You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ

THẢO LUẬN
MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ
Lớp: 121-CLCQTL45(A)
Giảng viên: Phạm Thị Thúy
Danh sách thành viên nhóm 4:

MSSV Họ và tên Vắng Phát biểu


2053401020077 Trịnh Quốc Huy

2053401020048 Nguyễn Thị Việt Hà


2053401020201 Nguyễn Hoàng Thông

2053401020086 Huỳnh Minh Khôi

2053401020117 Nguyễn Hà My

2053401020117 Nguyễn Xuân Nghi

2053401020137 Võ Bảo Ngân

2053401020239 Nguyễn Đình Triết


Phần 1: Nhận định
1. Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điểm b khoản 3 điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Căn cứ theo điểm b khoản 3 điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về
cho thuê lại lao động là tranh chấp về lao động. Do tranh chấp về cho thuê lại lao động là
tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa nhưng không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
Do đó, tranh chấp cho thuê lại lao động là tranh chấp về lao động.

2. Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc về Tòa
án nhân dân cấp tỉnh.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1 điều 26, điểm a khoản 1 điều 37, điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015.
- Căn cứ điểm a khoản 1 điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định một tranh
chấp về chuyển giao công nghệ nếu vì mục đích lợi nhuận thì sẽ thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó căn cứ điểm a khoản 1 điều 35, nếu
tranh chấp về chuyển giao công nghệ không vì mục đích lợi nhuận thì xem là tranh chấp
dân sự nên thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Do đó, trường hợp tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ không vì mục
đích lợi nhuận là tranh chấp dân sự thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết

Ý kiến bổ sung:
- Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, dẫn chiếu qua
khoản 2 điều 30, để một tranh chấp về chuyển giao công nghệ mà thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án cấp tỉnh, thì cần đáp ứng các điều kiện về việc: chuyển giao công nghệ
phải diễn ra giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Ngoài ra, nếu đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ mà không vì
mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp này thuộc về tranh chấp về hợp đồng dân sự giữa các
bên theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Lúc này, thẩm quyền xử lý tranh
chấp thuộc về Tòa án cấp huyện, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35.

3. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp việc
gia đình với người sử dụng lao động.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điểm c khoản 1 điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp giữa
người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết tranh
chấp về lao động của Tòa án nhưng không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia
đình với người sử dụng lao động.
4. Tòa dân sự không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương
mại.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 36, điểm a khoản 1 điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa dân sự TAND cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại được thẩm quyền
của TAND cấp huyện theo quy định điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Bên cạnh TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên, căn cứ
vào điểm a khoản 1 điều 38, dẫn chiếu tới điểm b khoản 1 điều 37, Tòa dân sự TAND cấp
tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy
định tại các Điều 27, 29, 31, 33 của Bộ luật này.
Do đó, tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại.

5. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Nhận định đúng.
- CSPL: điểm b khoản 1 điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 5 điều 27
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Toà án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự quy định tại điều 27 cùng
Bộ luật, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện quy định
tại khoản 2 và khoản 4 điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Như vậy, yêu cầu công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài thuộc
trường hợp quy định tại khoản 5 điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, do đó dựa vào cơ
sở pháp lý đã nêu ở trên thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trường
hợp này.

Phần 2: Bài tập


Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 2007, có đăng ký kết hôn tại phường K, quận X
thành phố Y. Năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn. Nhiều lần bà B gửi tiền và hàng về Việt
Nam cho ông A sử dụng. Tuy nhiên, giữa bà B và ông A quan hệ tình cảm không còn
xuất phát từ việc mâu thuẫn trong đời sống tình cảm và tài sản.

Tháng 02 năm 2020 bà B về Việt Nam, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án quận X
thành phố Y cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý. Tại Tòa án, bà B đồng ý ly hôn. Tài sản bà B
giao cho ông A sở hữu toàn bộ. Con chung không có nên không giải quyết. Trước khi Tòa
án đưa vụ án ra xét xử bà B làm đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt bà và quay lại nước
Pháp để sinh sống. Tòa án đã ra bản án cho ông A ly hôn với bà B.

a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?


- Quan hệ pháp luật tranh chấp: quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình.
- Theo vụ án: tranh chấp xảy ra khi ông A và bà B có mâu thuẫn trong đời sống tình
cảm và tài sản. Cụ thể, trong thực tế, giữa 2 người có tranh chấp về tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân (được quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS) và ly hôn do
yêu cầu của ông A với Tòa nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân (dựa trên khoản 1 Điều 28
Bộ luật luật này), nên các tranh chấp này thuộc quan hệ pháp luật tranh chấp về hôn nhân
gia đình.

b. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng thẩm
quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao?
- Trên thực tế: Khi tòa án thụ lý, bà B có mặt tại Tòa. Nhưng sau đó, Tòa án khi đưa
vụ án ra xét xử thì bà B vắng mặt và xin Tòa án xét xử vắng mặt.
- Khi thụ lý vụ án bà B còn ở Việt Nam (dựa trên thực tế bà B đồng ý ly hôn tại tòa
án) và bà B không thuộc các trường hợp nào ở khoản 1 Điều 7 NQ 03/2013 (theo tinh
thần áp dụng), nên bà B không được coi là đương sự ở nước ngoài theo quy định trên. Do
vậy, vụ án này của bà B không thuộc trường hợp thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc
về Tòa án cấp tỉnh, theo tại khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37.
Do đó, căn cứ vào Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 35, vụ án này thuộc thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân cấp huyện, mà cụ thể là Tòa án quận X thành phố
Y.
- Bên cạnh đó, từ tinh thần áp dụng đối với điểm a khoản 5 Điều 7 NQ 03/2013, sau
khi thụ lý án và trong giai đoạn giải quyết đúng thẩm quyền của TAND cấp huyện, trong
trường hợp có thay đổi mới về việc đương sự ở nước ngoài, thì theo Điều 412 BLTTDS
2004, TAND cấp huyện tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Từ đó, vì các lẽ trên và căn
cứ vào Điều 471 BLTTDS 2015, theo đúng thẩm quyền của mình, TAND cấp huyện vẫn
tiếp tục giải quyết tranh chấp của bà B và ông A.
Vậy, TA quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là hoàn toàn đúng thẩm quyền
theo cấp của Tòa án.

Phần 3: Phân tích án


1. Xác định chủ thể và nội dung kháng cáo trong Bản án phúc thẩm nêu trên.
1.1 Người tham gia tố tụng:
- Nguyên đơn: Ông T1, vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan
đến số tiền 1 tỷ 400 triệu bị xâm phạm khi ông T1 cho vợ chồng ông T2 vay nhưng T2
không trả (khoản 2 điều 68).
- Bị đơn: Ông T2 và bà H, vì đây là người Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu toà án giải
quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay tiền (khoàn 3 điều 68).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà S (vợ ông T1), mặc dù bà S không là
người đứng ra khởi kiện, nhưng bà S là có quan hệ vợ chồng với Nguyên đơn, khi giải
quyết vụ án sẽ liên quan đến quyền, nghĩa vụ của bà S (khoản 4 Điều 68).

1.2 Nội dung kháng cáo:

Xét kháng cáo của ông T2 và bà H thấy rằng: Xuất phát từ việc vợ chồng ông T1, bà S có
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông T2, bà H 56,230m đất rừng tại xóm
A4, xã KM, huyện ĐH, tỉnh Thái Nguyên với giá 2.000.000.000đ. Quá trình thực hiện
ông T2 bà H cho rằng ông T1 chưa chuyển nhượng hết đất theo hợp đồng đặt cọc, mặt
khác ông T không còn dù đất vì đã chuyển nhượng cho con của ông TI, vì vậy mới có
việc hai bên viết giấy vay nợ, vợ chồng ông T2 nợ vợ chồng ông T1 1.400.000.000đ.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng vay nợ là sai quan hệ
pháp luật, trong trường hợp này phải xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, vì vậy khi vợ chồng ông T2 yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải
xem yêu cầu của ông T2, bà H là yêu cầu phản tố và hướng dẫn cho ông T2, bà H làm thủ
tục yêu cầu phản tố theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự để xem xét yêu cầu của ông
T2, bà H thì mới giải quyết được triệt để vụ án. Do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
xác định sai quan hệ pháp luật nên cấp phúc thẩm không xem xét về nội dung, cần phải
hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án mới đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các
đương sự.

2. Hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm? Nhận xét về quyết định của Hội
đồng xét xử phúc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ
luận cứ cho các nhận xét).

Hướng giải quyết của hội đồng xét xử phúc thẩm là hủy bản án sơ thẩm do có vi phạm
nghiêm trọng về việc xác định quan hệ pháp luật cần phải giải quyết trong vụ án, chuyển
hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

2.1 Không đồng ý với quyết định của HĐXX:


- Tòa phúc thẩm xác định đây là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là sai.
- Theo Điều 463 BLDS 2015:“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho
bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
- Ngày 06/6/2011, ông T2 đến nhà ông đặt vấn đề cần vốn làm ăn và đề nghị vay lại
của vợ chồng ông 1.400.000.000đ (Một tỷ, bốn trăm triệu đồng) và sẽ trả lãi theo lãi suất
của Ngân hàng nên ông đã đồng ý cho vợ chồng ông T2 và bà H vay và thiết lập giấy vay
ghi rõ số tiền và thời hạn trả, có chữ ký đầy đủ của hai bên. Điều này chứng tỏ ông T2 đã
vay tiền ông T1 và đây là tranh chấp về hợp đồng vay nợ chứ không phải là tranh chấp về
hợp đồng quyền sử dụng đất như Tòa phúc thẩm đã tuyên bố “ông T2, bà H làm thủ tục
yêu cầu phản tố theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự để xem xét yêu cầu của ông T2,
bà H thì mới giải quyết được triệt để vụ án.”
- Theo Khoản 6, Điều 72, BLTTDS 2015 "6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu
cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có
quyền khởi kiện vụ án khác"
Như vậy, trong trường hợp này nếu yêu cầu phản tố của ông T2, bà H không được
Tòa án chấp nhận thì ông T2, bà H vẫn có quyền khởi kiện trong vụ án khác.

2.2 Đồng ý với quyết định của HĐXX

Hủy bản án sơ thẩm do có vi phạm nghiêm trọng về việc xác định quan hệ pháp luật cần
phải giải quyết trong vụ án là có căn cứ do về cơ bản đều xuất phát từ việc vợ chồng ông
T1, bà S chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông T2 nhưng sau đó ông T2 bà
H cho rằng ông T1 chưa chuyển nhượng hết đất theo hợp đồng đặt cọc, đồng thời ông T1
không còn đủ đất để tiếp tục chuyển nhượng nên mới hình thành giấy vay nợ, trên thực tế
ông T1 nợ ông T2 bà H từ đầu là phần đất chưa chuyển nhượng đủ theo hợp đồng đặt cọc,
nên việc xác định quan hệ pháp luật khi xét xử cũng sẽ dựa trên việc ông T1 đã không
hoàn thành nghĩa vụ chuyển nhượng đất theo hợp đồng đặt cọc từ đó mới hình thành giấy
nợ giữa hai bên. Vì vậy quyết định hủy bản án sơ thẩm của tòa phúc thẩm do xác định đây
là tranh chấp hợp đồng vay tài sản thay vì là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất là
đúng.

3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án
3.1 Xác định vấn đề pháp lý: Xác định quan hệ tranh chấp và thẩm quyền của Toà án
3.2 Tóm tắt bản án

(i) Nguyên đơn ông T1 đồng ý chuyển nhượng 56.230 m2 đất rừng cho bị đơn là ông
T2 và bà H với giá 2.000.000.000 đồng. Hai bên đã đến UBND xã KM, huyện ĐH,
tỉnh Thái Nguyên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá
2.000.000.000đ và đã được UBND xã KM chứng thực, đồng thời tiến hành các thủ
tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T2 và bà H, đồng thời hai bên
cũng không phát sinh tranh chấp hay mâu thuẫn gì.

(ii) Ngày 01/9/2017 ông T1 và bà S (vợ ông T1) đã sang tên cho vợ chồng ông T2
56.230m2 tương đương với số tiền là 196.805.000đ theo như hợp đồng đặt cọc là
35.000.000đ/10.000m2.

(iii) Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số tiền ông T2 đã đặt cọc là 2 tỷ đồng thì ông T1 phải
sang tên cho ông 57ha rừng. Như vậy ông T1 còn thiếu 51ha đất rừng chưa sang tên
cho vợ chồng ông. Ông T2 viết giấy vay tiền ngày 06/6/2011 là vì ông phát hiện ông
T1 không có đất bán, ông tìm cách lấy lại tiền bằng cách vay lại của vợ chồng ông
T1 1.400.000.000đ, đồng ý sẽ trả lãi theo lãi suất của Ngân hàng.

(iv) Ông T1 khởi kiện yêu cầu ông T2 và bà H phải trả cho ông số tiền đã vay là
1.400.000.000đ và yêu cầu trả lãi theo quy định của pháp luật.

(v) Toà sơ thẩm là TAND thành phố TN chấp nhận yêu cầu khởi kiện ông T1 và bà S.

(vi) Toà phúc thẩm là TAND tỉnh Thái Nguyên cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xác định
đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng vay nợ là sai quan hệ pháp luật, đây phải xác
định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì vậy khi vợ chồng
ông T2 yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án phải xem yêu cầu của ông T2, bà H là
yêu cầu phản tố. Do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng xác định sai quan hệ pháp
luật nên cấp phúc thẩm không xem xét về nội dung, cần phải hủy bản án sơ thẩm để
giải quyết lại vụ án mới đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các đương sự, từ đó
dẫn đến việc xác định sai thẩm quyền xét xử của Tòa án, đây phải là quan hệ tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Tòa án giải quyết phải là Tòa
án nhân dân huyện ĐH. Quyết định chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ
án.

Danh sách phân công công việc:

- Nguyễn Hà My
Phụ trách chính Phần 1
- Nguyễn Xuân Nghi

- Võ Bảo Ngân
Phụ trách chính Phần 2
- Nguyễn Hoàng Thông

- Nguyễn Thị Việt Hà


- Huỳnh Minh Khôi
Phụ trách chính Phần 3
- Nguyễn Minh Triết
- Trịnh Quốc Huy

You might also like