You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN PHÁP


LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHÓM 5 DHDKTD19C - 420300242235

GV: Nguyễn Thị Huệ


Xin chào cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 5

Lê Hoài Phương-23717721
Bùi Tấn Phát-23718351
Nguyễn Phát -23713191
Nguyễn Văn Tấn-23724481
Kiều Đức Nhân-23721131
Phan Tuấn Sơn-23719451
Nguyễn Quốc Tuấn(NT)- 23726181
Phạm Văn Chiến-23723821
Nguyễn Thế Vinh-23728261
Tô Ngọc Tú-23706721
Chủ đề nhóm:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm
bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng;

Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp
pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định
khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện
bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng phát sinh khi có các điều kiện:
- Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
 Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
 Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp th ời. Các
bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi th ường
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, ph ương
thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
 Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm
mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt h ại
quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
 Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên b ị
thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án ho ặc c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi th ường.
 Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt h ại thì không
được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
 Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường n ếu
thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp c ần thi ết, h ợp
lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:
- Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại;
Nế u tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành
niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì
cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người
giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ
để bồi thường;
Nế u người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi
thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
4.2. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Căn cứ theo Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại.
- Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại
được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
- Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường
thiệt hại theo phần bằng nhau.
5. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015,
quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ
ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc
phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm.
Câu 1. Có bao nhiêu nguyên tắc bồi thường thì hại ngoài hợp đồng
A.2 B.4 C.5 D.3
Đáp ánTrách
Câu 2. C nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi nào?
A. Không có thiệt hại xảy ra
B. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
C. Không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Đáp án B
Câu 3. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nào sau đây giải quyết
bồi thường?
A. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc Tòa án có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Cơ quan cấp trên của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ.
C. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
D. Các cơ quan nhà nước.
Câu 4. Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, trường
Đáp án: A
hợp nào sau(Theo khoảnphạm
đây thuộc 7 Điều 3). nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động
vi trách
quản lý hành chính?
A. Áp dụng biện pháp buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng trái pháp
luật.
B. Áp dụng biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh trái pháp luật.
C. Áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người,
vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại trái pháp luật.
D. Áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện trái pháp luật Đáp
án: A (Theo điểm c khoản 3 Điều 17)
Câu 5. Nhà nước bồi thường những thiệt hại nào sau đây?
A. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút; Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết; Thiệt hại về vật chất do
sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại về tinh thần; Các chi phí khác được bồi thường.
B. Thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
C. Thiệt hại do công trình đang xây dựng do Nhà nước làm chủ đầu tư.
D. Thiệt hại do công tác quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Đáp án: A (Theo Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28).

Câu 6. Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, đối
tượng nào sau đây được phục hồi danh dự?
A. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi
việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật.
B. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
C. Người bị thiệt hại trong hoạt động thi hành án dân sự.
D. Người bị thiệt hại trong hoạt động thi hành án hình sự.
Đáp án: A (Theo khoản 1 Điều 31).
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ THEO DÕI!

You might also like