You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHÂN HIỆU VĨNH LONG
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ PHIÊN TÒA


MÔN: LUẬT KINH DOANH

THÀNH PHỐ VĨNH LONG – NĂM 2023


NHÓM 3

Họ và tên sinh viên MSSV

1. Lê Minh Như 31231570266

2. Đàm Tú Quỳnh 31231570272

3. Trương Tú Trân 31231570277

4. Huỳnh Lê Vẹn 31231570248

5. Lê Khánh Văn 31231570278

6. Bùi Quang Huy 31231570228

7. Lã Hữu Quí 31231570240

Lớp:

Giáo viên hướng dẫn: Th. S Nguyễn Thùy Dung

THÀNH PHỐ VĨNH LONG – NĂM 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: THỦ T
1.1 Diễn biến trước phiên tòa
1.2 Diễn biến trong phiên tòa
CHƯƠNG 2: XÉT XỬ
2.1 Thành phần đương sự
2.2 Tình tiết
2.3 Kết luận của hội đồng xét xử
2.4 Diễn biến sau phiên tòa
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - CẢM NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
3.1 Bình luận và nhận xét phần xét hỏi giữa bị cáo và hội đồng xét xử
3.2 Cảm nhận của sinh viên về gia đinh bị hại và gia đinh bị cáo

MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU:

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó
là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình
thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật
không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá
đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công
cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật
được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục
đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng
đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo
đức.Do đó, việc hiểu rõ pháp luật là một điều vô cùng quan trọng. Để tiếp
cận và hiểu rỏ hơn về vấn đề đó chúng em đã được giản viên hướng dẫn
ths Nguyễn Thuỳ Dung hỗ trợ cho chúng em có thể tham gia trực tiếp vào
một phiên toà xét sử dân sự. Vì vậy, nhóm em thống nhất nghiên cứu về
vấn đề được đề cập ở phiên toà chúng em được tham gia.
CHƯƠNG 1: THỦ TỤC
1.1 Diễn biến trước phiên tòa
Ngày 23/11/2023, chúng em đến phiên tòa tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long
để tham gia buổi xét xử vụ án "tranh chấp hợp đồng tín dụng" giữa ngân hàng cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Long (BIDV) và ông Nguyễn
Ngọc Trân chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Thiên Tân. Đúng 7 giờ
sáng, chúng em đã tới địa điểm xét xử nhưng phải ngồi chờ vì theo thông báo của
tòa là 7 giờ 30 phút mới bắt đầu. Thư ký tại phiên tòa hôm đó kiểm tra sự có mặt
của những người được tòa triệu tập, sau đó mới phổ biến nội quy trước khi bắt đầu
xét xử. Phiên tòa gồm chính diện là chủ tọa phiên tòa, hai bên là hai thẩm phán,
cánh trái là kiểm sát viên. Hôm đó ông Nguyễn Ngọc Trân vì lí do sức khỏe nên
không thể tham dự và luật sư là người đại diện đến tham dự. Sau đó, các đương sự
và những bên có liên quan vào tòa, chúng em đợi thư ký sắp xếp giấy tờ, chuẩn bị
hồ sơ rồi mới được phép vào phòng xử án lúc 7 giờ 45 phút.

1.2 Diễn biến trong phiên tòa


Đúng 7 giờ 50 phút, mọi người trong phòng xử án đứng dậy và thư ký phiên
tòa thông báo nội quy khi tham gia phiên tòa. Nội dung được dẫn trực tiếp từ điều
234 Bộ luật Tố tụng dân sự:
“1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc
kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự
và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng
hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày
ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi
trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

4. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án
triệu tập đến phiên tòa.”
Sau khi thông báo nội quy, mọi người ngồi xuống và thư ký tiếp tục chuẩn bị hồ sơ,
giấy tờ cho việc xử án. Vào 8 giờ, chuông reo lần 2, lúc này chủ tọa phiên tòa, hội
thẩm nhân dân, đại diện viện kiểm sát lần lượt bước vào (vị trí như sơ đồ bên dưới).
Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra
xét xử trong phiên phúc thẩm. Sau đó, lần lượt là nguyên đơn và người đại diện hợp
pháp của bị đơn được chủ phiên tòa kiểm tra lí lịch.

CHƯƠNG 2: XÉT XỬ
2.1 Thành phần đương sự
- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) – chi nhánh Vĩnh Long (đại diện theo ủy quyền Nguyễn Trung Hiếu)
- Bị đơn: Nguyễn Ngọc Trân (chủ doanh nghiệp tư nhân Thiên Tân), Lê Thị
Kim Thoa,
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Kha Tắc, Kha Phương Mai, Kha
Phương Thảo, Kha Tân, Lê Hồng Chi
2.2 Tình tiết
Vụ án "tranh chấp hợp đồng tín dụng" giữa các đương sự. Người khởi kiện là ông
Nguyễn Ngọc Trân đã khởi kiện vào ngày 25/7/2022 khởi kiện ông Kha Tắc và bà
Trần Thị Bích Thủy, tuy nhiên ông Trân đã rút yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình tố
tụng, bên phía ngân hàng BIDV có yêu câu độc lập nên đã xem xét chuyên tư cách
tô tụng của các đương sự. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý và xét xử sơ
thầm, ban hành bản án số 88/2023/KDTM-DS ngày 21/7/2023.
Nguyên đơn Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi
nhánh Vĩnh Long (BIDV vĩnh Long) cho ông Nguyễn Ngọc Trân- Chủ doanh
nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Thiên Tân vay theo các hợp đồng sau:
HĐ số Giá trị Ngày ký Thời hạn vay Ngày kết thúc
0605/2009/HĐ 5 tỷ 19/05/2009 06 tháng
Ký phụ lục hợp đồng số 0605/2009/PLHĐ, ngày 30/9/2009
0626/2011/HĐ 8 tỷ 26/04/2011 12 tháng
Các hợp đồng vay trên được thế chấp bằng quyền sử dụng đất của ông Trần và bà
Khoa thuộc phường 4, đường Phó Cơ Điều hợp đồng thế chấp số. Do ông bà đã trả
xong nợ gốc nên ngân hàng đã giải chấp tài sản này.
Để đảm bảo cho các khoản vay, ông Trần - Chủ Doanh nghiệp có thể chấp cho
Ngân hàng tài sản gắn liền với đất là nhà hàng Thiên Tân theo Hợp đồng thế chấp
số: 0169/2009/HĐ ngày 14/12/2009. Tổng lãi BIDV yêu cầu thanh toán còn lại là
6.183.606.389đ (trong đó lãi trong hạn bằng 4.532.785.613đ; lãi quá hạn
1.650.820.776 đ). Ngân hàng chỉ xem xét đối với tài sản thế chấp này.
Ngoài các khoản vay của doanh nghiệp thì ông Trân còn ký kết với ngân hàng các
hợp đồng sau:
ST HĐ số Giá Ngày cấp Thời hạn Ngày kết
T trị vay thúc
1 1859/2011/HĐ 100 tr 19/10/2011 (ký) 12 tháng
2 Thẻ tín dụng 150 tr 4/5/2011 Sử dụng 25/4/2012
Vi phạm NV Bị khóa thẻ
3 2285/2011/HĐ 100 tr 8/12/2011 12 tháng
(cấp cho bà
Khoa)

Các số tiền mà phía ngân hàng BIDV yêu cầu thanh toán là:
Hợp Gốc Tổng lãi Lãi trong Lãi quá hạn Tổng
đồng hạn
01 66.302.385117.389.35 92.503.115 24.886.238 183.691.72
3 8
02 121.100.49 455.316.23 408.290.022 47.026.209 576.416.73
9 1 0
03 138.142.08 236.861.87 186.558.008 50.303.865 375.003.95
5 3 8
+ Hợp đồng 01+02 buộc ông Trân trả
+ Hợp đồng 03 buộc bà Khoa trả
Lưu ý các phần lãi trên tạm tính đến ngày đưa vụ án ra xét xử là ngày 21/7/2023.
Ngân hàng yêu cầu phía ông Trân và bà Khoa thanh toán số tiền trên và yêu cầu
được tiếp tục tính lãi suất theo lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi trả
hết nợ. Nếu không trả được nợ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản thế
chấp để thu hồi nợ.
Ngoài thế chấp bằng quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Trân và bà Khoa thì khi
xây dựng xong công trình trên đất thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
công trình trên đất cho DNTN TMDV Thiên Tân thì ông Trân thế chấp tiếp để vay
các khoản tín dụng trên.
1. Ý kiến của bị đơn:
Ông Nguyễn Ngọc Trân: không có văn bản ý kiến và đã triệu tập hợp lệ nhiều lần tại
sơ thẩm.
Bà Lê Thị Kim Khoa: bà Khoa đồng ý trả nợ gốc và xin giảm lãi do không có khả
năng thanh toán, nếu không đồng ý thì đồng ý cho cơ quan phát mãi tài sản
2. Ý kiến của người có quyền và nghĩa vụ có liên quan:
Bà Lê Thị Hồng Chi cháu ruột của bà Khoa (quản lý ) sau khi tiếp nhận quản lý từ
ngày 02/7/2018 (Có hợp đồng chuyển giao quyền) có đầu tư 3 tỷ đồng vào nhà
hàng. Cho phát mãi tài sản và sẽ thỏa thuận với phía ông Trân bà Khoa.

Ông Kha Tắc: ông và vợ là bà Thủy có cho vợ chồng ông Trần, bà Khoa thuê và
khai thác xây dựng công trình trên đất. Nếu có phát mãi tài sản trên đất thuế thì ông
không ý kiến.
2.3 Kết luận của hội đồng xét xử
Kết quả vụ án là cấp phúc thẩm xem xét xử bản án sơ thẩm vì thiếu tư
cách người tham gia tố tụng là cá nhân ông Nguyễn Ngọc Trân. Về nội dung vụ án
giữ nguyên, do sửa bản án nên án phí phúc thẩm 2.000.000 đồng ông Trân được
nhận lại.
2.4 Diễn biến sau phiên tòa
Buổi xét xử kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút. Hội đồng xét xử đi ra ngoài trước, và
chỉ có thư ký ở lại để giải quyết một số vấn đề hậu phiên tòa. Chúng em được mời ra
trước. Chị luật sư ra về với tâm trạng buồn bã, phía đại diện ngân hàng vui vẻ trong
sự chiến thắng. Sau khi ra ngoài chúng em chụp hình với nhau rồi về.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - CẢM NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
3.1 Bình luận về xét hỏi giữa bị đơn nguyên đơn và hội đồng xét xử, cảm
nhận về phiên tòa xét xử
Phần xét hỏi giữa bị đơn và hội đồng xét xử là một trong những phần quan trọng
nhất của phiên tòa hình sự. Đây là cơ hội để hội đồng xét xử làm rõ các tình tiết của
vụ án, xác định trách nhiệm của bị cáo. Trong phần tranh tụng tại phiên tòa, quá
trình hỏi đáp giữa hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự và bị đơn là một trong những
phần quan trọng nhằm thu thập và xác nhận thông tin từ bị đơn, từ đó đưa ra phán
quyết công bằng và đúng pháp luật. Cụ thể trong vụ việc lần này của nguyên đơn
bên ngân hàng BIDV, nguyên đơn còn trả lời vòng vo, không đi đúng trọng tâm câu
hỏi của bên hội đồng xét xử. Khi đối đáp với thẩm phán và hội thẩm ở những phần
đầu, nguyên đơn và bị đơn có thái độ thành thật trả lời những câu hỏi của chủ tọa
phiên tòa. Chính vì vậy, trong quá trình tranh tụng tiếp theo, chánh án đã thể hiện sự
khéo léo của mình cũng như sự quyết liệt để giải thích cho bị đơn và nguyên đơn về
vấn đề. Ông đã đặt ra những câu hỏi khách quan cho bị đơn và nguyên đơn để nêu
lên những cảm nhận chân thật của mình. Cuộc vấn đáp sau đó xoay quanh về việc
tìm thêm chứng cứ và những bằng chứng về tài liệu mà bên nguyên đơn và bị đơn
để bổ sung thông tin cho phiên xét xử tiếp theo.

Do đây là án về kinh doanh thương mại rất khó và có quan hệ tranh chấp phát sinh
nhiều từ việc vay vốn giữa doanh nghiệp và Ngân hàng, Tùy từng loại hình doanh
nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm khác nhau. Vấn đề phát sinh tranh chấp phát sinh
khi bên vay kinh doanh k hiệu quả và không có khả năng trả nợ dẫn đến ngân hàng
phải đi khởi kiện thu hồi nợ bằng tài sản mà doanh nghiệp đã thế chấp trước đó. Có
thể thấy pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn, việc áp dụng luật không chỉ dựa vào Luật
mà còn từ nhiều yếu tố đời sống khác. Cá nhân chúng em sau khi đi thực tế tại phiên
tòa đã không chỉ đúc kết ra nhiều điều về mặt áp dụng luật pháp vào trong phiên tòa
mà còn là về những kĩ năng của hội đồng xét xử.
3.2 Cảm nhận của sinh viên về phiên tòa
Là một sinh viên tham dự tòa án để tiến hành nghiên cứu, em cũng đã chứng kiến
quá trình tố tụng với tư cách là một nhân chứng. Đây là lần đầu tiên em trải qua một
phiên tòa trực tiếp bên ngoài thực tế. Ban đầu, em cảm thấy một cảm xúc lẫn lộn,
khi phòng xử án toát lên một bầu không khí nghiêm túc và trang trọng. Mọi người
xuất hiện cực kỳ tập trung, và thẩm phán đã nói rõ ràng. Khán giả rất chú ý, thỉnh
thoảng nín thở khi quá trình tố tụng diễn ra. Em cảm thấy hơi choáng ngợp bởi mức
độ nghiêm trọng của tình huống. Trước khi bước vào phòng xử án, em đã chuẩn bị
tinh thần cho những sự kiện bất ngờ, nhưng em không thể không cảm thấy e ngại.
Khi quá trình tố tụng bắt đầu, một tiếng chuông vang lên để báo hiệu sự khởi đầu
của phiên tòa, và mọi người đã đứng lên để thể hiện sự tôn trọng. Khi phiên tòa tiến
triển, em chăm chú lắng nghe bài phát biểu rõ ràng và súc tích của thẩm phán và
những phản hồi chính xác của các nhân chứng. Thái độ của thẩm phán và của thư ký
tòa án đã tạo ra một bầu không khí nghiêm túc và yên tĩnh trong phòng xử án.
Nguyên đơn và bị đơn đã tham gia vào các cuộc tranh luận căng thẳng, điều này vừa
hấp dẫn vừa mới lạ đối với em khi còn là sinh viên. Sau buổi học này, em nhận ra
rằng có rất nhiều điều để em học hỏi từ trải nghiệm này.

You might also like