You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Bài thảo luận tuần 4

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Giảng viên: TS. Huỳnh Quang Thuận


Lớp: CLC47F
Nhóm: 10
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thị Huyền Trang (Phần 1, 2 ) 2253801012265
2 Nguyễn Hoàng Phúc ( Phần 2, 3) 2253801013143
3 Trần Thiệu Huy ( Phần 3 và làm word) 2253801015126

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 3 năm 2024


Phần 1: Nhận định
1. Tòa án nơi cư trú của bị đơn là Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm trú hoặc
nơi bị đơn thường xuyên sinh sống.

- Nhận định đúng

- CSPL: Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS
2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020.
- Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú,
nơi tạm trú. Do đó, Tòa án nơi cư trú của bị đơn là Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm
trú còn nếu chưa xác định được thì yêu cầu tòa án xác định nơi bị đơn thường xuyên sinh
sống, trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công
dân là nơi ở hiện tại.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

- Nhận định sai

- CSPL: Điểm b, c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015


- Các bên chỉ có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp:
+ Nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn
+ Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30, 32
BLTTDS 2015.
Trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết.
3. Đương sự có quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

- Nhận định: sai

- CSPL: Điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015


- Như căn cứ điều luật ở trên thì nếu tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì chỉ Toà
án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết do đó các đương sự không có quyền lựa
chọn Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo mong muốn, hay như ở các điều
35, điều 36 ở bộ luật này cũng chỉ rõ các cấp Toà có thẩm quyền giải quyết các loại tranh
chấp nào nên ở đây đương sự sẽ không có quyền lựa chọn.

PAGE \* MERGEFORMAT 4
4. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có
thẩm quyền.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015


- Tòa án phải chuyển vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thẩm quyền cho Tòa án có
thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý căn cứ theo khoản 1 Điều 41 BLTTDS
2015, thụ lý ko đúng theo cấp theo lãnh thổ (đã thụ lý rồi) thì chuyển vụ việc theo Điều
41 còn thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì đình chỉ vụ việc.
5. Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết
nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn.

- Nhận định đúng

- CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015


- Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm
việc, trụ sở của bị đơn căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015.

Phần 2: Bài tập


Bài 1: Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của
căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM. Năm 2000, ông Điệp và bà Lan sang
PAGE \* MERGEFORMAT 5
sinh sống cùng con trai tại Hoa Kỳ nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7,
TPHCM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM. Năm 2020, ông Điệp và bà Lan
trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà. Ông Tuấn
và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và
bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn
nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị
Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này. Năm 2023, ông Điệp và bà Lan đã khởi
kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.

Câu hỏi:
a. Xác định tư cách đương sự.
- Nguyên đơn : Ông Điệp và bà Lan (chủ sở hữu căn nhà ) là người khởi kiện yêu cầu ông
Tuấn và bà Bích trả lại căn nhà theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015
- Bị đơn: Ông Tuấn và bà Bích (được nhờ trông coi căn nhà ) bị khởi kiện để trả lại căn
nhà theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Anh Trung và chị Thủy (con của ông Tuấn và
bà Bích) có liên quan tới quyền và nghĩa vụ trong việc giải quyết vụ án dân sự trên là họ
đang sinh sống trong căn nhà theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015
b. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp về giao dịch dân sự theo khoản 3 Điều
26 thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và trong tranh chấp trên có đương sự ở nước
ngoài là ông Điệp bà Lan nên căn cứ theo khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37
BLTTDS 2015 thì Toà án có thẩm quyền giải quyết là TAND Thành phố HCM.

Bài 2: Năm 1980, bà Nga (cư trú ở quận 1, TPHCM) nhận chuyển nhượng 350m 2
đất của bà Luyện (cư trú tại TP Vũng Tàu) tại số nhà 57B đường Nguyễn Thái Học, thành
phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Năm 1989 bà Luyện chuyển nhượng cho vợ chồng ông Ký (cư trú tại Quận 2,
TPHCM) diện tích 980m2 đất tại địa chỉ nêu trên (bao gồm cả phần đất đã chuyển nhượng
cho bà Nga).
PAGE \* MERGEFORMAT 4
Năm 1995, bà Nga khởi kiện vợ chông ông Ký yêu cầu hoàn trả lại phần nhà đất 350m 2
bà Nga đã nhận chuyển nhượng từ bà Luyện
Năm 1997, bà Nga chuyển nhượng phần đất 350m2 nêu trên cho ông Hạnh (cư trú tại
Quận 3, TPHCM), giấy chuyển nhượng không có xác nhận của công chứng và chứng thực
của chính quyền địa phương.
Năm 2003, bà Nga xuất cảnh, trước khi bà Nga xuất cảnh thì bà Nga có ủy quyền cho
anh Quốc (là con trai bà Nga) tiếp tục theo vụ kiện đòi ông Ký trả nền nhà và nếu không
đòi được nền nhà thì anh Quốc sẽ hoàn trả lại số tiền chuyển nhượng nhà đất đã nhận cho
ông Hạnh. Từ năm 2008 đến nay, anh Quốc bỏ nhà đi khỏi địa phương, không rõ địa chỉ
liên lạc.
Giả sử năm 2017, ông Hạnh khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Ký giao trả phần đất
350m2 ông Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga.
Câu hỏi:
a. Giả sử Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách đương sự?
 Xác định quan hệ tranh chấp:
 Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Bất động sản theo khoản 9 Điều 26 BLTTDS
2015 và không thể xem đây là tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo
khoản 3 điều này do giấy chuyển nhượng không có xác nhận của công chứng và
chứng thực của chính quyền địa phương.
 Tư cách đương sự:
- Nguyên đơn: ông Nguyễn Kim Hạnh. Vì ông Hạnh là người khởi kiện và ông cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, cụ thể là yêu cầu vợ chồng ông Ký
giảo trả phần đất 350m2 ông Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga theo khoản 2 Điều
68 BLTTDS 2015.
- Bị đơn: vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký. Vì là người bị nguyên đơn khởi kiện theo quy
định của pháp luật theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: bà Lê Khắc Ngọc Luyện, bà Nguyễn Thị
Nga, anh Trần Hưng Quốc. Vì đất là từ bà Luyện chuyển nhượng, anh Quốc là người ủy
quyền của bà Nga tiếp tục theo vụ kiện đòi ông Ký trả nền nhà và nếu không đòi được nền
nhà thì anh Quốc sẽ hoàn trả lại số tiền chuyển nhượng nhà đất đã nhận cho ông Hạnh.
Kết quả giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn của Tòa án có thể ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích hợp pháp của những người này mặc dù họ không khởi kiện và không bị
kiện theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.

Phần 3: Phân tích bản án


Đọc Bản án số 236/2020/DS-PT ngày 05/5/2020 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện các công việc sau:

PAGE \* MERGEFORMAT 5
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
- Quan hệ pháp luật tranh chấp trong Bản án trên là tranh chấp hợp đồng dân sự, cụ thể là
“Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất", thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS: "Tranh chấp về
giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”.
2. Trình bày quan điểm của các chủ thể (đương sự, Viện kiểm sát, Tòa án) về việc
xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong vụ án trên, đồng thời đưa ra các
luận điểm để chứng minh cho quan điểm đó. Quan điểm của anh/ chị về việc xác
định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này.

 Quan điểm của các chủ thể về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết
vụ án

- Nguyên đơn: Tòa án nhân dân quận Thủ Đức có thẩm quyền giải quyết vụ án vì
+ Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh
chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
(BLTTDS) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
+ Hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện tại
quận Thủ Đức, tại điểm a khoản 1 Điều 35. Do đó, việc giải quyết tranh chấp liên quan
đến hợp đồng này.
+ Tài sản tranh chấp (ngôi nhà) nằm tại quận Thủ Đức theo điểm c khoản 1 Điều
39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Thủ
Đức.
- Bị đơn: Tòa án nhân dân quận nơi bị đơn cư trú (quận 3) có thẩm quyền giải quyết vụ
án vì bị đơn cho rằng là mình đang sinh sống tại quận 3 và đối tượng tranh chấp không
phải là bất động sản . Nên thẩm quyền theo lãnh thổ phải được xác định là Tòa án nhân
dân Quận 3 (nơi bị đơn cư trú) giải quyết chứ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân quận Thủ Đức.
- Viện kiểm sát và Tòa án : Đều cho rằng Tòa án nhân dân quận Thủ Đức có thẩm quyền
giải quyết vụ án vì căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nơi có tài sản
tranh chấp là căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án.

 Trình bày luận điểm chứng minh cho quan điểm đó

Luận điểm bảo vệ cho nguyên đơn, viện kiểm sát và tòa án

- Trên thực tế, việc đặt cọc gắn với việc giao kết, thực hiện các giao dịch về đất (chủ yếu
là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất có đối tượng là quyền sử dụng đất nên cần phải xác định Tòa án nơi có bất

PAGE \* MERGEFORMAT 4
động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Quan điểm này xuất
phát từ các vụ án phát sinh trên thực tế, cũng như việc trao đổi nghiệp vụ giữa Tòa án
nhân dân (TAND) các cấp. Cụ thể như sau:
+ TAND cấp cao H nhận định về vụ án tranh chấp giữa nguyên đơn bà D và bị đơn
Công ty A (có địa chỉ quận B, thành phố H) như sau: Mặc dù, đối tượng chuyển nhượng
trong hợp đồng đặt cọc là phần đất tại huyện C, tỉnh L nhưng qua xác định không có dự
án đầu tư nào của Công ty A trên địa bàn huyện C nên không có căn cứ xác định bất động
sản nằm trên địa bàn huyện C, tỉnh L. Do vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án là
Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Như vậy, căn cứ vào quan điểm này của TAND cấp cao H vẫn ưu tiên lựa chọn Tòa án
nơi có bất động sản để giải quyết vụ án. Đặc biệt của vụ án này là không có căn cứ xác
định Công ty A có thực hiện dự án đầu tư đất trên địa bàn huyện C, tỉnh L, nếu xác định
được thì vẫn lựa chọn Tòa án nơi có bất động sản chứ không ưu tiên lựa chọn nơi bị đơn
cư trú.
+ Quan điểm này của TAND cấp cao H cũng thể hiện thông qua vụ án “Tranh chấp
hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở” giữa nguyên đơn bà K và bị đơn ông N (địa chỉ: huyện
P, tỉnh Q). Theo đó, nguyên đơn yêu cầu hủy thỏa thuận chuyển nhượng phần đất tại quận
M, thành phố H, đồng thời yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc là 600 triệu đồng và chịu
phạt cọc 600 triệu đồng. Nhận định của Tòa án này cho rằng đối tượng tranh chấp là bất
động sản tại quận M, thành phố H nên thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận M,
thành phố H theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015.
Quan điểm của Tòa án khác cũng nhận định liên quan đến “Tranh chấp hợp đồng đặt
cọc” giữa nguyên đơn là ông P và bị đơn là vợ chồng ông L (địa chỉ: quận C, thành phố
H). Theo đó, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy việc chuyển nhượng phần đất tại thị xã
D, tỉnh B theo hợp đồng đặt cọc và yêu cầu bị đơn trả lại 150 triệu đồng tiền đặt cọc và
150 triệu đồng phạt cọc. Quan điểm này nhận định, để có căn cứ giải quyết tranh chấp
hợp đồng đặt cọc đảm bảo cho việc chuyển nhượng phần đất tại thị xã D, tỉnh B thì Tòa
án phải thu thập chứng cứ để làm rõ: Vì sao không thực hiện giao kết hợp đồng chuyển
nhượng giữa các bên? Việc không thực hiện giao kết hợp đồng có thuộc trường hợp bất
khả kháng, yếu tố khách quan hay do lỗi của ai? Để việc xác minh, thu thập chứng cứ
được thuận lợi thì TAND thụ lý, giải quyết đơn khởi kiện này là TAND thị xã D, tỉnh B
(Tòa án nơi có bất động sản liên quan đến hợp đồng đặt cọc).

Luận điểm bảo vệ cho bị đơn

- Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết khi không có quy định khác của pháp
luật. Bởi vì theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, chỉ quy định đối tượng
tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Có nghĩa là, khi giải
PAGE \* MERGEFORMAT 5
quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp đòi lại quyền sử dụng
đất do người khác đang quản lý, sử dụng, thì xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án
theo lãnh thổ là Tòa án nơi có bất động sản.

Còn trong trường hợp này, Nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng
và thanh toán số tiền còn thiếu cộng với tiền lãi chậm trả nên đây chỉ là tranh chấp về giao
dịch dân sự, tranh chấp liên quan đến bất động sản theo quy định tại khoản 3 Điều 26
BLTTDS 2015, đối tượng tranh chấp là hợp đồng CNQSDĐ và về bản chất thì đây là
tranh chấp hợp đồng nên không thể xác định Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết. Do đó, thẩm quyền theo lãnh thổ phải được xác định theo nguyên tắc chung là
Tòa án nhân dân Quận 3 (nơi bị đơn cư trú) giải quyết chứ không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức.

 Quan điểm của Nhóm:

Nhóm em đồng ý với quan điểm của Tòa án trong 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, "Tòa án có thẩm quyền
giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi có tài sản tranh chấp". Trong trường hợp này, tài sản
tranh chấp là ngôi nhà nằm tại quận Thủ Đức, do vậy Tòa án nhân dân quận Thủ Đức có
thẩm quyền giải quyết vụ án. Việc xác định thẩm quyền dựa trên nơi có tài sản tranh chấp
đảm bảo tính hợp lý, tập trung giải quyết vụ án và thuận tiện cho các bên tham gia tố
tụng. Các bên có thể dễ dàng thu thập chứng cứ, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên
tham gia tố tụng, tham gia phiên tòa và thực hiện các thủ tục tố tụng. Theo quy định của
pháp luật, nơi có tài sản tranh chấp là căn cứ quan trọng nhất để xác định thẩm quyền của
Tòa án (Ưu tiên nơi bất động sản hơn nơi bị đơn cư trú).

3. Tóm tắt bản án để nêu bật được vấn đề “xác định thẩm quyền của Tòa án”.

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Trần T

- Bị đơn: Bà Lã Thị B

PAGE \* MERGEFORMAT 4
- Tóm tắt: Trong hợp đồng mua bán nhà giữa ông T và bà B tại TP. Hồ Chí Minh với giá
là 9.350.000.000 đồng, bà B đã thanh toán 8.426.143.000 đồng, còn lại 924.725.000 đồng
chưa thanh toán. Ông T khởi kiện yêu cầu bà B thanh toán số tiền còn thiếu và lãi chậm
thanh toán được Tòa án nhân dân quận Thủ Đức chấp nhận, buộc bà Lã Thị B thanh toán
cho ông Nguyễn Trần T theo đúng yêu cầu kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án cho đến
khi thi hành án xong. Sau đó, bà B đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do cho
rằng tòa án sơ thẩm không có thẩm quyền, bà đã thanh toán đầy đủ số tiền và yêu cầu
phản tố nhưng không được giải quyết. Tòa án phúc thẩm đã bác kháng cáo của bà B và
sửa một phần bản án sơ thẩm, buộc bà B thanh toán cho ông T số tiền 924.725.000 đồng
và tiền lãi chậm thanh toán. Lý do bác kháng cáo là Tòa án nhân dân quận Thủ Đức có
thẩm quyền giải quyết vụ án mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận 3, bà B còn
nợ ông T số tiền 924.725.000 đồng, và yêu cầu phản tố không được giải quyết do không
nộp tiền tạm ứng án phí, đúng quy định. Trong quá trình giải quyết vụ án, vấn đề về xác
định thẩm quyền của Tòa án thì bản án phúc thẩm đã phải xem xét là có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp, và quyết định của tòa buộc bà B phải thanh toán số tiền còn thiếu cho
ông T theo hợp đồng mua bán nhà, tại điểm d khoản 2 Điều 500 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015. Bà B lập luận rằng việc ông Nguyễn Trần T cố tình bán căn nhà cho bà B trong khi
vẫn có tranh chấp với bên khác là hành vi lạm dụng quyền lợi và cản trở việc giải quyết
tranh chấp của Tòa án. Theo đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và
quan điểm của Hội đồng xét xử, việc Tòa án nhân dân quận Thủ Đức giải quyết vụ án là
đúng thẩm quyền. Đồng thời, việc bị đơn không nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu
phản tố nên không thụ lý yêu cầu phản tố cũng được Tòa án nhân dân quận Thủ Đức xem
xét là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, bản án phúc thẩm đã không chấp
nhận yêu cầu kháng cáo của bà Lã Thị B và tiếp tục thực hiện quyết định của Tòa án nhân
dân quận Thủ Đức về việc bà B phải thanh toán số tiền còn thiếu là 924.725.000 đồng và
lãi do chậm thanh toán cho ông Nguyễn Trần T theo hợp đồng mua bán nhà.

PAGE \* MERGEFORMAT 5

You might also like