You are on page 1of 8

 TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT

1. Tóm tắt bản án


- Tóm tắt Quyết định số: 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 về “ yêu cầu
tuyên bố một người là đã chết” của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là bà Bùi Thị T, yêu cầu Tòa án tuyên bố
chồng mình - ông Trần Văn C - đã chết. Theo bà T, ông C đã bỏ nhà đi biệt tích
từ năm 1985, bà T đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có tin tức.
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015, xét thấy ông C đã biệt tích 05 năm
liền trở lên và không có tin tức xác thực cùng với Điều 68 BLDS 2015 là còn
sống nên Toà án đưa ra quyết định chấp nhận yêu cầu của bà T và tuyên bố ông
C là đã chết và tuyên bố ngày mất của ông là ngày 01/01/1986.
- Tóm tắt Quyết định sơ thẩm số 04/2018/QĐST-DS vụ việc “Yêu cầu tuyên bố
một người đã chết” của Tòa án Nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là anh Quản Bá Đ- người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là chị Quản Thị K. Chị K (chị gái anh Đ) đã bỏ nhà đi từ
năm 1992 không có tin tức mặc dù đã tìm kiếm trên phương tiện thông tin đại
chúng nên anh Đ gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố chị K là đã chết và lấy ngày
mất là ngày 19/11/2018. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, Tòa án quyết định tuyên
bố chị K là đã chết theo yêu cầu của anh Đ.
- Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân
dân TP. Hà Nội Ngày 15/1/2019, tại trụ sở tòa án nhân dân tp Hà Nội mở phiên
họp sơ thẩm công khai giải quyết về việc "yêu cầu tuyên bố cụ Phạm Văn C đã
chết". Người yêu cầu- bà Phạm Thị K trình bày: bố đẻ của bà là cụ Phạm Văn C
đã bỏ nhà đi khỏi nhà từ tháng 1 năm 1997, từ đó đến nay ko trở về nhà. Gia
đình bà K đã tìm kiếm nhiều lần nhưng ko có kết quả. Nay bà yêu cầu toà án
tuyên bố cụ C đã chết. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng nhất
trí với yêu cầu của bà K đồng thời ủy quyền cho bà K quyết định những vấn đề
có liên quan trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố cụ C đã chết và nhận thay
các văn bản tố tụng của Tòa án. Công an và UBND phường Bạch Mai đều xác
nhận cụ C đi khỏi địa phương và không sinh sống tại nơi đăng kí hộ khẩu
thường trú từ năm 1997, đến nay không xác định đc cụ ở đâu, làm gì. Theo quy
định tại điểm d, Khoản 1, Điều 71 BLDS 2015 thì Tòa án ra quyết định tuyên
bố 1 người là đã chết trong trường hợp "Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có
tin tức xác thực là còn sống"; thời hạn này được tính theo tại quy định tại khoản
1, Điều 68 của Bộ luật này. Căn cứ vào quy định nêu trên, có cơ sở xác định cụ
C đã chết ngày 1/5/1997.
- Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân
dân huyện C, tỉnh A (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ngày 13/1/2020 trụ sở
Tòa án nhân dân huyện C mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết về việc:
"Yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết". Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự là ông D H, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà N
T. Trong đơn yêu cầu ngày 17/12/2019 và tại phiên họp ông D H là người yêu
cầu trình bày Từ năm 2008 do vợ chồng có mâu thuẩn nên Ông H đến tỉnh Lâm
Đồng sinh sống không liên lạc với gia đình. Tại quyết định số: 01/2011/QĐ
MPH ngày 02/3/2011Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố mất tích. Tại quyết
định số: 01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã
tuyên bố Đ H đã chết và tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án
nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H. Ngày 20/11/2019
Ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có đơn yêu cầu hủy quyết
định tuyên bố một người là đã chết Sau khi thụ lý giải quyết Ông Đ H đã cung
cấp đơn xin xác nhận còn sống tại A, xã L, huyện C có xác nhận của UBND xã
L ngày 09/12/2019. Qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và chứng minh
nhân dân đã có đủ căn cứ để xác định Ông Đ H vẫn còn sống. Tòa án nhân dân
huyện C có đủ cơ sở để chấp nhận yêu cầu của Ông Đ H hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người là đã chết theo Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và
tuyên bố một người là đã chết
 Giống nhau:
-Quyết định của Tòa án phải có yếu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
-Quyết định của Tòa án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hoặc nơi cư trú của người bị tuyên bố
là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
-Khi người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố đã chết trở về hoặc có tin tức
xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định đã tuyên bố
(theo Điều 70 và Điều 73 của BLDS 2015).
 Khác Nhau
Tuyên bố một người mất tích Tuyên bố một người đã chết
Căn Cứ Điều 68 Bộ Luật Dân Sự: Điều 71 Bộ luật Dân sự
2015

Thời 2 năm kể từ ngày biết được tin Sau 3 năm kể từ ngày quyết
Gian tức cuối cùng về người đó. định tuyên bố mất tích của
Tòa án có hiệu lực mà vẫn
không có tin tức xác thực là
còn sống.
Vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống kể từ khi
chiến tranh kết thúc 5 năm.
Không có tin tức xác thực
là còn sống sau 2 năm kể từ
sau khi thảm họa, thiên tai
chấm dứt.
Biệt tích 5 năm liền trở lên
mà không có tin tức xác
thực là còn sống

Tài sản Giao cho người quản lý theo Được giải quyết theo quy
quy định tại Điều 65 của định của pháp luật về thừa
BLDS. kế.
Người bị tuyên bố mất tích trở Người bị tuyên bố đã chết
về có quyền yêu cầu người mà còn sống có quyền yêu
quản lý tài sản chuyển giao lại cầu người thừa kế trả lại tài
tài sản. sản hiện còn

Quan hệ Vợ hoặc chồng của người bị Vợ hoặc chồng của người


vợ chồng tuyên bố mất tích xin ly hôn bị tuyên bố chết có thể kết
thì được tòa án giải quyết cho hôn với người khác mà
ly hôn theo quy định của pháp không cần làm thủ tục ly
luật. (Theo Khoản 2, Điều 68 hôn
BLDS 2015)

3. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn
bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
-CSPL: Điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại
khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.” thì sẽ được Toà án tuyên bố là đã chết theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
4. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố
chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
- Trong Quyết định 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân
Quận 9 TP. Hồ Chí Minh : Ông Trần Văn C bị tuyên bố chết biệt tích vào ngày
1/1/1991 vì bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an
phường Bình Phước, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt
tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin
tức cuối cùng của ông C. Do đó, áp dụng Điểm d Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân
sự 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của bộ luật này”. Và
khoản 1 Điều 68 BLDS 2015 quy định:
“Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”
Vậy nên thời hạn 05 năm kể từ ngày có tin tức cuối cùng được tính từ ngày
1/1/1986 là ngày 1/1/1991, nên ngày 1/1/1991 là ngày ông C bị tuyên bố chết.
- Trong Quyết định 04/2018/QĐST-DS của Tòa án Nhân dân huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa: Ngày chết của chị Quản Thị K là ngày 1/1/1998, do năm 1992
chị đã đi khỏi nhà và gia đình không có tin tức gì mặc dù đã đăng thông báo tìm
kiếm. Nhưng thông tin từ năm 1992 không xác định rõ ngày tháng nên theo
Điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định
tại khoản 1 Điều 68 của bộ luật này.” Nên thời hạn 05 năm được tính là từ ngày
1/1/1993.
- Trong Quyết định 94/2019/QĐST-VDS: Cụ Phạm Văn C đi khỏi nhà khoảng
tháng 1/1997, đến năm 2008 gia đình cụ C có đăng tin tìm cụ trên các phương
tiện thông tin đại chúng nhưng không có tin tức gì. Theo văn bản trả lời của cơ
quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội vào ngày 13/11/2019, việc chi trả
lương hưu cho cụ C chỉ được thực hiện đến hết tháng 4/1997. Do đó, có cơ sở
xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Căn cứ vào Điểm d Khoản 1
Điều 71 Bộ luật dân sự 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức
xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68
của bộ luật này.” Và Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn 02 năm
được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định
được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng
có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tức cuối cùng”. Vậy nên có cơ sở xác định cụ C đã chết từ ngày
1/5/1997.
5. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân?
Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ. Xác định thời điểm chết của một người bị
Tòa án tuyên bố là đã chết có ý nghĩa rất quan trọng bởi thời điểm chết của một
người là thời điểm phát sinh sự kiện pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ về
tài sản của người đó. Đặc biệt, nó là cơ sở để xác định thời điểm mở thừa kế
theo quy định tại khoản 1, Điều 611 BLDS năm 2015: “Thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã
chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ
luật này”. Khi giải quyết tranh chấp về thừa kế (nếu phát sinh), Tòa án sẽ căn cứ
vào thời điểm xác định một người là đã chết để xác định những vấn đề liên quan
như thời hiệu thừa kế, hàng thừa kế, diện thừa kế, di sản… Do đó, xác định
đúng hay sai thời điểm chết của người bị tuyên bố là đã chết sẽ dẫn đến việc Tòa
án giải quyết vụ án thừa kế đúng hay sai.
6. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả
lời?
- Tại Quyết định số 272, Tòa án xác định ngày chết của ông Trần Văn C như
sau: Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định ông C bỏ đi
cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được
ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông
C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng nên
ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986.
Tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K như sau:
“Tuyên bố chị Quản Thị K - sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.”
Tại Quyết định số 94, Tòa án xác định ngày chết của cụ Phạm Văn C như sau:
Về việc xác định ngày chết của cụ C: khoảng tháng 1/1997, cụ C đã ra khỏi nhà
và không thấy trở về. Năm 2008, gia đình có đăng tin tìm kiếm nhưng vẫn
không có tin tức. Căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành
phố Hà Nội ngày 13/11/2019, việc chi trả lương hưu cho cụ C được thực hiện
đến hết tháng 4/1997. Bởi lẽ đó, có căn cứ xác định tin tức cuối cùng về cụ C là
tháng 4/1997. Do không xác định được rõ ngày tháng nên ngày chết của cụ C
được tính là ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Vì vậy,
ngày chết của cụ C là ngày 1/5/1997.
7. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và
2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 45 Bộ luật dân sự Nga: Ngày ra đi của công dân,
người được tuyên bố là đã chết, sẽ là ngày bắt đầu có hiệu lực của quyết định
của Tòa án về việc tuyên bố người được tuyên bố là đã chết. Trong trường hợp
tuyên bố là công dân đã chết, người đã biến mất trong hoàn cảnh nguy hiểm đến
tính mạng hoặc trong những trường hợp như đưa ra căn cứ để cho rằng anh ta có
thể đã chết như một kết quả của một vụ tai nạn xác định, tòa án có thể công nhận
ngày của công dân này bị diệt vong là ngày mất của anh. Nên trong Quyết định
272, ông C sẽ được tuyên bố là đã chết vào ngày 27/04/2018 và trong Quyết
định 04, chị K được tuyên bố là đã chết vào ngày 19/11/2018, trong Quyết định
số 94, cụ C được tuyên bố là đã chết vào ngày 15/11/2019.
8. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định
trên (quyết định năm 2018 và 2019)?
Tại Quyết định số 272, ông C được Tòa án xác định ngày chết là ngày
01/01/1986, do Tòa án căn cứ theo lời bà T khai ông C bỏ đi từ năm 1985,
không xác định rõ ngày, tháng có tin tức cuối cùng nên quyết định lấy ngày đầu
tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng làm ngày chết của ông C. Còn
tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K là vào cùng
ngày Tòa án tuyên bố chị chết, tức ngày 19/11/2018 với lý do đó là ngày làm
căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hôn
nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K. Tại Quyết định số 94, cụ Phạm
Văn C được Tòa án xác định ngày chết là ngày 01/05/1997, do Tòa án căn cứ
theo văn bản trả lời của Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có cơ sở
xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997
Theo khoản 2 Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Căn cứ vào các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là
đã chết”. Như vậy, để xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố là đã chết,
Tòa án cần căn cứ vào khoản 1 Điều 71, cụ thể, trường hợp tuyên bố chết của
chị K và ông C thuộc quy định tại Điểm d Điều khoản này: “Biệt tích 05 năm
liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống, thời hạn này được tính
theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này”. Bên cạnh đó, xét quy định
tại khoản 1 Điều 68 BLDS 2015: “Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được
tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin
tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì
thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối
cùng”.
Như vậy, thời hạn đủ để có thể tuyên bố một người là đã chết là biệt tích 05
năm liền, tính từ ngày nhận được tin tức cuối cùng. Trong Quyết định số 272,
bà T nhận tin tức cuối cùng từ ông C vào năm 1985, do không nhớ rõ ngày,
tháng nên sẽ tính là vào ngày 01/01/1986. Tương tự với trường hợp của chị K,
ngày nhận tin tức cuối sẽ là 01/01/1993 và cụ C, ngày nhận tin tức cuối sẽ là
tháng 4/1997. Việc xác định ngày chết của Tòa án trong ba Quyết định trên là
chưa hợp lý, do căn cứ theo khoản 2 Điều 71 BLDS, Tòa án cần dựa theo các
trường hợp tương ứng tại khoản 1 Điều này để xác định ngày chết. Do đó, đối
với ông C, ngày chết phải được xác định là vào ngày 02/01/1991 vì ngày này là
ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn 05 năm, đủ để tuyên bố đã chết. Tương tự
đối với trường hợp chị K, ngày chết phải được xác định là vào ngày 02/01/1998.
Cuối cùng, đối với cụ C, ngày chết phải được xác định là vào ngày 02/05/1997.
Tòa án trong các Quyết định trên đã không dựa theo điều kiện của pháp luật quy
định, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bị tuyên bố đã chết
mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác. Một thẩm phán TAND
TPHCM ví dụ: Ông A đang phải cấp dưỡng nuôi con thì mất tích. Năm 2005,
tòa tuyên bố ông mất tích theo yêu cầu của vợ cũ của ông; giao tài sản của ông
cho cha mẹ ông quản lý. Năm 2007, có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng và tòa buộc cha mẹ ông A sử dụng tiền của ông để cấp dưỡng thay.
Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, nếu tòa tuyên bố
ông A chết vào năm 2005 thì sẽ mâu thuẫn với bản án tòa buộc cha mẹ ông A
cấp dưỡng thay con năm 2007. Bởi lẽ nếu
xác định ông A chết vào năm 2005 thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng
của ông cũng chấm dứt ngay từ lúc đó. Ngoài ra, Thẩm phán Trương Công
Huấn (TAND Quận 11, TP.HCM) đã hướng dẫn: “Đối với trường hợp biệt tích
năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì thời điểm chết
phải được xác định là ngày kế tiếp sau năm năm kể từ ngày được xác định là
biệt tích.”
9. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và
Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định
năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- CSPL: Điều 73 BLDS 2015
- Căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố 1 người là đã chết là: “Khi một người bị
tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo
yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.”
Bởi vì ngày 20/11/2019 Ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có
đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết Sau khi thụ lý giải
quyết Ông Đ H đã cung cấp đơn xin xác nhận còn sống tại A, xã L, huyện C có
xác nhận của UBND xã L ngày 09/12/2019. Vì ông H đã trờ về cũng như đã
làm đơn và được xác nhận nên Quyết định huỷ tuyên bố ông H đã chết trong
quyết định năm 2020 là phù hợp
10.Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông
H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 73
“Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được Toà án cho ly hôn theo
quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định ly hôn vẫn còn hiệu
lực pháp luật”.
Tại quyết định số: 01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Tòa án nhân dân huyện
C đã tuyên bố Đ H đã chết và tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa
án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H. Vì đã được Toà
án chấp nhận việc ly hôn và theo pháp luật hiện hành thì quyệt định này vẫn có
hiệu lực pháp luật nên bà T và ông H không còn được coi là vợ chồng nữa.

11. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý
như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
CSPL: Khoản 3 Điều 73 BLDS 2015
“Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn
sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn
bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây thì ông H có quyền yêu cầu
những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

You might also like