You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI THU HOẠCH

THỰC TẾ PHIÊN TÒA


MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Giảng viên: Cô Huỳnh Thị Nam Hải

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Châu

MSSV: K215042389

Mã lớp học phần: 222TS0205

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU

II. NỘI DUNG

1. Giới thiệu về phiên toà


1
1.1. Thời gian, địa điểm mở phiên toà
1
1.2. Thành phần Hội đồng xét xử
1
1.3. Các đương sự tham gia phiên toà
2
1.4. Tóm tắt nội dung vụ án
2
2. Diễn biến phiên toà theo trình tự thời gian
2
2.1. Về phần thủ tục
2
2.2. Giai đoạn tranh tụng
3
2.3. Kết thúc phần hỏi, vào phần tranh luận
7
2.4. Hội đồng xét xử thảo luận
7
2.5. Tuyên án
7
3. Nhận xét cá nhân
8
3.1. Trình tự, thủ tục diễn ra phiên toà
8
3.2. Sự điều khiển của Chủ toạ
8
3.3. Sự tham gia của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
kiểm sát viên
8
3.4. Các bình luận, nhận xét khác của sinh viên
9
4. Hình ảnh minh chứng dự khán phiên toà
10
MỞ ĐẦU
Trong vòng xoáy của cuộc sống hôn nhân và gia đình, không tránh khỏi những vấn đề,
mâu thuẫn hoặc tác hại đối với mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Không phải lúc nào
cuộc sống hôn nhân cũng đạt được mong muốn của đôi bên nam nữ; xuất phát từ lý do
này hay lý do khác mà cuộc hôn nhân đã đi đến tan vỡ, dẫn đến việc họ phải lựa chọn
giải pháp ly hôn. Do vậy, ly hôn là một hiện tượng xã hội, bất kỳ ở xã hội nào, dù
muốn hay không, vấn đề ly hôn cũng không thể loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Mục
đích của việc kết hôn là để xây dựng gia đình trên cơ sở sự tự nguyện của vợ chồng,
nhưng khi cuộc sống hôn nhân đó không thể tồn tại trên thực tế thì vấn đề ly hôn là
điều cần thiết, nó giúp cho chủ thể của quan hệ hôn nhân thoát khỏi sự ràng buộc về
mặt pháp lý; bởi “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” [3, khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình
2014] để ly hôn cần có “bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”,tức
là thủ tục ly hôn cần diễn ra theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, và thẩm quyền
giải quyết ly hôn thuộc về tòa án. Dù quan hệ hôn nhân có đổ vỡ thì sự bình đẳng về
quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Tòa án nhân dân có
thẩm quyền vận dụng những căn cứ ly hôn, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn
được quy định trong pháp luật để giải quyết vụ việc ly hôn.
Sau khi được tham dự thực tế tại một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, em đã
hiểu thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử, hơn hết là đã rút ra được nhiều điều về
mặt áp dụng pháp luật cũng như quy tắc trong phiên tòa, các kỹ năng của thẩm phán,
thư ký tòa án. Bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy, chứ không riêng gì ngành Luật;
bên cạnh việc học tập lý thuyết ở trên giảng đường Đại học thì việc tham gia những
trải nghiệm thực tế tại các phiên toà thực tế là vô cùng quan trọng. Nó giúp em có
được cái nhìn khách quan và công tâm nhất về hoạt động xét xử của Toà án ở các cấp,
có được những hình dung cơ bản về vị trí Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký
Toà án,… - những vị trí công tác mà em có thể sẽ gắn bó sau này.
Việc tham dự thực tế phiên tòa không được quay phim, chụp ảnh,ghi âm, sử dụng thiết
bị nên em không thể có được các hình ảnh giúp bài thu hoạch thêm sinh động, xin lỗi
Cô vì sự thiếu sót này.

II. NỘI DUNG


1. Giới thiệu về phiên toà
1.1. Thời gian, địa điểm mở phiên toà
Ngày 28/2/2023, vào lúc 09 giờ 45 phút tại trụ sở Tòa án nhân dân
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử công khai sơ thẩm
vụ án về việc tranh chấp ly hôn.

1.2. Thành phần Hội đồng xét xử


- Thẩm phán, chủ toạ phiên toà: Lê Công Tình

1
- Hội thẩm nhân dân: (gồm 2 thành viên)
+ Ông Huỳnh Tiến Dũng
+ Bà Nguyễn Thị Lượng
- Đại diện viện kiểm sát: ông Võ Cao Hùng – Kiểm sát viên
- Thư ký: bà Nguyễn Thị Hồng Ngự
1.3. Các đương sự tham gia phiên toà
- Về phía nguyên đơn: Bà Trịnh Thị Hồng Mỹ. Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn do luật sư Nguyễn Cảnh Cường
- Về phía bị đơn: Ông Trần Văn Minh

1.4. Tóm tắt nội dung vụ án


Về tình cảm: Bà Trịnh Thị Hồng Mỹ và ông Trần Văn Minh kết hôn với
nhau trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc. Sau 20 năm chung sống với
nhau thì bà Mỹ và ông Minh đã thường xuyên phát sinh mâu thuẫn trong
cuộc sống suốt thời gian dài. Mặc dù đã nhẫn nhịn để dung hoà cuộc
sống vì các con và đã cho ông Minh nhiều cơ hội để sửa chữa nhưng vẫn
không thay đổi. Mâu thuẫn giữa hai người đã trở nên trầm trọng không
thể hòa giải được, hai người không còn tôn trọng nhau nên đề nghị Tòa
án giải quyết để bà Mỹ được ly hôn với ông Minh.
Về con chung: Bà Mỹ và ông Minh có 3 người con chung. Trong đó có
một người trên 18 tuổi và hai người con còn lại thì vẫn đang vị thành
niên. Bà Mỹ yêu cầu được trực tiếp nuôi hai người con này.
Về tài sản chung: Bà Mỹ đã rút lại yêu cầu nên không xét xử.
Về nợ chung: Không có nợ chung nên không yêu cầu giải quyết.

2. Diễn biến phiên toà theo trình tự thời gian

Thời Nội dung Ghi chú


gian

9 giờ 45 2.1. Về phần thủ tục


phút - Thủ tục bắt đầu: Thư ký vào phòng xử án
và phổ biến nội quy phiên tòa. Kiểm tra căn
cước của người tham gia. Ổn định trật tự
trong phòng xử án. Yêu cầu mọi người
trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng
xét xử vào phòng xử án.
- Khai mạc phiên toà:
+ Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ
án ra xét xử: “Ngày 28/2/2023, vào lúc 09
giờ 45 phút tại trụ sở Tòa án nhân dân

2
Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh, xét xử công khai sơ thẩm vụ án về
việc tranh chấp ly hôn. Sau khi nghiên cứu
hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 1684
ngày 27/6/2022 về việc tranh chấp ly hôn,
quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án về
việc tranh chấp ly hôn giữa các đương sự.”
+ Chủ toạ phổ biến quyền và nghĩa vụ
đương sự, người tham gia tố tụng khác
+ Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên
những người tiến hành tố tụng
+ Chủ toạ hỏi những người có quyền yêu
cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng
xem họ có yêu cầu thay đổi ai không

10 giờ 2.2. Giai đoạn tranh tụng


2.2.1. Các đương sự bắt đầu trình bày ý
kiến của mình
- Phần tranh tụng tại phiên tòa ngày hôm
nay bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi,
đối đáp, trả lời, trình bày những quan điểm,
lập luận các chứng cứ, tình tiết vụ án, quan
hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết các
yêu cầu của đương sự. Các đương sự lưu ý
một số vấn đề chỉ hỏi và trình bày một lần.
- Mời luật sư của nguyên đơn trình bày yêu
cầu khởi kiện.
- Luật sư trình bày các yêu cầu khởi kiện và
xác định các yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Nguyên đơn bà Trịnh Thị Hồng Mỹ đã
có các yêu cầu:
+ Yêu cầu thứ nhất về quan hệ hôn nhân :
Đề nghị Toà án giải quyết cho bà Mỹ được
ly hôn với ông Trần Văn Minh
+ Yêu cầu thứ hai về con chung: Đề nghị
Toà án giải quyết cho bà Mỹ được trực tiếp
nuôi dưỡng ba con (Trần Thị Vân Khánh,
Trần Thị Kim Chi, Trần Thị Mai Linh đã
trưởng thành nên không yêu cầu Toà án giải
quyết)
+ Yêu cầu thứ ba về cấp dưỡng: Bà Mỹ đề
nghị Toà án yêu cầu ông Minh cấp dưỡng
nuôi con một tháng là 4 triệu đồng trên một
cháu. Ông Minh có quyền thăm nom, chăm
sóc con mà không bị cản trở
+Về tài sản chung: Không có yêu cầu giải
3
quyết
+ Về nợ chung: Không có nợ chung nên
không yêu cầu giải quyết
- Việc yêu cầu của bà Mỹ dựa trên cơ sở:
+ Thứ nhất, trong quá trình chung sống đã
phát sinh mâu thuẫn do các quan điểm sống
của vợ chồng không phù hợp, xảy ra nhiều
cãi vã. Mâu thuẫn phát sinh liên tục trong
10 năm thì bà Mỹ đã quá mệt mỏi. Mặc dù
đã nhẫn nhịn để dung hoà cuộc sống vì các
con và đã cho ông Minh nhiều cơ hội để
sửa chữa nhưng vẫn không thay đổi. Vì thế
bà Mỹ mới yêu cầu cho bà được ly hôn
+ Thứ hai, bà Mỹ có đầy đủ điều kiện để có
thể chăm sóc cho con. Bà có thu nhập ổn
định (khoảng 50 triệu đồng/tháng), có thêm
thu nhập từ nhiều nguồn công việc khác.
Thực tế thì các chi phí sinh hoạt trong gia
đình,các con trước đây đều là do bà trang
trải và đảm bảo các con được học hành phát
triển tốt. Trong quá trình chung sống, việc
chăm sóc và nuôi nấng con lớn đều là do bà
đảm nhận. Về chỗ ở thì bà Mỹ và các con
sẽ vẫn ổn định ở tại căn nhà phường Hiệp
Bình Chánh, thành phố Thủ Đức. Còn về
ông Minh hiện tại thì chưa có đủ điều kiện
để nuôi con. Đồng thời trong các hồ sơ liên
quan đều ghi rõ nguyện vọng của các con
đều mong muốn được ở với mẹ. Trong
những buổi làm việc chung, bà Mỹ cho
rằng nếu ông Minh đồng ý các con theo
nguyện vọng của các con và mức cấp
dưỡng 4 triệu/tháng là mức phù hợp để ông
Minh thể hiện được trách nhiệm.

- Mời nguyên đơn là bà Mỹ đứng dậy: Bà


có yêu cầu gì bổ sung không? => Tất cả các
yêu cầu luật sư đưa ra là đã đầy đủ rồi.
- Mời bị đơn nhắc lại các yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn => Bị đơn nhắc lại đầy đủ
các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

2.2.2. Phần hỏi các bên


- Trong quá trình giải quyết vụ án, ông và
bà Mỹ trình bày là có 3 người con chung,
trong đó 1 người đã trưởng thành rồi, còn 2
người con chưa trưởng thành thì bà Mỹ yêu
4
cầu được nuôi 2 đứa, ông có ý kiến gì
không?
- Bà Mỹ yêu cầu ông cấp dưỡng 4tr/người
con, ông có ý kiến gì không? => Cứ xử theo
pháp luật
- Về tài sản, trong quá trình giải quyết bà
Mỹ có yêu cầu giải quyết, tuy nhiên sau đó
rút lại. HĐXX sẽ tách phần tài sản này ra
nếu có tranh chấp.
- Về nợ chung, bây giờ cả hai người còn nợ
ai không? => không có nợ chung

- Mời bà Mỹ đứng dậy


- Về hôn nhân thì tòa sẽ không hỏi lại để
tránh mất thời gian.
- Về con chung là hai đứa nhỏ, ông Minh có
tâm tư nguyện vọng là nuôi một đứa, bà có
ý kiến gì không? => Trên phương diện tình
cảm thì anh Minh có tình cảm với con, tuy
nhiên về phương diện văn hóa sống thì
không đủ để tách hai đứa ra vì anh ấy
không đủ điều kiện kinh tế để nuôi bất cứ
đứa nào. Với lại cả hai đứa nhỏ đều mong
muốn sống cùng với mẹ. Hơn hết tôi đưa ra
quyết định ly hôn là để tách chúng ra khỏi
lối sống tiêu cực của anh Minh. Vì thế nên
tôi không đồng ý để anh ấy trực tiếp nuôi
bất cứ đứa nào.
- Theo bà thì giờ anh Minh làm nghề gì? =>
Trước đây làm bên dịch vụ vệ sinh môi
trường, hiện tại thì không biết anh ấy làm gì
- Vậy theo bà hiện tại anh ấy không có công
việc ổn định đúng không? => Tôi không
biết nhưng tôi thấy anh ấy không có thu
nhập
- Lý do gì trong đơn khởi kiện bà không
yêu cầu cấp dưỡng nhưng giờ lại yêu cầu?
=> Trước đây nếu anh Minh có thể thỏa
thuận ly hôn và thỏa thuận về tài sản thì tôi
sẽ đưa anh số tiền 500 triệu đồng và 30%
giá trị căn nhà. Nhưng anh Minh không
chịu và tôi cảm thấy như thế là tôi phải đòi
lại quyền lợi cho con tôi và đưa cho anh
Minh trách nhiệm nghĩa vụ nuôi con, cho
nên tôi mới thay đổi nội dung.
- Về tài sản thì bà đã rút lại

5
- Về nợ chung còn có nợ chung không? =>
Không có

- Mời anh Minh đứng dậy


Bây giờ anh có công việc ổn định không?
=> Cơ bản là có công việc và thu nhập ổn
định
Trong quá trình hòa giải thì tôi đã khuyên
nhủ hai anh chị quay lại với nhau rồi,
nhưng không được nên mới mở phiên tòa.
Bây giờ HĐXX sẽ hòa giải thêm một lần
nữa, nếu được thì sẽ thống nhất, HĐXX sẽ
ghi nhận: Thứ nhất về hôn nhân thì hai vợ
chồng muốn ly hôn đã biết. Thứ hai về con
chung, anh có đồng ý để bà Mỹ nuôi
không? Thứ ba về tài sản chung là hai vợ
chồng tự thỏa thuận. Thứ tư về nợ chung thì
không có nợ chung. HĐXX sẽ thống nhất ở
đây, không ghi thêm nữa. => Bị đơn Minh
đồng ý.

- Cả hai hội đồng nhân dân lần lượt hỏi


nguyên đơn, bị đơn
- Nguyên đơn muốn cấp dưỡng cho mỗi
cháu 4 triệu tháng hay cả 2 cháu 4 triệu
- Tuổi của hai đứa nhỏ
- Hỏi bị đơn thu nhập mỗi tháng
- Bị đơn có đồng ý để bà nguyên đơn nuôi 2
đứa nhỏ không? => Đồng ý
- Bị đơn đồng ý cấp dưỡng cho 2 cháu 4
triệu/tháng không?
- Hội đồng nhân dân bày tỏ quan điểm về
yêu cầu trợ cấp nuôi dưỡng

- Phía đại diện viện kiểm sát bày tỏ quan


điểm: giờ các bên thỏa thuận hết các vấn đề
về ly hôn, con chung, tài sản chung, giờ chỉ
còn mỗi vấn đề cấp dưỡng mà nếu như hai
bên cứ tranh luận mãi thì cũng không đi đến
đâu nên đã có một số ý kiến, yêu cầu
nguyên đơn rút cấp dưỡng để vụ án được
giải quyết xong.

- Nguyên đơn bà Mỹ sau khi nghe hết các ý


kiến của kiểm sát viên, hội đồng nhân nhân
đã quyết định rút yêu cầu cấp dưỡng.

6
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp –
luật sư của bà Mỹ trình bày, giải thích rõ lại
cho bà Mỹ về yêu cầu cấp dưỡng nhưng
cuối cùng bà Mỹ vẫn quyết định rút lại yêu
cầu cấp dưỡng.

10 giờ 2.3. Kết thúc phần hỏi, vào phần tranh


45 phút luận
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn trình bày ý kiến tranh luận:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn không trình bày ý kiến gì
thêm.
- Bị đơn trình bày ý kiến tranh luận: Bị đơn
không trình bày ý kiến thêm

10 giờ 2.4. Hội đồng xét xử thảo luận Việc nghị án được
50 phút - Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội thực hiện theo
đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. nguyên tắc được quy
- Đây là một bước rất quan trọng nhằm tổng định tại Điều 264
kết lại tất cả những công việc đã làm trước BLTTDS 2015.
đó để đi đến những quyết định chính xác,
phù hợp với pháp luật và có sức thuyết
phục.
11 giờ 2.5. Tuyên án Trường hợp Bản án
10 phút - Mọi người trong phòng xử án đứng dậy được thi hành theo
khi tuyên án. quy định tại Điều 2
- Chủ toạ phiên toà đọc bản án: Luật thi hành án dân
“- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện sự thì người được thi
của nguyên đơn bà Trịnh Thị Hồng Mỹ: hành án dân sự,
+ Về hôn nhân, chấp nhận cho nguyên đơn người phải thi hành
được ly hôn với bị đơn án dân sự có quyền
+ Về con chung, giao hai người con chung thoả thuận thi hành
chưa trưởng thành cho nguyên đơn nuôi án, quyền yêu cầu
dưỡng thi hành án, tự
+ Về cấp dưỡng, Tòa án chấp nhận việc bà nguyện thi hành án
Mỹ rút lại yêu cầu cấp dưỡng tại phiên tòa hoặc bị cưỡng chế
mà việc cấp dưỡng để cho ông Minh tự thi hành án theo quy
nguyện thực hiện dựa trên tình cảm và khả định tại các điều 6,
năng thực tế của ông Minh và ông Minh 7, 7a và 9 Luật thi
cũng đồng ý. hành án dân sự;
+ Về tài sản chung: Các bên tự thỏa thuận Thời hiệu thi hành
+ Về nợ chung: Không có án được thực hiện
- Về án phí: Anh Trần Văn Minh phải nộp theo quy định tại
300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm ly điều 30 Luật thi
hôn.” hành án dân sự.

7
- Chủ toạ phiên toà giải thích về việc thi Đương sự có mặt có
hành bản án và quyền kháng cáo. quyền kháng cáo
bản án trong thời
hạn 15 ngày kể từ
ngày tuyên án

3. Nhận xét cá nhân


3.1. Trình tự, thủ tục diễn ra phiên toà
- Phiên toà diễn ra theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự.
- Buổi xét xử có sự tham gia đầy đủ của Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm
có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, một thư kí phiên tòa, một người
đại diện cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành phố Thủ Đức thực hiện
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Các thủ tục tại phiên tòa xét xử được thực hiện đầy đủ và theo thứ tự
rõ ràng, nghiêm chỉnh.
- Phiên tòa diễn ra mạch lạc, các đương sự chủ động phối hợp với Hội
đồng xét xử, không có các vấn đề nào phát sinh từ phía nguyên đơn,
bị đơn hay Hội đồng xét xử gây trì hoãn đến phiên tòa.

3.2. Sự điều khiển của Chủ toạ


- Trong quá trình tranh tụng, thư ký tòa án hay hội đồng xét xử đã linh
hoạt các cách giải thích các quy định phiên tòa và các câu hỏi nhằm
đạt được mục đíchmà không gây ảnh hưởng tâm lý hoặc ảnh hưởng
đến trật tự phiên tòa. Bản thân em nhận thấy, các thẩm phán là những
người làm công tác pháp luật lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nên đây
là một trong những điểm thực tiễn mà em nghĩ, bất kỳ sinh viên Luật
nào cũng cần phải trau dồi, bổ sung kiến thức về ngôn từ địa
phương..

- Hội đồng xét xử thủ tục hỏi tại phiên tòa làm căn cứ cơ sở cho việc
xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án ly hôn. Thông qua hỏi tại
phiên tòa sẽ thẩm tra lại các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp.
Trong thực tế, không phải mọi trường hợp các đương sự đều đã xem
xét hồ sơ vụ án và nghiên cứu các chứng cứ do các đương sự khác
cung cấp nên việc hỏi giúp cho các đương sự, người tham gia tố tụng
khác nắm được toàn diện nội dung vụ án để làm cơ sở cho các đương
sự tranh luận có hiệu quả và giúp cho Hội đồng xét xử quyết định
đúng đắn.

8
3.3. Sự tham gia của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
kiểm sát viên
- Trong phần tranh tụng, việc kỹ năng hỏi và trả lời các đương sự cũng
là một trong những điểm cần chú ý. Vì trong thực tiễn, các đương sự,
nguyên đơn, bị đơn đến từ nhiều tầng lớp xã hội với đa dạng về trình
độ pháp luật, trình độ diễn đạt ngôn từ. Qua đó, trong quá trình tham
dự thực tế, các đương sự trả lời vòng vo, không đi đúng trọng tâm
hoặc có những cách diễn đạt khó hiểu.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - luật sư phía
nguyên đơn đã có những giải thích rõ ràng, đúng luật.
- Kiểm sát viên có những phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật
tố tụng trong quá trình xét xử.

3.4. Các bình luận, nhận xét khác của sinh viên
Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, do đó, việc áp dụng pháp luật
không chỉ dựa vào Luật mà còn vào nhiều yếu tố từ đời sống. Xét xử các
vụ án ly hôn nói chung và xét xử sơ thẩm dân sự nói riêng là một hoạt
động mang tính chất nghề nghiệp đặc thù, bởi vậy ngoài những tiêu
chuẩn chung những người làm công tác xét xử còn phải có kỹ năng nghề
nghiệp. Các Thẩm phán xét xử các vụ án ly hôn ngoài những kiến thức
pháp lý còn phải có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp. Những kỹ năng
này được đúc kết trong cuộc sống và trong quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài trường hợp tại phiên toà ngày hôm nay thì còn rất nhiều trường
hợp ly hôn tại Toà án khác hết sức đa dạng và phong phú, chẳng hạn như
đương sự có những tâm lý bất bình thường do bức xúc từ cuộc sống
chung, yếu tố gia đình, yếu tố tình cảm bị đổ vỡ, sự phản bội,... Vì vậy,
ngoài những kiến thức pháp luật thì các kiến thức về cuộc sống trong
lĩnh vực đang giải quyết cũng hết sức quan trọng để có thể đưa ra các
phán quyết bảo sự công bằng, giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa vợ và
chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình, củng cố hôn nhân xã
hội chủ nghĩa. Cá nhân em sau khi thực tế tại phiên tòa, đã rút ra được

9
nhiều điều về mặt áp dụng pháp luật cũng như quy tắc trong phiên tòa,
các kỹ năng của thẩm phán, thư ký tòa án. “Lý thuyết thì xám xịt mà cây
đời thì mãi mãi xanh tươi, câu nói của Nhà triết học Gớt đã, sẽ và luôn
đúng trong việc áp dụng pháp luật, giúp một sinh viên như em biết được
mình đang ở đâu, từ đó phấn đấu để trở thành người làm công tác trong
ngành luật chân chính, thấu hiểu.

4. Hình ảnh minh chứng dự khán phiên toà

10
11

You might also like