You are on page 1of 3

Xin chào cô và các bạn, em là Lê Huy Tân, nội dung em sẽ thuyết trình hôm nay là chế định về tuyên bố

mất tích và tuyên bố là đã chết. Chế định gồm 2 phần, tuyên bố mất tích và tuyên bố là đã chết, qua đó
em sẽ nói về điều kiện, hậu quả pháp lý và quyết định hủy bỏ của chế định này.

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu chế định tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết là gì: Đây là một chế định đặc
biệt của bộ luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như của những chủ thể có liên quan
khác. Như ta đã biết thì năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm dứt khi người đó chết, cái chết
của cá nhân là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được
xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật thì phải khai tử. Tuy nhiên, trên thực tế có
nhiều trường hợp không thể xác định được một cá nhân nào đó còn sống hay đã chết vì nhiều lí do khác
nhau. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho những người này và những người có liên quan, pháp luật quy định
những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới 2 hình thức:
tuyên bố mất tích và tuyên bố là đã chết.

Trước tiên hãy đến với tuyên bố mất tích. Điều kiện để tòa tuyên bố mất tích ở đây là gì? Thì căn cứ theo
khoản 1 điều 68 BLDS năm 2015: Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ
các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có
tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Và thời hạn 2 năm cũng đã được quy định tại đoạn 2
khoản 1 điều 68 BLDS 2015: Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì
thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Tiếp theo là 2.2, hệ quả pháp lý của tuyên bố mất tích. Khi một người được tuyên bố mất tích sẽ kéo
theo các hệ quả pháp lý liên quan, đầu tiên là về tư cách chủ thể: Khi tòa án ra quyết định tuyên bố mất
tích, tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại và khi người đó trở về thì tư
cách chủ thể của người đó lại có hiệu lực pháp lý trở lại. Thứ 2 là về quan hệ nhân thân: Các quan hệ
nhân thân của người bị tuyên bố mất tích cũng tạm dừng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn mà không cần đến sự có mặt của người còn
lại. Cuối cùng là về quan hệ tài sản, được quy định tại các điều 65, 66, 67, 69 BLDS 2015 về quản lí tài sản
của người vắng mặt, của người tuyên bố là mất tích. Những người này chỉ có quyền thay mặt quản lí tài
sản của người mất tích chứ không có quyền định đoạt, bán, giao dịch, thừa kế tặng cho v.v

Cuối cùng của phần này là việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố mất tích chỉ tạm
dừng năng lực chủ thể của người đó, việc tạm dừng này có thể thay điỉu theo 1 trong 2 hướng: phục hồi
năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể. Việc chấm dứt tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin
tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Còn phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là
mất tích cũng xảy ra trong 2 trường hợp: một là người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng
tỏ người đó còn sống. Khi đó thì nếu có yêu cầu của người bị tuyên bố mất tích hoặc của những người
liên quan thì tòa án phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Và khi một người được hủy
bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì có quyền yêu cầu người quản lí tài sản như đã nói ở trên trao trả lại
tài sản cho mình. Tuy nhiên quyết định ly hôn của vợ hoặc chồng người mất tích trong thời gian người
này mất tích thì vẫn có hiệu lực pháp luật.
Vậy là ta đã tìm hiểu xong về tuyên bố mất tích, và sau một thời gian thì người có liên quan có thể đệ
đơn lên tòa và yêu cầu tòa tuyên bố là người này đã chết, và để tòa chấp nhận quyết định tuyên bố một
người là đã chết thì phải có một trong 4 trường hợp sau, được quy định tại điều 71 BLDS 2015:

Thứ nhất: Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn
không có tin tức là người đó còn sống.

Thứ hai: Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức là người đó còn sống hay đã chết. Khi một
người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm
người mất tích, sau 2 năm có thể tuyên bố người này mất tích, sau 5 năm có thể tuyên bố người này là
đã chết.

Thứ 3: Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức
xác thực là còn sống. Điểm b khoản 1 điều 71 BLDS không quy định phải thông báo tìm kiếm trong
trường hợp biệt tích trong chiến tranh.

Thứ 4: Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó mà
không có tin tức là còn sống.

Vậy trong trường hợp một người được tuyên bố là đã chết quay trở về thì phải làm như thế nào? Khi đó
thì tòa sẽ căn cứ hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết theo khoản 1 điều 73 BLDS 2015: “Khi
một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu
của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố người đó là đã chết.”

Về phía tòa án: căn cứ theo Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu
thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Trong quyết định này, Tòa án
phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy
định của Bộ luật dân sự.

Cuối cùng, khi một người đã được hủy quyết định tuyên bố là đã chết, thì sẽ kéo theo những hậu quả
pháp lý nào và nó phải được giải quyết ra làm sao?

Đầu tiên là về quan hệ nhân thân: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015, quan
hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố người đó là đã chết. Tuy nhiên trừ một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó
vẫn có hiệu lực pháp luật.

Tiếp theo là hậu quả pháp lí về quan hệ tài sản: Căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế
trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Đối với trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết
biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ
tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Còn đối với tài sản vợ chồng
sẽ giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình.
Hậu quả pháp lí cuối cùng đó là Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo
quy định của pháp luật về hộ tịch.

Và đó cũng là phần cuối cùng của bài thuyết trình ngày hôm nay, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe,
Mong mọi người đóng góp ý kiến tích cực, khách quan và đặt câu hỏi để chúng ta cùng nhau giải quyết.

You might also like