You are on page 1of 2

Câu 1: Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là

đã chết và Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong
quyết định năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 73 BLDS 2015 để hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người là đã chết “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin
tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố người đó là đã chết.”. “Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.”
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Bà N T trình bày: Thừa nhận
ông Đ H vẫn còn sống và đồng ý yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một
người là đã chết. vì vậy tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã
chết trong quyết định năm 2020 phù hợp với quy định.
Câu 2: Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều
chỉnh hệ quả về tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố một cá nhân đã chết.
Điều 32 bộ luật dân sự Nhật Bản quy định “Nếu có bất kỳ bằng chứng
nào cho thấy người vắng mặt còn sống, hoặc người đó đã chết vào thời
điểm khác với thời điểm được quy định trong Điều trước đó, thì theo yêu
cầu của chính người vắng mặt hoặc bất kỳ người nào có liên quan, tòa án
gia đình phải hủy bỏ xét xử vụ mất tích. Trong trường hợp đó, việc hủy
bỏ sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ hành vi nào được thực
hiện mà không được biết sau khi xét xử vụ mất tích nhưng trước khi hủy
bỏ hành vi đó.
Bất kỳ người nào có được bất kỳ tài sản nào do xét xử mất tích sẽ mất
quyền của mình khi bị hủy bỏ; tuy nhiên, với điều kiện là người đó chỉ có
nghĩa vụ trả lại tài sản đó trong phạm vi mà họ thực sự làm giàu.”

Câu 3: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà
T và ông H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông
H không còn được coi là vợ chồng. Tại quyết định số: 01/2015/QĐVDS-
ST ngày 20/5/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố Đ H đã chết và
tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C
đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H theo khoản 2 Điều 68 BLDS có
quy định “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin
ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình.”
Theo khoản 2 Điều 56 luật hôn nhân gia đình “Trong trường hợp vợ hoặc
chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án
giải quyết cho ly hôn.” vì vậy từ ngày 14/6/2011 bà T và ông H đã không
còn là vợ chồng trên pháp luật.
Câu 4: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H
được xử lý như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Nếu ông H có tài sản, ông H có quyền yêu cầu những người đã nhận tài
sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn theo khoản 2, 3 Điều 73
BLDS 2015:
“ -Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ
trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly
hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho
ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người
khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những
người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.”
Khoản 2 Điều 67 luật hôn nhân gia đình có quy định:
“Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ
hoặc chồng được giải quyết như sau:
Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được
trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có
hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.”
Vì Tòa án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H. Sau
đó tuyên bố ông H chết thuộc trường hợp hôn nhân không khôi phục
được thì sau khị hủy bỏ tuyên bố đã chết tài sản có được trước khi tuyên
bố ông Đ H chết sẽ được chia như khi ly hôn.

You might also like