You are on page 1of 7

B.

CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:


1. Ông A là Trưởng phòng/ chuyên viên phòng Tư pháp thuộc UBND huyện X. A thực
hiện 3 hành vi vi phạm kỷ luật và các hành vi bị xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ
nhất: cảnh cáo, hành vi thứ 2: cảnh cáo, hành vi thứ 3: khiển trách. Hình thức kỷ luật cuối
cùng đối với ông A là:
a) Giáng chức; Trưởng phòng
b) Cách chức;
c) Hạ bậc lương. Chuyên viên
d) Buộc thôi việc.

2. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận công chức bị mất năng lực hành vi dân sự khi vi
phạm pháp luật:
a) Là cơ quan nơi công chức công tác;
b) Là Tòa án;
c) Là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh;
d) Là cơ quan Công an.
3. Hội đồng kỷ luật công chức tiến hành họp khi:
a) Có đủ 05 thành viên tham dự;
b) Có đủ 04 thành viên trở lên tham dự;
c) Có đủ 03 thành viên trở lên tham dự;
d) Có Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và một ủy viên tham dự.

4. Cán bộ, công chức nhà nước Việt Nam:


a) Chỉ có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật cán bộ, công chức;
b) Luôn là người làm việc trong cơ quan nhà nước;
c) Hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
d) Đều được giải quyết cho thôi việc nếu có nguyện vọng.
5. Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã:
a) Là công chức cấp xã;
b) Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ;
c) Là cán bộ xã;
d) Là người làm việc không chuyên trách ở cấp xã.
6. Tiêu chí nào không là căn cứ bắt buộc trong việc tuyển dụng công chức:
a) Yêu cầu nhiệm vụ;
b) Vị trí việc làm;
c) Chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức;
d) Thâm niên công tác.
7. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn/ đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc:
a) Được đăng ký dự tuyển công chức;
b) Được đăng ký dự tuyển viên chức;
c) Được đăng ký dự tuyển cán bộ;
d) Không được đăng ký dự tuyển công chức lẫn viên chức.

8. Giáng chức đối với công chức là:


a) Việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn;
b) Việc công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Việc công chức bị hạ xuống chức vụ thấp hơn;
d) Việc công chức bị hạ xuống ngạch, bậc thấp hơn.
9. Phương thức tuyển dụng công chức:
a) Chỉ là thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Chủ yếu là hình thức xét tuyển;
c) Có thể không là hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển;
d) Thể hiện sự bình đẳng giữa cơ quan tuyển dụng và công dân dự tuyển.
10. Hình thức kỷ luật cách chức:
a) Có thể được áp dụng đối với cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
b) Được áp dụng đối với bất cứ công chức nào vi phạm pháp luật;
c) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính;
d) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất của công chức.
11. Hình thức kỷ luật giáng chức:
a) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với công chức;
b) Có thể được áp dụng đối với cả cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
c) Chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
d) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính.
12. Trách nhiệm đánh giá công chức:
a) Thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức;
b) Không bao giờ thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp;
c) Không nhất thiết phải được tiến hành dựa trên cơ sở quy định của pháp luật;
d) Nhằm mục đích phát hiện và xử lý sai phạm của công chức.
13. Công chức nhà nước Việt Nam:
a) Luôn được tuyển dụng theo hình thức thi tuyển;
b) Là chủ thể bắt buộc trong tất cả các quan hệ pháp Luật Hành chính;
c) Nhất thiết phải là người mang quốc tịch Việt Nam;
d) Không có quyền xin thôi việc nếu công chức đó giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy
nhà nước.
14. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết cho công chức thôi việc:
a) Nếu công chức vi phạm pháp luật;
b) Nếu công chức có hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;
d) Bất cứ khi nào công chức có đơn xin thôi việc.
15. Trong thời gian tập sự, người tập sự:
a) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 1;
b) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 2;
c) Luôn hưởng 85% mức lương bậc 3;
d) Có thể được hưởng 100% mức lương.
16. Cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm kỷ luật:
a) Chỉ là vi phạm kỷ luật;
b) Mọi vi phạm pháp luật;
c) Vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật khác liên quan đến công vụ và đạo đức;
d) Không bao giờ là vi phạm hành chính.
17. Nếu CBCC vi phạm kỷ luật tại cơ quan cũ nhưng chưa bị phát hiện và xử lý thì đã
điều động sang cơ quan khác thì:
a) Cơ quan cũ xử lý rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan mới;
b) Cơ quan mới xử lý và quản lý CBCC;
c) Cơ quan mới xử lý và chuyển hồ sơ cho cơ quan cũ;
d) Không bị xử lý kỷ luật nữa.
18. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Là công chức cấp xã;
b) Có quyền ban hành văn bản quy phạm hành chính với hình thức là quyết định hoặc
chỉ thị;
c) Là cán bộ cấp xã,
d) Không có quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.
19. Thời hiệu xử lý kỷ luật CBCC theo pháp luật hiện hành được tính từ thời điểm
a) CBCC thực hiện hành vi vi phạm;
b) Hành vi vi phạm bị phát hiện;
c) Cơ quan, đơn vị đã xác định rõ về hành vi vi phạm;
d) Hội đồng kỷ luật CBCC được thành lập.

20. Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc:


a) Không được nhận trợ cấp BHXH;
b) Không được nhận trợ cấp thôi việc;
c) Không được dự tuyển làm công chức nữa;
d) Có thể khởi kiện ra TAND ngay sau khi có quyết định kỷ luật.

21. Ngày 10/6/2021, thủ trưởng cơ quan X đã ra quyết định xử lý kỷ luật công chức A,
ngạch chuyên viên với hình thức cảnh cáo. Ngày 20/9/2021, công chức A lại tiếp tục thực
hiện vi phạm pháp luật mà theo quy định pháp luật, hành vi này cũng bị xử lý với hình
thức khiển trách/cảnh cáo. Thủ trưởng cơ quan X sẽ:
a) Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với ông A;
b) Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc ông A;
c) Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông A;
d) Phạt tiền ông A thay cho hình thức kỷ luật.
22. Cán bộ vi phạm pháp luật bị Toà án phạt tù giam thì:
a) Người có thẩm quyền không phải thành lập Hội đồng kỷ luật;
b) Đương nhiên bị buộc thôi việc mà không cần ban hành quyết định xử lý kỷ luật;
c) Có thể không bị thôi việc;
d) Không thể tiếp tục xử lý kỷ luật.
23. Cán bộ:
a) Nhất thiết là người thực thi quyền lực chính trị;
b) Chỉ làm việc trong tổ chức chính trị, chính trị- xã hội;
c) Là người mang quốc tịch Việt Nam;
d) Không thể đồng thời là công chức.
24. Nếu cán bộ, công chức thực hiện một vi phạm pháp luật thì không thể đồng thời
phát sinh:
a) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.
25. Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:
a) Là thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
b) Có thể tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức;
c) Khác thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức;
d) Không phải luôn là 24 tháng tính từ thời điểm công chức thực hiện vi phạm pháp luật.

26. Là cán bộ:


a) Phó Chủ tịch Hội phụ nữ cấp xã;
b) Hiệu trưởng Trường đại học công lập;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
d) Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
27. Là công chức: x
a) Bí thư Thành ủy; cb
b) Chủ tịch UBND cấp xã;
c) Giám đốc Sở Công thương;
d) Viện trưởng Viện nghiên cứu thuộc Bộ.
28. Cán bộ là:
a) Tất cả những người được bầu cử để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ;
b) Tất cả những người giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước;
c) Những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ không chỉ trong cơ quan hành chính nhà nước.
29. Cán bộ, công chức có quyền
a) Làm việc ngoài thời gian pháp luật quy định;
b) Từ chối thi hành nhiệm vụ trái pháp luật của cấp trên;
c) Tham gia đình công;
d) Góp vốn vào công ty cổ phần.
30. Cán bộ
a) Không được xếp vào ngạch;
b) Không bị xử lý kỷ luật với hình thức cách chức;
c) Không làm việc trong cơ quan nhà nước;
d) Không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
31. Là viên chức:
a) Bí thư Thành ủy; cb
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; cb
c) Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen;
d) Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.
32. Hình thức kỷ luật cao nhất có thể được áp dụng đối với Bộ trưởng:
a) Buộc thôi việc;
b) Bãi nhiệm;
c) Cách chức;
d) Chuyển làm công việc khác.

33. Người nào sau đây là cán bộ:


a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
34. Người nào sau đây không phải là cán bộ:
a) Giám đốc Sở;
b) Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
c) Tổng Kiểm toán Nhà nước;
d) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
35. Là công chức:
a) Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã;
b) Bí thư Huyện đoàn;
c) Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
36. Nếu viên chức vi phạm ở mức độ nghiêm trọng kỷ luật lao động của đơn vị sự
nghiệp thì:
a) Chỉ cần dựa trên cơ sở Nội quy kỷ luật lao động để ra quyết định xử lý kỷ luật;
b) Không thể áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp không cần thành lập Hội đồng kỷ luật mà ra quyết
định xử lý kỷ luật ngay;
d) Người có thẩm quyền xử lý luôn là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đó.
37. Công chức đang trong thời gian tập sự:
a) Được hưởng 75% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng
b) Nếu có trình độ thạc sĩ thì hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng;
c) Đương nhiên được hưởng 100%mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng;
d) Thời gian tập sự được tính vào thời gian nâng bậc lương.
38. Bác sĩ bệnh viện Hùng Vương xúc phạm danh dự của bệnh nhân trong quá trình
khám, chữa bệnh:
a) Bị khiển trách;
b) Nếu bác sĩ đang làm thủ tục nghỉ hưu thì người có thẩm quyền vẫn có thể tiếp tục làm
thủ tục cho nghỉ hưu;
c) Có thể bị tạm đình chỉ công tác không quá 2 tháng;
d) Bị cách chức;
39. Thời hiệu xử lý công chức được tính từ thời điểm:
a) Công chức thực hiện vi phạm pháp luật;
b) Hội đồng kỷ luật công chức họp;
c) Hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị phát hiện;
d) Công chức viết bản kiểm điểm.

40. Nếu công chức thực hiện 01 vi phạm pháp luật thì không thể đồng thời phát sinh:
a) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.
41. Khác với viên chức, công chức không được:
a) Tham gia đình công;
b) Thành lập doanh nghiệp tư nhân;
c) Làm việc ngoài thời gian quy định;
d) Làm luật sư.
42. Công chức bị tòa án phạt tù không hưởng án treo thì:
a) Đương nhiên bị buộc thôi việc mà không cần ban hành quyết định kỷ luật;
b) Phải thành lập hội đồng kỷ luật và ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
c) Không thành lập hội đồng kỷ luật nhưng phải ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi
việc;
d) Không thành lập hội đồng kỷ luật và không ban hành quyết định kỷ luật.
43. Cán bộ không làm việc trong:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cơ quan nhà nước;
c) Tổ chức Đảng;
d) Tổ chức chính trị - xã hội.
44. Trong tuyển dụng công chức, có thể tuyển người:
a) Dưới 18 tuổi;
b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Bị mất năng lực hành vi dân sự.
45. Có thể cho thôi việc đối với công chức:
a) Nghiện ma túy;
b) Tự ý nghỉ việc tổng số 7 ngày trong 1 tháng;
c) Có đơn xin thôi việc;
d) Có thời gian 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ.
46. Hình thức kỷ luật giáng chức:
a) Là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với công chức;
b) Chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Có thể được áp dụng đối với cả cán bộ hoặc công chức vi phạm pháp luật;
d) Là biểu hiện của cưỡng chế hành chính.

You might also like