You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

MÔN HỌC: TỐ TỤNG DÂN SỰ


BUỔI THẢO LUẬN TUẦN 3

GIẢNG VIÊN: Th. S Nguyễn Trần Bảo Uyên

DANH SÁCH NHÓM 05 – CLC45QTLA

STT HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ

1 Lê Nguyên Bình 2053401020021 Thực hiện Nhận định 1, 2


2 Phan Võ Thu Hiền 2053401020059 Thực hiện Nhận định 3, 4

3 Hà Huy Hùng 2053401020069 Thực hiện Nhận định 5 +


Phân tích án (câu 1)

4 Nguyễn Hào Khang 2053401020081 Thực hiện Bài tập.


5 Nguyễn Mai Khanh 2053401020083 Thực hiện Phân tích án
(câu 2).
6 Nguyễn Phương Thảo Nhi 2053401020154 Thực hiện Phân tích án
(câu 3) + Tổng hợp,
chỉnh sửa bài.

7 Phạm Ngọc Minh Trang 2053401020237 Thực hiện Bài tập.


PHẦN I: NHẬN ĐỊNH
1. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự.
Nhận định này là Sai.
CSPL: điểm b Khoản 3 Điều 32 BLTTDS 2015, Khoản 1 Điều 179 BLLĐ
2019.
Căn cứ theo điểm b Khoản 3 Điều 32 BLTTDS 2015, tranh chấp về cho thuê lại
lao động là tranh chấp về lao động và căn cứ theo Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 thì
tranh chấp lao động là “tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các
bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp
giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ
có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.
Đồng thời, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về “tranh chấp dân sự”
nhưng có thể hiểu, tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các
cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, tranh chấp về cho thuê lại lao động không là tranh chấp dân sự vì
tranh chấp về lao động và tranh chấp về dân sự là hai tranh chấp thuộc hai lĩnh vực
khác nhau.

2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc về
Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định này là Sai.
CSPL: Khoản 4 Điều 26, Khoản 2 Điều 30, điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a
Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ không phải
luôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Vì để xác định Tòa án cấp nào có thẩm quyền
xét xử thì phải xem xét việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau là
có mục đích lợi nhuận hay không.
Nếu việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục
đích lợi nhuận như được quy định tại Khoản 2 Điều 30 BLTTDS 2015 thì căn cứ theo
điểm a Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về Tòa án nhân
dân cấp tỉnh.
Còn nếu việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau không
thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 30 (tức các trường hợp được quy
định tại Khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015), thì căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 35
BLTTDS 2015, thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

3. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp
việc gia đình với người sử dụng lao động.
Nhận định này là Sai.
CSPL: điểm c Khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015.
Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015, tranh chấp lao động giữa
người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động là tranh chấp không buộc phải
qua thủ tục hòa giải và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

4. Tòa dân sự không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh,
thương mại.
Nhận định này là Sai.
1
CSPL: Điều 36, điểm b Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015,
Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA.
Căn cứ Khoản 1 Điều 36 BLTTDS 2015 dẫn chiếu đến điểm b Khoản 1 Điều
35 BLTTDS 2015 và Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015, Tòa dân sự Tòa án nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh,
thương mại, cụ thể là “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại
giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.
Trong trường hợp ở cấp huyện không có tổ chức Tòa kinh tế để giải quyết tranh
chấp về kinh doanh, thương mại, thì căn cứ Khoản 3 Điều 36 BLTTDS 2015 và Khoản
2 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA, thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp về
kinh doanh, thương mại thuộc về Tòa dân sự.

5. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Nhận định này là Đúng.
CSPL: điểm b Khoản 1 Điều 37, Khoản 5 Điều 27 BLTTDS 2015.
Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, dẫn chiếu đến Khoản 5
Điều 27 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân
sự của Tòa án nước ngoài.

PHẦN II: BÀI TẬP


a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
CSPL: Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015, đây là tranh chấp về hôn nhân và
gia đình, cụ thể là Tranh chấp ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Ở đây mặc dù không có tranh chấp về con chung (do không có con chung) cũng
như là không có tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn (do bà B đã đồng ý giao cho ông
A sở hữu toàn bộ), đồng thời bà B cũng đã đồng ý ly hôn nhưng ta không xem đây là
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (việc dân sự) mà phải xếp nó là Tranh chấp ly
hôn (vụ án dân sự) vì: Chỉ có một phía là ông A tự làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án
cho ly hôn (đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì việc yêu cầu Tòa án cho ly
hôn là phải xuất phát từ cả hai phía); Đồng thời giữa ông A và bà B cũng không có bất
kỳ thỏa thuận thống nhất về quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, việc phân
chia tài sản chung trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

b. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng
thẩm quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao?
CSPL:
- Khoản 1, 3 Điều 35 BLTTDS 2015;
- điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015;
- điểm a, b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015;
- điểm c Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015;
- Tinh thần của điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP.
Bài làm:
Theo quan điểm của nhóm, Tòa án quận X thành phố Y (TAND cấp huyện) giải
quyết vụ án trên là trái với thẩm quyền theo cấp của Tòa án, vì lý do sau:

2
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, mặc dù TAND cấp huyện
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia
đình được quy định tại Điều 28 của Bộ luật này, nhưng bà B (đương sự) lại làm đơn
yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bà và quay lại nước Pháp để sinh sống trước khi Tòa
án đưa vụ án ra xét xử, nên căn cứ theo tinh thần của điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị
quyết 03/2012/NQ – HĐTP, bà B thuộc trường hợp đương sự ở nước ngoài.
Vì vậy, theo điểm c Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, dẫn chiếu đến Khoản 3
Điều 35 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên là thuộc về TAND
cấp tỉnh chứ không phải TAND cấp huyện, do đây là tranh chấp được quy định tại
Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 mà có đương sự ở nước ngoài.
Cụ thể hơn, ta chia làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, nếu giữa
ông A và bà B có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp trên thì TAND cấp tỉnh nơi ông A (nguyên
đơn) cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án (TAND thành phố Y).
Trường hợp 2: Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, nếu giữa
ông A và bà B không có bất kỳ thỏa thuận gì với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn là giải quyết tranh chấp trên thì TAND cấp tỉnh
nơi bà B (bị đơn) cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án. Tuy nhiên ở đây,
do đề bài không đề cập đến việc bà B (bị đơn) có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam hay
không, đồng thời bà B cũng đã về Pháp sinh sống nên ta có thể cho rằng bị đơn không
có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam. Vì vậy, căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 40
BLTTDS 2015, nguyên đơn là ông A có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm
việc giải quyết vụ án (TAND thành phố Y).

PHẦN III: PHÂN TÍCH ÁN


1. Xác định chủ thể và nội dung kháng cáo trong Bản án phúc thẩm nêu trên.
- Chủ thể kháng cáo: bị đơn gồm ông T2 và bà H.
- Nội dung kháng cáo:
+ Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
+ Bác yêu cầu của nguyên đơn (ông T1) là đòi vợ chồng ông T2 và bà H số tiền
1,4 tỷ đồng.
+ Buộc ông T1 phải trả lại cho vợ chồng ông T2 và bà H số tiền 400.000.000
đồng.
+ Không chấp nhận đơn xin rút đơn khởi kiện của ông T1 (tại phiên tòa phúc
thẩm).

2. Hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm? Nhận xét về quyết định
của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý?
(Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).
Hướng giải quyết của HĐXX phúc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm số
17/2017/DSST ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố TN, tỉnh
Thái Nguyên, chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo đúng quy định
của pháp luật.
Nhận xét:
- Nhóm không đồng ý với quyết định của HĐXX phúc thẩm:
Cụ thể là nhóm không đồng ý với quyết định của HĐXX phúc thẩm về quan hệ
pháp luật tranh chấp.
3
Trong vụ án này, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải trả nợ gồm tiền gốc
là 1.400.000.000 đồng và 798.000.000 đồng tiền lãi theo quy định của pháp luật, căn
cứ theo Giấy vay tiền ngày 06/6/2011.
Bị đơn cho rằng việc vay tiền trên xuất phát từ việc nguyên đơn là ông T1
không giao đủ đất cho bị đơn nên bị đơn đã tìm cách lấy lại tiền bằng hình thức vay lại
1.400.000.000 đồng trong số tiền mà bị đơn đã đặt cọc cho nguyên đơn. Tuy nhiên, bị
đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho việc ông T1 (nguyên đơn) chưa
chuyển nhượng hết đất theo hợp đồng đặt cọc và không có yêu cầu phản tố về tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ “đề nghị Tòa án xem xét”.
Do đó, căn cứ theo Khoản 6 Điều 72 BLTTDS 2015: "Trường hợp yêu cầu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng
vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.", thì trong trường hợp này việc ông T2
đề nghị Tòa án xem xét chưa được xem là yêu cầu phản tố nên ông T2 có quyền khởi
kiện trong vụ án khác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 5, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 72, Điều 195, Điều
200 BLTTDS 2015, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn là đúng quy định của pháp luật.
Việc Tòa án cấp phúc thẩm nhận định “Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là
quan hệ tranh chấp hợp đồng vay nợ là sai quan hệ pháp luật, đây phải xác định là
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì vậy khi vợ chồng ông T2
yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải coi yêu cầu của ông T2, bà H là yêu cầu
phản tố và hướng dẫn cho ông T2, bà H làm thủ tục yêu cầu phản tố theo quy định của
Bộ Luật tố tụng dân sự để xem xét yêu cầu của ông T2, bà H thì mới giải quyết được
triệt để vụ án do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng xác định sai quan hệ pháp luật”
và tuyên “Hủy bản án sơ thẩm số 17/2017/DSST ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Tòa
án nhân dân thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên, chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải
quyết lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật” là không có cơ sở.
Như vậy, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây là tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sai.

- Nhóm đồng ý với quyết định của HĐXX phúc thẩm:


Cụ thể là nhóm đồng ý với quyết định sau của HĐXX phúc thẩm: “Hủy bản án
sơ thẩm do có vi phạm nghiêm trọng về việc xác định quan hệ pháp luật cần phải giải
quyết trong vụ án là có căn cứ” do xuất phát từ việc vợ chồng ông T1, bà S (nguyên
đơn) có chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông T2, bà H (bị đơn)
56.230m2 đất rừng tại xóm A4, xã KM, huyện ĐH, tỉnh Thái Nguyên với giá
2.000.000.000 đồng. Quá trình thực hiện ông T2, bà H cho rằng ông T1 chưa chuyển
nhượng hết đất theo hợp đồng đặt cọc, mặt khác ông T1 không còn đủ đất vì đã chuyển
nhượng cho con của ông T1, vì vậy mới có việc hai bên viết giấy vay nợ, vợ chồng
ông T2 nợ vợ chồng ông T1 1.400.000.000 đồng.
Như vậy, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất là đúng.

3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản
án.
Vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên là Tòa án cấp sơ thẩm đã vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là xác định sai quan hệ pháp luật đang tranh chấp,
do đó đã dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền xét xử của Tòa án.
4
Tóm tắt bản án:
- Nguyên đơn: ông T1;
- Bị đơn: ông T2, bà H;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà S (vợ ông T1).
- Quan hệ pháp luật:
+ Tranh chấp hợp đồng vay tài sản (theo bản án sơ thẩm).
+ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo bản án phúc
thẩm).
- Nội dung bản án:
+ Tháng 5/2011, ông T2 và bà H đồng ý mua của ông T1 56.230m 2 đất rừng với
giá 2.000.000.000 đồng.
+ Ngày 16/5/2011, do đã thỏa thuận từ trước nên ông T1 đồng ý ký tên vào hợp
đồng đặt cọc mà ông T2 đưa cho mình, đồng thời giao Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông T2 và bà H để làm thủ tục. Sau đó, ông T2 và bà H đưa vợ
chồng ông T1 đến UBND xã KM, huyện ĐH, tỉnh Thái Nguyên ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã được chính UBND trên chứng thực).
Cuối cùng, UBND huyện ĐH đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang
tên ông T2, đồng thời hai bên không phát sinh tranh chấp hay mâu thuẫn gì.
+ Tuy nhiên, sau đó, ông T2 biết ông T1 không đủ đất để bán cho ông vì đất ông
T1 đã tách cho con mà chưa đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do muốn
lấy lại tiền nên vào ngày 06/6/2011, ông T2 đã đến nhà ông T1 để vay lại
1.400.000.000 đồng trong số tiền 2.000.000.000 đồng mà ông đã đặt cọc, nhưng
với lý do vay tiền là cần vốn làm ăn chứ không phải là do chính mình đã phát
hiện ông T1 không có đất bán.
+ Đến ngày 01/9/2017, ông T1 và bà S đã sang tên cho vợ chồng ông T2
56.230m² tương đương với số tiền là 196.805.000 đồng. Nhưng theo như hợp
đồng đặt cọc (35.000.000đ/10.000m2) thì ông T1 phải sang tên cho ông T2 57ha
rừng do căn cứ vào số tiền ông T2 đã đặt cọc là 2.000.000.000 đồng. Như vậy,
ông T1 còn thiếu 51ha đất rừng chưa sang tên cho ông T2.
- Hướng giải quyết của Tòa án:
+ Tòa án cấp sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T1 và bà S là buộc
ông T2 và bà H phải có trách nhiệm liên đới trả cho ông T1 và bà S số tiền gốc
và lãi là 2.198.000.000 đồng (gồm số tiền gốc là 1.400.000.000 đồng và
798.000.000 đồng tiền lãi).
+ Tòa án cấp phúc thẩm:
● Về thủ tục tố tụng, Tòa án không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của ông T1.
● Về nội dung, xét kháng cáo của ông T2 và bà H, Tòa án cấp phúc thẩm cho
rằng việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng vay
nợ là sai quan hệ pháp luật, đây phải xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và phải coi yêu cầu của ông T2, bà H là yêu cầu
phản tố. Do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là xác định sai quan hệ pháp
luật nên cấp phúc thẩm không xem xét về nội dung, cần phải hủy bản án sơ
thẩm để giải quyết lại vụ án mới đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các
đương sự. Đồng thời, từ việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định không đúng quan hệ
pháp luật như trên đã dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền xét xử của Tòa án.

You might also like