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là
hình thức xử phạt chính.
– Ba hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ
sung hoặc hình thức xử phạt chính.

1
– Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ
bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm
theo hình thức xử phạt chính.
2. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 52 LUẬT XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012 VÀ LẤY VÍ DỤ CHO TỪNG
KHOẢN
Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những công
việc quan trọng mà người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc vi phạm
hành chính phải thực hiện trước khi tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền là hành
vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm
hành chính (viết tắt là XLVPHC), ngoài ra nếu ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính không đúng thẩm quyền sẽ phải hủy bỏ toàn bộ nội dung
quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính là người có quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính. Thực tiễn thi hành Luật XLVPHC có nhiều trường hợp xác định không
đúng thẩm quyền xử phạt như: Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức phạt
chứ không căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt; nhầm lẫn giữa thẩm
quyền xử phạt của cá nhân và tổ chức…Việc xác định thẩm quyền XPVPHC
tuân thủ nguyên tắc được quy định tại điều 52 luật XLVPHC năm 2012 như
sau:
“Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định
tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một
hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm

2
quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác
định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội
thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này,
thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành
chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức
tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân
dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ
vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39
đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh
vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính
thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc
sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng
hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm
quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một
trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính
thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

3
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều
người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.”
Như vậy, theo khoản 1 điều 52 thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính là những người được quy định từ Điều 38 đến Điều 51 của Luật
XLVPHC. Theo đó, có khoảng gần 200 chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào
quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên Chính phủ quy định cụ
thể thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với vi
phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính thì việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với một
chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính
của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02
lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy
định đối với chức danh đó. Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành
chính trong khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức
phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp
dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ;
bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với các hành vi vi phạm
hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định
áp dụng trong nội thành.
VD:  Điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế, mức phạt tối đa đối
với hành vi "Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung
đông người" là 10 triệu đồng đối với cá nhân và 20 triệu đồng đối với tổ chức.
Về thẩm quyền xử phạt hành vi này, chương 3 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP
quy định: Chủ tịch UBND cấp xã, phạt đến 05 triệu đồng; Chủ tịch UBND

4
cấp huyện, phạt đến 25 triệu đồng; Chánh Thanh tra Sở Y tế, phạt đến 25 triệu
đồng;…
 Theo khoản 2 điều 52 thì thẩm quyền phạt tiền đối với mỗi chức danh
được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với
từng hành vi vi phạm cụ thể.
VD: Hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình “Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản của người khác”. Hành vi này thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Trong trường hợp này
cách xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
       Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy
định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 4.000.000 đồng
đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, mức xử phạt cao nhất
của hành vi vi phạm trên là 5.000.000đ, vậy đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP không thuộc
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã. Khi tham mưu xử phạt vi phạm hành chính cần lưu ý để chuyển hồ sơ cho
cơ quan có thẩm quyền cao hơn xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 3 điều 52 quy định chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa
phương. Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn lại quy
định trong Luật XLVPHC có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc
lĩnh vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do
người thụ lý đầu tiên thực hiện. Trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành

5
chính có quy định nhiều chức danh tham gia xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực
quản lý nhà nước khác nhau, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính phải căn cứ vào từng điều khoản cụ thể để xác định thẩm quyền xử phạt
của mình.
Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có
sự thay đổi về tên gọi thì chức danh đó có thẩm quyền xử phạt. Người được
giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm
quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng.
Trong một số trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên
hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ
phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi
phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành
chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền
không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác. Văn bản giao
quyền phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; văn bản giao
quyền phải đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; trường hợp cơ
quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng
dấu treo của cơ quan cấp trên. Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày,
tháng, năm, trích yếu của văn bản giao quyền.
VD: Cũng với hành vi ở khoản 1 trong phòng, chống dịch Covid-19 do lực
lượng chức năng ở địa phương lập biên bản thì việc xử phạt này do Chủ tịch
UBND cấp huyện thực hiện; nếu do lực lượng Thanh tra Sở Y tế thực hiện thì
do Chánh Thanh tra Sở Y tế xử phạt.
Khoản 4 điều 52 quy định trường hợp xử phạt một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm được xác định như
sau:

6
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch
thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều
thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vẫn
thuộc người đó;
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch
thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành
vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm thì người đó phải chuyển
vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
- Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người
thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
VD: Ông A bị lập biên bản 02 hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid-
19. Nếu hình thức, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả,… được quy
định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã
thì quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã; trường hợp một trong các
hình thức, mức phạt,… đối với một trong các hành vi vi phạm của ông A vượt
quá thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã thì phải chuyển ngay vụ việc đến
cấp có thẩm quyền xử phạt; nếu ông A có 01 hành vi vi phạm thuộc về thẩm
quyền của Thanh tra Y tế, 01 hành vi vi phạm thuộc về thẩm quyền của Quản
lý Thị trường thì xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND có thẩm quyền nơi xảy ra
vi phạm. 
3. KẾT LUẬN
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, trong thời
gian qua các cấp, các ngành đã tập trung triển khai thi hành nghiêm túc các
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đã góp phần quan trọng
trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm
pháp luật hành chính; nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác quản lý
xử lý vi phạm hành chính được nâng lên; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong

7
quản lý xã hội; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý xử lý vi phạm hành
chính còn bộc lộ một số hạn chế, trong đó có việc xác định thẩm quyền xử
phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy để việc xác định thẩm
quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đúng quy định, thì
cần nắm rõ các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt là điều
cần thiết. Đây là yếu tố đầu tiên quyết định cho việc xử phạt đúng pháp luật.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
-https://luatminhkhue.vn/vi-pham-hanh-chinh-va-xu-ly-vi-pham-hanh-
chinh.aspx
-https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/vi-pham-
hanh-chinh/nguyen-tac-xac-dinh-va-phan-dinh-tham-quyen-xu-phat-vi-
pham-hanh-chinh-272884
-https://sotp.langson.gov.vn/sites/sotp.langson.gov.vn/files/2020-03/S
%E1%BB%95%20tay%20H%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d
%E1%BA%ABn%20k%E1%BB%B9%20n%C4%83ng%20x
%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BA%A9m
%20quy%E1%BB%81n%20%C3%A1p%20d%E1%BB%A5ng%20c
%C3%A1c%20h%C3%ACnh%20th%E1%BB%A9c%20x%E1%BB
%AD%20ph%E1%BA%A1t%20v%C3%A0%20bi%E1%BB%87n
%20ph%C3%A1p%20kh%E1%BA%AFc%20ph%E1%BB%A5c
%20h%E1%BA%ADu%20qu%E1%BA%A3.doc.doc

You might also like