You are on page 1of 2

8.

Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và
Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định
năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
 Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015 và điều 395 của
Bộ luật tố tụng dân sự.
 Quan điểm của nhóm:
- Căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được quy
định trong Khoản 1, Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “ Khi
một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố người đó là đã chết”.
- Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định
năm 2020 là phù hợp với quy định. Vì trong Khoản 1, Điều 73 Bộ luật
dân sự 2015 có quy định như sau: “ Khi một người bị tuyên bố là đã
chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu
cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết”.
 Thực tiễn xét xử: Trong bản án có ghi nhận: “Sau khi thụ lý giải quyết Ông
Đ H đã cung cấp đơn xin xác nhận còn sống tại A, xã L, huyện C có xác
nhận của UBND xã L ngày 09/12/2019. Qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ
hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã có đủ căn cứ để xác định Ông Đ H vẫn
còn sống. Tòa án nhân dân huyện C có đủ cơ sở để chấp nhận yêu cầu của
Ông Đ H hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 395 Bộ
luật tố tụng dân sự”. Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:
“Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải quyết
định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là
đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự”.
9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông
H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
 Cơ sở pháp lý: Điểm a, Khoản 2, Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015 và
Khoản 2 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015.
 Quan điểm của nhóm: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định
năm 2020, bà T và ông H không còn được coi là vợ chồng nữa. Vì:
a. Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 73 của Bộ luật dân sự năm 2015
có quy định như sau: “Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã
chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố người đó là đã chết, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản
2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực
pháp luật”.
b. Khoản 2, Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích
như sau: “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích
xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình”.
 Thực tiễn xét xử: Tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án
nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và Ông Đ H.
10. Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử
lý như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
 Cơ sở pháp lý: Khoản 3, Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015.
 Quan điểm của nhóm: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây
của ông H được xử lý như sau: Ông H có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Vì căn cứ vào
Khoản 3, Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Người bị tuyên bố
là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa
kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn”.

You might also like