You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----------

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên: Hoàng Thanh Trang


Lớp: HC44B – nhóm 2
Mã số sinh viên: 1953801014248
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Chương
VI PHẠM HÀNH CHÍNH – TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
A. GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI
1. Cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế có thể
được hoãn thi hành quyết định phạt tiền.
 Nhận định sai vì Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong
trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó
khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch
bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm
việc (Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
2. Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu có thể được áp dụng ngay
cả khi không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 Nhận định sai
B. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:
1. Nộp tiền phạt nhiều lần:
a. Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính;
b. Được áp dụng đối với tất cả các tổ chức vi phạm hành chính;
c. Được áp dụng đối với tổ chức khi có một trong hai điều kiện: hoặc là bị
phạt tiền từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc là đang gặp khó khăn đặc biệt về
kinh tế;
d. Có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
 Câu d vì điều 79 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể như sau:

“1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ
200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt
nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác
nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ
chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan,
tổ chức cấp trên trực tiếp.

2.Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết
định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
2. Thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã:
a. Tối đa chỉ đến 2.000.000 đồng;
b. Tối đa chỉ đến 5.000.000 đồng;
c. Tối đa chỉ đến 10.000.000 đồng;
d. Tối đa chỉ đến 20.000.000 đồng.
 Câu c
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng
quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
a. Có thể là 1 năm;
b. Không thể là 2 năm;
c. Luôn là 5 năm;
d. Có thể là 5 năm.
 Câu d
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm
hành chính về thuế

>>> Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02
năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định
xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là
ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo
quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện
hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời
hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

>>>Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế,
gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu
xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra
quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo
ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà
người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính từ thời điểm:
a. Chấm dứt hành vi vi phạm;
b. Phát hiện hành vi vi phạm;
c. Thực hiện hành vi vi phạm;
d. Hành vi vi phạm được lập biên bản.
 Câu c
5. Không phải là tình tiết tăng nặng:
a. Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ;
b. Chống người thi hành công vụ;
c. Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
 Câu b
Với tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 10. Tình tiết tăng nặng

“1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc
người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi
phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành
chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành
chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;


C. BÀI TẬP
1. Ngày 20 tháng 6 năm 2017, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản về việc
sản xuất lô hàng giả trị giá 30 triệu đồng của ông Nguyễn Văn X (ngụ ở phường 2,
quận 5, Thành phố H). Cho rằng bà Phan Thị Y là người đã tố cáo hành vi của
mình đến cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn X liền thuê 5 thanh niên đón
đường đánh bà Y để trả thù khiến bà này bị thương 9% ngay trong ngày hôm đó.

Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:

a. Người có thẩm quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X? Biết rằng, theo Nghị định
185/2013/NĐ-CP, hành vi sản xuất hàng giả nói trên bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến
20 triệu đồng và theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi thuê người khác đánh
nhau bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trả lời:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt ông Nguyễn Văn X.

Tại khoản 2 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.”.

b. Các biện pháp trách nhiệm hành chính có thể được áp dụng đối với ông Nguyễn
Văn X?

Trả lời:
Các biện pháp trách nhiệm hành chính có thể được áp dụng đối với ông Nguyễn Căn
X là:

- Biện pháp xử phạt chính: phạt tiền

- Biện pháp xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn. Trong thời gian bị
tước quyền sử dụng giấy phép cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động
ghi trong giấp phép.

+ Tịch thu tan vật, phương tiện vi phạm được sử dụng để thực hiện vi phạm hành
chính: là việc xung vào quỹ của nhà nước vật, tiền, hàng hóa phương tiện có liên quan
trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tịch thu tan vật, tiền, phương tiện bị cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý
hợp pháp.

- Bồi thường và chịu trách nhiệm dân sự đối với tình trạng sức khỏe của bà Y vì hanh
vi xâm phạm gây tổn hại đến thân thể của cá nhân.

c. Nếu ông Nguyễn Văn X bỗng nhiên mất tích thì chủ thể có thẩm quyền sẽ xử lý vụ
việc như thế nào?

Trả lời:

Nếu ông Nguyễn Văn X bổng nhiên mất tích thì chủ thể có thẩm quyền sẽ xử lý vụ
việc trên theo Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rằng: “Trường hợp
người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành
quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.”

d. Trong trường hợp nào, ông Nguyễn Văn X được hoãn thi hành quyết định phạt
tiền?
Trả lời:

Ông Nguyễn Văn X được hoãn thi hành quyết định phạt tiền trong trường hợp sau
đây:

Cá nhân ông X phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời gian 05 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi
hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03
tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. (khoản 2 Điều 76 Luật Xử lý ci phạn hành
chính).

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn N đóng trên địa bàn quận A, thành phố H chuyên sản
xuất các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhằm quảng bá
hình ảnh của doanh nghiệp, tăng niềm tin cho khách hàng, công ty này đã sử dụng
công nghệ ghép ảnh để có những bức hình trong đó Giám đốc công ty đang tươi
cười nhận bằng khen và cúp vàng từ Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ B.
Anh (chị) hãy xác định:
a. Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm nói trên? Biết rằng, theo
Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP), người có hành vi quảng cáo sai sự
thật bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trả lời:
Căn cứ vào điểm a khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: “ Quảng cáo sai sự
thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng
loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời
hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d
Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 68, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b
Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này.
b. Giả sử, ngày 15/5/2016, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt công ty
N về hành vi nói trên. Đến ngày 20/3/2017, công ty này tiếp tục tiến hành quảng
cáo sản phẩm mới có công dụng chữa khỏi bệnh ung thư, trong đó có mời một số
người giả đóng vai bệnh nhân đã khỏi bệnh phát biểu cảm tưởng, mặc dù hiệu quả
của sản phẩm chưa được kiểm nghiệm trên thực tế. Vậy, có thể áp dụng tình tiết
tăng nặng “tái phạm” để xử phạt công ty N không? Tại sao?
Trả lời:
Đối với hành vi của công ty N nói trên có thể áp dụng tình tiết tăng nặng “tái
phạm” để xử phạt. Vì ta thấy công ty N đã vừa bị xử lý vi phạm hành chính không
đầy một năm về việc quảng cáo sai sự thật nhằm quảng bá hình ảnh của doanh
nghiệp, tăng niềm tin cho khách hang, bây giờ lại cố ý tiếp tục hành vi mời một số
người đóng giả bệnh nhân đã khỏi bệnh ung thư để phát biểu cảm nghĩ cũng như
đang nói dối, nói sai sự thật về tác dụng của sản phẩm, lại thực hiện các hành vi
sai trái để thu lợi ích cho công ty.
c. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty N của người có
thẩm quyền có phải là nguồn của Luật hành chính hay không? Tại sao?
Trả lời:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty N của người có thẩm
quyền là nguồn của Luật hành chính. Vì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính của công ty N phải căn cứ vào Nghi định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo để
xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của công ty N.

You might also like