You are on page 1of 5

I. Căn cứ để áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

-Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của
con người gây ra
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “ Người nào có hành vi xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, chứ trường hợp bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
- Thứ hai, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Khoản 3 Điều584 BLDS 2015 quy định: “ Trường hợp tài sản gây thiệt hại
thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại”.
Điều kiện áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
1. Phải có hành vi trái pháp luật
- Hành vi chia dưới dạng: hành động và không hành động
- Biểu hiện trái pháp luật:
 Đi ngược cấm đoán PL
 Vượt quá khuôn khổ quy định
 Không thực hiện quy định bắt buộc
 Xâm phạm những lợi ích hợp pháp

2. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra


Thiệt hại là sự biến thiên thiên theo chiều hướng xấu đi của tài sản, của các
giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định pháp luật thì trach nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi có
thiệt hại về tài sản hay tinh thần.
Theo Điều 589 – BLDS 2015
Thiệt hại Tài sản bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoặc hư hỏng; gắn liền với
lợi ích sử dụng khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại tinh thần: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín, bị xâm
phạm mà người chịu thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm, giảm sút uy tín, tín nhiệm, lòng tin

3. Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật do người gây ra
thiệt hại với thiệt hại thực tế xảy ra
- Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp của
thiệt hại xảy ra và ngược lại, thiệt hại là hậu quả thiết yếu của hành vi trái
pháp luật
Hành vi trái pháp luật ↔ thiệt hại xảy ra
* So sánh giữa bộ luật dân sự 2005 và 2015
2005  4 ĐK ( thêm Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại)
2015  3 ĐK
Yếu tố lỗi chỉ đặt ra trong các ĐK ngoại lệ khi các bộ lệnh dân sự 2015 hay
các lệnh có quy định khác mới áp dụng.
VD: ở khoảng 2 – Điều 596 – BLDS 2015, dùng rượu hay các chất kích thích
khác khiến cho người khác mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây
ra thiệt hại
 phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
VD: A (21 tuổi) có mâu thuẫn với B (19 tuổi) do A và B cùng đang quen với
một cô gái tên là C (18 tuổi). Một ngày đẹp trời, A hẹn B ra quán cà phê gần
nhà bạn gái để nói chuyện. Tại đây, sau một hồi lời qua tiếng lại, A đã đánh B
bị thương sau đó lấy điện thoại di động Samsung S8+ của B và bán cho
người đi đường được 6 triệu. Công an huyện X đã bắt tạm giam A. Trong lúc
bị tạm giam, A đã bị F, nghi phạm cùng bị tạm giữ với A đánh trọng thương và
A đã chết khi đang được đưa đi cấp cứu. Công an Tp. H cho rằng, Công an
huyện X có sai trong công tác quản lý người bị tạm giam. Thiệt hại do cái chết
của A do ai chịu trách nhiệm bồi thường? Vì sao?

* Các trường hợp loại trừ bồi thường thiệt hại


Theo khoảng 2 – điều 584 – BLDS 2015, có 2 căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Sự kiện bất khả kháng
- Lỗi hoàn toàn thuộc về bên bị hại

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan , không lường trước
được, không khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà
khả năng cho phép, nó phải thỏa mãn các điều kiện sau:
 Nằm ngoài ý chí, hành động con người
 Không thể lường trước được
 Không thể chống đỡ khắc phục
II. Cách xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng gồm những gì?
Theo khoản 1 – Điều 591 – BLDS 2015

Người xâm phạm đến tính mạng người khác phải có trách nhiệm bồi thường
các chi phí sau đây:
– Tất cả chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trên
– Chi phí hợp lý do việc mai táng
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng (VD: con chưa thành niên của người bị chết)
– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc không quá 100
lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất (bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết) thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi
dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản
tiền này
– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).
VD: Chú C đang thả trâu tại cánh đồng thì trâu làm rách lưới bẫy chim của
Nguyễn Văn A (sinh năm 2004). Từ đó dẫn đến C và A đã xảy ra mâu
thuẫn, cãi nhau. Lúc này, A cầm con dao bầu đến đe dọa, khua dao chửi
bới, đe dọa chém C. Do bức xúc vì A chỉ bằng tuổi con cháu mà đánh mình
nên chú C đã kể lại sự việc với con trai là B. Sau khi nghe sự việc, B bực
tức nên đã cầm 01 thanh kiếm tự tạo đi tìm A, mặc dù đã được người dân ở
đấy can ngăn nhưng B vẫn chém 01 nhát trúng vào vùng lưng và 02 nhát
trúng vào vùng bụng của A, hậu quả khiến A bị chết.
Vậy hành vi của B có phạm tội giết người không?
 B là người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, việc B có
hành vi chuẩn bị sẵn một thanh kiếm tự tạo và dùng thanh kiếm này liên
tiếp chém vào lưng và bụng của A khi đã được mọi người can ngăn là
hành vi có tính chất côn đồ nhằm mục đích xâm hại đến cơ thể của A,
xâm hại đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng
của A dẫn đến hậu quả làm A chết là hành vi phạm tội giết người theo
quy định tại Điều 123 BLHS 2015.

You might also like