You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ

THẢO LUẬN
MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ
Lớp: 121-CLCQTL45(A)
Giảng viên: Phạm Thị Thúy
Danh sách thành viên nhóm 4:

MSSV Họ và tên Vắng Phát biểu


2053401020077 Trịnh Quốc Huy

2053401020048 Nguyễn Thị Việt Hà


2053401020201 Nguyễn Hoàng Thông

2053401020086 Huỳnh Minh Khôi

2053401020117 Nguyễn Hà My

2053401020117 Nguyễn Xuân Nghi

2053401020137 Võ Bảo Ngân

2053401020239 Nguyễn Đình Triết


Phần 1: Nhận định  
1. Chỉ có Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành
tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ. 
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 2 điều 46 và khoản 1 điều 47, khoản 1 điều 57 Bộ Luật TTDS 2015.
Theo điểm c khoản 1 điều 47 Bộ Luật TTDS 2015 thì khi có căn cứ rõ ràng cho rằng
người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án
có thẩm quyền ra quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án trước khi mở phiên tòa. 
Còn thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thuộc về Viện trưởng Viện
Kiểm sát (điểm c khoản 1 điều 57 Bộ Luật TTDS 2015). Mà Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
cũng là người tiến hành tố tụng dân sự (theo khoản 2, điều 46 Bộ Luật TTDS 2015). Như
vậy, Viện trưởng Viện Kiểm sát cũng có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến
hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ.
2. Chỉ những người trực tiếp thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên
đơn trong vụ án dân sự. 
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 4, khoản 5 điều 69 Bộ Luật TTDS 2015.
Theo khoản 4 và khoản 5 điều 69 Bộ Luật TTDS 2015, nếu đương sự là người chưa đủ
sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng
dân sự; người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
tố tụng dân sự của đương sự thì người thực hiện hành vi khởi kiện thay đương sự là do
người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
3. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở
thành bị đơn trong vụ án dân sự. 
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 4, khoản 2 điều 69 Bộ Luật TTDS 2015.
Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể trở thành bị
đơn trong vụ án dân sự, và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự,
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện
hợp pháp của họ thực hiện.
4. Tất cả các đương sự đều có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. 
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 4 điều 85 Bộ Luật TTDS 2015.
Theo khoản 4 điều 85 Bộ Luật TTDS, đối với việc ly hôn thì đương sự không được ủy
quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Vì vậy không phải tất cả đương sự
đều có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.
5. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự
thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự. 
Nhận định sai.
CSPL: Điều 70, điều 76 Bộ Luật TTDS 2015.
Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (điều 76
Bộ Luật TTDS 2015) và Quyền và nghĩa vụ của đương sự (điều 75 Bộ Luật TTDS 2015
có nhiều điểm khác nhau, do đó, có những quyền và nghĩa vụ tố tụng mà luật sư tham gia
với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự không thể thực hiện thay
cho đương sự được. Ví dụ: theo khoản 22, điều 70 và điều 76 Bộ Luật TTDS thì đương sự
mới có quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án, chứ không phải là luật
sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.

Phần 2: Bài tập


Bài tập 1:
a. Tư cách đương sự trong vụ án 
Nguyên đơn: Ông M (Khoản 2 điều 68 Bộ Luật TTDS 2015)
Bị đơn: Công ty N (Khoản 3 điều 68 Bộ Luật TTDS 2015)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông K (Khoản 4 điều 68 Bộ Luật TTDS 2015)
b. Toà án có thể chấp nhận yêu cầu của Công ty N để xét xử chung hay không:
Căn cứ theo khoản 4 điều 72 Bộ Luật TTDS 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị
đơn, công ty N có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn (ông M), nếu có liên
quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
Sau khi thụ lý vụ án, công ty N đã gửi đơn lên Toà án yêu cầu ông M phải trả lại cho
Công ty N số tiền 20 triệu đồng mà Công ty N đã sửa chữa căn nhà trong thời gian thuê.
Xét thấy yêu cầu này của công ty N đã bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của nguyên đơn,
từ các căn cứ trên, có thể xác định yêu cầu của công ty N là một yêu cầu phản tố. Áp dụng
điểm a khoản 2 điều 200 Bộ Luật TTDS 2015, yêu cầu của công ty N đối với nguyên đơn
có thể được chấp nhận nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu này đúng thời điểm quy định tại
khoản 3 điều 200 Bộ Luật TTDS 2015.

Bài tập 2:

Nhận xét hành vi tố tụng của Tòa án sơ thẩm:

(I) Toà án sơ thẩm đã thụ lý giải quyết vụ án và xác định đúng các đương sự dưới đây:
Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
tỉnh Quảng Ngãi. Vì đây là cơ quan tiến hành khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
dân sự vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan này bị xâm phạm.
Bị đơn: Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex (sau đây
gọi tắt là Công ty Maxgarmex)

(II) Tuy nhiên, trong vụ án này có đương sự mà Toà án chưa đưa họ vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Lê Hùng Sơn. Bởi lẽ:
Ông Lê Hùng Sơn có mối quan hệ hôn nhân vợ chồng với bà Trương Thị Tường Vân
và trong quan hệ hôn nhân này, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 01/TC được
xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Đồng thời, giá trị tài sản chung này được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa
vụ của Công ty Maxgarmex đối với Hợp đồng tín dụng số 06.
Ngân hàng Quảng Ngãi khởi kiện Công ty Maxgarmex với yêu cầu thanh toán các
khoản nợ, trong đó có Hợp đồng số 06 là một phần của tranh chấp, được bảo đảm bởi giá
trị tài sản này. Khi giải quyết vụ án theo yêu cầu của Ngân hàng, việc thực hiện nghĩa vụ
thanh toán bằng tài sản bảo đảm này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của ông Lê
Hùng Sơn (cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015)

(III) Tại nội dung bản án sơ thẩm, toà án xác định “Bà Trương Thị Tường Vân còn phải
tiếp tục trả lãi của tiền gốc vay kể từ ngày 05/7/2018 cho đến khi thanh toán xong nợ vay.
Buộc bà Trương Thị Tường Vân đại diện theo pháp luật phải nộp 31.064.248 đồng án phí
kinh doanh, thương mại sơ thẩm.”
Theo đó, Toà án xác định Bà Trương Thị Tường Vân là người có nghĩa vụ phải tiếp tục
trả lãi của tiền gốc vay cho đến khi thanh toán xong nợ vay và phải nộp án phí sơ thẩm.
Điều này là không phù hợp. Nghĩa vụ này phải thuộc về Công ty. Bời vì, bà Trương Thị
Tường Vân chỉ là Giám đốc của Công ty Cổ phần, theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh
nghiệp 2020 “2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.”
thì Bà Vân chỉ là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chứ không phải là đương sự
và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, nên không có nghĩa
vụ phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên. Như vậy, toà án xác định sai nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng.

(IV) Đồng thời, tại nội dung bản án đưa ra khoản bồi thường: “phải trả cho Ngân hàng
Quảng Ngãi tiền gốc 3.050.000.000 đồng và tiền là 1.014.248.333 đồng. Tổng cộng
4.064.248.333 đồng. Bà Trương Thị Tường Vân còn phải tiếp tục trả lãi của tiền gốc vay
kể từ ngày 05/7/2018 cho đến khi thanh toán xong nợ vay”
Theo đơn khởi kiện ngày 15/3/2018, Ngân hàng Quãng Ngãi chỉ yêu cầu Tòa án buộc
Công ty Maxgarmex “phải trả tổng cộng số tiền 4.064.248.333 đồng, trong đó, tiền gốc
là 3.050.000.000 đồng, tiền lãi (tính đến ngày 4/7/2018) là 1.014.248.333 đồng và đề
nghị phát mãi tài sản đã cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thanh toán nợ vay”. Trong trường
hợp này, bên cạnh khoản tiền gốc, Ngân hàng Quảng Ngãi chỉ yêu cầu thêm tiền lãi tính
đến ngày 4/7/2018, tuy nhiên, Tòa án lại xác định tiền lãi từ ngày 5/7/2018 đến khi thanh
toán xong. Do vậy, khoản tiền mà Tòa án yêu cầu là chưa phù hợp với yêu cầu do Ngân
hàng Quảng Ngãi đưa ra trong đơn khởi kiện.

Phần 3: Phân tích án


1. Nhận xét về việc tòa án các cấp xác định tư cách đương sự trong vụ án. Cơ sở
để các tòa án xác định
Bản án sơ thẩm số 04/2012/KDTM-ST ngày 10/09/2012 và Bản án phúc thẩm số
22/2013/KKDTM-PT ngày 28/06/2013, TAND tỉnh Quảng Nam và TANDCC tại Đà
Nẵng đều xác định sai tư cách đương sự trong vụ án. Cụ thể là vì vào ngày 28/04/2014
Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam mới có thông báo số
284/TB-ĐKKD xóa tên Công ty Thành Tài, và hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều diễn
ra trước ngày 28/04/2014, do đó cho đến khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Công ty Thành
Tài vẫn có tư cách pháp nhân. 
Ngoài ra căn cứ điểm a khoản 2 điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Trường
hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty trách nhiệm hữu hạn thì cá
nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng”. Vì
vậy cho nên trong trường hợp này, phải xác định tư cách bị đơn là Công ty Thành Tài,
còn bà Lương Thị Tân và Lương Thị Liễu là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. 
Cơ sở để các tòa án xác định là căn cứ vào đối tượng khởi kiện, trong trường hợp này
là căn cứ vào Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kiện bà Lương
Thị Tân, Lương Thị Liễu về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, đồng thời công ty Thành
Tài đã ngừng hoạt động và bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu là những thành viên góp
vốn của công ty Thành Tài  vì vậy đã TA xác định bị đơn trong vụ án là bà Lương Thị
Tân, Lương Thị Liễu.

2. Nhận xét về nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm về việc xác định tư
cách đương sự
Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm về việc xác định tư cách đương sự
trong vụ án này như sau: “Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm xác định bị đơn là
bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu là không đúng quy định tại điểm a khoản 2 điều 62
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Công ty Thành Tài
đã bị giải thể nhưng trong trường hợp này Tòa án vẫn phải xác định tư cách bị đơn là
Công ty Thành Tài còn các bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu là người thừa kế quyền,
nghĩa vụ tố tụng của công ty Thành Tài theo điểm a khoản 2 điều 62 của bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004.”. Và nhận định của hội đồng xét xử giám đốc thẩm về việc xác định tư
cách đương sự trong vụ án này là đúng, bởi vì ngày 28/04/2014 Phòng đăng ký kinh
doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam mới có thông báo số 284/TB-ĐKKD xóa
tên Công ty Thành Tài, đồng thời căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 62 của bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004, nay là điểm a khoản 2 điều 74 bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì khi
Công ty TNHH giải thể, những cá nhân của tổ chức đó như các bà Lương Thị Tân, Lương
Thị Liễu sẽ là người thừa kế, quyền nghĩa vụ tố tụng của công ty, do đó việc xác định bị
đơn trong vụ án là bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu là sai.

3. Từ các phân tích trên, tóm tắt vụ án xoay quanh vấn đề pháp lý được xác định
Vấn đề pháp lý: Xác định tư cách đương sự
Tóm tắt vụ án:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho Công ty Thành Tài vay
3.000.000.000 đồng theo 2 hợp đồng tín dụng: một hợp đồng với thời hạn cho vay 12
tháng (Hợp đồng 767, hạn đến 08/6/2006) và một hợp đồng với thời hạn cho vay 60 tháng
(Hợp đồng 75, hạn đến 02/06/2010). 
Vào 02/11/2006, do Công ty Thành Tài vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng,
không trả nợ đúng hạn, công ty đã ngừng sản xuất, không còn khả năng trả nợ nên ngân
hàng khởi kiện Công ty Thành Tài, yêu cầu thanh toán số tiền gốc và lãi của cả hai hợp
đồng tín dụng là 3.696.375.000 đồng, và do khoản tiền vay 1.000.000.000 đồng của hợp
đồng tín dụng với thời hạn vay 12 tháng đã đến thời hạn phải trả nên công ty Thành Tài
đồng ý trả khoản tiền vay này cho ngân hàng, tuy nhiên đối với khoản vay 2.000.000.000
đồng của hợp đồng tín dụng còn lại thì thời hạn vay đến năm 2010, chưa đến hạn trả nợ
nên phía bị đơn cho rằng ngân hàng khởi kiện là không có cơ sở. 
Đến năm 2012, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chấp nhận một phần yêu cầu khởi
kiện của ngân hàng đối với bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu (thành viên góp vốn của
công ty Thành Tài), yêu cầu hai bà trả số tiền gốc và lãi là 4.132.961.670 đồng và số tiền
nợ còn lại là 226.422.286 đồng. 
Vào ngày 26/06/2019, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận định rằng việc xác định tư
cách đương sự trong vụ án của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam và Tòa án nhân dân cấp
cao Đà Nẵng là sai, cụ thể là việc xác định bị đơn là bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu
thay vì là Công ty Thành Tài là sai, do đó kết luận tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam vi
phạm thủ tục tố tụng sơ thẩm. Vì vậy Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy bản
án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2012/KDTM-ST của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Nam và bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 22/2013/KKDTM-PT của
Tòa án cấp cao Đà Nẵng, và giao hồ sơ cho tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử lại
theo đúng thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp luât.
Danh sách phân công công việc:

- Nguyễn Hà My
Phụ trách chính Phần 1 và Phần 2 – Bài
- Nguyễn Xuân Nghi
tập 1
- Võ Bảo Ngân

- Trịnh Quốc Huy


Phụ trách chính Phần 2 – Bài tập 2
- Nguyễn Hoàng Thông

- Nguyễn Thị Việt Hà


- Huỳnh Minh Khôi Phụ trách chính Phần 3
- Nguyễn Minh Triết

You might also like