You are on page 1of 8

NHÓM

Tên thành viên

BÀI THỰC HÀNH


CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Chọn câu nhận định đúng:
a) Người lập biên bản vi phạm hành chính luôn là người ra quyết định xử phạt;
b) Người lập biên bản vi phạm hành chính luôn là cấp dưới của người ra quyết
định xử phạt;
c) Người lập biên bản có thể đồng thời là người ra quyết định xử phạt;
d) Tất cả đều đúng.
2. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Giám đốc công an tỉnh.
3. Một người thực hiện vi phạm hành chính, có mức phạt đến 250.000 đồng thì
người có thẩm quyền:
a) Không được lập biên bản xử phạt và phải thu tiền phạt tại chỗ;
b) Không cần lập biên bản xử phạt và phải thu tiền phạt tại chỗ;
c) Phải lập biên bản xử phạt và thu tiền phạt tại chỗ;
d) Có thể lập biên bản xử phạt và không cần thu tiền phạt tại chỗ.
4. Xử phạt vi phạm hành chính:
a) Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền;
b) Bao gồm cả các biện pháp xử lý hành chính;
c) Chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm hành chính;
d) Chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính.
5. Trục xuất:
a) Luôn được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt chính;
b) Có thể được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc phạt bổ sung;
c) Được áp dụng đối với bất cứ người nước ngoài nào vi phạm pháp luật Việt
Nam;
d) Thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
6. Hình thức xử phạt cảnh cáo:
a) Phải lập biên bản vi phạm trong mọi trường hợp;
b) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính;
c) Được áp dụng đối với mọi cá nhân từ 14 đến 16 tuổi vi phạm hành chính;
d) Phải thể hiện bằng văn bản.
7. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện;
b) Luôn là một năm kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính;
c) Luôn là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính bị phát hiện;
d) Có thể là một năm, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
8. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn:
a) Luôn là hình thức xử phạt bổ sung;
b) Chỉ có thể được áp dụng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
c) Có thể áp dụng đối với cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính;
d) Là biện pháp khắc phục hậu quả.
9. Căn cứ xác định thẩm quyền phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
a) Là tổng mức phạt trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành
chính;
b) Là mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
c) Là mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể;
d) Là mức tối thiểu của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể.
10. Chủ thể vi phạm hành chính:
a) Luôn là tổ chức;
b) Có thể là tổ chức hoặc cá nhân;
c) Không nhất thiết phải có năng lực pháp lý trách nhiệm hành chính;
d) Có thể dưới 14 tuổi.
11. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
a) Luôn là hình thức phạt bổ sung;
b) Có thể áp dụng một cách độc lập;
c) Chỉ được áp dụng bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
d) Chỉ do người cấp giấy phép thực hiện.
12. A (13 tuổi), B (15 tuổi) và C (19 tuổi) có hành vi đua xe mô tô trái phép. Hành
vi của A, B, C bị xử lý như sau:
a) Không phạt A, B, phạt C cảnh cáo;
b) Không phạt A, phạt cảnh cáo B, phạt tiền C;
c) Phạt cảnh cáo A, B, phạt tiền C;
d) Không phạt A, phạt tiền đối với B và C.
13. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
a) Được tính từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện
b) Được tính từ ngày vi phạm hành chính được phát hiện
c) Được thực hiện trong vòng 07 ngày, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực
hiện
d) Không nhất thiết được thực hiện trong vòng 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản về
vi phạm hành chính.
14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào:
a) Mức cao nhất của khung tiền phạt;
b) Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung;
c) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Tất cả đều đúng.
15. Chọn câu đúng:
a) Không được áp dụng các hình thức xử phạt đối với người dưới 14 tuổi;
b) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên;
c) Không được phạt tiền đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi;
d) Có thể áp dụng mọi hình thức xử phạt hành chính đối với người từ 14 tuổi trở
lên.
16. Công ty X thực hiện hành vi xả thải ra môi trường, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành
chính mà lại thực hiện hành vi xả thải ra môi trường thì:
a) Chỉ Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi xảy ra vi phạm có thẩm quyền xử lý;
b) Người có thẩm quyền xử phạt Công ty X với tình tiết tăng nặng là tái phạm;
c) Người có thẩm quyền xử phạt Công ty X với tình tiết tăng nặng là vi phạm
nhiều lần;
d) Người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt hành chính ngay mà
không nhất thiết phải lập biên bản về vi phạm đó.
17. Trong trường hợp người chưa thành niên thực hiện vi phạm hành chính:
a) Quyết định xử phạt phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người
chưa thành niên;
b) Mức phạt tiền được áp dụng không quá 5 triệu đồng;
c) Nhất thiết cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay;
d) Chỉ bị áp dụng hình thức cảnh cáo.
18. Việc giải trình về vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
b) Người vi phạm phải giải trình trực tiếp với người lập biên bản vi phạm hành
chính;
c) Chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm;
d) Có thể áp dụng với tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính bị tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
19. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
a) Luôn được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo
b) Có thể được áp dụng đối với những trường hợp cá nhân vi phạm có mức phạt
tiền cao hơn 250.000 đồng.
c) Luôn được áp dụng trong những trường hợp xử phạt tại chỗ
d) Luôn được áp dụng cho những trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với
cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức.
20. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ
quan thì:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt;
b) Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt;
c) Tất cả các cơ quan đều có quyền ra quyết định xử phạt;
d) Cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó được quyền xử phạt.
21. Hành vi trái pháp luật là:
a) Hành động trái pháp luật;
b) Không làm những gì mà pháp luật buộc phải thực hiện;
c) Làm những gì mà pháp luật cấm;
d) Thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động trái với các quy định pháp
luật.
22. Vi phạm hành chính và tội phạm:
a) Không có mối liên hệ với nhau;
b) Có thể cùng được quy định về chế tài áp dụng trong một văn bản;
c) Có thể giống nhau về mặt khách thể;
d) Luôn giống nhau về mặt khách thể.
23. Nộp tiền phạt nhiều lần:
a) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính;
b) Được áp dụng đối với tất cả các tổ chức vi phạm hành chính;
c) Được áp dụng đối với tổ chức khi có một trong hai điều kiện: hoặc là bị phạt
tiền từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc là đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế;
d) Có thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
24. Thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã:
a) Tối đa chỉ đến 2.000.000 đồng;
b) Tối đa chỉ đến 5.000.000 đồng;
c) Tối đa chỉ đến 10.000.000 đồng;
d) Tối đa chỉ đến 20.000.000 đồng.
25. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
a) Có thể là 1 năm;
b) Không thể là 2 năm;
c) Luôn là 5 năm;
d) Có thể là 5 năm.
26. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính từ thời điểm:
a) Chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Phát hiện hành vi vi phạm;
c) Thực hiện hành vi vi phạm;
d) Hành vi vi phạm được lập biên bản.
27. Hình thức xử phạt cảnh cáo:
a. Là chế tài kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm
pháp luật;
b. Chỉ được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt chính;
c. Chỉ được áp dụng đối với người vi phạm hành chính từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi;
d. Không phải là biện pháp trách nhiệm hành chính.
28. Chủ thể có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
trường hợp sau đây:
a. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
b. Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình
sự;
d. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
29. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
a. Có thể được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp;
b. Luôn được bán đấu giá để nộp vào ngân sách nhà nước;
c. Chỉ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định;
d. Luôn bị tiêu hủy nếu không có giá trị sử dụng.
30. Không phải là tình tiết tăng nặng:
a) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ;
b) Chống người thi hành công vụ;
c) Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
31. Xử phạt vi phạm hành chính:
a) Chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành
chính;
b) Chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính;
c) Không chỉ là việc người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
d) Chỉ được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính.
32. Người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vi phạm hành chính:
a) Có thể là bất kỳ người thân thích nào của người chưa thành niên;
b) Bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư;
c) Bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý;
d) Có thể là đại diện của trường học nơi người đó đang theo học.
33. Hình thức xử phạt tiền:
a) Có thể được coi là hình phạt tiền;
b) Có thể được áp dụng thay thế cho hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức;
c) Được áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính;
d) Không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng văn bản nếu được áp dụng.
34. Việc giải trình về vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
b) Người vi phạm phải giải trình trực tiếp với người vi phạm hành chính;
c) Có thể thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền;
d) Biên bản về việc giải trình là văn bản áp dụng pháp luật Hành chính.
35. Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người vi phạm hành chính:
a) Chỉ được quy định trong Luật Hành chính;
b) Người bồi thường thiệt hại không nhất thiết là người thực hiện vi phạm hành
chính;
c) Người có thẩm quyền xử phạt hành chính là người có quyền quyết định mức
bồi thường;
d) Là sự thể hiện của trách nhiệm hành chính.
36. Là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành của vi phạm hành chính:
a. Hành vi trái pháp luật;
b. Động cơ của người vi phạm hành chính;
c. Mục đích vi phạm hành chính;
d. Mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả.
37. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn là cá nhân;
b) Có thể là tập thể người;
c) Có thể là tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phải là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
38. Hình thức xử phạt trục xuất:
a) Không thể áp dụng đối với người không quốc tịch;
b) Có thể áp dụng đối với người không quốc tịch;
c) Không thể áp dụng đối với người 2 quốc tịch;
d) Có thể áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
39. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a) Được áp dụng với mọi chủ thể khi có căn cứ do pháp luật quy định;
b) Không áp dụng đối với người chưa thành niên;
c) Không áp dụng khi hết thời hạn, thời hiệu;
d) Thuộc thẩm quyền áp dụng của tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.
40. Người bị hạn chế năng lực hành vi vi phạm hành chính thì:
a) Người đại diện phải nộp phạt thay;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính;
c) Được giảm mức xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phải tự mình chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

A B C D A B C D
Câu 1 Câu 21
Câu 2 Câu 22
Câu 3 Câu 23
Câu 4 Câu 24
Câu 5 Câu 25
Câu 6 Câu 26
Câu 7 Câu 28
Câu 8 Câu 29
Câu 1 Câu 30
Câu 1 Câu 31
Câu 1 Câu 32
Câu 1 Câu
Câu 1
Câu 1
Câu 1
Câu 20 Câu 40

You might also like