You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

Nhóm 1 – CLC45QTLA

GIẢNG VIÊN: Th.S Nguyễn Trần Bảo Uyên


Thành phố Hồ Chí Minh

DANH SÁCH NHÓM 01 – CLC45QTLA

STT HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ

1 Trần Ngọc Bội 2053401020022 Thực hiện Bài tập 2 + Tổng hợp,
chỉnh sửa bài.

2 Hồ Nguyễn Phương 2053401020035 Phân tích Bản án số


Dung 30/2018/HNGĐ-ST.

3 Lê Hoàng Gia Huy 2053401020074 Thực hiện 5 nhận định và Bài


tập 1.

4 Nguyễn Hoàng Lâm 2053401020089 Phân tích Bản án số


30/2018/HNGĐ-ST.

5 Trần Lê Diệu Linh 2053401020101 Phân tích Quyết định số


07/2019/KDTM-GĐT.

6 Bùi Thu Ngọc 2053401020141 Thực hiện Bài tập 2 + Tổng hợp,
chỉnh sửa bài.

7 Nguyễn Đức Quân 2053401020175 Phân tích Quyết định số


07/2019/KDTM-GĐT.

8 Lý Huỳnh Phương 2053401020263 Thực hiện 5 nhận định và Bài


Uyên tập 1.

1
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

PHẦN III: PHÂN TÍCH ÁN (Bản án số: 30/2018/HNGĐ-ST ngày 05/9/2018 của Tòa án
nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận)

1. Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án.

Yêu cầu của đương sự trong bản án là yêu cầu không công nhận là vợ chồng
giữa bà L với ông T.

2. Xác định yêu cầu của đương sự thuộc vụ án dân sự hay việc dân sự? Nhận
xét quyết định của Tòa án theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý
nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).

Yêu cầu của đương sự thuộc vụ án dân sự vì bà L và ông T không cùng yêu cầu
không công nhận vợ chồng giữa bà L nên đây là thuộc vụ án dân sự.

Nhận xét quyết định Tòa án: 

Đồng ý: Trường hợp này có sự tranh chấp trong ý chí mong muốn chấm dứt
công nhận vợ chồng của bà L và ông T. Ở đây, bà L mong muốn chấm dứt công nhận
vợ chồng nhưng ông T phản đối nên đã có sự đối kháng về mục đích tranh chấp. Tòa
án thụ lý giải quyết theo một yêu cầu ly hôn thì đây sẽ là ly hôn không đồng thuận.
Thế nên đây là vụ án dân sự. Vì vậy, Tòa án xác định việc khởi kiện “không công nhận
quan hệ vợ chồng” được thụ lý giải quyết theo thủ tục vụ án tranh chấp về hôn nhân
và gia đình tại khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015. 

Không đồng ý: Vì đây cốt lõi là việc dân sự (là việc riêng của cá nhân, tổ chức,
không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu
của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ) nên yêu cầu của bà L
không công nhận vợ chồng sẽ được Tòa án tuyên bố theo quy định tại khoản 2 điều
53 LHN&GĐ 2014, vì giữa ông T và bà L không có quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
nên không có ly hôn không thuận tình nên từ đó không có vụ án dân sự. Ngoài ra việc
chọn khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015 là chưa hợp lí vì ở đây không có tranh chấp về
nuôi con hay tài sản, thay vào đó đây là khoản 8 điều 28 BLTTDS 2015 là các tranh
chấp khác về hôn nhân và gia đình.

2
Mặt khác, tại phần số hiệu, ký hiệu và trích yếu của bản án, Tòa án ghi nhận là
Bản án số: 30/2018/HNGĐ – ST V/v: “Yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng”.
Như vậy, trích yếu này không tương thích với tranh chấp tại khoản 7 Điều 28 BLTTDS
2015 được Tòa án nêu tại phần nhận định của mình.

3.  Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và tóm tắt bản
án xoay quanh vấn đề pháp lý đó.

Vấn đề pháp lý: Vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể để xác định đây là vụ
án hay việc dân sự.

Tóm tắt:

- Nguyên đơn: Trần Thị Thuý L


- Bị đơn: Bùi T
- Nội dung: Trần Thị Thuý L yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ
chồng với ông T.
- Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Thuý L
đối với ông Bùi T về việc không công nhận quan hệ vợ chồng. Tuyên bố
không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà L và Ông T.

Ở đây, trong nội dung của vụ án, Bà L chỉ yêu cầu Toà án không công nhận
quan hệ vợ chồng giữa bà và ông T, như vậy bà L hoàn toàn không có đơn khởi kiện
để kiện ông T mà chỉ đang yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề riêng của mình → Có thể
xác định đây là vụ việc dân sự. Từ đó khi Tòa án nhận thụ lý yêu cầu của bà L và thụ lý
theo “yêu cầu ly hôn” theo khoản 2 Điều 53 LHN&GĐ 2014 và quyết định không công
nhận quan hệ vợ chồng giữa ông T và bà L, không có tranh chấp về tài sản hay con
chung.

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2


CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH

1. Chỉ có Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố
tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ.

3
Nhận định này là Sai.

Thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ
ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
thuộc về Chánh án Tòa án vào thời điểm trước thời điểm mở phiên tòa theo quy định
tại điểm c, d khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thẩm quyền ra quyết định thay
đổi người tiến hành tố tụng còn thuộc về một số chủ thể khác, như Hội đồng xét xử
theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS 2015, hay còn thuộc về Viện trưởng Viện
kiểm sát theo quy định tại Điều 57 BLTTDS 2015.
CSPL: Khoản 2 Điều 46, 47, Điều 55, Điều 56, điểm c khoản 1 Điều 57, BLTTDS
2015.

2. Chỉ những người trực tiếp thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn
trong vụ án dân sự.

Nhận định này là Sai.

Đối tượng là nguyên đơn trong vụ án dân sự không chỉ có những người trực
tiếp thực hiện hành vi khởi kiện mà còn là những người được cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện. 

CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.

3. Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở
thành bị đơn trong vụ án dân sự.

Nhận định này là Sai.

Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham
gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của
mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao
động hoặc quan hệ dân sự đó. Như vậy, người chưa thành niên vẫn có thể trở thành
bị đơn trong vụ án dân sự.
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3.1. Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần
phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; cụ thể như sau:
- Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ
khi họ mất năng lực hành vi dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là
bị đơn dân sự;
- Trong trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS thì người gây thiệt hại là bị đơn dân
sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 606 BLDS thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân
sự.
4
CSPL: Khoản 3,4,5,6 Điều 69 BLTTDS 2015. – Nghị quyết 03/2006

4. Tất cả các đương sự đều có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.

Nhận định này là Sai.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt
mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của LHN&GĐ 2014 thì họ là người
đại diện. => thừa

Việc ly hôn => là 1 vấn đề, vụ việc, ko phải thuận tình ly hôn

Ngoài ra, người được đương sự ủy quyền phải không thuộc các trường hợp
không được làm người đại diện theo quy định tại Điều 87 BLTTDS 2015.

CSPL: Khoản 4 Điều 85, Điều 87 BLTTDS 2015.

5. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự
thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự.

Nhận định này là Sai.

Theo Điều 9 BLTTDS 2015: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay
người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình”. 

Tuy nhiên theo khoản 6 Điều 72 BLTTDS 2015, luật sư tham gia với vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự nhưng chỉ “giúp” đương
sự, quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự không
tương đương với đương sự nên không thể thay thế đương sự.

CSPL: Điều 9, khoản 6 Điều 72, Điều 76 BLTTDS 2015.

PHẦN II: BÀI TẬP

Bài tập 1:

Tháng 9/2018 ông M (cư trú tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng cho
Công ty cổ phần N (trụ sở ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), thuê căn
5
nhà thuộc sở hữu riêng của ông M tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh với mục đích làm
kho chứa hàng. Tháng 3/2019, Công ty N đã cho ông K thuê lại một phần mặt bằng
tầng trệt căn nhà đó để ở mà không được sự đồng ý của ông M. Khi phát hiện sự
việc, ông M đã yêu cầu công ty N chấm dứt việc cho ông K thuê nhưng Công ty N
không chấp nhận. Do đó, tháng 9/2019 ông M khởi kiện yêu cầu Công ty N trả nhà
với lý do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, tự ý cho thuê lại khi
không có sự đồng ý của bên cho thuê; yêu cầu Công ty N thanh toán số tiền thuê
nhà của tháng 8 và tháng 9/2019. Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp
luật để giải quyết. Ông V giám đốc của Công ty N đã tham gia tố tụng trong vụ án
này. Sau khi thụ lý vụ án, Công ty N đã nộp đơn đến Tòa án yêu cầu ông M phải trả
lại cho Công ty N số tiền 20 triệu đồng mà Công ty N đã sửa chữa căn nhà trong
thời gian thuê.

a. Xác định tư cách đương sự trong vụ án

Đây là Tranh chấp về Hợp đồng thuê nhà.

Nguyên đơn: Ông M

- Ông M là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự vì ông
M cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ông M khi cho Công ty N thuê
nhà đã bị xâm phạm vì công ty N đã không thực hiện đúng các thoả thuận
trong hợp đồng khi tự ý cho ông K thuê lại mặt bằng khi không có sự đồng ý
của ông M. 
- CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.

Bị đơn: Công ty N

- Công ty N bị ông M khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự vì
đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông khi công ty N đã không
thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng do tự ý cho ông K thuê lại
mặt bằng khi không có sự đồng ý của ông M. 
- CSPL: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông K

- Ông K là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ
án dân sự này có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ông khi ông đang
thuê mặt bằng tầng trệt căn nhà và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

6
- CSPL: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.

b. Tòa án có thể chấp nhận đơn yêu cầu của Công ty N để xét xử chung trong vụ
án do ông M khởi kiện không? Tại sao?

Khoản 4,6 điều 72

Yêu cầu của bị đơn >< yêu cầu phản tố (d200 )

Xem đơn của công ty N là yêu cầu phản tố. 

Căn cứ theo Điều 378, 379 BLDS 2015 thì có thể hiểu:

Bù trừ nghĩa vụ là một hình thức chấm dứt nghĩa vụ giữa các nghĩa vụ cùng
loại, đối nhau và cùng đến thời hạn hiệu lực. Khi các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản
cùng loại, đối với nhau cùng đến thời hạn thực hiện thì họ không phải thực hiện nghĩa
vụ đối với nhau. 

Ở đây, hai bên có nghĩa vụ về tài sản cùng loại, đối nhau và có thể xem là cùng
đến thời hạn hiệu lực. Vì thế Nhóm tin rằng xuất hiện yếu tố bù trừ nghĩa vụ, nên xem
đây là yêu cầu phản tố của bị đơn dựa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 200
BLTTDS 2015.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015, yêu cầu phản tố của bị đơn phải
được đưa ra trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải. Đề không nêu rõ thời điểm công ty N đưa ra yêu cầu phản
tố, nên cần chia trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Công ty N đã nộp đơn đưa ra yêu cầu phản tố trước thời
điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải.
 Tòa án sẽ chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án với nguyên đơn.
- Trường hợp 2: Công ty N đã nộp đơn đưa ra yêu cầu phản tố sau thời điểm
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải.
 Tòa án sẽ không chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án với nguyên
đơn. Nếu Công ty N vẫn tiếp tục mong muốn được trả lại số tiền
20.000.000 đồng mà Công ty N đã sửa chữa căn nhà trong thời gian
thuê thì Công ty N cần nộp đơn khởi kiện độc lập sau đó.

CSPL: Khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015.


7
Bài tập 2:

Từ ngày 27/01/2015 đến ngày 16/01/2016, Công ty cổ phần Thương mại -


Sản xuất - Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân (Giám đốc) ký
kết 06 Hợp đồng tín dụng vay tiền với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Ngân hàng Quảng Ngãi). 

Các Hợp đồng tín dụng số 01, 02, 03, 04 và 05 được đảm bảo bằng 4 Hợp
đồng cầm cố tài sản số 01/HĐCCTS ngày 27/01/2015, số 02/HĐCCTS ngày
21/02/2015, số 03/HĐCCTS ngày 21/03/2015, số 04/HĐCCTS ngày 03/6/2015, tài
sản được đảm bảo đều là các thiết bị may có tổng giá trị là 4.857.247.700 đồng. 

Còn đối với Hợp đồng tín dụng số 06, thì ngày 7/01/2016, bà Trương Thị
Tường Vân cùng chồng là ông Lê Hùng Sơn có ký Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 01/TC, với nội dung: Vợ chồng ông,
bà Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn đem ngôi nhà cấp 4B có diện tích 24,14m2
trên diện tích đất 72 m2 tại 118/6A đường Nguyễn Sơn (đường số 01 cũ), phường
18, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (nay là phường Phú Thọ Hòa, quận Tân
Phú, thành phố Hồ Chí Minh) theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở số 10497/98 ngày 21/8/1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh cấp mang tên ông, bà Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn bảo lãnh cho
khoản vay tại Hợp đồng tín dụng số 06 này. 

Đến hạn thanh toán khoản vay, Ngân hàng Quảng Ngãi đã nhiều lần yêu cầu
Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex thanh toán các
khoản nợ vay nhưng Công ty không chịu thanh toán. Ngày 15/3/2018, Ngân hàng
Quảng Ngãi khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất
Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân làm Giám đốc phải trả
tổng số tiền 4.064.248.333 đồng, trong đó, tiền gốc là 3.050.000.000 đồng, tiền lãi
(tính đến ngày 4/7/2018) là 1.014.248.333 đồng và đề nghị phát mãi tài sản đã cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh để thanh toán nợ vay. 

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/KDTM-ST ngày 4/5/2019,
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã xác định tư cách đương sự như sau: 

Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi; 

8
Bị đơn: Công ty cổ phần Thương mại-Sản xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex; 

Đồng thời, Tòa sơ thẩm tuyên xử: “Buộc Công ty cổ phần Thương mại-Sản
xuất-Xuất nhập khẩu Maxgarmex do bà Trương Thị Tường Vân đại diện theo pháp
luật phải trả cho Ngân hàng Quảng Ngãi tiền gốc 3.050.000.000 đồng và tiền là
1.014.248.333 đồng. Tổng cộng 4.064.248.333 đồng. Bà Trương Thị Tường Vân còn
phải tiếp tục trả lãi của tiền gốc vay kể từ ngày 05/7/2018 cho đến khi thanh toán
xong nợ vay. Buộc bà Trương Thị Tường Vân đại diện theo pháp luật phải nộp
31.064.248 đồng án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm…”. 

Nhận xét hành vi tố tụng của Tòa sơ thẩm.

Việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giải quyết sơ thẩm vụ án trên là không
đúng thẩm quyền, xác định thiếu đương sự, xác định sai nguyên đơn và xác định
thiếu trách nhiệm của người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Thứ nhất, về việc xác định việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xác định sai
thẩm quyền giải quyết vụ án được thể hiện như sau:

 Do hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với tổ chức có đăng
ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận, nên theo quy định tại khoản 1 Điều 30
BLTTDS 2015 thì tranh chấp giữa Công ty cổ phần Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập
khẩu Maxgarmex với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Quảng Ngãi được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại. Như vậy, Tòa
án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã giải quyết sơ thẩm vụ án trên là không đúng thẩm
quyền vì theo quy định tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, về việc xác định việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xác định
thiếu đương sự trong vụ án nêu trên thể hiện như sau: 

Xét tại nội dung của vụ án có nêu rõ như sau: “Đối với Hợp đồng tín dụng số
06, thì ngày 7/01/2016, bà Trương Thị Tường Vân cùng chồng là ông Lê Hùng Sơn có
ký Hợp đồng bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số
01/TC, với nội dung: Vợ chồng ông, bà Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn đem ngôi
nhà cấp 4B có diện tích 24,14m2 trên diện tích đất 72 m2 tại 118/6A đường Nguyễn
Sơn (đường số 01 cũ), phường 18, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (nay là
phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) theo Giấy Chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10497/98 ngày 21/8/1998 do Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp mang tên ông, bà Trương Thị Tường Vân, Lê
9
Hùng Sơn Bảo lãnh cho khoản vay tại Hợp đồng tín dụng số 06 này”. Như vậy, bà Vân
và ông Lê Hùng Sơn (chống bà Vân) đã bảo lãnh cho khoản vay tại Hợp đồng tín dụng
số 06 của Công ty cổ phần Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu Maxgarmex. Với
dữ kiện “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10497/98
ngày 21/8/1998 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp mang tên ông, bà
Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn”, xác định được rằng tài sản bảo lãnh cho hợp
đồng số 06 là tài sản chung của vợ chồng ông Sơn và bà Vân. 

Do đó, khi ông Sơn đã bảo lãnh tài sản của mình cho hợp đồng vay số 06 của
Công ty cổ phần Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu Maxgarmex nhưng Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi không xác định ông Sơn là người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan trong vụ án trên theo quy định tại khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.

Thứ ba, về việc xác định việc Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xác định sai
đương sự trong vụ án nêu trên thể hiện như sau:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh
Quảng Ngãi là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân chứ không phải là pháp nhân, theo
quy định tại khoản 1, 5, 6 Điều 84 và Điều 85 BLDS 2015, pháp nhân là Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 

Trong tình huống nêu trên cũng không đề cập đến với được ủy quyền. 

Do đó, căn cứ vào Điều 186 BLTTDS 2015 thì trong vụ án này nguyên đơn phải
là Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chứ không phải là Ngân
hàng Quảng Ngãi như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định.

Thứ tư, về việc xác định yêu cầu thanh toán khoản nợ với nguyên đơn.

Bà Trương Thị Tường Vân còn phải tiếp tục trả lãi của tiền gốc vay kể từ ngày
05/7/2018 cho đến khi thanh toán xong nợ vay cũng như buộc bà Trương Thị Tường
Vân đại diện theo pháp luật phải nộp 31.064.248 đồng án phí kinh doanh, thương
mại sơ thẩm là không đúng mà người phải chịu là Bị đơn - Công ty cổ phần Thương
mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu Maxgarmex vì bị đơn ở đây không phải bà Trương Thị
Tường Vân.

Thứ năm, về trách nhiệm của người có nghĩa vụ liên quan.

Tòa án cấp sơ thẩm chưa quyết định rõ ràng về trách nhiệm của người được
bảo lãnh và người bảo lãnh (vợ chồng ông, bà Trương Thị Tường Vân và Lê Hùng Sơn)

10
cũng như cách xử lý tài sản của người được bảo lãnh và người bảo lãnh (nhà, đất của
vợ chồng ông, bà Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn là tài sản bảo lãnh), như:

 Trong trường hợp Công ty cổ phần Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu
Maxgarmex không trả được khoản tiền gốc của căn nhà và tiền lãi của khoản tiền vay
này thì bà Trương Thị Tường Vân và Lê Hùng Sơn phải trả thay; Trường hợp ông, bà
Trương Thị Tường Vân, Lê Hùng Sơn không trả được hoặc không trả đủ thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan Thi hành án dân sự) phát mại tài sản bảo lãnh là
nhà và đất (theo hợp đồng bảo lãnh) để thu hồi đủ số tiền gốc và lãi cho Ngân hàng
tại Hợp đồng tín dụng số 6. Đồng thời, đối với các Hợp đồng cầm cố tài sản cũng phải
quyết định rõ ràng về việc xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ cho Ngân hàng trong
trường hợp Công ty không trả hoặc không trả đủ.

PHẦN III: PHÂN TÍCH ÁN

(Quyết định số: 07/2019/KDTM-GĐT ngày 26/06/2019 của Tòa án nhân dân tối cao)

1. Nhận xét về việc Tòa án các cấp xác định tư cách đương sự trong vụ án? Cơ sở để
các Tòa án xác định?

Thứ nhất, về việc Tòa án các cấp xác định tư cách đương sự của nguyên đơn
trong vụ án trên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Khu kinh tế mở Chu Lai là vi phạm quy định của BLTTDS 2015.

Căn cứ khoản 7 Điều 69 BLTTDS 2015 thì đương sự là cơ quan, tổ chức do


người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Tổ chức được xem là đương sự bao gồm
tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân. Điều kiện để được xem
là một pháp nhân được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 74 BLDS 2015.

Căn cứ khoản 1 Điều 84 BLDS 2015 thì chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ
thuộc của pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức
năng của pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền
của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa
vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của các chi nhánh đều là một đơn vị phụ thuộc vào
pháp nhân, tuy được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng
chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, chi nhánh pháp nhân phải nhân danh pháp nhân

11
xác lập, thực hiện các giao dịch chứ không nhân danh bản thân chi nhánh xác lập,
thực hiện giao dịch.

Thực tiễn có không ít trường hợp Tòa án chấp nhận xem đương sự là chi
nhánh của doanh nghiệp, tuy nhiên, đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại Mục 5,
Những vấn đề chung, Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC ngày 25 tháng 9 năm 2020 của
VKSNDTC về một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh
doanh, thương mại.

Như vậy, chi nhánh không thể là đương sự của vụ án mà pháp nhân mới là
đương sự của vụ án dân sự. Nguyên đơn trong trường hợp này cần được xác định lại
là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Thứ hai, về việc Tòa án các cấp xác định tư cách đương sự của bị đơn là bà Liễu
và bà Tân là vi phạm quy định của BLTTDS 2015.

Vì theo phần nhận định tòa án, tại thời điểm trước 28/04/2014, Công ty TNHH
Thành Tài vẫn là pháp nhân, có đủ tư cách tham gia vụ án dân sự dưới vai trò bị đơn
theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 và theo Thông báo số 284/TB - ĐKKD của Phòng
Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam. Như vậy, Tòa án
cần xác định lại bị đơn trong vụ án dân sự này là Công ty TNHH Thành Tài.

Thứ ba, về việc Tòa án các cấp xác định tư cách đương sự của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa sơ thẩm đã không đưa Công ty Chu Lai Indevco vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của đương sự theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 và Mục 5 của
nhận định tòa án. Bên cạnh đó, Tòa án đã chưa xem xét đến vấn đề đưa bà Liễu và bà
Tân làm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mặc dù hai bà có liên quan đến vấn đề
trả nợ liên đới. Như vậy, việc tòa án xác định thiếu tư cách đương sự như thế này là
không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của đương sự theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS
2015.

2. Nhận xét về nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm về việc xác định tư
cách đương sự? (Nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).

Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm về tư cách đương sự của bà
Liễu và bà Tân là đúng, dựa trên luận cứ: “Đến thời điểm hiện nay thì công ty Thành
Tài đã bị giải thể, nhưng trong trường hợp này Tòa án vẫn phải xác định tư cách bị
đơn là công ty Thành Tài. Còn các bà Lương Thị Tân, Lương Thị Liễu là người thừa kế
quyền, nghĩa vụ tố tụng của công ty Thành Tài theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều
12
62 của BLTTDS 2004 (nay là điểm a khoản 2 Điều 74 của BLTTDS 2015). Vậy nên việc
xác định bị đơn là bà Liễu và bà Tân là trái với quy định pháp luật.”

Nhận định của Hội đồng xét xử về việc xác định tư cách đương sự của Công ty
cổ phần thương mại và dịch vụ Chu Lai Indevco là đúng, vì Công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ Chu Lai Indevco là bên trúng đấu giá, đã được giao tài sản cầm cố, thế
chấp nhưng khi xét xử sơ thẩm thì Tòa án lại không đưa Công ty này vào tham gia tố
tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của đương sự, tức vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTDS 2004 (nay
là khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015). Vậy nên Tòa án phải yêu cầu Công ty cổ phần Chu
Lai tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Từ các phân tích trên, tóm tắt vụ án xoay quanh vấn đề pháp lý được xác định.

Tóm tắt vụ án:

- Nguyên đơn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh Khu kinh tế mở Chu Lai (“Ngân hàng”).
- Bị đơn: bà Lương Thị Liễu, bà Lương Thị Tân.

Nội dung: Ngày 02/6/2005, Ngân hàng cho Công ty TNHH Thành Tài (“Công ty
Thành Tài”) vay số tiền 2.000.000.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng số 29040075/1
(“Hợp đồng tín dụng số 75”).

Ngày 08/6/2005, Ngân hàng cho Công ty Thành Tài vay số tiền 1.000.000.000
đồng theo Hợp đồng tín dụng số 290400767/1 (“Hợp đồng tín dụng số 767”).

Ngày 02/6/2005, Công ty Thành Tài và Ngân hàng có ký Hợp đồng cầm cố tài
sản và Hợp đồng thế chấp tài sản (không gắn liền quyền sử dụng đất) để đảm bảo cho
khoản vay của Công ty với tổng giá trị tài sản của hai hợp đồng là 6.181.496.000
đồng.

Đến ngày 07/11/2005, Công ty Thành Tài chỉ trả lãi được một phần số tiền vay
của Hợp đồng số 767 và không trả tiếp. Ngân hàng gia hạn thêm 03 tháng nhưng
Công ty không trả được nợ nên Ngân hàng chuyển sang tính lãi quá hạn.

Tương tự như với Hợp đồng số 767, Công ty Thành Tài chỉ trả một phần lãi đến
ngày 19/12/2005 của Hợp đồng số 75 nên cũng bị Ngân hàng chuyển sang tính lãi quá
hạn.

Ngày 23/4/2007, TAND tỉnh Quảng Nam chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân
hàng, buộc Công ty Thành Tài trả cho Ngân hàng 3.696.375.000 đồng.
13
Ngày 11/8/2010, HĐTP TANDTC đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét
xử sơ thẩm lại. Tuy nhiên, trước đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam đã tiến
hành bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp và Công ty CP TM và DV Chu Lai Indevco
(“Công ty Indevco”) đã trúng thầu và trả cho Ngân hàng tổng số tiền là 3.906.539.384
đồng. Do Công ty Thành Tài còn nợ 262.868.953 đồng nên Ngân hàng yêu cầu bà
Lương Thị Liễu và bà Lương Thị Tân liên đới trả số tiền trên.

Sau khi nhận Quyết định, bà Lương Thị Liễu và bà Lương Thị Tân có kháng cáo
cho rằng khoản tiền vay 2.000.000.000 đồng vẫn chưa quá hạn trả nợ nhưng bị HĐXX
bác bỏ.

Về các vấn đề pháp lý liên quan

Vấn đề pháp lý số 1: Xác định bị đơn.

Theo như nhận định của HĐTP TANDCC, ngày 02/11/2006, Ngân hàng (nguyên
đơn) khởi kiện Công ty Thành Tài (bị đơn) yêu cầu thanh toán tiền gốc và lãi theo các
Hợp đồng vay. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại xác định bị đơn là bà
Lương Thị Tân và bà Lương Thị Liễu (những thành viên góp vốn của Công ty Thành
Tài) là không hợp lý. Đến ngày 28/4/2014 thì Công ty Thành Tài mới bị xóa tên khỏi
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam. Đến thời
điểm xét xử sau này, tuy Công ty Thành Tài đã bị giải thể nhưng Tòa án vẫn phải xác
định tư cách bị đơn là Công ty Thành Tài, còn bà Lương Thị Liễu và bà Lương Thị Tân
chỉ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của Công ty Thành Tài theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 74 BLTTDS 2015.

Vấn đề pháp lý số 2: Chuyển khoản vay 2.000.000.000 đồng thành nợ quá hạn.

Việc chuyển khoản vay này thành nợ quá hạn là phù hợp với pháp luật, căn cứ
theo khoản 3, khoản 4 Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng đề quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng, Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều này có thể hiểu việc Ngân hàng xác định
khoản vay 2 tỷ này là rủi ro tài chính là do ở khoản vay 1 tỷ trước đó của Công ty
Thành Tài thì Công ty Thành Tài không có khả năng trả nợ nên dẫn đến việc trả khoản
nợ 2 tỷ sau đó cũng khó khăn và sẽ để lại rủi ro cho Ngân hàng nếu Ngân hàng kéo dài
thêm thời gian cho vay.

Vấn đề pháp lý số 3: Lãi trên lãi.


14
Cục Thi hành dân sự tỉnh Quảng Nam sau khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp của
Công ty Thành Tài đã trả cho Ngân hàng số tiền 3.906.539.384 đồng. Nên việc Tòa án
xác định Công ty Thành Tài còn nợ Ngân hàng số tiền 226.422.286 đồng là hợp lý. Tuy
nhiên, trong 02 hợp đồng vay giữa Ngân hàng và Công ty Thành Tài thì không quy
định việc lãi trên lãi mà chỉ tính lãi trên nợ gốc. Tuy nhiên, Tòa án không xác định
được số tiền 226.422.282 đồng là nợ gốc hay nợ lãi mà xác định là số tiền lãi còn lại
của 02 hợp đồng vay và yêu cầu Công ty Thành Tài chịu khoản tiền lãi này theo khoản
5 Điều 474, Điều 305 BLDS 2005 (hiện nay là khoản 1 Điều 351, khoản 5 Điều 466
BLDS 2015) (về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự) để buộc Công
ty Thành Tài phải chịu khoản tiền lãi của số tiền lãi là không hợp lý theo khoản 2 Điều
290 BLDS 2005 (hiện nay là khoản 3 Điều 440 BLDS 2015) và điểm 1 mục III Thông tư
liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp và Bộ Tài
chính.

Vấn đề pháp lý số 4: Tư cách đương sự của Công ty Indevco.

Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng 02 Hợp đồng cầm cố và thế chấp của
Công ty Thành Tài và Ngân hàng vô hiệu. Điều này, theo HĐTP TANDCC là không có
căn cứ. Ngoài ra, việc vô hiệu 02 Hợp đồng này sẽ dẫn đến tài sản thế chấp và cầm cố
của Công ty Thành Tài vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của Công ty Thành Tài, trong khi
Công ty Indevco là đã được giao tài sản cầm cố, thế chấp này nhưng lại không được
đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là
không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự theo khoản 4 Điều 68 BLDS 2015.

Vấn đề pháp lý số 5: Giá trị của tài sản thế chấp.

Công ty Thành Tài cho rằng đã đầu tư vào nhà xưởng và máy móc với số tiền
6.181.496.000 đồng hay cả chục tỷ đồng và đã bị bán đấu giá cho Công ty Indevco,
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại không xác minh làm rõ khoản đầu tư này.
Việc này là không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Thành Tài. Vì nếu
tài sản thế chấp tăng giá trị thì Công ty Indevco có thể phải trả thêm tiền khi tiến
hành đấu giá và khoản nợ của Công ty Thành Tài có thể được giảm xuống dựa trên giá
trị của tài sản cầm cố, thế chấp.

15

You might also like