You are on page 1of 5

BUỔI THẢO LUẬN THỨ SÁU: BTTHNHĐ (PHẦN CHUNG)

Vấn đề 2: Xác định tổn thất về tinh thân được bồi thường
Tóm tắt bản án
Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện IA Grai tỉnh
Gai Lai
- Nguyên đơn: bà Vũ Thị Nhị
- Bị đơn: Anh Vũ Minh Hiếu
- Vụ việc: tranh chấp về bồi thường thiệt hịa ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm
phạm
Bà Vũ Thị Nhị yêu cầu anh Vũ Minh Hiếu phải bồi thường thiệt hịa cho bà Vũ Thị Nhị
số tiền là 80.440.000 đồng. Trong trường hợp anh Vũ Minh Hiếu không đủ tài sản để bồi
thường cho bà Vũ Thị Nhị thì ông Vũ Kim Dư và bà Nguyễn Thị Huyền phải bồi thường
phần còn thiết vì lý do anh Hiếu ânhs bà Nhị gây thương tíchdaan đến thiệt hại.
Anh Vũ Minh Hiếu, ông Vũ Kim Dư và bà Nguyễn Thị Huyền không đồng ý bồi thường.
- Quyêt định:
Chấp nhận yêu cầu của bà Nhị; Buộc anh Hiếu phải bồi thường thiệt hịa do sức khỏe bị
xâm phạm cho bà Nhị tổng cộng là 80.440.000 đồng.
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- Bị đơn: Nguyễn Văn A (tên gọi khác: A cong)
- Người bị hại: Anh Chu Văn D (đã chết)
23/10/2016, tại buồng giam B3 Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ việc
trước đó biết phạm nhân Chu Văn D có lấy 01 chiếc quần cộc của phạm nhân Trần Hữu
Sáu phơi ở dây phơi trước buồng giam K4 và phạm nhân Lý Văn F có nhắn tin về gia
đình bảo không phải gửi đồ vào cho F nên Nguyễn Văn A đã gọi Chu Văn D và Lý Văn
F đến ngồi ở nền sàn ngủ tầng 1 để A và mọi người hỏi lỗi. Do Chu Văn D không nhân
ngay việc đã lấy quần cộc của G mà phải để các phạm nhân khác đến làm chứng, đối chất
mới thừa nhận. Cho rằng Chu Văn D có lỗi mà không nhận ngay từ đầu nên Nguyễn Văn
A dùng chân trái đá trúng vào vùng ngực của Chu Văn D làm Chu Văm D bất tỉnh,
nhưng sau đó do thương tích nặng anh D tử vong.
Chu Văn D trước đó đang bị bệnh sơ vữa tắt hẹp mạnh vành mức độ nặng, nhiều ổ sẹo,
khi Nguyễn Văn A dùng chân đó vào ngực của Chu Văn D làm D bị chấn thương ngực
kín, gãy 1/3 dưới xương ức, bất tỉnh dẫn đến tử vong.
- Quyết định
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội “cố ý gây thương tích”;
Xử phạt bị cáo 08 năm tù, tổng với hình phạt 09 năm từ trước đó là 17 năm;
Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Chu Đức P, con
chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D số tiền 605.000đ/-01 tháng cho đến khi Chu
Đức P đủ 18 tuổi.
Bản án sô 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên
Bị cáo: Ksor Y Ký, sinh ngày 01/01/2000
Bị hại:Kpá Hờ Miên, sinh ngày 01/11/2003
Ngày 25/01/2018, Kpá Hờ Miên, cùng bạn Rô Hờ Nhang từ tiệm Internet Duy Tùng
(cùng thôn) về nhà, Nhang đi trước, Miên đi sau, trên đường về Ksor Y Ký từ phía sau đi
tới nắm hai Miên kéo ra sau làm Miên ngã xuống đường, Miên đứng dậy về nhà, Ký đi
theo đến trước cổng trường Tiểu học thôn Kiến Thiết
Ký nảy sinh ý định giao cấu với Miên nên nắm tay Miên kéo vào trong khu vực trường
tiểu học; Ký thực hiện hành vi giao cấu với Miên. Miên vừng vẫy kháng cự nhưng Ký
vẫn tiếp tục thực hiện. Sau khi thực hiện xong Ký bỏ về.Miên mặc quần áo đi sau thì Ký
lại đe dọa Miên.
Ngày 26/02/2018 Nhang đến nhà Miên kể lại sự việc Miên bị Ký hiếp dâm cho bà Kpá
Hờ Mân là mẹ của Miên. Gia Đình bà Mân làm đơn tố cáo hành vi của Ký.
Ngày 11/04/2018, Cơ quan điều tra Công an huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên đã bắt Ksor Y
Ký điều tra làm rõ, sau khi bị bắt Ký đã thành khẩn khai nhận.
Quyết định:
 Tuyên bố: Bị cáo Ksor Y Ký phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”;
 Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo – Giữ nguyên bản án sơ thẩm
 Phạt: Bị cáo Ksor Y Ký – 07 năm 06 tháng tù
 Trách nhiệm bồi thường: Bồi thường 71.100.000 đồng. Bị cáo đã bồi thường
15.000.000 đồng, nên bồi thường số tiền còn lại là 56.100.000 đồng.
2.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được
bồi thường?
BLDS 2005 và BLDS 2015 đều có những điều khoản yêu cầu bồi thường để bù đắp về
mặt tinh thần như Điều 307, Khoản 2 Điều 609, Khoản 2 Điều 610, Khoản 2 Điều 611
của BLDS 2005 và Điều 361, Khoản 2 Điều 590. Khoản 2 Điều 591, Khoản 2 Điều 592,
Khoản 2 Điều 609, Khoản 2 Điều 610, Khoản 2 Điều 611.

Trên thực tế, khi phát sinh thiệt hại không chỉ bao gồm thiệt hại vật chất hiện hữu mà còn
có cả thiệt hại về tinh thần. Các quy định về tổn thất tinh thần được bồi thường là:
Bộ luật dân sự  2005 Bộ luật dân sự  2015
Khoản 2 Điều 609. Thiệt hại về sức Khoản 2 Điều 590. Thiệt hại về sức
khỏe bị xâm phạm: khỏe bị xâm phạm:

“2. Người xâm phạm sức khoẻ của “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
người khác phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe của người
theo quy định tại khoản 1 Điều này và khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất hại theo quy định tại khoản 1 Điều này
về tinh thần mà người đó gánh chịu. và một khoản tiền khác để bù đắp tổn
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
thần do các bên thoả thuận; nếu không Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thoả thuận được thì mức tối đa không thần do các bên thỏa thuận; nếu không
quá ba mươi tháng lương tối thiểu do thỏa thuận được thì mức tối đa cho một
Nhà nước quy định.” người có sức khỏe bị xâm phạm không
quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.”
Khoản 2 Điều 591. Thiệt hại do tính
Khoản 2 Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
mạng bị xâm phạm:
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
“2. Người xâm phạm tính mạng của trong trường hợp tính mạng của người
người khác phải bồi thường thiệt hại khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt
theo quy định tại khoản 1 Điều này và hại theo quy định tại khoản 1 Điều này
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất và một khoản tiền khác để bù đắp tổn
về tinh thần cho những người thân thích thất về tinh thần cho những người thân
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
bị thiệt hại, nếu không có những người người bị thiệt hại, nếu không có những
này thì người mà người bị thiệt hại đã người này thì người mà người bị thiệt
trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường được hưởng khoản tiền này. Mức bồi
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
thoả thuận; nếu không thoả thuận được các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thì mức tối đa không quá sáu mươi thuận được thì mức tối đa cho một
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy người có tính mạng bị xâm phạm không
định.” quá một trăm lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.”
Khoản 2 Điều 611. Thiệt hại do danh Khoản 2 Điều 592. Thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại: dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:

“2. Người xâm phạm danh dự, nhân “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
phẩm, uy tín của người khác phải bồi trong trường hợp danh dự, nhân phẩm,
thường thiệt hại theo quy định tại khoản uy tín của người khác bị xâm phạm phải
1 Điều này và một khoản tiền khác để bù bồi thường thiệt hại theo quy định tại
đắp tổn thất về tinh thần mà người đó khoản 1 Điều này và một khoản tiền
gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù
nếu không thoả thuận được thì mức tối đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
đa không quá mười tháng lương tối thuận; nếu không thỏa thuận được thì
thiểu do Nhà nước quy định.” mức tối đa cho một người có danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không
quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.”

2.2. Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường không? Vì sao?
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tính thần khi tài sản bị xâm phạm vẫn được bồi
thường. Theo khoản 2 Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 quy định:
“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự
theo quy định của pháp luật.”
Với quy định này, việc bồi thường tổn thất về tinh thần là được cho phép và không giới
hạn ở đối tượng bị xâm phạm nên có thể được áp dụng cho trường hợp tài sản bị xâm
phạm. Thêm vào đó, tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 có nêu: “thiệt hại thực tế phải
được bồi thường toàn bộ”. Với quy định này, thiệt hại trong thực tế bao nhiêu thì sẽ được
bồi thường bấy nhiêu và không phụ thuộc vào đối tượng bị xâm phạm nên hoàn toàn có
thể áp dụng cho tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm nếu tổn thất này tồn tại
trong thực tế.
2.3. Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất
tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
- Ở Bản án số 08, Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất tin thần của BLDS 2015 ở
đoạn: “Theo quy định tại khoản 2 Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định “…Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 3 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, HĐXX sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 để xác định mức bù
đắp tổn thất về tinh thần.”
- Ở Bản án số 26, Toà án;: “Về trách nhiệm dân sự…Các Điều 584; Điều 591 BLDS năm
2015 buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường chi phí mai táng phí, bồi thường tổn
thất về tinh thần cho gia đình người bị hại tổng số tiền từ 130.000.000đ đến
155.000.000đ”.
-Ở Bản án số 31, Tòa án đxa áp dụng các quy định về tổn thất tin thần của BLDS 2015 ở
đoạn: “...theo quy định tại Điều 590 Bộ Luật Dân sự năm 2015, thì người gây thiệt hịa
phải bồi thường cho người bị thiệt hại, gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng,
phục hồi sức khỏe; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người bị hịa gánh chịu.” Và “ ...bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định, nhưng không quá mười lần nức lương cơ sở.”
2.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà áp
dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.
Việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên là
hợp lý. Tại phần nhận định của Tòa án có đoạn: “...theo quy định tại Khoản 3 Điều 156
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Trong trường hợp các văn bản
quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.”
2.5. Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?
Trong Bản án số 31, người bị hại vừa bị hại vừa bị xâm phạm về sức khỏe vừa xâm phạm
về danh dự, nhân phẩm được thể hiện ở đoạn: “Ksor nảy sinh ý định giao cấu với Kpá Hờ
Miên, sinh ngày 01/11/2003; nên cầm tay Kpá Hờ Miên kéo lên hành lang tầng 02 của
trường Tiểu học thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa; dùng hai tay sờ vào
ngực Miên, bị Miên kháng cự đẩy Ký ra. Ký đã dùng vũ lực khống chế, đe dọa và thực
hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của Kpá Hờ Miên, khi Miên mới 14 tuổi 02 tháng
25 ngày.”
2.6. Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?
Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm bị xâm phạm không kết hợp với nhau. Trong Bản án 31 có đoạn: “...ngoài
bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho
người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nhưng
không quá mười lần nức lương cơ sở.”. Có thế thấy, ở đây Tòa án đã tách thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm thành 2 loại riêng
biệt và có mức bồi thường riêng đối với mỗi loại thiệt hại.
2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31 về
khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng
bị xâm phạm.
Hướng giải quyết trên của Tóa án trong Bản án sô 31 về khả năng kết hợp các loại thiệt
hại khi yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp lý. Do 2 mức độ của 2
loại thiệt hại khác nhau và BLDS cũng có những quy định khác nhau cho 2 loại thiệt hại.
Tại Điều 590 BLDS 2015 có quy định về Thiệt hại do sức khoae bị xâm phạm và Điều
592 BLDS năm 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm.

You might also like