You are on page 1of 23

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Câu 1: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?
A- 20
B- 23
C- 25
Đáp án: Câu b
Căn cứ pháp lý: Chương II của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định có 23 nguyên tắc
cơ bản.
Câu 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được áp dụng đối với tất cả các việc giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đúng hay sai?
Đáp án: Sai, Khoản 3 và khoản 4 Điều 2 BLTTDS qui định:
- Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn
trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan
đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Câu 3. Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng, quy định tại Điều 3 BLTTDS.
Câu 4. Tất cả các phiên tòa xét xử sơ thẩm đều phải có hai Hội thẩm nhân dân tham gia
trong Hội đồng xét xử, đúng hay sai?
Đáp án: sai, Điều 11 BLTTDS qui định việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm
nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn và Điều 63 qui định trong trường
hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Câu 5. Viện kiểm sát phải tham gia tất cả phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa
án thụ lý giải quyết, đúng hay sai?
Đáp án: sai, theo Điều 21 BLTTDS Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối
với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản
công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của
BLTTDS.
Câu 6. Hãy cho biết trong các khẳng định sau đây, đúng, sai ? tại sao?
Trong mọi trường hợp việc xác định cha, mẹ cho con đều được Toà án thụ lý và giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự ? ( 2 điểm).
- Đáp án: Sai.
( Khoản 4, Điều 28 BLTTDS quy định: Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc
xác định con cho cha, mẹ ).
Câu 7. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy các quyết định trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
trong vụ việc dân sự đúng hay sai?
Đáp án: sai, vì: Tòa án chỉ có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan,
tổ chức, người có thẩm quyền và trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết
(Điều 34 BLTTDS 2015).
1
Câu 8: Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A, chị B sống cùng bố
mẹ anh A tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2002 anh A, chị B chuyển tới chỗ ở mới (huyện
Bình Chánh). Do mâu thuẫn vợ chồng năm 2004 chị B bỏ về sống cùng bố mẹ đẻ tại TP Tân
An, tỉnh Long An. Năm 2006, chị B có đơn yêu cầu Tòa án TP. Tân An giải quyết việc xin ly
hôn với anh A nhưng Tòa án không thụ lý vì cho rằng không thuộc thẩm quyền là đúng hay
sai?.
Đáp án: Đúng. Vì theo điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS quy định “Tòa án nơi bị đơn
cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.... có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm...”.
Câu 9: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự chưa
có điều luật để áp dụng thì thứ tự áp dụng sau đây câu nào đúng?
A- Áp dụng tập quán, tương tự pháp luật,án lệ,lẽ công bằng.
B- Áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng, tập quán.
C- Áp dụng án lệ, tập quán, tương tự pháp luật, lẽ công bằng.
Đáp án: Câu A
Căn cứ pháp lý: Điều 45 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc giải
quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì thứ tự áp dụng tập quán, tương tự pháp
luật, án lệ, lẽ công bằng.
Câu 10. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các cơ quan tiến hành tố tụng trong
vụ án dân sự gồm có:
a). Tòa án và Viện kiểm sát;
b). Tòa án, Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án;
c). Viện kiểm sát ,Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Đáp án: a, Tòa án và Viện kiểm sát; (Khoản 1, Điều 46 BLTTDS 2015)
Câu 11. Đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan, người yêu cầu, người bị yêu cầu và người liên quan là đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Điều 5 và Điều 56 BLTTDS).
Câu 12. Trong mọi trường hợp ngườ dưới 18 tuổi tham gia tố tụng đều phải có người
đai diện. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai Theo quy định tại K6, Điều 57 BLTTDS: Đương sự là người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch
bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng.
Câu 13. Theo qui định của BLTTDS, khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công
thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây, đúng hay sai:
a). Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;
b). Trực tiếp kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án và kháng nghị bản án, quyết định
của Tòa án có vi phạm pháp luật;
c). Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định
của Tòa án có vi phạm pháp luật;
Đáp án: C (Khoản 7 Điều 58 BLTTDS 2015)
Câu 14. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp:
a. Là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

2
b Là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên ;
c. Cả hai trường hợp trên.
Đáp án: C, Điều 60 BLTTDS.
Câu 15. Theo quy định BLTTDS năm 2015, thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm
gồm 03 thẩm phán. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai - Vì trừ trường hợp quy định tại Điều 65 Bộ luật này. Điều 65BLTTDS
2015: Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán tiến
hành.
Câu 16: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự gồm ba thẩm phán đúng
hay sai?
Đáp án: sai, Điều 66 Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự gồm:
- Ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
- Năm Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Câu 17. Đương sự trong vụ việc dân sự là:
a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quantrong vụ án dân sự; .
b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quantrong việc dân sự.
c. Cả hai trường hợp trên.
Đáp án: C (khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015)
Câu 18. Trong trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của một người nào đó nhưng không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án có quyền đưa họ vào tham gia tố tụng. Đúng
hay sai?
1. Đúng□
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 6 Điều 68 BLTTDS đã quy định.
Câu 19. Đương sự trong vụ án dân sự có quyền đề nghị đương sự khác xuất trình tài
liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó. Nhận
định trên đúng hay sai.
1. Đúng□
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 7 Điều 70 BLTTDS đã quy định.
Câu20. Đương sự trong vụ án dân sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người
đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà
đương sự khác đã có. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng□
2. Sai.
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 9 Điều 70 BLTTDS quy định.
Câu 21. Đương sự trong vụ án dân sự nếu có lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi
đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Đúng hay sai?
1. Đúng □
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 9 Điều 70 BLTTDS quy định.
3
Câu 22. A cho B vay 100 triệu thời hạn 1 năm, hết thời hạn mà B không trả nên A đã
gây thương tích cho B thiệt hại 15 triệu (không xử lý hình sự). A khởi kiện đòi số tiền cho B
vay và B cũng yêu cầu buộc A phải bồi thường 15 triệu.Tòa án thụ lý giải quyết các yêu cầu
của A và B trong cùng một vụ án là đúng hay sai?
Đáp án: Đúng, vì theo quy định tại khoản 4, Điều 72 BLTTDS – 2015 thì Tòa án có thể
giải quyết trong cùng một vụ án vì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn
và đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
Câu 23. Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Đúng hay sai.
1. Đúng□
2. Sai.
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 5 Điều 72 BLTTDS quy định.
Câu 24. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập và yêu cầu
độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy
định tại Điều 71 của Bộ luật tố tụng dân sự. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng. □
2. Sai.
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 73 BLTTDS quy định.
Câu 25. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự nếu không được Tòa
án chấp nhận yêu cầu độc lập thì có quyền khởi kiện vụ án.
1. Đúng □
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì khoản 2 Điều 73 BLTTDS quy định.
Câu 26. Theo qui định của BLTTDS,Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
Đáp án: đúng, trong trường hợp họ không có án tích hoặc đã được xóa án tích,không
thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, có yêu cầu của đương sự và
được Tòa án làm thủ tục đăng ký. (Điều 75 BLTTDS 2015)
Câu 27. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền ghi chép,
sao chụp tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đúng, hay sai ? ( 2 điểm).
- Đáp án: Sai.
( Khoản 2, Điều 76 BLTTDS quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự có quyền thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án
và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều
109 của bộ luật này như: Bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp v.v..)
Câu 28. Theo qui định của BLTTDS, mọi công dân Việt Nam đều có thể là người làm
chứng?
Đáp án: sai,chỉ những người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được
đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng (Điều 77 BLTTDS
2015).
Câu 29. Theo qui định của BLTTDS, người giám định có quyền tự mình thu thập tài
liệu để tiến hành giám định?

4
Đáp án: sai, theo Điều 80 BLTTDS người giám định không được tự mình thu thập tài
liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm
ảnh hưởng đến kết quả giám định.
Câu 30. Đối với việc ly hôn, trong mọi trường hợp đương sự được ủy quyền cho người
khác thay mặt mình tham gia tố tụng đúng hay sai ? (02 điểm)....
Đáp án : Sai,
(Khoản 4 Điều 85 BLTTDS quy định: Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy
quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trừ trường hợp đương sự bị tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời họ là
nạn nhân của bạo lực gia đình là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của họ thì cha mẹ, người thân thích là người đại diện).
Câu 31. Thẩm phán có thể tự quyết định việc đối chất khi thấy cần thiết đúng hay sai ?
Đáp án: Đúng, vì khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người
làm chứng Thẩm phán tiến hành đối chất (Điều 88 khoản 1 BLTTDS).
Câu 32 . Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám
định đúng hay sai ?
Đúng, vì ngoài đương sự có quyền yêu cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định
trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử ( Khoản 1 Điều 102 BLTTDS) thì Thẩm
phán chỉ ra quyết định trưng cầu giám định khi: theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên
đương sự, theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự (Điều 90 khoản 1 BLTTDS).
Câu 33. Người giám định, người phiên dịch cũng có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng
dân sự đúng hay sai ?
Đáp án: Sai, vì người giám định, người phiên dịch không phải là đương sự trong vụ án.
Điều 91 BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh là của đương sự.
Câu 34. Tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ, việc dân sự đều buộc phải chứng
minh đúng hay sai ? ( 2 điểm).
- Đáp án: Sai,
( Điều 92 BLTTDS quy định quy định các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh gồm:
Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết; được Tòa án thừa nhận; Được xác định
trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã
có hiệu lực pháp luật; được ghi trong văn bản công chứng, chứng thực hợp pháp; Một bên
đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những văn bản, tài liệu, tình tiết, kết luận của cơ quan
chuyên môn mà đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh; sự thừa nhận
của người đại diện cho đương sự là sự thừa nhận của đương sự).
Câu 35. Thông điệp dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ đúng hay sai ? (02 điểm )
Đáp án: Đúng.
( khoản 3 Điều 95 BLTTDS quy định: Dữ liệu điện tử được coi là chứng cứ khi thể hiện
dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức
tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử ).
Câu 36. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc
kể từ ngày Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ,Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó
cho đương sự để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A- 02 ngày.
B- 03 ngày.
C- 04 ngày.
Đáp án: Câu B
5
Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 37. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể bao nhiêu biện pháp khẩn cấp tạm
thời?
A- 14.
B- 15.
C- 16.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 38.Bộ luật tố tụng dân sự 2015quy định việc thi hành quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp luật nào?
A- Pháp luật về tố tụng dân sự.
B- Pháp luật về thi hành án dân sự.
C- Pháp luật về tố tụng hành chính.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 142 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 39. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì vợ chồng được thỏa thuận việc
nộp tiền tạm ứng lệ phí đúng hay sai?
1. Đúng□
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 149 BLTTDS quy định.
Câu 40. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và
quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại
chỗ đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 2, Điều 156 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Câu 41. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện,
yêu cầu khi một bên hoặc các bên yêu cầu áp dụng thời hiệu với điều kiện yêu cầu này phải
được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc đúng hay
sai?
Đáp án: Đúng
Căn cứ pháp lý:Khoản 2, Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 42. Trong mọi trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên
tòa đều được Hội đồng xét xử chấp nhận. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai , Điểm a, b Khoản 1Điều 269 BLTTDS quy định: Trước khi mở phiên tòa
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải
hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy trường hợp mà giải quyết như sáu:
- Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
- Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Câu 43. Tòa án phải triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
tham gia hòa giải. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai - Vì thành phần phiên hòa giải không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 184BLTTDS: Thẩm phán chủ trì phiên hòa
giải, Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải, Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các
đương sự.

6
Câu 44. Theo qui định của BLTTDS, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố ở bất cứ
thời điểm nào ?
Đáp án: sai, Điều 200 qui định Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Câu 45. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người có quyền và nghĩa vụ liên quan có
quyền đưa ra yêu cầu độc lập vào thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án?
A- Trước khi hòa giải.
B- Trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
C- Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hòa giải.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 46. Theo qui định của BLTTDS, Kiểm sát viên phải tham gia phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải?
Đáp án: sai, Điều 209 qui địnhthành phần tham gia phiên họp không có kiểm sát viên.
Câu 47. Toà án có thể ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về một
phần của vụ án đúng hay sai ? ( 2 điểm).
Đáp án: Sai.
(Khoản 2, Điều 212 BLTTDS quy định: Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ
vụ án).
Câu 48. Theo quy định Bộ luật TTDS năm 2015 thì Quyết định công nhận sự thỏa
thuận các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo
kháng nghị. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai  - Theo quy định Khoản 2 điều 213 BLTTDS 2015 chỉ không bị kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm, có thể bị kháng nghị GĐT. Khoản 2, Điều 213 BLTTDS 2015 quy
định: Quyết định công nhận sự thỏa thuận các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đực xã hội.
Câu 49. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền
khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có
gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Đúng hay
sai?
a. Đúng
b. Sai  - Vì Theo quy định tại Khoản 1, Điều 217 quy định…trừ trường hợp quy
định tại khoản 3, Điều 192, điểm c, khoản 1, điều 217 BLTTDS 2015 và các trường hợp khác
theo quy định pháp luật.
Câu 50. Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại
phiên tòa mà không có lý do chính đáng Tòa án không phải hoãn phiên tòa. Đúng hay sai?
a .Đúng
b.Sai  - Vì vắng mặt lần thứ 1 HĐXX hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn xin xét xử
vắng mặt. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 199 BLTTDS quy định: Tòa án triệu tập hợp lệ lần
thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự phải có mặt, trường hợp có người vắng mặt thì HĐXX hoãn phiên tòa.
Câu 51. Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi
phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác đúng hay sai ( 2 điểm).
7
Đáp án: Đúng.
(Điểm đ khoản 1 Điều 217 quy định: Đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp:
Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy
định của Bộ luật TTDS).
Câu 52. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp sau đúng hay
sai ? 2 điểm.
Bà A khởi kiện vay tài san đối với ông B. Toà án đã thụ lý vụ án, trong quá trình giải
quyết thì bà A chết.
Đáp án: Sai .
(Điểm a khoản 1 Điều 217 quy định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp:
Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế).
Câu 53. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong mọi trường hợp khi có bản án, quyết
định giải quyết vụ án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đương sự không có quyền khởi kiện
lại.
Đáp án: Sai. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định
tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS (khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm
2015).
Câu 54. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ án mà Viện kiểm sát tham gia
phiên tòa sơ thẩm thì trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải
nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án?
A- 07 ngày.
B- 10 ngày.
C- 15 ngày.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 55. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn hoãn phiên tòa xét xử vụ án theo
thủ tục rút gọn là bao lâu?
A- không quá 10 ngày.
B- không quá 15 ngày.
C- không quá 30 ngày.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 56. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Hội đồng xét xử chỉ được công bố tài liệu,
chứng cứ của vụ án khi người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai
trong giai đoạn xét xử
Đáp án: Sai. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi lời khai của người tham gia tố tụng
tại phiên tòa mâu thuẩn với lời khai trước đó; Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử
thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác
Căn cứ pháp lý: điểm b, c khoản 1 Điều 254 BLTTDS năm 2015.
Câu 57. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong mọi trường hợp khi đương sự yêu cầu
công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án thì Hội đồng xét xử phải công bố, đúng hay sai?.
Đáp án: Sai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong
mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình,
bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 254 BLTTDS năm 2015.
8
Câu 58. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhtại phiên tòa dân sự sơ thẩm Kiểm sát
viên chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng, không phát biểu về việc giải quyết vụ án,
đúng hay sai?
A- Đúng.
B- Sai.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Câu 59. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhTòa án cấp sơ thẩm phải giao hoặc gửi
bản án cho đương sự thời hạn là bao lâu, kể từ ngày tuyên án?
A- Không quá 07 ngày.
B- Không quá 10 ngày.
C- Không quá 15 ngày.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 60. Tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau thì hội
đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai  - Khoản 1, Điều 270 BLTTDS quy định: HĐXX ra bản án phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Đ270BLTTDS)
Câu 61. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung
chứng cứ. Đúng hay sai?
a. Đúng - Theo quy định khoản 3, Điều 271 BLTTDS quy định: Tại phiên tòa phúc
thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ.
b. Sai
Câu 62. Người kháng cáo không được ủy quyền cho người khác đại diện cho mình
kháng cáo?
Đáp án: Sai, Điều 272 qui địnhngười kháng cáo nếu không tự mình kháng cáo thì có
thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
Câu 63. Viện kiểm sát cấp cao có quyền kháng nghịbản án sơ thẩm, quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ
thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Câu 64. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn người khởi kiện nộp tiền tạm ứng
án phí phúc thẩm là bao lâu?
A- 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo.
B- 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo.
C- 20 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo.
Đáp án: Câu A
Căn cứ pháp lý: Khoản Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 65. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt
theo quy định tại khoản 3, Điều 296 BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc
thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai  khoản 3, Điều 296 BLTTDS 2015 quy định: ... Trừ trường hợp người đó đề
nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Câu 66. Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc dân sự có
quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự. Đúng hay sai?
9
a. Đúng
b. Sai - Theo quy định Điều 316 BLTTDS: người yêu cầu và cá nhân, cơ quan , tổ
chức…Trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS
Đáp án: sai, Điều 278qui định “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực
tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc
thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”. Nên Viện kiểm sát cấp cao không có quyền kháng
nghịbản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm cấp huyện.
Câu 67. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đối với bản án sơ thẩm là bao lâu?
A- 20 ngày kể từ ngày tuyên án.
B- 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
C- 01 tháng kể từ ngày tuyên án.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 68. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhkể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử phúc thẩm thì thời hạn bao lâu phải mở phiên tòa?
A- 15 ngày, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 30 ngày.
B- 01 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
C- 02 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 03 tháng.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 286 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 69. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng
nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai - Theo quy định Khoản 2 Điều 288 BLTTDS quy định: TRường hợp đã hết
thời hạn kháng nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng có các trường hợp sau đây thì
thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị: a/ Đương
sự có đơn đề nghị theo quy định khaonr 1, Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn
kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.; bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định điều 283 BLTTDS..
Câu 70. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn
khởi kiện, bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
nguyên đơn, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm.
Đáp án: sai, Điều 299 qui định Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi
kiện của nguyên đơn, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 71. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn
khởi kiện, bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
nguyên đơn, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Đáp án: sai, Điều 299 qui định Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi
kiện của nguyên đơn, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Câu 72. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự
thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định
công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

10
Đáp án: Sai.Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bán ản phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công
nhận sự thỏa thuận củacác đương sự chứ không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự(khoản 1 Điều 300 BLTTDS năm 2015).
Câu 73. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhtại phiên tòa dân sự phúc thẩm Kiểm sát
viên phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng và phát biểu về việc giải quyết vụ án, đúng
hay sai?
A- Đúng.
B- Sai.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Điều 306 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quy định sau khi kết thúc việc
tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp
luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Câu 74. Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tìn tiết mới
của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Đúng hay
sai?
a. Đúng Quy định khoản 1, Điều 306 BLTTDS: Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho những
người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 307 của Bộ luật này.
b. Sai
Câu 75. Hội đồng xét xử phúc thẩm không có quyềntạm đình chỉ việc giải quyết vụ án?
Đáp án: sai, Khoản 6 Điều 308 qui định Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: ạm
đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp
luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho
đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
Câu 76: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn phúc thẩm đối với quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là bao lâu?
A- 15 ngày kể từ ngày thụ lý, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 30
ngày.
B- 30 ngày kể từ ngày thụ lý, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60
ngày.
C- 01 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02
tháng.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 314 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 77. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhTòa án cấp phúc thẩm(cấp tỉnh) phải gửi
bản án cho đương sự thời hạn là bao lâu, kể từ ngày ra bản án?
A - Không quá 07 ngày.
B- Không quá 10 ngày.
C- Không quá 15 ngày.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 315 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 78. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án sơ thẩm xét xử theo thủ tục rút gọn là bao lâu?
A- 07 ngày kể từ ngày nhận bản án.
B- 10 ngày kể từ ngày nhận bản án.
11
C- 15 ngày kể từ ngày mhận bản án.
Đáp án: Câu A
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 322 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 79. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhthời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đối với bản án sơ thẩm xét xử theo thủ tục rút gọn là
bao lâu?
A- 07 ngày kể từ ngày nhận bản án.
B- 10 ngày kể từ ngày nhận bản án.
C- 15 ngày kể từ ngày mhận bản án.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 322 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 80.Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhnhững vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục
rút gọn thì thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ bao lâu, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện
kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án?
A- 03 ngày.
B- 05 ngày.
C- 07 ngày.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 81. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy địnhbản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật chỉ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi: Kết luận trong bản án, quyết
định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự, đúng hay sai?
Đáp án: Sai, đây chỉ là một trong những căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm qui định tại khoản 1, Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Điều 326: Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của
vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ
theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không
đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng,
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.)
Câu 82. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự nộp hoặc đã yêu cầu nhưng đương sự không giao nộp
vì lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình
giải quyết vụ án, đúng hay sai? ( 2 điểm).
Đáp án: Đúng
(Khoản 1, Điều 330 BLTTDS quy định: Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ
cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó
chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự nộp hoặc đã yêu cầu nhưng
đương sự không giao nộp vì lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể
biết được trong quá trình giải quyết vụ án).
12
Câu 83. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; Bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, đúng hay sai?
Đáp án: Sai, Khoản 1, Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
cao; Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết
định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 84. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm án dân sự tối đa là 3 năm, đúng hay sai?
Đáp án: Sai, theo Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm tối đa là 5 năm.
Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm như sau:
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị
trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có
các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời
hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và
sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề
nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo
quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước
và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.)
Câu 85. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm án dân sự là bao lâu?
A- 01 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực.
B- 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực.
C- 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực.
Đáp án: Câu c
Căn cứ pháp lý:Khoản 1, Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 86.Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm đã hết, nhưng có những căn cứ theo quy định thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm
là bao lâu, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị?
A- 01 năm.
B- 02 năm.
C- 03 năm.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 87. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ án giám đốc thẩm do Chánh án
Tòa án kháng nghị thì thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ bao lâu, kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án?
A- 10 ngày.
13
B - 15 ngày.
C - 20 ngày.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 336 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 88. Hội đồng xét xửTòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghịgồm ba Thẩm phán?
Đáp án: sai, ba thẩm phán này phải là thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao và trong trường hợp ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu
quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ gồm toàn thể Ủy
ban Thẩm phán (Khoản 1 Điều 337 quy định Thẩm quyền giám đốc thẩm).
“1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng
xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án
nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng
có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự
thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.”
Câu 89. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị gồm năm Thẩm phán?
Đáp án: sai, năm Thẩm phán này phải là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao và trong trường hợp ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi
biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ gồmtoàn thể
Hội đồng thẩm phán
(Khoản 2 Điều 337. Thẩm quyền giám đốc thẩm
2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng
xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất
phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử
giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống
nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.)
Câu 90. Chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu đều là các hợp đồng.
Đúng hay sai?
a. Đúng - HĐ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 338BLDS)
b. sai
Câu 91. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày nhận
được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên
tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm?
A- 02 tháng.
14
B- 03 tháng.
C- 04 tháng.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 339 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 92. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo
thủ tục giám đốc thẩmtrong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý?
Đáp án: sai, Điều 339 qui định trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng
nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử
vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Câu 93. Trong mọi trường hợp thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu văn bản công chứng
vô hiệu là ba mươi ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Đúng hay sai?
a. Đúng Quy định tại khoản 1, Điều 339 b BLTTDS
b. Sai
Câu 94. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử
phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng nhưng không
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đúng hay sai ? (02 điểm )
Đáp án: Sai.
(khoản 3 Điều 345 BLTTDS quy định: Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một
phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét
xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng khác về
thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự )
Câu 95. Tái thẩm là xét lại những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng
bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản
án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Nhận định trên đúng hay sai ? (02 điểm )
Đáp án: Sai.
(Điều 351 BLTTDS quy định: Tái thẩm là xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản
án, quyết định đó).
Câu 96. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
là bao lâu, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm?
A- 01 năm.
B- 02 năm.
C- 03 năm.
Đáp án: Câu A
Căn cứ pháp lý: Điều 355 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 97. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ án tái thẩm do Chánh án Tòa
án kháng nghị thì thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ bao lâu, kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án?
A- 10 ngày.
B- 15 ngày.
C- 20 ngày.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Điều 357 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
15
Câu 98. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn bao lâu, kể từ ngày nhận
được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền tái thẩm phải mở phiên tòa để
xét xử vụ án theo thủ tục tái thẩm?
A- 02 tháng.
B- 03 tháng.
C- 04 tháng.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Điều 357 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 99. Tùy vào thỏa thuận giữa các bên và căn cứ và thời điểm đặt cọc với thời điểm
được coi là giao kết của hợp đồng việc đặt cọc nhằm:
a. đảm bảo giao kết hợp đồng
b. đảm bảo việc thực hiện hợp đồng dân sự
c. Cả hai mục đích đều đúng Quy định khoản 1, điều 358 BLDS: Đặt cọc là việc
một bên giao cho bên kia một khaonr tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có gía trị khác trong
một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Câu 100. Hợp đồng bảo lãnh phải lập thành văn bản riêng. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai Điều 362 BLDS: quy định: Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản , có
thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Câu 101. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc
không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ về dân sự, hôn
nhân và gia đình. Nhận định trên đúng hay sai?
1. Đúng. □
2. Sai.
Đáp án: Đúng. Vì theo quy định tại Điều 361 BLTTDS quy định phạm vi áp dụng thủ
tục giải quuyết việc dân sự.
Câu 102. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định giải quyết việc dân sự là bao lâu?
A- 07 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
B-10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
C-15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Đáp án: Câu B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 372 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 103. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đối với quyết định giải quyết việc dân sự là bao lâu?
A- 07 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
B-10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
C-15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Đáp án: Câu C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 372 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Câu 104. Tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có
quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô
hiệu khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động?
1. Đúng
2. Sai □
Đáp án: Sai. Vì tại khoản 1 Điều 401 BLTTDS quy định Tổ chức đại diện tập thể lao
động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có quyền yêu cầu Tòa án…
16
Câu 105. Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10
ngày, thỏa ước lao động tập thể là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Nhận định
trên là đúng hay sai?
1. Đúng □
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 402 BLTTDS quy định.
Câu 106. Trường hợp chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì Thẩm
phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu,
không giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao
động tập thể vô hiệu. Nhận định này đúng hay sai?
1. Đúng
2. Sai □
Đáp án: sai, Khoản 5 Điều 402 BLTTDS quy định.
Câu 107. Tất cả các kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án đều được Tòa án xem xét ra
quyết định công nhận?
Đáp án: sai, tạiĐiều 416 qui định“Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án
xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức,
cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo
quy định của pháp luật về hòa giải”.
Câu 108. Việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra
quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xẩy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định
của pháp luật về hòa giải. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại Điều 416 BLTTDS quy định.
Câu 109. Một trong những điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là
các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận
hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ
ba thì phải được người thứ ba đồng ý. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 417 BLTTDS quy định.
Câu 110. Thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là
06 tháng kể từ ngày các bên đạt được sự thỏa thuận hòa giải thành. Nhận định trên đúng hay
sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 418 BLTTDS quy định;
Câu 111. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này Tòa án phải ra quyết
định mở phiên họp xét đơn yêu cầu trong thời hạn 10 ngày. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 419 BLTTDS quy định.

17
Câu 112. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công có
quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án
tài liệu là cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự. Nhận định trên đúng hay sai.
1. Đúng
2. Sai ∆
Đáp án: Đúng. Vì tại điểm b khoản 3 Điều 419 BLTTDS quy định nếu xét thấy cần
thiết….
Câu 113. Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi
có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của BLTTDS năm 2015. Nhận định trên đúng hay
sai.
1. Đúng∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 5 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 114. Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng
đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án đúng hay sai?
1. Đúng∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 6 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 115. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đúng
hay sai?.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 8 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 116. Quyết định công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp
luật về thi hành án?
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 9 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 117. Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm
quyền của nước ngoài có được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và quy định tại khoản 1,
Điều 421 không?
1. Có ∆
2. Không
Đáp án đúng: Có. Vì tại khoản 2 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 118. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, quyết
định đình chỉ xét đơn yêu cầu và 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi
hành hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, đương sự, người đại
diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 419 BLTTDS quy định.
Câu 119. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay tại cảng
hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt
hại. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng∆
2. Sai
18
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 420 BLTTDS quy định.
Câu120. Thẩm quyền của Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển là Tòa án cấp tỉnh nơi có
cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh có thẩm quyền bắt giữ. Nhận
định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án đúng: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 421 BLTTDS quy định.
Câu 121. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam đúng hay say?
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại Điều 424 BLTTDS quy định.
Câu 122. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 424 BLTTDS
được xem xét và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải
quyết toàn bộ nội dung tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Nhận
định này đúng hay sai?
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án đúng: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 424 BLTTDS quy định.
Câu 123. Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có quyền
yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Nhận định này đúng hay sai?
1. Đúng
2. Sai∆
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 425 BLTTDS quy định.
Câu 124. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan
khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam gồm có bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài, quyết định về hôn nhân gia đình
của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành
viên của điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu
không công nhận tại Việt Nam. Nhận định này đúng hay sai.
1 Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 431 BLTTDS quy định.
Câu 125. Thời hạn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực đúng
hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 432 BLTTDS quy định.
Câu126. Người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự phải làm đơn gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 432 BLTTDS quy định.
19
Câu 127. Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định mà bản án, quyết định đó đang
được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân
sự đó trong trường hợp việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
quy định tại Điều 470 BLTTDS đúng hay sai?
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 440 BLTTDS quy định.
Câu 128. Thời hạn kháng nghị của Viện trưởng VKS tỉnh là 07 ngày; VKS cấp cao là
10 ngày đối với quyết định của Tòa án quy đinh tại khoản 4 và khoản 5 Điều 437 và khoản 5
Điều 438 BLTTS kể từ ngày nhận được quyết định. Nhận định trên là đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai.
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 442 BLTTDS quy định.
Câu 129. Thời hạn xét kháng cáo, kháng nghị của Tòa án cấp cao đối với quyết định
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ là 01 tháng, kể từ ngày
nhận được hồ sơ. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 443 BLTTDS quy định.
Câu 130. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định công nhận và cho thi hành
hoặc không công nhận tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 5
Điều 458 BLTTDS Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự hoặc người đại diện hợp
pháp của họ. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 460 BLTTDS quy định.
Câu 131. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của
người nước ngoài được xác định như sau: Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có
quốc tịch; trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật nơi người
đó cư trú; nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật tại Việt Nam.
Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng □
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 467 BLTTDS quy định.
Câu 132. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác
định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập. Nhận định này đúng hay
sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1 Điều 467 BLTTDS quy định.
Câu 133. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự đó liên
quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; vụ án ly hôn giữa
công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng
cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại Điều 470 BLTTDS quy định.
20
Câu 134. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải
quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật tố tụng dân sự thì phải được Tòa án đó tiếp tục
giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các
đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác
của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài?
Đáp án: đúng, qui định tại Điều 471.
Câu 135. Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận lựa chọn Tòa
án nước ngoài hoặc đã có Tòa án nước ngoài, Trọng tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của
nước ngoài giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Nhận trên đúng hay
sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại Điều 472 BLTTDS quy định.
Câu 136. Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa
án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý
đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết. Nhận định này đúng hay sai.
1. Đúng ∆
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại điểm a khoản 1 Điều 472 BLTTDS quy định.
Câu 137. Yêu cầu cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở
nước ngoài thì trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người
khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự đúng hay sai ?
1. Đúng □
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 2 Điều 473 BLTTDS quy định.
Câu 138. Việc xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước
ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ khi nhận
được kết quả tống đạt và kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp mà Tòa
án xử lý như: Hoãn phiên họp hòa giải, không mở phiên họp hòa giải,…Nhận định này đúng
hay sai?
1. Đúng□
2. Sai
Đáp án: Đúng. Vì tại khoản 1, khoản 2 Điều 477 BLTTDS quy định.

BỘ LUẬT DÂN SỰ
Câu hỏi 139. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó
thì chủ thể mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu việc dân sự. Đúng hay sai?
a.Đúng - Quy định Điều 154 BLDS năm 2005:
b.Sai
Câu 140.Trong mọi trường hợp bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người
thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai  - Trừ t/h nghĩa vụ gắn với nhân thân của bên có nghãi vụ hoặc pháp luật có
quy định không được chuyển giao. (Điều 315BLDS)
21
Câu 141. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hợp đồng dân sự mặc dù là sự thỏa thuận
giữa các bên tham gia, phụ thuộc chủ yếu vào ý chí các bên khi giao kết, tuy nhiên cũng phải
tuân theo những nguyên tắc do pháp luật quy định.
a. Đúng - Nếu không tuân theo quy định pháp luật thì không được pháp luật bảo vệ
b. Sai
Câu 142. Chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu đều là các hợp đồng.
Đúng hay sai?
a. Đúng - HĐ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 388BLDS)
b. sai
Câu 143.Trong hợp đồng mua bán tài sản, nếu đối tượng của hợp đồng là TS phải đăng
ký quyền SH thì quyền SH được chuyển giao cho bên mua từ thời điểm hoàn thành thủ tục
đăng ký quyền sở hữu. Đúng hay sai?
a.Đúng - Quy định Điều 439BLDS
b.Sai
Câu 144. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong tài sản chung với người khác.Đúng hay sai?
a. Đúng - (Điều 634BLDS)
b. Sai
Câu 145. Người thừa kế theo pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đúng hay sai?
a.Đúng
b. Sai - Chỉ có cá nhân mới có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật (điều 676)
Câu 146. Khẳng định sau đây đúng hay sai: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản
cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế
không có tranh chấp về hàng thừa kế thì di sản đó chuyển thành tài sản chung.
a.Đúng
b.Sai Phải thừa nhận di sả do người chết để lại chưa chia NQ 02 ngày 10/8/2004 của
HĐTP.
Câu 147. Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài
sản bán đấu giá và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Đúng hay sai?
c. Đúng - (Điều 458 BLDS)
d. Sai

Câu 148.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng
cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền được đòi lại tài sản. Nếu người tặng cho không
thể trả lại tài sản tặng cho do tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại. Đúng
hay sai?
a. Đúng - Tặng cho có điều kiện Điều 470BLDS
b. Sai
Câu 149. Sự kiện: Tháng 6/2010 A kiện B đòi nợ theo hợp đồng mua bán số tiền
50.000.000 đồng (có biên nhận ngày 20/3/2007 do B ký tên). Tại phiên tòa sơ thẩm B không
thừa nhận có nợ A 50.000.000 đồng mà chỉ còn nợ 5.000.000 đồng. Hãy chọn phương án đúng.
a. Vụ án còn thời hiệu khởi kiện  Thừa nhận có nợ thời hiệu bắt đầu lại theo quy
định Điều 162 BLDS
b. Vụ án hết thời hiệu khởi kiện

22
Câu 150. Bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không cần có
có sự đồng ý của người được ủy quyền. Đúng hay sai?
a.Đúng
b.Sai  - Nhưng phải thông báo cho bên được ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý
(Điều 588BLDS)
Câu 151. Nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định, người được ủy
quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba nhưng không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Đúng hay sai?
a. Đúng - (Điều 583 BLDS)
b. Sai
Câu 152.Trong mọi trường hợp khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì
họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Khẳng định trên đúng hay sai?
a.Đúng
b.Sai  - Nếu do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại chịu bồi thường tương
ứng mức độ lỗi của mình, lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại thì không bồi thường.(Điều
617BLDS)
Câu 153. Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản mà các bên có thỏa thuận
về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định bằng:
A- Không quá 20%/năm của khoản tiền vay;
B- 10%/năm của khoản tiền vay;
C- Không quá 150% lãi suất cơ bản
Đáp án: B
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015
Câu 154. Bộ luật dân sự 2015 quy định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần đối
với thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm nếu các bên không có thỏa thuận được thì được xác
định theo hướng.
A- Tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
B- Tối đa không quá 60 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
C- Tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
Đáp án: C
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015
Câu 155. Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản

A- Mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;
B- Hai mươi năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;
C- Ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế;
Đáp án: C
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015.

23

You might also like