You are on page 1of 2

1.

Khi bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên gây thiệt
hại không phải bồi thường.
Sai. Theo khoản 2 Điều 584 BLDS 2015, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường cho
bên bị thiệt hại ngay khi bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc gây thiệt hại trong
trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra.
Sai. Cha mẹ không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do con chưa
thành niên gây ra theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 (đối với người từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi) và trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 599 BLDS 2015.
3. Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải bồi
thường thiệt hại tương ứng theo mức độ lỗi của mình.
Sai. Theo quy định tại Điều 587 BLDS 2015, trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại nhưng không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần
bằng nhau.
4. Trường hợp người bị thiệt hại mất thu nhập thực tế, nhưng thu nhập thực tế
của họ không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định để bồi thường.
Sai. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 và Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP, nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu
nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu
nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
5. Chủ sở hữu luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do tài sản
của mình gây ra.
Sai. Chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do tài sản
của mình gây ra đối với các thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584
BLDS 2015 hoặc trong trường hợp chủ sở hữu đã giao tài sản đó cho người khác
chiếm hữu, sử dụng thì người này phải chịu trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp có
thoả thuận khác.
6. Người giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường thiệt hại do người
được giám hộ gây ra.
Sai. Trong trường hợp thiệt hại phát sinh do người được giám hộ gây ra thì người giám
hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu tài sản của người này
không đủ để bồi thường, thì lấy tài sản của người giám hộ trừ trường hợp người gián
hộ chứng minh được rằng mình không có lỗi (theo quy định tại khoản 3 Điều 586
BLDS 2015).
7. Người chiếm hữu trái pháp luật súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn
bộ thiệt hại do súc vật gây ra.
Sai. Theo quy định tại khoản 3 Điều 603 BLDS 2015, người chiếm hữu trái pháp luật
súc vật không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do súc vật gây ra bởi
nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị
chiếm hữu trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
8. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh không dựa vào yếu
tố lỗi.
Sai. Yếu tố lỗi không phải là điều kiện chung phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng
trong một số trường hợp đặc biệt, nó được xem là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường ví dụ như quy định tại khoản 4 Điều 601, khoản 2 Điều 603 BLDS 2015.
9. Người mất năng lực hành vi dân dự gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi
thường thiệt hại xảy ra.
Sai. Người mất năng lực hành vi dân sự được đặt dưới chế độ giám hộ. Khi người này
gây thiệt hại cho người khác thì sẽ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 586 hoặc khoản
2 Điều 599 BLDS 2015.
10. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ phải bồi
thường một phần cho người bị thiệt hại.
Sai. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường
thiệt hại cho người bị thiệt hại theo các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định
tại Điều 585 BLDS.
11. Người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, tuy có lỗi cố ý
nhưng có thể được giảm mức bồi thường nếu có nhân thân tốt.
Sai. Người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác có thể được giảm
mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế của mình theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015.
12. Khi nhà cửa bị sụp đổ gây thiệt hại cho người khác thì nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại thuộc về chủ sở hữu và người thi công.
Sai. Nếu nhà cửa bị sụp đổ gây thiệt hại cho người khác xảy ra hàon toàn do lỗi của
người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại. Người thi công chỉ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu người đó có
lỗi trong việc nhà cửa bị sụp đổ (do sai sót trong quá trình thi công) theo quy định tại
Điều 605 BLDS 2015.
13. Trường hợp người bị thiệt hại tàn tật vĩnh viễn thì người bị thiệt hại được bồi
thường cho đến khi họ chết.
Sai. Trong trường hợp người bị thiệt hại tàn tật vĩnh viễn nhưng hoàn toàn mất khả
năng lao động thì người bị thiệt hại mới được bồi thường từ thời điểm hoàn toàn mất
khả năng lao động cho đến khi chết theo quy định tại khoản 1 Điều 593 BLDS 2015.
14. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, để nguồn
nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi
thường thiệt hại.
Đúng. Theo điểm 4 Điều 601 BLDS 2015

You might also like