You are on page 1of 3

Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tóm tắt bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2,
TP. Hồ Chí Minh v/v tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm
phạm.
Nguyên đơn: bà Phan Thị Bích Ngọc, bị đơn: ông Trần Quang Huy
Bà N và ông H là gv bộ môn Ngữ Văn thuộc Trường THPT Thủ Thiêm, Q2,
TP.HCM. Vào 02h14p ngày 03/03/2017 ông H đã đăng dòng trạng thái lên fb cá
nhân với những nội dung phản cảm, thiếu căn cứ,cố ý xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của bà N. Hành vi của ông H đã lặp lại nhiều lần. Sau đó, bà N đã nhờ Luật
sư hỗ trợ pháp lý, gửi văn bản yêu cầu ông H phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, đồng
thời xin lỗi bà N trên fb. Tuy nhiên ông H không thực hiện, bà N yêu cầu ông H
bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với số tiền phải
bồi thường là 30.160.000 đồng.
1.1. Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015
Căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy
định tại khoản 2 Điều này.
1.2. Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
- Thứ nhất: Loại bỏ yếu tố “Lỗi”:
Nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử dụng
như là căn cứ đầu tiên để xác định TNBTTH ngoài hợp đồng thì trong BLDS 2015,
căn cứ xác định TNBTTH đầu tiên lại là hành vi xâm phạm của người gây thiệt
hại.
Thay đổi này được hiểu là BLDS 2015 đã quy định theo hướng người bị thiệt hại
không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định
được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường
(Trách nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây thiệt hại trong trường
hợp muốn được miễn trách nhiệm BTTH (Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015) hoặc
được giảm mức bồi thường (Khoản 2, 4 Điều 586 BLDS 2015).
- Thứ hai: Bổ sung căn cứ “tài sản gây thiệt hại”
BLDS 2015 đã bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản gây
thiệt hại”. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015: Chủ sở hữu, người chiếm
hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra.
Đây là một sự bổ sung hoàn toàn hợp lý bởi trên thực tế, trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng cũng có thể phát sinh khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại.
Ví dụ như: Điều 605 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác....
- Thứ ba: Bao quát định nghĩa về chủ thể được bồi thường
Khi xác định chủ thể được BTTH, BLDS 2015 đã quy định theo hướng khái quát
hơn, không còn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như
BLDS 2005 nữa. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 chỉ quy định: “Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi
ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. “Người
khác” ở đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân
hoặc chủ thể khác và như vậy đã bao hàm được tất cả các loại chủ thể được BTTH
như quy định tại BLDS 2005 trước đây.
- Thứ tư: Mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
BLDS 2005 quy định người nào thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho
người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại quy
định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác”. Đây là một quy định rất phù hợp, bởi vì trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng về nguyên tắc là được đặt ra cho chính chủ thể có hành vi gây thiệt
hại, nhưng có khi lại là người khác.

Ví dụ như: Điều 586 về Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân, trong
trường hợp này, người gây ra thiệt hại là con nhưng người chịu trách nhiệm bồi
thường lại là cha mẹ hay người giám hộ; Điều 598 quy định về BTTH do người thi
hành công vụ gây ra, trong trường hợp này, người gây thiệt hại là người thi hành
công vụ nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường là cơ quan, tổ chức quản lý cán
bộ, công chức… 1.3. Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook
nêu trên, theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?
Đã đủ. Vì trong bài đăng trên fb cá nhân của ông H đã nói về việc lộ đề thi và
khẳng định việc bà Lẽ và bà N đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải phần
Đọc-Hiểu trong đề thi trước hai ngày thi. Với cách dùng từ của ông đủ để những
người đọc hiểu rằng bà Lẽ và bà N đã làm lộ đề thi. Những thông tin của ông đăng
đều không có căn cứ. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
1.4. Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh
giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đã được đáp ứng chưa).
Đã đủ căn cứ. Vì căn cứ theo Điều 584 BLDS 2015 điều kiện để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt
hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại, có mối liên hệ nhân quả
giữa thiệt hại và hành vi trái PL. Trong vụ việc trên:
+ Có thiệt hại xảy ra: cụ thể là xảy ra đối với bà N
+ Hành vi gây thiệt hại: danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà N bị ông H xâm
phạm bằng cách đăng nội dung phản cảm, thiếu căn cứ,cố ý xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của bà N
+ Lỗi của người gây thiệt hại: hành vi của ông H là cố ý
+ Mối liên hệ nhân quả: thiệt hại là hậu quả của hành vi trái PL của ông H

You might also like