You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


BÀI THẢO LUẬN TUẦN THỨ NHẤT:
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Giảng viên thảo luận: Phạm Thị Thúy


Lớp: TM46A1
Nhóm thực hiện: Nhóm 09
Thành viên nhóm:

STT Họ và tên MSSV Phân công nhiệm vụ


1 Lê Thời Việt Anh 2153801011010 Nhận định (3) + BT (2)
2 Nguyễn Thị Quỳnh Chi 2153801011031 Nhận định (2) + Án (3)
3 Kiều Nữ Quỳnh Diệp 2153801011034 Nhận định (1) + Án (3)
4 Hoàng Dinh 2153801011036 Nhận định (4) + BT (2)
5 Hoàng Thùy Dương 2153801011039 Nhận định (5) + BT (2)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2023
MỤC LỤC

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH.................................................................................................1


1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm...................1
2. Tòa án được từ chối giải quyết vụ án về lao động nếu không có điều luật để áp dụng.
.................................................................................................................................... 1
3. Các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng............................1
4. Thẩm phán chỉ căn cứ vào pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự.........................2
5. Nguyên tắc tranh tụng không áp dụng cho giải quyết việc dân sự..........................2
PHẦN II: BÀI TẬP......................................................................................................4
1. Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên.............................................4
2. Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao?.........4
PHẦN III: PHÂN TÍCH ÁN........................................................................................6
1. Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án.........................................................6
2. Tòa án xác định yêu cầu của đương sự là vụ án dân sự hay việc dân sự? Nhận xét
quyết định của Tòa án theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận
cứ cho các nhận xét)...................................................................................................6
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay
quanh vấn đề pháp lý đó.............................................................................................8
PHẦN I: NHẬN ĐỊNH

1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Trả lời:
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. (sau đây viết tắt là
BLTTDS 2015)
- Giải thích: Khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì có trường hợp sẽ xét xử theo thủ tục
thông thường và có trường hợp thì xét xử theo thủ tục rút gọn. Theo khoản 1 Điều 11
BLTTDS 2015 quy định thì Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự sơ thẩm
theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Như vậy, Hội
thẩm nhân dân không tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
2. Tòa án được từ chối giải quyết vụ án về lao động nếu không có điều luật để áp
dụng.

Trả lời:
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 45 BLTTDS 2015.
- Giải thích: Theo khoản 2 Điều 4 thì Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự
vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Đồng thời, vụ án về lao động thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự nên theo Điều 45 BLTTDS 2015 có quy định về Nguyên tắc
giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng. Theo đó, Tòa án có thể áp dụng
tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và
pháp luật không quy định. Tuy nhiên, tập quán áp dụng không được trái với những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự. Trường hợp không
thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định tại Điều 3, án lệ, lẽ công bằng. Như vậy, Tòa án không được từ chối giải quyết
vụ án về lao động nếu không có điều luật để áp dụng.
3. Các đương sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng.

Trả lời:
- Nhận định trên đúng.

1
- Cơ pháp lý: Điều 8 BLTTDS 2015.
- Giải thích: Vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án không phân
biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tin ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình
thức sở hữu và những vấn đề khác. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trong tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
4. Thẩm phán chỉ căn cứ vào pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự.

Trả lời:
- Nhận định sai.
- Cở sở pháp lý: Khoản 3 Điều 24, Điều 45 BLTTDS 2015.
- Giải thích:Vì thẩm phán không chỉ căn cứ vào pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự mà
còn phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và
ngoài ra còn dựa vào kết quả tranh tụng của các bên để giải quyết vụ việc dân sự, ra bản
án, quyết định (khoản 3 Điều 24 BLTTDS 2015). Bên cạnh đó, tại Điều 45 BLTTDS
2015 quy định về nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều
luật để áp dụng thì việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc sẽ được thực hiện qua ba
nguyên tắc: áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
5. Nguyên tắc tranh tụng không áp dụng cho giải quyết việc dân sự.

Trả lời:
- Nhận định đúng.
- Cơ sở pháp lý: Điều 24 BLTTDS 2015.
- Giải thích: Tranh tụng là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi các
bên tham gia tố tụng nhằm trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá
chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc
bác bỏ yêu cầu của người khác dưới sự điều khiển, quyết định của Toà án. Bên cạnh đó,
Điều 24 BLTTDS 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, các nhà
làm luật đã sử dụng cụm từ “xét xử” xuyên suốt Điều luật mà cụm từ “xét xử” chỉ áp
dụng trong vụ án dân sự khi các bên có tranh chấp, có nộp đơn khởi kiện thì mới có việc
tranh tụng. Còn trong việc dân sự, xét thấy về bản chất giữa các bên không phải là tranh
2
chấp mà chỉ có một bên tham gia yêu cầu Tòa án mở phiên họp để “giải quyết” việc dân
sự (căn cứ theo Điều 361 BLTTDS 2015). Như vậy, nguyên tắc tranh tụng chỉ áp dụng
trong xét xử vụ án dân sự, không áp dụng giải quyết việc dân sự.

3
PHẦN II: BÀI TẬP

Tình huống: Anh Lê Văn V và chị Bùi Thị H kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký
kết hôn tại UBND xã A, huyện B năm 1995 (do bị thất lạc nên ngày 31/12/2009 anh V đã
xin cấp lại). Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc, sau đó phát sinh mầu thuẫn,
nguyên nhân mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, tích cách hai người không hoà hợp, hiện
nay anh đã thuê nhà ở riêng, anh V và chị H sống ly thân. Nay anh xét thấy tình cảm vợ
chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên năm 2017, anh V đề nghị Toà
án thành phố Thanh Hoá cho anh được ly hôn với chị H.
- Về con chung: anh V và chị H có có 02 con chung, cháu Lê Phươn g Th1, sinh ngày
02/9/1996 và cháu Lê Xuân Th2, sinh ngày 24/4/2009. Ly hôn anh V có nguyện vọng
nuôi cháu Th2, nhưng cháu Th2 có nguyện vọng ở với mẹ nên anh V đồng ý giao cháu
Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ.
- Về tài sản, công nợ: Anh V không yêu cầu Toà án giải quyết.
Câu hỏi:
1. Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên.

Trả lời:
Yêu cầu của nguyên đơn anh Lê Văn V:
- Về quan hệ hôn nhân: Anh B yêu cầu Tòa án cho anh được ly hôn với chị H.
- Về con chung: Anh có nguyện vọng nuôi cháu Th2, nhưng cháu Th2 có nguyện vọng ở
với mẹ nên anh đồng ý giao cháu cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp
dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ.
- Về tài sản, công nợ: Anh không yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao?

Trả lời:
Viện kiểm sát bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm. Bởi vì:
- Thứ nhất, anh V xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt
được nên đến năm 2017, anh V đề nghị Tòa án Thành phố Thanh Hóa cho anh được ly
hôn với chị H. Đây là hành vi đơn phương ly hôn xuất phát từ anh V và nếu Tòa án thụ lý
đơn ly hôn của anh V thì đây là vụ án dân sự. 

4
- Thứ hai, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 thì Viện kiểm sát tham gia các
phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối
tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có
đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015. 
- Thứ ba, theo khoản 4 Điều 27 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT VKSNDTC-
TANDTC, Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với các vụ án dân sự có
đương sự là người chưa thành niên. Trong khi đó, vụ án trên có đương sự là người chưa
thành niên (Lê Xuân Th2 sinh năm 2009). Trường hợp này, thời điểm ly hôn là 2017 và
cháu Lê Xuân TH2 sinh ngày 24/4/2009, tức bé là người chưa thành niên (8 tuổi). Bên
cạnh đó, theo khoản 1 và khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 thì Lê Xuân Th2 sinh năm
2009 là người đương sự trong vụ án dân sự (người có quyền và nghĩa vụ liên quan). Cháu
Th2 tuy không khởi kiện nhưng có liên quan đến quyền lợi đó là tiền cấp dưỡng và người
nuôi dưỡng mình.
 Như vậy, Viện kiểm sát bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm.

5
PHẦN III: PHÂN TÍCH ÁN

- Đọc Bản án số: 30/2018/HNGĐ-ST ngày 05/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận;
- Thực hiện các công việc sau:
1. Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án.

Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ
chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Yêu cầu của nguyên đơn (bà Trần Thị Thúy L): Yêu cầu Tòa án không công nhận quan
hệ vợ chồng với ông T vì không còn tình cảm.
- Yêu cầu của bị đơn (ông Bùi T): Không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.
2. Tòa án xác định yêu cầu của đương sự là vụ án dân sự hay việc dân sự? Nhận xét
quyết định của Tòa án theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ
luận cứ cho các nhận xét)

Trả lời:
- Tòa án xác định yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng của bà L và ông T là vụ án
dân sự. Cụ thể tại quyết định có ghi rõ: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị
Thúy L đối với ôn Bùi T về việc không công nhận quan hệ vợ chồng”.
- Nhận xét quyết định của Tòa án
+ Theo hướng đồng ý:
Vụ án dân sự là cá nhân hay tổ chức có tranh chấp xảy ra và gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
và được Tòa án thụ lý giải quyết. Như vậy vụ án dân sự có 4 yếu tố: có tranh chấp, có ít
nhất hai bên chủ thể, gửi đơn khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết.
Thứ nhất, có tranh chấp xảy ra giữa bà L và ông T. Ông T rượu chè cờ bạc, cả hai bất
đồng quan điểm, mâu thuẫn trầm trọng. Đồng thời, khi bà L đơn phương khởi kiện yêu
cầu không công nhận quan hệ vợ chồng thì ông T đã không đồng ý với yêu cầu trên. Mặc
dù không nói đến tranh chấp nhưng giữa hai người bất đồng quan điểm và xảy ra mâu
thuẫn mà tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ
chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản. Như vậy, xác định giữa hai bên tồn

6
tranh chấp về quan hệ nhân thân (hôn nhân gia đình) đảm bảo điều kiện đầu tiên của vụ
án dân sự.
Thứ hai, có hai bên chủ thể tham gia. Giữa các đương sự tồn tại tranh chấp mà tranh
chấp phải có ít nhất hai bên đối kháng nhau về lợi ích. Nguyên đơn là bà L, bị đơn là ông
T.
Thứ ba, hình thức giải quyết của chủ thể gửi đơn khởi kiện. Bà L không gửi đơn khởi
kiện mà gửi đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng với ông T. Về bản chất việc
gửi yêu cầu là hình thức trong việc dân sự. Nhưng theo phân tích ở trên giữa hai bên đã có
tranh chấp, mâu thuẫn từ lâu nên việc bà L gửi đơn yêu cầu là chưa phù hợp. Vì chỉ khi
nào hai bên không có tranh chấp mới được gửi yêu cầu nhưng Bản án đã có tranh chấp
nên gửi đơn yêu cầu là không chính xác.
Thứ tư, được Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thụ lý. Một tranh
chấp dân sự không được Tòa thụ lý không được xem là một vụ án dân sự. Trường hợp
này Tòa án đã thụ lý, giải quyết vụ án, đảm bảo 4 yếu tố cấu thành vụ án dân sự.
+ Theo hướng không đồng ý với Tòa án:
Vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan có tranh chấp sau đó gửi đơn đến Tòa án và được Tòa
án thụ lý giải quyết. Như vậy, để đảm bảo một sự việc có phải là vụ án dân dân sự hay
không ta cần căn cứ vào bốn đặc điểm sau: phải có tranh chấp, có ít nhất hai bên chủ thể
tham gia, gửi đơn khởi kiện, được Tòa án thụ lý.
Thứ nhất, vụ án dân sự phải có tranh chấp giữa các đương sự. Ở Bản án này, Tòa án đã
áp dụng khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015 để cho rằng yêu cầu khởi kiện này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, ở khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015 quy định:
“Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.”. Nhưng theo lời khai của các
đương sự thì hai bên không có tranh chấp về nuôi con (vì ba con đều đã trưởng thành),
không tranh chấp về tài sản. Như vậy, yếu tố có tranh chấp là chưa thỏa mãn.
Thứ hai, vụ án dân sự là gửi đơn khởi kiện nhưng ở Bản án bà L gửi đơn yêu cầu Tòa
án không công nhận quan hệ vợ chồng với ông T. Đơn khởi kiện là văn bản đương sự yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về bản chất việc gửi đơn khởi kiện
là vụ án dân sự. Xét vấn đề, ta thấy bà L gửi đơn yêu cầu chứ không phải đơn khởi kiện
mà bản chất yêu cầu công nhận hay không công nhận tại Điều 361 Bộ luật TTDS 2015

7
được xem là việc dân sự. Tòa án thụ lý và giải quyết lại xem đây là vụ án dân sự là chưa
phù hợp.
Căn cứ vào các luận điểm trên, nhóm em không đồng ý xem đây là vụ án dân sự mà là
một việc dân sự.
3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án
xoay quanh vấn đề pháp lý đó.

Trả lời:
- Vấn đề pháp lý đặt ra từ câu hỏi nêu trên là xác định yêu cầu đương sự là một vụ án dân
sự hay việc dân sự. Trong vụ việc cụ thể được đưa ra thì Tòa án xác định yêu cầu bà L
không công nhận quan hệ vợ chồng với ông T là vụ án dân sự.
- Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý:
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Thúy L
Bị đơn: Ông Bùi L
Nội dung: Bà L và ông T chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1987 nhưng không
đăng ký kết hôn do không am hiểu luật pháp. Trong quá trình chung sống bà và ông T
thường xảy ra mâu thuẫn do ông T có tính độc đoán, gia trưởng, đam mê rượu chè, cờ
bạc, thường xuyên hành hung đánh đập bà và xúc phạm đến gia đình bà nhưng vì nghĩa
đến các con nên bà cam chịu sống chung với ông T đến bây giờ. Nay bà nhận thấy cuộc
sống chung không còn hạnh phúc, mục đích hôn nhân không thể kéo dài nên bà yêu cầu
Tòa án giải quyết không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà và ông T vì hiện nay bà
không còn tình cảm gì với ông.
Vì chỉ tóm tắt xoay quanh vấn đề pháp lý liên quan đến việc không công nhận quan hệ vợ
chồng của ông T với bà L nên các vấn đề khác như xác định yêu cầu về con chung, tài sản
chung và nợ chung thì nhóm không tóm tắt.
Hướng giải quyết của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Thúy L đối
với ông Bùi T về việc không công nhận quan hệ vợ chồng. Tuyên bố không công nhận
quan hệ vợ chồng giữa bà L và ông T.

You might also like