You are on page 1of 37

1

A. PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Giai đoạn Nội dung Người nói

THỦ TỤC TRƯỚC PHIÊN TÒA


Dẫn giải bị cáo đến ngồi ghế sếp sẵn phía sau bục khai báo và trực tiếp bảo vệ phiên
CSTP
tòa.
1. Xin mời mọi người tham dự phiên tòa còn ở bên ngoài vào phòng xử án để chuẩn bị
làm việc.
2. Đề nghị mọi người trong phiên toà trật tự để Toà bắt đầu làm việc
Trước khi băt đầu phiên tòa, đề nghị những người được triệu tập tham gia phiên tòa
chuẩn bị giấy tờ tùy thân và giấy triệu tập để thư ký kiểm tra. Yêu cầu những người
được gọi tên xuất trình thẻ căn cước tại bàn thư ký:
Bị cáo: Vũ Đức Thắng (Nguyễn Thành Công)
Người bị hại: Nguyễn Trí Tư
Thư ký
LS bào chữa cho bị cáo: Thư ký
Kiểm tra sự có
mặt của + LS Vũ Thị Lan Chi, Công ty Luật TNHH VĐC, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh. Nguyễn
những người + LS Vũ Thành Đạt, Công ty Luật TNHH VĐC, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh. Thị Thơm
được Tòa án LS bào chữa cho bị hại: (đứng)
triệu tập
+ LS Trần Văn Quỳnh, Văn phòng Luật Sư TVQ và Cộng sự, Đoàn luật sư tỉnh Quảng
Ninh.
Người làm chứng: Trần Hữu Thiện; Nguyễn Trọng Bé; Bùi Thị Hòa; Nguyễn Văn
Hãn, Nguyễn Văn Khải.
Giám định viên: TS Nguyễn Hồng Long; BS Phạm Văn Đễ
(từng người đưa CMND cho thư ký kiểm tra tượng trưng, thư ký không cần nói gì
thêm)

Để đảm bảo cho phiên tòa diễn ra nghiêm túc và đúng quy định, Tòa án Nhân dân thị
xã Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh yêu cầu tất cả mọi người trong phòng xử án tuyệt đối
tuân thủ nội quy phiên tòa sau đây:

Thư ký
Thư ký phổ
Nguyễn
biến nội quy NỘI QUY PHIÊN TÒA Thị Thơm
phiên tòa 1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm (đứng)
tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân
theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án
và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định
truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được
chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi
2

được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho
mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu
tập đến phiên tòa.
6. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người
tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;

7. Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng
quy định;

8. Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện
theo quy định của pháp luật tố tụng.

9. Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên
tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm
giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.

10. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa khi xét xử không mặc đúng
trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy
định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử
lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Đề nghị mọi người tắt hết điện thoại.
Đề nghị bị cáo đứng trước bục khai báo.
Đề nghị người làm chứng và người có quyền và nghĩa vụ liên quan lên hàng ghế phía
trên

HĐXX vào Yêu cầu tất cả mọi người trong phòng xử án đứng dậy. Thư ký
phòng Mời HĐXX vào phòng xử án. (đứng)

THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA


Hôm nay ngày 28/02/2020 Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều quyết định xét xử công
khai sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” đối với bị cáo Vũ Đức
Phần giới Thắng. Thay mặt HĐXX tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa. Mời tất cả mọi người trong TP
thiệu của TP phòng xử án ngồi xuống, bị cáo đứng tại chỗ.
phiên tòa (đứng)

Thay mặt Hội đồng xét xử, tôi công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đọc quyết Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP


định đưa vụ Quảng Ninh, ngày 15 tháng 02 năm 2020 (đứng)
án ra xét xử

QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ


3

TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

Căn cứ vào hồ sơ vụ án HS số 16/2019/HSST ngày 10 tháng 12 năm 2019.

Căn cứ Điều 36 và Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH
I. Đưa ra xét xử công khai, sơ thẩm hình sự vào hồi 18h ngày 28 tháng 02 năm 2020
tại trụ sở Tòa án Nhân dân thị xã Đông Triều đối với bị cáo:
1. Họ tên: VŨ ĐỨC THẮNG - sinh năm 1992
Đăng ký thường trú: Tổ 11, khu 3A, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh
Bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều truy tố vì tội “Cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo quy định tại khoản 3 điều
134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
II. Những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa bao gồm:
Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa: ông Nguyễn Trường Giang
Hội thẩm nhân dân:
1. Bà: Nguyễn Thị Phương Thùy
2. Bà: Đào Mỹ Anh
Thư ký tòa án ghi biên bản phiên tòa: bà Nguyễn Thị Thơm
Đại diện viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều:
1. Bà: Phạm Thị Anh Đào - kiểm sát viên
2. Bà: Trịnh Thị Biển - kiểm sát viên
III. Những người tham gia tố tụng:
+ Bị cáo:
Họ và tên: VŨ ĐỨC THẮNG - sinh năm 1992
Thường trú: tổ 11, khu 3, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh
+ Người bào chữa:
1. Luật sư: bà Vũ Thị Lan Chi, Công ty Luật TNHH VĐC, Đoàn luật sư tỉnh Quảng
Ninh.
2. Luật sư: bà Vũ Thành Đạt, Công ty Luật TNHH VĐC, Đoàn luật sư tỉnh Quảng
Ninh.
+ Bị hại:
Họ và tên Nguyễn Trí Tư - sinh năm 1990
Thường trú: số 28 ngõ 103, khu Đồng Mây, phường Quang Trung, thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại:
Luật sư: ông Trần Văn Quỳnh, văn phòng Luật Sư Trần Văn Quỳnh và Cộng sự,
Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh.
+ Người làm chứng:
4

1. Ông Trần Hữu Thiện - sinh năm 1987


Chỗ ở: Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
2. Ông Nguyễn Trọng Bé - sinh năm 1958
Chỗ ở: tổ 3, khu Vĩnh Trung, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3. Bà Bùi Thị Hòa - sinh năm 1979
Chỗ ở: tổ 2, khu Quang Trung, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh
4. Ông Nguyễn Văn Hãn - sinh năm 1952
Chỗ ở: khu Cổ Giản, phường Kim Sơn, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
5. Ông Nguyễn Văn Khải – sinh năm 1989
Chỗ ở: thôn Quế Lọt, xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
+ Người giám định:
1. Giám định viên Nguyễn Hồng Long
2. Giám định viên Phạm Văn Đễ
IV. Vật chứng đưa ra xem xét tại phiên tòa:
1. 01 (một) con dao loại dao bầu có cán bằng gỗ dài 30,5cm chiều rộng bản
dao là 6,5cm, một đầu nhọn, chiều dài con dao là 11,5cm, chiều dài phần thân
dao là 19cm.
2. 01 viên đá xanh có dính dấu vết màu nâu đỏ như máu.

TAND Thị xã Đông Triều


Thẩm phán

Nguyễn Trường Giang (đã ký)


Cho bị cáo ngồi xuống.
Để đảm bảo cho phiên tòa diễn ra theo đúng các trình tự và thủ tục của Bộ luật tố tụng Chủ tọa
Chủ tọa hình sự, đề nghị Bà Nguyễn Thị Thơm - Thư ký phiên tòa báo cáo về sự có mặt, (ngồi)
vắng mặt, vắng có lý do hay không có lý do của những người được triệu tập tham gia
phiên tòa.

Thưa HĐXX, tôi xin báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
hôm nay gồm:
1. Bị cáo: Vũ Đức Thắng (có mặt)
2. Luật sư: Vũ Thị Lan Chi, Vũ Thành Đạt, Trần Văn Quỳnh (có mặt)
3. Bị hại: Nguyễn Trí Tư (có mặt)
4. Người làm chứng:
● Anh Trần Hữu Thiện (có mặt) Thư ký
Thư ký
● Anh Nguyễn Trọng Bé (có mặt) (đứng)
báo cáo
● Bà Bùi Thị Hòa (có mặt)
● Anh Nguyễn Văn Hãn (có mặt)
● Anh Nguyễn Văn Khải (có mặt)
5. Giám định viên: Nguyễn Hồng Long, Phạm Văn Đễ (có mặt)
Thư ký tòa án đã thực hiện xong việc kiểm tra căn cước những người tham gia phiên
tòa theo giấy triệu tập. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
5

Lưu ý: Nếu vắng ai đó, thì hỏi ý kiến của KSV về sự vắng mặt đó, HĐXX hội ý tại chỗ
và quyết định việc tiếp tục xét xử hay hoãn phiên tòa.

THẨM PHÁN KIỂM TRA LÝ LỊCH


Sau đây, tôi phổ biến cách xưng hô cho bị cáo và những người tham gia tố tụng, yêu cầu
bị cáo và những người tham gia tố tụng thực hiện đúng:
Đối với bị cáo, khi trả lời câu hỏi của HĐXX bị cáo xưng là "bị cáo" và thưa "Hội
đồng xét xử" không sử dụng cách xưng hô nào khác.

Đối với những người tham gia tố tụng khác, thì xưng là “tôi” và thưa “Hội đồng xét
xử” không sử dụng cách xưng hô nào khác.

Sau đây, Tòa tiến hành kiểm tra căn cước, lý lịch của những người tham gia tố tụng;
Yêu cầu bị cáo tiến về bục khai báo!

Hỏi: Bị cáo khai rõ họ tên, năm sinh của mình?

• Thưa HĐXX, bị cáo tên là Vũ Đức Thắng, sinh ngày 14/02/1992 tại TP.Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hỏi: Địa chỉ thường trú của bị cáo ở đâu? Nghề nghiệp bị cáo là gì?
Chủ tọa
• Thưa HĐXX, Bị cáo không có công ăn việc làm; thường trú tại Tổ 11, Khu 3,
TP kiểm tra (ngồi)
phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
lý lịch
của bị cáo Hỏi: Trình độ văn hóa của bị cáo thế nào? Bị cáo
• Thưa HĐXX, Bị cáo học hết lớp 8/12. (đứng)
Hỏi: Cha mẹ bị cáo tên gì? Còn sống hay không? Hiện đang làm nghề gì?
• Thưa HĐXX, cha bị cáo tên là Vũ Đức Long, sinh năm 1965, không có nghề
nghiệp. Mẹ của bị cáo tên là Bùi Thị Hòa, sinh năm 1973, là lao động tự do. Cả
bố và mẹ của bị cáo đều còn sống.
Hỏi: Bị cáo có vợ con chưa?
• Thưa HĐXX, Bị cáo chưa có vợ con.
Hỏi: Bị cáo có tiền án/ tiền sự gì chưa? Nếu có, cụ thể là gì?
Thưa HĐXX, bị cáo chưa có tiền án, có 02 tiền sự.
• Năm 2010, UBND thành phố Hạ Long, Quảng Ninh xử phạt lỗi: Mua
than trái phép.
• Năm 2017 Công an thành phố Hải Dương xử phạt hành chính lỗi: Gây rối trật
tự có mang theo vũ khí thô sơ.
Hỏi: Bị cáo đã nhận được cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa? Nhận vào
ngày nào?

• Thưa HĐXX, bị cáo đã nhận được cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bị cáo nhận được cáo trạng vào ngày 11 tháng 12 năm 2019, nhận được quyết
định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 16 tháng 02 năm 2020.
6

Thay mặt HĐXX, tôi phổ biến quyền, nghĩa vụ của bị cáo như sau:

Theo quy định tại các Điều 61, Điều 256, Điều 290 Bộ luật tố tụng Hình sự, bị cáo có
các quyền, nghĩa vụ sau đây:

Bị cáo có quyền:
1. Được nhận bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử
và giấy triệu tập của Tòa án.
2. Được tham gia phiên tòa;
3. Được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
4. Được đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tham gia phiên tòa;
5. Được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu liên quan đến vụ án để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình;
6. Được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
7. Được tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
8. Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại
chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
9. Được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa
nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Chủ tọa
Thẩm phán 10. Được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án;
(ngồi)
11. Được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản
(phổ biến
phiên tòa;
quyền và
12. Kháng cáo bản án sơ thẩm theo quy định của pháp luật;
nghĩa vụ của Bị cáo
bị cáo) Bị cáo có nghĩa vụ: (đứng)
1. Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
2. Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án;
3. Có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án;
4. Tôn trọng nội quy phiên tòa;
5. Chịu án phí theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Bị cáo đã nghe rõ các quyền và nghĩa vụ của mình chưa?

Đáp: Thưa HĐXX, bị cáo nghe rõ.

Hỏi: Bị cáo có mời Luật sư Vũ Thị Lan Chi và Luật sư Vũ Thành Đạt là người bào
chữa cho bị cáo. Tại phiên tòa ngày hôm nay Bị cáo có đồng ý để Luật sư Vũ Thị Lan
Chi và Luật sư Vũ Thành Đạt tiếp tục bào chữa cho mình hay không?

Đáp: Thưa HĐXX, bị cáo đồng ý để Luật sư Vũ Thị Lan Chi và Luật sư Vũ Thành
Đạt bào chữa cho bị cáo.

Hỏi: 2 vị Luật sư có đồng ý bào chữa cho bị cáo trong phiên tòa ngày hôm nay
không?

• Thưa HĐXX, tôi đồng ý.

Cho bị cáo ngồi xuống.


7

Tòa kiểm tra lý lịch của bị hại


Đề nghị bị hại Ông Nguyễn Trí Tư đứng dậy
Hỏi: Ông Tư cho biết họ và tên, tuổi, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên là Nguyễn Trí Tư, tên gọi khác là Nam, sinh ngày
25/08/1990 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Tôi cư trú tại số 28, ngõ 103, khu Đồng
Mây, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Theo điều 62 BLTTHS 2015, bị hại, người đại diện hợp pháp của bị hại có
quyền và nghĩa vụ như sau:
Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
1. Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
2. Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
3. Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
4. Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
TP phổ biến
5. Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
quyền và
nghĩa vụ cho 6. Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người
BỊ HẠI định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
7. Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
Bị hại có nghĩa vụ:
1. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp
cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có
thể bị dẫn giải;
2. Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Hỏi: Ông Tư đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa?
• Thưa HĐXX, tôi đã nghe rõ.

Hỏi: Bị hại có mời Luật sư Trần Văn Quỳnh là người bào vệ cho bị hại. Tại phiên
tòa ngày hôm nay Bị hại có đồng ý để Luật sư Trần Văn Quỳnh bào vệ cho mình hay
không?

Đáp: Thưa HĐXX, tôi đồng ý để Luật sư Trần Văn Quỳnh bảo vệ cho tôi.

Hỏi: Luật sư có đồng ý bảo vệ cho bị hại trong phiên tòa ngày hôm nay không?

• Thưa HĐXX, tôi đồng ý.

Hỏi: Ông có đề nghị thay đổi ai trong số các thành viên HĐXX, Thư ký Toà án,
Kiểm sát viên không?
8

• Thưa HĐXX, tôi không có đề nghị thay đổi.


Mời ông Tư ngồi. Cho Luật sư ngồi xuống.

Đề nghị người làm chứng Trần Hữu Thiện đứng dậy.


Đề nghị anh Thiện lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên là Trần Hữu Thiện, sinh năm 1992, năm nay 28
tuổi, trú tại Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. Tôi là nhân viên quán
điện tử chỗ anh Tư.
Cho người làm chứng ngồi xuống.

Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Trọng Bé đứng dậy.


Đề nghị anh Bé lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên là Nguyễn Trọng Bé, sinh năm 1988, năm nay 32
tuổi, trú tại tổ 3 Khu Vĩnh Trung, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.

Cho người làm chứng ngồi xuống.


TP phổ biến
quyền và
nghĩa vụ cho Đề nghị người làm chứng bà Bùi Thị Hòa đứng dậy
NGƯỜI Đề nghị bà Hòa lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú. NLC
LÀM
(đứng)
CHỨNG, • Thưa HĐXX, tôi tên là Bùi Thị Hòa, sinh năm 1973, trú tại tổ 2, Quang
GIÁM ĐỊNH Trung, Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, là mẹ đẻ của Vũ Đức Thắng.
VIÊN Tôi là lao động tự do.

Cho người làm chứng ngồi xuống.


Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Văn Hãn đứng dậy.
Đề nghị anh Hãn lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên là Nguyễn Văn Hãn, sinh năm 1972, trú tại khu Cổ
Giản, phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, là mẹ đẻ của
Vũ Đức Thắng. Tôi là người quản lý quán điện tử chỗ anh Tư.
Cho người làm chứng ngồi xuống.

Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Văn Khải đứng dậy.
Đề nghị anh Khải lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư
trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên là Nguyễn Văn Khải, sinh năm 1989, năm
9

nay 31 tuổi, trú tại thôn Quế Lọt, xã Hoàng Quế, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Cho người làm chứng ngồi xuống.

Đề nghị giám định viên ông Nguyễn Hồng Long đứng dậy
Đề nghị ông Long lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên Nguyễn Hồng Long, sinh năm 1960. Tôi là
giảm định viên tại Viện Pháp Y Quốc gia.
Cho giám định viên ngồi xuống.
Đề nghị giảm định viên ông Phạm Văn Đễ đứng dậy.
Đề nghị ông Đễ lần lượt cho biết họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú.

• Thưa HĐXX, tôi tên Phạm Văn Đễ, sinh năm 1964. Tôi là giảm
định viên tại trung tâm pháp Y, sở y tế tỉnh Quảng Ninh.

Cho giám định viên ngồi xuống.


Đề nghị tất cả người làm chứng và giám định viên /đứng dậy.

Tại phiên tòa hôm nay, người làm chứng, người giám định có nghĩa vụ như sau:
1. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa
2. Có nghĩa vụ khai báo trung thực về tất cả những gì liên quan đến vụ án
Yêu cầu người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cam đoan những gì
mình khai báo tại phiên tòa hôm nay là hoàn toàn trung thực, không gian dối.

NLC đáp, NGĐ đáp: Tôi xin cam đoan về những lời khai tại phiên tòa hôm nay là
hoàn toàn trung thực và không gian dối.

Đề nghị NLC, NGĐ ngồi!

Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại được quy định tại các Điều 72, 73, 84 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do người bào
chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có kiến thức về pháp luật nên
tôi không giải thích quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị hại.

Vậy: Ai có ý kiến gì khác hoặc cần giải thích gì thêm không? (dừng một chút)

Tại phiên tòa ngày hôm nay, có ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa
TP Giới ra vật chứng tài liệu ra để xem xét hay không? (Không ai đáp)
TP
thiệu HDXX (ngồi)
Nếu không ai có đề nghị gì, Mời 2 vị hội thẩm nhân dân cho ý kiến về phần thủ tục bắt
10

đầu phiên tòa.


Đáp: Chúng tôi không có ý kiến gì thêm (trao đổi nhỏ với Thẩm phán)
Hỏi: Mời vị đại diện VKS phát biểu ý kiến về phần thủ tục bắt đầu tại phiên tòa.
Đại diện VKS đáp: Thưa HĐXX phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đã được Chủ tọa
phiên tòa thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên
không có ý kiến bổ sung gì thêm cũng như không có yêu cầu thay đổi ai trong thành
phần những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa hôm nay. Vì vậy Kiểm sát viên không
có ý kiến gì thêm, đề nghị Hội đồng xét xử xét xử tiếp tục xét xử vụ án.
Hỏi: Những người tham gia tố tụng có ai có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
hay không? (Không ai đáp)
Nếu không ai có ý kiến gì về phần thủ tục, thay mặt HĐXX - tôi tuyên bố kết thúc phần
thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuyển sang phần hỏi tại phiên tòa.

B. PHẦN XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA

Trước khi bước vào phần hỏi, đề nghị vị đại diện VKS công bố bản cáo trạng. TP
TP
Yêu cầu bị cáo đứng dậy! (Ngồi)

Kính thưa HĐXX,


Công bố Thay mặt VKSND thị xã Đông Triều đã hoàn tất việc công bố tại phiên tòa, tôi công VKS
cáo trạng bố bản cáo trạng đối với bị cáo như sau: (đứng)
(VKS đọc cáo trạng, không note cáo trạng tại đây)
Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Vũ Đức Thắng

Chủ tọa: Mời đại diện VKS ngồi xuống. Bị cáo đứng tại chỗ.

Hỏi: Bị cáo có nghe rõ bản cáo trạng mà vị đại diện VKS vừa công bố hay không?

Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, bị cáo nghe rõ

Hỏi: Bản cáo trạng mà bị cáo nhận được trước đó có giống với bản cáo trạng mà bị cáo
vừa nghe không? TP
Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, bản cáo trạng mà bị cáo nhận được trước đó giống với bản (Ngồi)
TP hỏi
cáo trạng mà bị cáo vừa nghe. +
Bị cáo
Bị cáo
Hỏi: Tình trạng sức khỏe và tinh thần của bị cáo hiện giờ như thế nào?
(đứng)
Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, tình trạng sức khỏe và tinh thần của bị cáo hiện giờ ổn định.

Hỏi: Bị cáo cho biết mối quan hệ của bị cáo với anh Nguyễn Trí Tư?

Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, bị cáo biết anh Nguyễn Trí Tư từ năm 2017, bi cao đến quán
điện tử ở Cao đẳng Mỏ chơi và biết anh Tư (Nam). Giữa bị cáo và anh Tư có quan hệ
bạn bè ngoài xã hội, không có quan hệ họ hàng gì.

Hỏi: Bị cáo trình bày cụ thể sự việc xảy ra giữa bị cáo và anh Tư vào ngày 26-
11

27/01/2019?

Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, tối ngày 26/01/2019 bị cáo có chơi bắn cá ở quán anh Tư.
Sau khi thua hết tiền, bị cáo có vay anh Tư 4 triệu đồng chơi tiếp và cũng thua hết. Lúc
đó là 7h sáng ngày 27/01/2019, bị cáo có bảo với anh Tư là đi cùng bị cáo để bị cáo lấy
tiền trả nợ cho anh Tư. Sau đó bị cáo điều khiển xe moto Lead của anh Bé chở anh Tư
đi, lúc đầu bị cáo chở anh Tư đến gần trường Cao đẳng Công nghiệp tại xã Yên Thọ,
thị xã Đông Triều để đi vay tiền ở quán cầm đồ nhưng quán đó đóng cửa nên bị cáo
không vay được tiền. Sau đó bị cáo có chở anh Tư về gặp anh Bé vay tiền nhưng cũng
không vay được. Anh Tư có nói bị cáo lừa anh Tư. Anh Tư bảo bị cáo ngồi lên xe môtô
do Thiện lái xe, bị cáo ngồi giữa và anh Tư ngồi sau, đi được khoảng 2-3 mét thì anh
Tư ngồi phía sau chửi bị cáo và đấm liên tục vào mặt đầu của bị cáo. Sau đó Thiện
dừng xe lại, anh Tư tiếp tục đánh bị cáo khiến bị cáo tiếp tục nằm ra đất, anh Tư tiếp
tục dùng chân đạp vào phần mặt của bị cáo khoảng 2 cái rồi anh Tư lấy chân dí vào
mặt bị cáo. Trong lúc bị đánh nằm ra đất bị cáo có vớ được một con dao bầu có đầu
nhọn, cán bằng gỗ dài khoảng 30cm từ trong bụi cây gần đó. Bị cáo cầm con dao cất
vào phía trong của áo khoác ở trước bụng và đứng dậy được, lúc này anh Tư lao vào
đánh bị cáo tiếp, lúc này bị cáo mới rút con dao ra cầm ở tay phải của bị cáo. Khi anh
Tư lao vào gần bị cáo thì bị cáo có vung dao theo hướng từ ngoài vào trong từ phải
sang trái đâm hai phát vào người của anh Tư. Sau đó bị cáo thấy anh Tư bị chảy máu ở
phần cánh tay trái và phần ngực phía trái. Bị cáo thấy Thiện đưa anh Tư bằng xe moto
đi cấp cứu còn bị cáo cầm con dao cất và trong người và bắt taxi đi đến phường Sao
Đỏ, thị xã Chí Linh, Hải Dương đến nhà anh Vinh là lái xe tải cho nhà bị cáo. Sau khi
nói chuyện với anh Vinh, đến khoảng 16 giờ ngày 27/01/2019 bi cao có nhờ anh Vinh
chở bi cao và mang con dao đâm Nam đến Cơ quan công an để đầu thú và khai nhận
toàn bộ sự việc.

Hỏi: Khi xảy ra sự việc, có những ai biết việc bị cáo đâm anh Tư?

Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, lúc xảy ra vụ việc có anh Tư, anh Thiện, sau đó là anh Bé
biết vụ việc.

Cho bị cáo ngồi xuống!

Tòa tiến hành hỏi bị hại anh Nguyễn Trí Tư!

Anh Nguyễn Trí Tư đứng dậy.

TP hỏi Hỏi: Bị hại có quan hệ thế nào với bị cáo Vũ Đức Thắng?
Người trả
Bị hại lời
Bị hại đáp: Thưa HĐXX, tôi mới biết bị cáo Thắng khoảng cuối năm 2017 khi tôi mở
Nguyễn Trí (đứng)
Tư (Nam) quán trò chơi điện tử ở gần trường mỏ thì Thắng thường đến chơi và biết Thắng, sau đó
có quen và biết nhau, giữa tôi và Thắng không có mâu thuẫn gì và không có quan hệ họ
hàng gì.
12

Hỏi: Ngày 27/01/2019, khi xảy ra sự việc, bị hại có đánh bị cáo trước không?

Bị hại đáp: Thưa HĐXX, khi ngồi sau bị cáo, tôi chỉ tát bị cáo 2,3 cái chứ không đấm
và đạp vào mặt bị cáo.

Mời bị hại ngồi xuống.

Tòa tiến hành hỏi người làm chứng anh Trần Hữu Thiện.

Chủ tọa: Anh Thiện đứng dậy.

Hỏi: Tại ngày 27/01/2019, anh đang ở đâu? Làm gì?

NLC: Thưa HĐXX, ngày 27/01/2019 tôi lái xe Dream BKS 30M9 - 4617 đến chỗ anh
Bé gặp anh Tư và anh Thắng. Anh Tư bảo tôi lái xe trở anh Thắng ngồi giữa và anh Tư
ngồi sau về lại quán điện tử của anh Tư. Thấy xe bị chao đảo nên anh
Thiện dừng xe lại và chống chân chống ngang của xe, ngay lúc đó anh Tư nhảy
ra khỏi xe, còn Thắng bị ngã ngồi xuống đất, anh Tư tát Thắng một cái và túm
TP hỏi cổ áo phía sau gáy Thắng bảo lên xe. Ngay lúc đó, Thằng rút trong túi đang đeo
Người làm trên người ra một con dao bầu (loại dao có mũi nhọn, phần bản rộng nhất là 6,5
chứng cm, phần lưỡi dao dài 19 cm, cán gỗ dài 11,5 cm) quay người lại đâm về phía
Trần Hữu
anh Tư, anh Tư lùi lại thì bị dao đâm vùng sườn trái. Anh Tư tiếp tục lùi về phía
Thiện
phòng trọ của anh Bé, Thắng vẫn dơ dao đâm loạn xạ về phía anh Tư, anh Tư
vừa lùi, vừa tránh dao, khi anh Tư lùi được khoảng 5m thì bị Thắng đâm một
nhát vào cánh tay trái.

Hỏi: Khi thấy anh Tư khom ngực ôm vết thương, bị cáo Vũ Đức Thắng có tiếp tục
đâm anh Tư không?

NLC: Thưa HĐXX, lúc đó anh Thắng dừng lại, anh Bé kéo Thắng về phòng trọ còn tôi
đưa anh Tư đi viện cấp cứu.

Cho anh Thiện ngồi xuống.

Chủ tọa phiên tòa hỏi Giám định viên Phạm Văn Đễ

Chủ tọa: Mời giảm định viên Đễ đứng dậy.

Chủ tọa: Bác sỹ Đệ là người ký bản kết luận giảm định pháp y về thương tích số
107/19/TgT ngày 06/03/2019 (bút lục 31-35) đúng không?
TP hỏi Giám
định viên Giám định viên: Thưa HĐXX, tôi là người ký bản kết luận đó.
Phạm Văn
Đễ Hỏi: Bác sỹ Đệ có cho rằng 02 vết đâm vào khuỷu tay trái và ngực trái của anh Tư có
thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh cơ bì trái và thần kinh quay trái không?

Giám định viên: Thưa HĐXX, tôi cho rằng rất có khả năng đó.

Hỏi: Trong phần kết luận tại Bản kết luận giảm định pháp y mà giảm định viên đã ký
(bút lục 31-35) không có tổn thương dây thần kinh cơ bì trái và thần kinh quay trái,
13

giám định viên hãy giải thích tại sao?

Giám định viên: Thưa HĐXX, kỹ thuật đo điện thần kinh cơ của chúng tôi chưa tốt
nên có thể còn nhiều thiếu xót.

Mời giảm định viên Đễ ngồi xuống.

Chủ tọa phiên tòa hỏi Giám định viên TS Nguyễn Hồng Long

Chủ tọa: Mời giảm định viên TS Long đứng dậy.

Hỏi: Năm 2011, giảm định viên TS Nguyễn Hồng Long có tham gia vào một đề tài
NCKH cấp cơ sở về đánh giá giá trị của đo điện cơ trong giám định tổn hại sức khỏe
tại Viện Pháp y Quốc gia. Giám định viên cho biết thêm về vai trò của TS trong nghiên
cứu này?

Giám định viên: Thưa HĐXX, tôi có tham gia đề tài nghiên cứu này năm 2011. Chủ
nhiệm đề tài là bác sỹ Ngô Hường Dũng. Tôi tham gia với tư cách thành viên nhóm
nghiên cứu
TP hỏi Giám
định viên TS Hỏi: Theo nghiên cứu của TS, kết quả đo điện cơ cách thời gian xảy ra thương tích từ
Nguyễn 04-06 tháng vẫn có thể đạt được kết quả chính xác cao hay không? Mục đích của
Hồng Long nghiên cứu này là gì?

Giám định viên: Theo kết quả nghiên cứu tại đề tài NCKH năm 2011, tỷ lệ tổn thương
thần kinh do vật sắc nhọn gây ra chiếm 76%. Thời gian từ lúc xảy ra thương tích đến
lúc đo điện cơ có thể lên đến 12 tháng vẫn đạt kết quả chính xác. Trên thực tế, có rất
nhiều trường hợp giả bệnh, sau một khoảng thời gian mới ảnh hưởng tới dây thần kinh.
Để đảm bảo tránh bỏ xót tổn thương, đảm bảo công tác giảm định được khách quan,
khoa học và chính xác, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài trên.

Mời giảm định viên TS Nguyễn Hồng Long ngồi xuống.

Mời các vị Hội thẩm nhân dân tham gia xét hỏi.

HĐXX hỏi Bị cáo Vũ Đức Thắng.


Chủ tọa: Bị cáo Vũ Đức Thắng đứng dậy.
Hỏi: Bị cáo nhận thức như nào về hành vi của mình gây ra cho bị hại Nguyễn Trí Tư?
Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật
xong bị cáo cho rằng bị cáo đâm anh Tư nhằm mục đích tự vệ trước sự tấn công của
Hội thẩm anh Tư đối với bị cáo.
Nguyễn Thị
Người trả
Phương Hỏi: Gia đình bị cáo có thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, người có công với cách
lời
Thùy mạng,... không?
(đứng)
Tham gia xét Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, gia đình bị cáo không thuộc diện gia đình chính sách, hộ
hỏi nghèo, người có công với cách mạng.

Hỏi: Bị cáo và gia đình của bị cáo đã đến thăm hỏi bị hại chưa?

Bị cáo đáp: Thưa HĐXX, bị cáo và gia đình chưa có điều kiện đến thăm anh Tư.

Tôi đã hỏi xong!


14

TP Cho bị cáo ngồi xuống!

HĐXX hỏi bị hại anh Nguyễn Trí Tư


Chủ tọa: Mời bị hại anh Tư đứng dậy.

Hỏi: Về trách nhiệm dân sự, bị hại có yêu cầu bị cáo bồi thường trách nhiệm dân sự là
123.672.000 VNĐ. Bị cáo đã bồi thường cho anh chưa?

Bị hại đáp: Thưa HĐXX, đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa nhận được khoản bồi
Hội thẩm
Người trả
Đào Mỹ Anh thường nào từ bị cáo cũng như gia đình bị cáo. Về vấn đề trách nhiệm dân sự, luật sư
lời
Tham gia xét của tôi sẽ trình bày sau.
(đứng)
hỏi
Hỏi: Bị hại cho biết bị hại hiện đang làm nghề gì? Có phải lao động chính trong gia
đình không?
Bị hại đáp: Thưa HĐXX, tôi làm lao động tự do, có mở cửa hàng kinh doanh quán
điện tử. Vợ tôi làm kinh doanh thẩm mỹ tại nhà..
Tôi đã hỏi xong!

Mời bị hại ngồi xuống!


TP
Đề nghị vị đại diện Viện kiểm sát tiến hành xét hỏi!

VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA XÉT HỎI

KSV: Kiểm sát viên đề nghị được hỏi bị cáo Vũ Đức Thắng

Chủ tọa: Bị cáo Thắng đứng dậy.

KSV hỏi: Vì sao anh Bé đã từ chối cho bị cáo mượn tiền nhưng bị cáo sau khi thua nợ
tiền chơi game thì vẫn nói anh Tư cùng về nhà anh Bé để lấy tiền trả nợ?

Viện kiểm Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, vì lúc đầu trước khi đi anh Bé có cho tôi vay 500k
sát nên khi bị cáo thua ở quán game tôi nghĩ có thể tìm anh Bé để tiếp tục vay.
Người trả
Phạm Thị lời
KSV hỏi: Bị cáo cho biết sau khi chơi thua hết tiền, bị cáo dự định lấy tiền từ đâu để
Anh Đào
trả nợ cho anh Tư? (đứng)
tham gia xét
hỏi
Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, bị cáo nghĩ rằng bị cáo sẽ mượn được nhiều
người như chú bị cáo, anh Bé, hoặc bạn bè người thân

KSV hỏi: Bị cáo khai trước khi xảy ra sự việc có đi ngang qua đoạn đường và phát
hiện một bụi cỏ có con dao là hung khí bị cáo dùng để đâm bị hại. Bị cáo hãy cho biết
lúc đó bị cáo đi qua đoạn đường đó để làm gì? Có ai chứng kiến hay không?
15

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, bị cáo không nhớ cụ thể thời gian nào, và đi cùng ai.

KSV hỏi: Theo bị cáo, sau các sự kiện như bị cáo nợ tiền không trả, bị cáo đưa bị hại
đi nhiều nơi nhưng không lấy được tiền, xe dùng để cầm cố bị anh Bé lấy lại thì việc bị
hại bực tức và tát vào mặt, đầu bị cáo như vậy có hợp lý không? Theo bị cáo, bị hại cư
xử như thế nào với phù hợp?

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, bị cáo thấy không phù hợp vì Bị cáo rất hợp tác, bị
cáo còn nói chuyện đàng hoàng với anh Tư về việc có thể trả tiền bằng hình thức
chuyển khoản, bị cáo không ngờ anh tư có hành vi như vậy.

KSV hỏi: Bị cáo đã đâm vào những vị trí nào trên người bị hại Tư?

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, lúc đầu do hoảng loạn nên bị cáo chỉ vung dao bừa,
về sau mới biết anh Tư bị thương ở vùng ngực và tay.

KSV hỏi: Vì sao bị cáo lựa chọn dùng dao đâm anh Tư trong khi có thể dùng các cách
thức, phản ứng khác như bỏ chạy, dùng tay hoặc đá phản kháng lại anh Tư?

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, Vì khi bị anh Tư đánh bị cáo bất ngờ, choáng váng,
ngã xuống đât, khi nhặt được con dao thì anh Tư liên tục xông vào lúc đó bị cáo còn
đang đứng dậy nên bị cáo không còn cách phản kháng nào khác, bị cáo chỉ giơ dao ra
với mục đích đỡ đòn, do anh Tư lao vào nhanh quá dẫn đến việc bị cáo không làm chủ
được hành vi của mình.

KSV hỏi: Bị cáo cho biết ngực trái có phải vùng nguy hiểm, trọng yếu của con người
không?

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, Bị cáo chỉ học hết lớp 8/12 nên không hiểu về câu hỏi
này.

KSV hỏi: Khi dùng dao đâm vào vùng trọng yếu của anh Tư, bị cáo có nghĩ đến hậu
quả chết người có thể xảy ra hay không?

Bị cáo đáp: Thưa đại diện VKS, khi vung dao lên bị cáo chỉ có mục đích dọa anh Tư
để anh Tư không đánh bị cáo nữa, ngoài anh Tư còn các bạn bạn của anh Tư đi cùng
nên bị cáo sợ bị đánh hội đồng.

KSV: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị cáo Thắng, chuyển sang phần xét hỏi
với bị hại Nguyễn Trí Tư

Chủ tọa: Bị cáo Thắng ngồi xuống. Mời Bị hại Tư đứng dậy.

KSV hỏi: Anh cho biết vì sao ông chửi và dùng tay tát vào mặt, đầu của bị cáo Thắng?
16

Bị hại đáp: Thưa, khi tôi và Thắng đi cùng nhau thì Thắng rủ tôi đi về quán của tôi để
nọi chuyện về khoản nợ của Thắng. Khi đi cùng Thắng thì tôi sợ Thắng định lừa mình
để lấy xe máy i nên tôi mới tát Thắng. Nhưng chỉ tát 2,3 cái chứ tôi không hề đe dọa
hay đánh đấm gì Thắng. Tôi chỉ bức xúc quá nên mới làm như vậy.

KSV hỏi: Ông cho biết lúc bị cáo Thắng ngã khỏi xe, ông đã làm gì?

Bị hại đáp: Thưa, Do tôi tát thắng nên dẫn đến Thắng nên dẫn đến cả hai bị ngã.
Thắng ở phía trước nên ngã ra phía trước còn tôi ở phía sau nên ngã ra sau.

KSV hỏi: Ông cho biết thái độ của bị cáo Thắng lúc dùng dao đâm ông như thế nào?

Bị hại đáp: Thưa, Thắng lúc đấy trông rất tức giận. Tôi nhớ khi Thắng rút dao từ trong
túi đeo trong người ra thì vừa đâm vừa nói “Bố mày phải đâm chết mày”. Lúc đó tôi đã
rất sợ phải lấy tay ra đỡ nhưng nhát đâm từ dao của Thắng.

KSV hỏi: Bị cáo Thắng có đâm liên tục và dự định đâm vào những vùng trọng yếu của
ông hay không?

Bị hại đáp: Thưa, Tôi thấy Thắng cầm dao lên thì có lùi lại mấy bước. Thắng trông
thế nên đã đâm dao từ trên xuống, từ trước về sau người tôi, tôi dùng tay trái lên đỡ thì
bị Thắng đâm vào khuỷu tay trái. Đến khi mà tôi không lùi được nữa thì Thắng đâm từ
trên xuống vài ngực trái bên dưới nách trái của tôi.

KSV hỏi: Ông đã bị thương ở những vị trí nào?

Bị hại đáp: Thưa, Tôi bị đâm nhát thứ nhất ở khuỷu tay trái, nhát thứ hai trúng vào
vùng ngực trái. Khi bị đâm nhát thứ hai thì tôi nhớ phía sau có người đứng xem rồi gục
xuống.

KSV: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị hại Tư, chuyển sang phần xét hỏi với
người làm chứng Nguyễn Trọng Bé

Chủ tọa: Mời Bị hại Tư ngồi xuống. Mời NLC Nguyễn Trọng Bé đứng dậy.

KSV hỏi: Trước đây bị cáo Thắng đã từng vay tiền ông chưa?

NLC đáp: Thưa, trước đây bị cáo có từng vay tiền tôi.

KSV hỏi: Anh có chứng kiến toàn bộ diễn biến bị cáo và bị hại xô xát hay không?

NLC đáp: Thưa, tôi không chứng kiến toàn bộ diễn biến sự việc. Vì lúc đấy tôi đang ở
trong nhà và đóng cửa.

KSV hỏi: Thái độ bị cáo Thắng sau khi đâm bị hại Tư như thế nào?
17

NLC đáp: Thưa, lúc đấy Thắng rất hung hãn, tay thì đang cầm dao.

KSV hỏi: Lúc ông phát hiện sự việc, bị cáo Thắng đã dừng tay chưa hay ông và mọi
người phải đến can ngăn thì bị cáo mới dừng tay?

NLC đáp: Thưa, lúc tôi phát hiện sự việc bị cáo đã dừng tay.

KSV: Tôi đã hết câu hỏi. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Chủ tọa: Cho người làm chứng Bé ngồi xuống!
TP
Mời luật sư bào chữa cho bị cáo tham gia xét hỏi!

LUẬT SƯ THAM GIA XÉT HỎI


Đề nghị HĐXX, cho luật sư hỏi bị cáo Vũ Đức Thắng
Chủ tọa: Bị cáo Vũ Đức Thắng đứng dậy.

LS bào chữa: Vào hôm xảy ra xô xát với bị hại, sau khi mượn tiền của anh Bé để trả
nợ không thành, có những ai đến nhà anh Nguyễn Trọng Bé vào lúc đó?
Bị cáo: Thưa, Có anh Tư và 3 người khác là Thiện, Huy, Khải.

LS bào chữa: Tại sao họ lại đến nhà anh Bé?

Bị cáo: Thưa, tôi không biết

LS bào chữa: Tại sao bị cáo lại lên xe cùng anh Tư về lại quán Game?
Bị cáo: Thưa, Do anh Tư bắt bị cáo lên xe đi về quán game để giải quyết, lúc đó tôi sợ
nên phải làm theo.
Luật sư
Người trả
Bào chữa LS bào chữa: Lúc lên xe cùng bị hại, bị cáo thấy thái độ của bị hại như thế nào? lời
Tham gia xét (đứng)
hỏi Bị cáo: Thưa, tôi thấy anh Tư đang tức giận

LS bào chữa: Trên xe di chuyển, bị hại đã có hành động gì?

Bị cáo: Thưa, anh Tư đánh liên tục vào đầu tôi, sau khi xe dừng lại tiếp tục đánh tôi
ngã ra đất rồi dùng chân đạp vào mặt

LS bào chữa: Bị hại chửi Bị cáo như thế nào khi tát bị cáo trên xe?

Bị cáo: Thưa, do Bị cáo đánh đau quá nên giờ tôi không nhớ.

LS bào chữa: Xe nghiêng, ai là người nhảy xuống xe trước?

Bị cáo: Thưa, là anh Tư xuống trước.

LS bào chữa: Tại sao BC lại xuống xe?

Bị cáo: Thưa, do tôi bị anh Tư túm tóc xuống xe.


18

LS bào chữa: Anh Tư đã có hành động tấn công bị cáo như thế nào? Bị cáo kể rõ?

Bị cáo: Thưa, lúc đó anh Tư đấm, tát liên tục vào mặt, đạp vào mặt tôi liên tiếp

LS bào chữa: Lúc đó, bị cáo có chống cự lại không?

Bị cáo: Thưa, tôi có nhặt được con dao và có chống cự lại

LS bào chữa: Trong lúc anh Tư tấn công bị cáo, anh Thiện, anh Khải, Lộc và anh Bé
đang ở đâu, làm gì?

Bị cáo: Thưa, Bé, Khải, Lộc đang Trong nhà, Thiện đỗ xe gần nơi tôi bị đánh.

LS bào chữa: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị cáo, chuyển sang phần xét hỏi
với bị hại Tư.

Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi xuống. Mời bị hại Tư đứng dậy.

LS bào chữa: Bị hại cảm thấy như thế nào khi lên xe về lại quán Game cùng anh?

Bị hại: Lúc đó bị tôi bảo bị cáo lên xe để cùng về quán game, không có biểu hiện bất
thường và cả hai cũng không phát sinh bất kỳ mâu thuẫn gì

LS bào chữa: Tại sao anh lại xuống khỏi xe do Thiện cầm lái?
Bị hại: Do tôi và Thắng có mâu thuẫn. Mà lúc đó tôi cũng bức xúc quá nên có giằng
có, tát Thắng dẫn đến xe bị nghiêng và mọi người ngã ra khỏi xe
LS bào chữa: Trong lúc xảy ra xô xát, Thiện đứng cách anh như thế nào? Thiện đang
làm gì?
Bị hại: Thiện đứng ngay gần đó chứng kiến trực tiếp sự việc nhưng không tham gia
vào do lúc đó Thắng rút dao ra định đâm tôi.

LS bào chữa: Anh có luôn đi cùng BC trong suốt thời gian từ lúc ở quán game đến khi
đến nhà anh Bé không?

Bị hại: Tôi có.

LS bào chữa: Hôm đó, bị cáo mặc trang phục như thế nào?

Bị hại: Tôi nhớ là Thắng mặc áo rét, quần dài nhưng tôi không nhớ rõ màu sắc quần áo

LS bào chữa: Chiếc túi đeo trước ngực của bị cáo trông như thế nào?

Bị hại: Tôi không nhớ rõ.


LS bào chữa: Anh có biết con dao bị cáo sử dụng lấy ở đâu?

Bị hại: Tôi nhớ rõ là sau khi ngã ra khỏi xe thì Thắng khom người rút từ trong túi xác
đeo trên người ra một con dao
19

LS bào chữa: Độ dài, to, nhỏ, kích thước như thế nào?
Bị hại: Tôi không nhớ rõ kích thước cụ thể của con dao nhưng nó trông giống như một
con dao bầu.

LS bào chữa: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị hại, chuyển sang phần xét hỏi
với người làm chứng Nguyễn Trọng Bé.

Chủ tọa: Cho bị hại ngồi xuống. Mời người làm chứng Bé đứng dậy.

LS bào chữa: Đến nhà anh vào ngày 27/01/2019 có những ai?

NLC: Thưa luật sư, có Thắng, Tư, Khải, Huy, Thiện

LS bào chữa: Tại sao Khải lại có mặt tại nhà anh?

NLC: Tôi không rõ

LS bào chữa: Anh có gọi điện thoại cho Khải không? Vào lúc nào?

NLC: tôi có gọi cho khải. Tôi không nhớ vào lúc mấy giờ

LS bào chữa: Anh gọi điện cho Khải để làm gì?

NLC: tôi gọi cho khải hỏi Thắng đang ở đâu và chiếc xe máy tôi đang ở đâu

LS bào chữa: Thái độ của Khải như thế nào khi nghe điện thoại của anh? Khải đã nói
gì?

NLC: thái độ của khải bình thường. Khải nói đang ở quán nam. Còn xe thì không biết,
tôi giao cho ai thì hỏi người đó.

LS bào chữa: Khi chạy ra can ngăn anh Thắng, anh Thắng có nói gì với anh?

NLC: Thắng có nói với tôi “anh có biết nó đánh em như thế nào không, nó đánh em
như con chó”

LS bào chữa: Thái độ của anh Thắng lúc đó như thế nào?

NLC: Lúc đấy thắng đang cầm dao nên rất hung hăng

LS bào chữa: Anh có thấy anh Thắng bị thương tích gì không?


NLC: do lúc đó hoảng loạn và lo cho Nam nên tôi không để ý thắng có thương thích
không

LS bào chữa: Tôi đã hết câu hỏi. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.

Cho Luật sư bào chữa ngồi xuống!


TP
Mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại tham gia xét hỏi!
20

LS bảo vệ: Đề nghị HĐXX, cho luật sư hỏi bị cáo Vũ Đức Thắng

Chủ tọa: Bị cáo Thắng đứng dậy.

LS bảo vệ: Anh có thường xuyên vay tiền của anh Tư để chơi game không?

Bị cáo đáp: Tôi không.

LS bảo vệ: Tại sao bị cáo lại dùng xe của anh Bé để cắm cho anh Tư? Có phải bị cáo
đã lừa anh Tư để mang xe máy về trả cho anh Bé không?

Bị cáo đáp: Để làm tin với anh Tư nên tôi dùng xe của anh Bé để cắm. Tôi không lừa
anh Tư để mang xe về trả cho anh Bé

LS bảo vệ: Khi bị anh Tư đánh anh có ý định chống trả ngay tức khắc không?

Bị cáo đáp: Tôi không do bị đau quá và ngã xuống nhặt được con dao tôi mới chống
trả.

LS bảo vệ: Bị cáo khai 2 ngày trước khi xảy ra vụ việc bị cáo có đi qua đoạn đường đó
Luật sư
và phát hiện con dao đâm bị hại. Bị cáo cho biết bị cáo đi qua đoạn đường đó làm gì?
Bảo vệ bị hại Người trả
Trần Văn Phương tiện? có ai chứng kiến không?
lời
Quỳnh
Bị cáo đáp: Tôi xuống nhà bạn chơi, đi ngang thì tôi nhìn thấy con dao nhưng tôi (đứng)
Tham gia xét
hỏi không nhặt. Không có ai chứng kiến

LS bảo vệ: Khoảng cách từ nơi anh ngã đến con dao bầu là bao xa? Con dao dài
30,5cm và bản rộng nhất là 6,5cm vậy bị cáo cho vào áo như thế nào?

Bị cáo đáp: Khoảng 40cm, bị cáo không nhớ rõ. Bị cáo cầm tay phải cho vào áo giống
thực nghiệm điều tra

LS bảo vệ: Trước khi xảy ra sự việc bị cáo làm công việc gì? Thu nhập như thế nào?

Bị cáo đáp: Bị cáo lao động tự do là lao động chính, thu nhập khoảng 10 - 15 triệu/
tháng.

LS bảo vệ: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị cáo Thắng, chuyển sang phần xét
hỏi với bị hại Tư.

Chủ tọa: Cho bị cáo ngồi xuống. Mời bị hại Tư đứng dậy!

LS bảo vệ: Anh cho biết nguyên nhân anh tát vào mặt, đầu của Thắng?

Bị hại đáp: Do tôi bức xúc về việc anh Thắng không trả tiền cho tôi và có hành vi gian
21

dối đối với việc cắm chiếc xe máy cho tôi.

LS bảo vệ: Anh có cùng với ai thực hiện hành vi đánh anh Thắng không?

Bị hại đáp: Không. Chỉ mình tôi đánh anh Thắng.

LS bảo vệ: Khi bị cáo Thắng ngã xe anh có thấy rõ những thứ xung quanh mình
không? Đặc biệt là bụi cây mà bị cáo khai nhặt được dao?

Bị hại đáp: Tôi thấy rõ nhưng không biết anh Thắng nhặt dao vào vào khoảng thời
gian nào.

LS bảo vệ: Anh có nhớ khoảng cách từ bụi cây (nếu có) tới vị trí anh Thắng ngã xe
không?

Bị hại đáp: Khoảng cách từ bụi cây đến vị trí anh Thắng ngã khoảng 01m.

LS bảo vệ: Thái độ của bị cáo Thắng lúc dùng dao đâm anh như thế nào?

Bị hại đáp: Anh Thắng rất hung hãn và manh động, mặc dù tôi đã lùi ra xa nhưng anh
Thắng vẫn đuổi theo để đâm tôi.

LS bảo vệ: Bị cáo có đâm liên tục và cố ý đâm vào những vùng trọng yếu trên cơ thể
không?

Bị hại đáp: Tôi thấy anh Thắng vung vao liên tục đâm tôi, tôi cố gắng né tránh nhưng
anh Thắng vẫn cố ý thực hiện hành vi của mình.

LS bảo vệ: Trong gia đình anh ai là lao động chính?

Bị hại đáp: Trong gia đình tôi là lao động chính.

LS bảo vệ: Gia đình bị cáo có tới xin lỗi và bồi thường cho anh chưa?

Bị hại đáp: Tôi chưa được gia đình xin lỗi và bồi thường.

LS bảo vệ: Tôi xin kết thúc phần xét hỏi với bị hại Tư, chuyển sang phần xét hỏi
với NLC Nguyễn Trọng Bé

Chủ tọa: Mời bị hại ngồi xuống. Mời anh Bé đứng dậy!

LS bảo vệ: Bị cáo có hay mượn tiền anh để chơi game không?

NLC: Bị cáo có hay mượn tiền tôi. Còn sự dụng vào mục đích gì thì tôi không biết

LS bảo vệ: Thái độ của bị cáo sau khi đâm anh Tư như thế nào?
22

NLC: Khi đó thắng cầm dao nên rất hung hăng

LS bảo vệ: Lúc phát hiện sự việc, bị cáo đã dừng lại hành vi của mình chưa hay mọi
người phải can ngăn?

NLC: Lúc tôi phát hiện sự việc thì bị cáo đã dừng hành vi.

LS bảo vệ: Lúc phát hiện sự việc, anh có thấy bị cáo Thắng mang hay đeo túi gì
không?

NLC: Lúc đó do hoảng loạn tôi không rõ bị cáo thắng có đeo túi hay không.

LS bảo vệ: Tôi đã hết câu hỏi. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.

Tại phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo có đề nghị HĐXX xét hỏi thêm ai về những vấn đề
liên quan đến vụ án hay không?

Những người tham gia tố tụng khác, có ai có yêu cầu Tòa đặt thêm câu hỏi về vấn đề gì
TP nữa không?

Nếu không ai có ý kiến, đề nghị gì thêm, tôi tuyên bố kết thúc phần xét hỏi chuyển
sang phần tranh luận.

Bị cáo đứng dậy. Đề nghị vị đại diện VKS trình bày lời luận tội
C. PHẦN TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

BẢN LUẬN TỘI

PHẦN MỞ ĐẦU
Thưa Hội đồng xét xử,

Căn cứ Điều 321 Bộ luật Tố tụng hình sự,


VKS
VKS
trình bày luận Hôm nay, Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ
(đứng)
tội án Vũ Đức Thắng bị xét xử về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại theo điểm c
khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015

Chúng tôi là Phạm Thị Anh Đào – Trịnh Thị Biển Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân thị xã Đông Triều, được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử
tại phiên toà trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc xử lý đối với bị cáo và giải
quyết vụ án như sau:

1. Nội dung vụ án
Khoảng 23 giờ ngày 26/01/2019, Vũ Đức Thắng đến quán điện tử của anh Nguyễn Trí
23

Tư để chơi bắn cá. Sau khi chơi thua hết khoảng 750.000 đồng, Thắng về phòng trọ của
anh Nguyễn Trọng Bé để vay tiền nhưng không được. Khoảng 05 giờ ngày 27/01/2019,
Thắng mượn chiếc xe mô tô nhãn hiệu Lead biển kiểm soát 14 Y – 1062 15 của anh Bé
đi cùng anh Nguyễn Văn Khải đến quán điện tử của anh Tư để Thắng tiếp tục chơi bắn
cá. Thắng có hỏi vay Hãn (người cùng làm ở quán với anh Tư) mua nợ điểm chơi bắn
cá, anh Hãn đồng ý lên điểm cho Thắng với số tiền 2.000.000 VNĐ (hai triệu đồng).
Sau khi chơi hết tiền, Thắng đã thoả thuận cầm cố chiếc mô tô Lead biển kiểm soát 14
Y – 1062 15 cho anh Tư để vay thêm 2.000.000 VNĐ (hai triệu đồng) cùng với số tiền
nợ của anh Hãn, tổng cộng là 4.000.000 VNĐ, anh Tư lên điểm máy bắn cá tương
đương với số tiền trên để anh Thắng chơi. Khoảng 09 giờ cùng ngày, Thắng thua hết số
tiền trên nên bảo anh Tư đi cùng Thắng vay tiền để trả anh Tư. Sau đó, Thắng điều
khiển chiếc xe Lead biển kiểm soát 14 Y – 1062 15 chở anh Tư đến phòng trọ của anh
Bé. Tại đây, anh Bé nói là xe của anh Bé và đòi lại xe. Anh Tư bảo anh Thiện chở
Thắng ngồi giữa và anh Tư ngồi sau để cùng về quán điện tử của anh Tư. Khi đi khỏi
phòng trọ của anh Bé khoảng 20m nghĩ là Thắng lừa mình để lấy chiếc xe mô tô đã
cầm cố nên anh Tư bực tức có chửi và dùng tay tát vào đầu và và mặt Thắng khoảng 3
cái. Anh Thiện dừng xe lại và chống chân ngang của xe, ngay lúc này anh Tư nhảy ra
khỏi xe, còn Thắng bị ngã ngồi xuống đất, anh Tư tát Thắng một cái và túm cổ áo phía
sau gáy Thắng bảo lên xe. Thắng rút trong túi đang đeo trên người ra một con dao bầu
(loại dao mũi nhọn, phần bản rộng nhất là 6,5cm, phần lưỡi dao dài 19cm, cán gỗ dài
11.5cm) quay người lại đâm về phía anh Tư, anh Tư lùi lại thì bị dao đâm vùng sườn
trái. Anh Tư tiếp tục lùi về phía phòng trọ của anh Bé, Thắng vẫn dơ dao đâm loạn xạ
về phía anh Tư, anh Tư vừa lùi, vừa tránh dao, khi anh Tư lùi được khỏng 5m thì bị
Thắng đâm một nhát vào cánh tay trái.Thấy anh Tư khom người ôm ngực, Thắng dừng
lại lúc đó Bé kéo Thắng về phía phòng trọ, còn anh Tư được anh Thiện chở đi bệnh
viện cấp cứu.
2. Phân tích, đánh giá chứng cứ

Căn cứ các tài liệu và chứng cứ trong hồ sơ vụ án và qua cuộc thẩm vấn công
khai tại phiên tòa ngày hôm nay, Bị cáo đã bước đầu khai nhận về hành vi phạm tội của
mình. Vì vậy VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và xác định hành vi phạm tội của
bị cáo cụ thể:

Về mặt khách quan, tội phạm có hành vi dùng vũ khí nguy hiểm là dao bầu (căn cứ
theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 02 ngày 17/4/2003
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vũ khí nguy hiểm) cố tình làm bị thương bị
hại Hành vi phạm tội của bị cáo phù hợp với các chứng cứ thu được như Biên bản thực
nghiệm hiện trường ngày 10 tháng 5 năm 2019, Biên bản thực nghiệm điều tra ngày 26
tháng 3 năm 2019, theo lời khai của bị cáo, bị hại và các nhân chứng. Bị cáo đã dùng
dao bầu đâm vào vùng sườn trái và cánh tay trái của bị hại dẫn đến hậu quả là bị hại bị
24

thương tích tổn hại 32% sức khỏe (Theo Bản kết luận giám định pháp y về thương tích
ngày 11 tháng 7 năm 2019) .

Về mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội biết hành vi của mình có thể gây
thương tích cho bị hại nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi. Chỉ vì thua game, không có
tiền trả cho anh Tư và bị bị hại đánh vài cái mà bị cáo đã có hành vi dùng dao để đâm
bị hại. Hành vi được đánh giá là không tương xứng với hành vi của bị hại và có tính
chất côn đồ. Việc bị cáo sẵn sàng xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của Bị hại Tư là
hành vi “có tính chất côn đồ” theo hướng dẫn tại Công văn số 38/NCPL ngày
06/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao.Bản thân bị cáo là đối tượng có sức khoẻ
nhưng không chịu lao động, làm ăn, học tập, không chịu phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức, nhân cách của bản thân mà lại lười biếng, ăn chơi , không có tiền để ăn chơi
tiêu xài là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị cáo đã có hành vi phạm tội. Vì vậy, bị
cáo phải trả giá bằng việc đứng trước Toà ngày hôm nay để nhận sự nghiêm trị của
pháp luật. Hậu quả làm ảnh hưởng xấu đến tương lai của chính bản thân bị cáo.

Từ những phân tích trên, VKS đã có đủ cơ sở kết luận bị cáo đã có hành vi cố ý gây
thương tích. Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại
Điểm c khoản 3 điều 134 BLHS 2015. Do đó, tôi xin khẳng định cáo trạng của
VKSND thị xã Đông Triều đã truy tố bị cáo là có căn cứ, đúng người đúng tội và đúng
pháp luật.
2. Phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội
Bị cáo Vũ Đức Thắng là người có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hình sự, nhận thức rất
rõ về việc hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Xét về tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, hành vi của bị cáo là nguy hiểm
cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ đó là
sức khỏe của anh Nguyễn Trí Tư. Đồng thời hành vi phạm tội của bị cáo còn gây mất
trật tự xã hội và gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự
trị an trên địa bàn, gián tiếp xâm phạm hoạt động quản lý nhà nước, trật tự công cộng.
Chỉ vì lý do nhỏ nhặt mới xuất phát, mà bị cáo đã bộc phát bản tính của mình và xâm
hại đến tính mạng của người khác, điều đó cho thây bị cáo là người liều lĩnh, coi
thường và bất chấp pháp luật, vì vậy cần phải áp dụng một hình phạt thật nghiêm khắc
đối với bị cáo là cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định mới
có tác dụng giáo dục riêng bị cáo, cải tạo trở thành người tốt, có ích cho gia đình, xã
hội và phòng ngừa chung.
3. Nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án

Xét thấy bị cáo không có tiền án, bị cáo có tiền sự. Bị cáo bị Công an thành phố Hải
Dương xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Gây rối trật tự công cộng có mang vũ
khí thô sơ”,đã chấp hành xong ngày 26/10/2019. Ngày 22/11/2019 bị Ủy ban nhân dân
25

thành phố Hạ Long xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh than trái phép.
Bị cáo không có tình tiết tăng nặng TNHS.

Bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 54 BLHS 2015
“Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Theo khoản 2 Điều 54 BLHS
2015, bị cáo ra cơ quan điều tra đầu thú, giao nộp chứng cứ.
4.Kết luận và đề nghị xử lý

Từ những phân tích, đánh giá trên tôi đề nghị Hội đồng Xét xử: tuyên các bị cáo Vũ
Đức Thắng phạm tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134
BLHS 2015 phạt tù ở mức hình phạt từ 5-10 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự: anh Nguyễn Trí Tư yêu cầu Vũ Đức Thắng phải bồi thường
thương tích 123.672.000 đồng, đến nay bị can Thắng chưa bồi thường cho bị hại.
Về án phí, buộc bị cáo nộp án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm của VKSND Thị xã Đông Triều về tội danh và hình phạt đối với
các bị cáo, đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc để ra bản án đúng người đúng tội và đúng
pháp luật, có ý nghĩa răn đe, giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

KIỂM SÁT VIÊN


(Ký, ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Anh Đào

Trên đây là quan điểm của VKSND thị xã Đông Triều về đường lối giải quyết vụ án.
Đề nghị HĐXX xem xét cân nhắc trước khi đi vào nghị án nhằm đưa ra bản án nghiêm
minh, đúng người đúng tội đúng pháp luật, đảm bảo tính phòng ngừa và giáo dục
chung.

Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.


Hỏi bị cáo: Bị cáo đã nghe rõ bản luận tội của VKS hay chưa?

Bị cáo đáp: Tôi đã nghe rõ. Bị hại


TP
(đứng)
Thẩm phản: Cho bị cáo ngồi. Đề nghị luật sư trình bày lời bào chữa cho bị cáo!

Luật sư LUẬN CỨ BÀO CHỮA


Vũ Thành
Đạt (Vụ án Vũ Đức Thắng cố ý gây thương tích)
trình bày luận
cứ bào chữa Kính thưa: - Hội đồng xét xử
26

- Thưa vị đại diện Viện Kiểm Sát giữ quyền công tố tại phiên tòa.

-Thưa luật sư đồng nghiệp và toàn thể quý vị có mặt tại phiên tòa hôm nay.

Tôi là Luật sư Vũ Thành Đạt – thuộc Công ty Luật TNHH VĐC, Đoàn luật sư
tỉnh Quảng Ninh. Nhận lời của gia đình bị cáo và được sự chấp thuận của Tòa án nhân
dân thị xã Đông Triều, hôm nay tôi có mặt tại đây cùng luật sư đồng nghiệp của tôi là
Luật sư Vũ Thị Lan Chi, tham gia phiên tòa với tư cách là người bào chữa cho anh Vũ
Đức Thắng bị VKSND thị xã Đông Triều truy tố về tội “Cố ý gấy thương tích” theo
quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Tôi xin trình bày quan điểm bào chữa của mình như sau:

Về tội danh: Chúng tôi không đồng ý với cáo buộc mà VKS đưa ra cho thân
chủ chúng tôi ông Vũ Đức Thắng về tội danh “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại
khoản 3 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Chúng tôi đề nghị HĐXX xét xử thân chủ chúng tôi theo hướng vô tội với
những căn cứ chúng tôi đề cấp như sau:

Thứ nhất, về hành vi khách quan: Bị cáo Vũ Đức Thắng thực hiện hành vi cố
ý gây thương tích cho anh Nguyễn Trí Tư do anh Nguyễn Trí Tư đã có hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe của bị cáo.

Cụ thể, vào ngày 27/01/2017, anh Nguyễn Trí Tư có đồng ý cho bị cáo Vũ Đức
Thắng mượn số tiền là 4 triệu VNĐ để chơi Game bắn cá tại quán của anh Tư. Tuy
nhiên, số tiền trên nhanh chóng bị anh Thắng thua hết sạch trong Game. Để trả nợ được
ngay cho bị hại, bị cáo đã cùng bị hại đến chỗ người quen của bị cáo để vay tiền. Sau
khi đã cố gắng tìm mọi cách thức tìm tiền trả cho Tư nhưng không thành, thân chủ tôi
bị cáo được anh Tư đề nghị về lại quán Game nói chuyện. Trong hoàn cảnh đó, thân
chủ tôi Bị cáo Vũ Đức Thắng buộc phải đồng ý lên xe moto biển số 30M9 - 4617 do
anh Trần Hữu Thiện (nhân viên quán Game) điều khiển cùng Tư. Tuy nhiên, trên
đường trở lại quán Game anh Tư bị hại đã không kiềm chế được cơn nóng giận mà ra
tay đánh thân chủ tôi bị cáo trước. Cụ thể, sau khi đi được khoảng 20 m từ nhà anh Bé,
bị hại đã dùng tay tát bị cáo 2 – 3 nhát vào đầu thân chủ tôi và liên tục chửi khi đang
trên xe khiến xe nghiêng và cả 2 người đều xuống xe. Lúc này, anh Tư tiếp tục lao vào
đánh thân chủ tôi khiến thân chủ tôi bị cáo ngã ra đất, anh Tư tiếp tục dùng chân dí lên
mặt anh Thắng.

Ngay sau khi bị ngã, thân chủ tôi lại ngã đúng vào nơi có thể tiếp cận được
hung khí (bụi cỏ ven đường), thân chủ của chúng tôi đã nhặt con dao giấu vào trong áo
khoác, tay trái che phía ngoài, tay phải cầm cán dao ngay trước ngực. Hung khí được
27

thân chủ tôi vô tình phát hiện từ 1-2 hôm trước đó, mà thân chủ tôi không hề chuẩn bị
sẵn. Trong tình huống đã bị đánh bị đánh, đe dọa đến tính mạng, dồn đến đường cùng
với tình thế 1 chọi 4, bị cáo sử dụng con dao cất giấu trong người như 1 công cụ phòng
thân. Tuy nhiên, trong lúc này, bị hại vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lao vào tiếp tục tấn
công bị cáo, thân chủ tôi đã sử dụng con dao như 1 công cụ phòng thân, vung dao từ
giấu từ trong áo ra khiến cho anh Tư bị thương tại vùng ngực. Anh Tư vẫn hung hăng
tiếp tục giơ tay đánh thân chủ tôi thì tiếp tục bị con dao làm bị thương ở vùng cẳng tay
trái.

Như vậy, hành vi gây thương tích của thân chủ chúng tôi xuất phát từ nguyên
nhân hành vi vi phạm pháp luật của bị hại. Bị hại đã cố ý gây thương tích, xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe của thân chủ chúng tôi trước. Tuy nhiên, trong tình huống
này, bị cáo đã chống trả lại quá mức cần thiết, vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, Điều 22 BLHS năm 2015 quy định phòng vệ chính đáng : “vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”

Thứ hai, về Mục đích phạm tội: Khẳng định, hành vi đâm bị hại của thân chủ
chúng tôi xuất phát từ ý thức phòng vệ, tránh khỏi sự tấn công, đe dọa nguy hiểm từ
anh Tư. Thân chủ chúng tôi không chủ động cầm dao lao vào tấn công anh Tư và hậu
quả này do lỗi của chính anh Tư, lao vào tấn công thân chủ của chúng tôi.

Thứ ba, chúng tôi chứng minh hậu quả thiệt hại gây tổn thương sức khỏe của
anh Nguyễn Trí Tư không đủ để cấu thành tội Cố ý gây thương tích do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng (Quy định tại Điều 136 BLHS 2015 (2017)).

Chúng tôi bác bỏ phần kết luận giám định đối với thương tích của anh Nguyễn
Trí Tư ở cả ba bản giám định, cho rằng bị cáo có tổn thương gãy xương sườn số 8 cung
sau bên trái (4% thương tật).

Cụ thể, tại hồ sơ bệnh án ngoại khoa số 101141 của Bệnh viện Việt Nam, Thụy Điển -
Uông Bí, chụp y bản chính ngày 27/02/2019 không chứng minh được có thương tích bị
hại bị gãy cung sau xương sườn số 8 như trong kết luận giám định.

Như vậy, không có căn cứ giám định bị hại bị gãy xương sườn số 8 do hành vi của bị
cáo gây ra, áp dụng phương pháp cộng theo thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày
12/06/2014, tỉ lệ thương tật của bị hại là 30%.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy
định:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
28

khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Vì các căn cứ trên, đề nghị Tòa án xem xét đến hành vi, mức độ phạm tội của
thân chủ tôi để ra quyết định thật sáng suốt, thấu tình đạt lý. Tôi đề nghị HĐXX xem
xét các hồ sơ có trong phiên Toà ngày hôm nay tuyên thân chủ của tôi - anh Vũ Đức
Thắng vô tội.

Trên đây là toàn bộ quan điểm bào chữa của chúng tôi cho thân chủ anh Vũ
Đức Thắng. Kính mong Hội đồng xét xử có một phán quyết công minh, chính xác đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật. Tôi xin hết.

Xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử và Quý vị đã chú ý lắng nghe!

Đề nghị hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.

TP Đề nghị vị luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trình bày bản luận
cứ bảo vệ cho bị hại.

BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ

(Bảo vệ cho bị hại Nguyễn Trí Tư trong vụ án Vũ Đức Thắng cố ý gây thương tích)
Kính thưa HĐXX, thưa vị Đại diện VKS!
Tôi là Luật sư Trần Văn Quỳnh, công tác tại Văn phòng Luật sư Trần Văn
Quỳnh và Cộng sự, Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh
Nhận lời mời của anh Nguyễn Trí Tư, được sự chấp thuận của Toà án nhân dân
Luật sư Thị xã Đông Triều, tôi tham gia tố tụng tại phiên toà hôm nay với tư cách là người bảo
Trần Văn vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Nguyễn Trí Tư là bị hại trong vụ án Vũ Đức
Quỳnh Thắng, bị VKSND Thị xã Đông Triều truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3
trình bày luận Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
cứ bảo vệ Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các CQTHTT đã tạo điều kiện cho tôi
được tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho
thân chủ tôi.
Kính thưa Hội đồng xét xử !
Vào đêm ngày 26/01/2019 anh Vũ Đức Thắng có đến quán điện tử của anh
Nguyễn Trí Tư, tức Nam để chơi game bắn cá. Trong quá trình chơi Thắng đã thua hết
hơn 1 triệu đồng. Sau đó, Thắng đi lấy tiền và tiếp tục quay lại quán để chơi. Nhưng
chơi được một lúc, thì Thắng tiếp tục thua hết số tiền mới mượn. Khoảng 5 giờ sáng
29

27/01/2019 anh Nam ngủ dậy thì Thắng hỏi anh Nam mượn thêm 2.000.000 (hai triệu
đồng chẵn) để Thắng chơi gỡ, được Nam đồng ý. Thắng tiếp tục chơi được 10 phút thì
thua hết số tiền này. Lúc này, Thắng cùng anh Nam đi lấy tiền để Thắng trả tiền cho
anh Nam, anh Nam đồng ý đi cùng Thắng. Thắng điều khiển xe đến chỗ bạn (ở Trường
cao đẳng mỏ, xã Yên Thọ) để Thắng lấy tiền ở chỗ bạn nhưng khi đến nơi thì quán bạn
đóng cửa. Cả hai đi đến đầm của chú Thắng, gần cổng trại giam Hang Son, xã Hồng
Thái Đông để vay tiền. Tuy nhiên không gặp chú Thắng nên Thắng điều khiển xe chở
anh Nam về phòng bạn Thắng tại khu cồng trào xi măng Hoàng Thạch, khu Vĩnh Tuy
2, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều. Tại đây, Thắng không trả tiền cho Nam thì anh
Nam gọi thêm anh Thiện, anh Huy, anh Chiến và một người nữa Thắng không biết tên,
cùng làm ở quán anh Nam xuống. Khi đó anh Nam bảo Thắng đi về quán cùng anh
Thiện. Anh Thiện là người lái, Thắng ngồi giữa và anh Nam ngồi sau. Lúc này, anh
Nam đấm liên tiếp vào mặt Thắng và anh Thiện dừng xe lại; anh Nam nhảy xuống xe
và áp tới đánh Thắng và anh Thiện dừng xe lại; anh Nam nhảy xuống xe và áp tới đánh
Thắng ngã vào trong cái bụi cây ở rìa đường đất. Lúc đó Thắng nhặt con dao ở trong
bụi cây chỗ tôi ngã cho vào trong áo cất, khi thấy anh Nam tiếp tục lao vào đánh Thắng
thì Thắng vung con dao bầu ra và chém anh Nam vào tay và phần bụng.
Thắng đến nhà anh Vinh, tại phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh trốn nhưng đã
được khuyên nên Thắng về đầu thú tại Công an Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
Cơ quan CSĐT – Công an thị xã Đông Triều đã trưng cầu giám định pháp y.
Tại bản kết luận giám định xác định tỷ lệ tổn hại sức khỏe do thương tích của Tư là
16% (mười sáu phần trăm). Tại Bản kết luận giám định pháp y số 69/19/TgT ngày 10
tháng 4 năm 2019 1và số 44/19/TgT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Viện pháp y quốc
gia Bộ y tế kết luận: Tổng tỷ lệ tổn thương của anh Tư do thương tích gây nên tại thời
điểm giám định là 32% (ba mươi hai phần trăm).
Ngày 12 ngày 3 năm 2019, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều có yêu
cầu khởi tố vụ án, yêu cầu khởi tố bị can.
Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ hồ sơ vụ án, tôi xin trình bày quan điểm
bảo vệ cho thân chủ tôi là anh Nguyễn Trí Tư như sau:
1. Cơ sở để khẳng định bị cáo Vũ Đức Thắng dùng dao bầu tấn công thân chủ
của tôi.
[1] Trong các bản tường trình (BL31-35), bản tự khai (BL36,37,50,51), Biên bản ghi
lời khai (BL38-49); Biên bản hỏi cung bị can (BL69-BL80); Biên bản đối chất (BL77-
BL80) của bị cáo Vũ Đức Thắng đều khai nhận rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình,
sau khi bị anh Tư tát 2-3 cái vào đầu, mặt thì bị cáo đã dùng dao bầu đâm vào ngực trái
và cẳng tay trái của anh Tư.
[2] Biên bản ghi lời khai của anh Nguyễn Trọng Bé ngày 29/4/2019.
+ Tôi thấy Thắng tay cầm dao bầu lưng quay về hướng dãy trọ nhà tôi, đứng ở khoảng
gần giữa từ dãy trọ đến trạm biến áp, mặt đỏ gay dáng vẻ như muốn lao vào đâm chém
anh Nam. Anh Nam đứng gần Thắng cỡ 01m. tay Nam ôm ngực, máu chảy nhiều, nhỏ
ở đất, ướt áo. (BL119-122);
+ Tôi vào ôm Thắng giữ chặt, còn Thiện hay ai đó đưa Nam đi cấp cứu tôi cũng không
để ý. Sau đó Thắng còn chửi và vung dao dọa Huy, tôi không biết về chuyện gì. Tôi lấy
xe máy để đến bệnh viện xem Nam thế nào, còn Thắng cầm dao bỏ đi tôi không rõ.
(BL133,134,135).
[3] Biên bản ghi lời khai của anh Nguyễn Văn Khải
Vị trí của Nam đứng ở giữa đường đất, cách cửa phòng anh Bé cỡ 10m. Lúc đó anh
30

Nam đi lùi về phía nhà anh Bé, còn Thắng người cầm dao đang tiến đến đâm anh Nam.
Lúc đó mọi người hô hào và xin Thắng “dừng lại, sao lại đâm anh đó”, Thắng còn quay
lại định đuổi theo Huy, khi đó chúng tôi đưa anh Nam đi bệnh viện, còn Thắng đi đâu
tôi không rõ. (123,124,125).
[4] Vật chứng của vụ án được thu giữ là một con dao bầu nhọn dài khoảng 30,5cm, cán
bằng gỗ dài 11,5cm, bản rộng nhất của lưỡi dao là 6,5cm, lưỡi sắc, mũi nhọn. Kết luận
giám định số 38/GĐSV ngày 15/4/2019 của phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh
Quảng Ninh kết luận mẫu máu trên con dao, viên đã có máu (thu giữ tại hiện trường
xảy ra vụ án) là máu của anh Nguyễn Trí Tư.
[5] Bản kết luận giám định pháp y của Viện Pháp y quốc gia kết luận tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 32%, các tổn thương vùng nách và vùng tay trái do tác động trực tiếp
của vật sắc nhọn gây ra.
Như vậy, có thể khẳng định rằng vào ngày 27/01/2019, bị cáo Vũ Đức Thắng
có hành vi dùng dao bầu đâm bị hại là anh Nguyễn Trí Tư. Các lời khai của người làm
chứng, bị cáo và bị hại cũng đều thừa nhận hành vi nêu trên và không thể chối cãi.
2. Về trách nhiệm hình sự
Tôi đồng ý với quan điểm truy tố của VKS về tội cố ý gây thương tích theo
điểm c Khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ
sơ thì hành vi của bị cáo Vũ Đức Thắng đã đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác bởi các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, xét về mặt chủ quan của tội phạm.
Bị cáo Thắng nhận thức rõ hành vi dùng dao đâm anh Tư là nguy hiểm đến sức
khoẻ, tính mạng anh Tư, thấy trước được hậu qủa của hành vi mình gây ra nhưng vẫn
mong muốn hậu quả xảy ra. Khi đâm anh Tư bị cáo có nói “hôm nay tao đâm chết
mày”, “mày tưởng mày đánh ai cũng được à, hôm nay mày không chết thì tao chết”.
Như vậy có thể thấy, động cơ chỉ vì những mâu thuẩn nhỏ nhặt, lỗi từ phía bị cáo mà bị
cáo đã có mục đích cố ý gây thương tích cho thân chủ tôi.
Thứ hai, xét về mặt khách quan của tội phạm.
Bị cáo đã có hành vi sử dụng con dao bầu nhọn, lưỡi sắc, dài khoàng 30cm đâm
trực diện và chém liên tục vào thân chủ tôi và gây ra 01 vết thương thấu ngực trái và
một vết thương phức tạp cẳng tay phải. Hành vi của bị cáo là bất ngờ, anh Tư không
thể phản kháng, sau khi bị đâm anh Tư đã lùi lại cách xa bị cáo 4-5m tuy nhiên bị cáo
vẫn cố ý thực hiện hành vi đến cùng nhằm cố ý gây thương tích cho thân chủ tôi, hành
vi phạm tội của bị cáo chỉ dừng lại khi có sự can ngăn của người làm chứng. Nếu bị
cáo chỉ muốn phòng vệ thì không thể sử dụng hung khí nguy hiểm và cố ý thực hiện
hành vi đến cùng như vậy.
Hậu quả của hành vi nêu trên là thân chủ tôi tổn thương cơ thể lên tới 32% theo
Bản kết luận giám định pháp y số 69/19/TgT ngày 10 tháng 4 năm 2019 và Bản kết
luận pháp y số 44/19/TgT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Viện pháp y quốc gia. Cơ chế
hình thành vết thương do vật sắc nhọn trực tiếp gây ra. Các vị trí tổn thương trên cơ thể
như sau:
- 02 sẹo phần mềm vùng nách trái và cánh – khuỷu – cẳng tay trái kích thước
lớn.
- 02 sẹo nhỏ vùng ngực, khuỷu tay trái.
- Tổn thương không hoàn toàn nhánh thần kinh quay trái
- Tổn thương không hoàn toàn nhánh thần kinh cơ bì trái.
- Gãy xương sườn VIII bên trái.
31

- Tràn dịch màng phổi đã xử trí không di chứng.


Thứ ba, bị cáo sử dụng hung khí nguy hiểm.
Hung khí nguy hiểm được hiểu là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người
phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự
nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn
công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn
công (tiểu mục 2.2 mục 2 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP). Công cụ mà bị cáo dùng
thực hiện hành vi phạm tội là con dao bầu 30,5cm có mũi nhọn, sắc và đâm vào vùng
trọng yếu trên cơ thể và hoàn toàn có thể lấy đi tính mạng của thân chủ tôi. Yếu tố này
đã đủ điều kiện của điểm a Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự
Thứ tư, bị cáo thực hiện hành vi với tính chất côn đồ.
Việc bị cáo Thắng đến quán điện tử của anh Tư chơi game sau đó mượn tiền
của anh Tư và anh Hãn, cắm xe máy của bạn bị cáo cho anh Tư sau đó không thể trả nợ
cho anh Tư nên anh Tư có bức xúc đánh, tát cũng là có cơ sở, nguyên nhân phát sinh từ
bị cáo. Tuy nhiên, chỉ vì những hành vi nhỏ nhặt của thân chủ tôi mà bị cáo đã phản
ứng quá mức cần thiết và sử dụng dao bầu là một hung khí cực kì nguy hiểm để đáp trả
hành vi đó của thân chủ tôi với mục đích gây thương tích cho thân chủ tôi. Theo Công
văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TAND Tối cao hướng dẫn như sau “Khái niệm
côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối
trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác
phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí
giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự
người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ
nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quyệt vào người khác, có khi chính mình có
lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi
nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu
hiện tính côn đồ”. Trong Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TANDTC
thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày
06/11/2018 của Chánh án TANDTC về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết
người” có đồng phạm. Trong đó yếu tố được đánh giá là có tính chất “côn đồ” là chỉ vì
mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào
những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân.
Thứ năm, bị cáo là một người hoàn toàn bình thường, có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và đã cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính
mạng của thân chủ tôi.
Như vậy, từ những tình tiết nêu trên, hành vi của bị cáo Thắng đã đầy đủ yếu tố
cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm c Khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Kính đề nghị HĐXX xem xét truy cứu đúng người đúng tội.
3. Trách nhiệm dân sự
Theo Điều 584 BLDS 2015, Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài Hợp đồng như sau: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác”. Bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ của bị hại và gây ra những thiệt
hại cho gia đình bị hại.
Theo Điều 590 BLDS 2015, thiệt hại bao gồm: chi phí cứu chữa, thu nhập thực
tế bị mất, phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
32

điều trị, chi phí bồi thường tổn thất tinh thần cho bị hại và gia đình.
Thứ nhất, bị cáo phải bồi thường tiền viện phí, cứu chữa, bồi dưỡng sức khoẻ
cho bị hại bao gồm (có hoá đơn kèm theo):
: 10.742.000 đồng
- Tiền viện phí
: 7.200.000 đồng
- Tiền ăn uống khi điều trị
: 3.600.000 đồng
- Tiền thuê người chăm sóc
: 7.500.000 đồng
- Tiền bồi dưỡng bác sỹ
: 4.760.000 đồng
- Tiền giám định sức khoẻ
: 5.000.000 đồng
- Tiền dụng cụ y tế
: 3.000.000 đồng
- Tiền ăn ở, đi lại khi giám định

Thứ hai, bị cáo phải bồi thường thiệt hại về phần thu nhập thực tế bị mất do
phải điều trị tại bệnh viện cũng như tại nhà: Thời gian anh Tư điều trị là 01 tháng vì
vậy đề nghị HĐXX yêu cầu bị cáo bồi thường thu nhập thực tế cho anh Tư trong thời
gian điều trị và dưỡng bệnh tại nhà là 20.000.000 đồng.
Thứ ba, bị cáo phải bồi thường phần thu nhập bị mất của vợ anh Tư là người
chăm sóc khi anh Tư điều trị và dưỡng bệnh tại nhà trong thời gian 01 tháng là
9.000.000 đồng ( vợ anh Tư đang kinh doanh mỹ phẩm).
Thứ tư, bị cáo phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho thân chủ tôi bằng với
50 lần mức lương cơ sở với số tiền là: 50 x 1.390.000 đồng = 69.500.000 đồng
Như vậy, tổng số tiền mà bị cáo phải bồi thường cho thân chủ tôi là:
143.902.000 đồng (Một trăm bốn mươi ba triệu chín trăm linh hai nghìn đồng)
Xin cảm ơn HĐXX, Đại diện VKS và những người tham dự phiên toà đã chú ý
lắng nghe. Trên đây là toàn bộ ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ
tôi, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc!

Hỏi: Bị cáo đã nghe rõ lời bào chữa của luật sư chưa? Bị cáo có bổ sung gì thêm
không?

TP Bị cáo đáp: Bị cáo đã nghe rõ và không có ý kiến gì thêm.

Mời VKS có ý kiến tranh luận, đối đáp với các vị luật sư

Kính thưa HĐXX, sau khi lắng nghe quan điểm của các vị luật sư, tôi có một số ý kiến
đối đáp tranh luận với LS của bị cáo như sau:
VKS
Trịnh Thị 1- Bản tường trình (BL32-33), Biên bản đối chất (BL 78 - 79) bị cáo khai do không có
Biển tiền trả cho anh Tư nên bị cáo là người đề xuất anh Tư chở mình đi để lấy tiền chứ
Tranh luận không phải bị ép buộc. Tuy nhiên khi chở đi hai chỗ vẫn chưa vay được tiền. Tới thời
với LS bào
điểm này, là một người cho vay tiền, anh Tư nhận thấy sự quanh co, lừa dối của bị cáo
chữa
nên đã có những hành vi thiếu kiểm soát, trái pháp luật là đánh tát mặt bị cáo.

2- Biên bản khám nghiệm hiện trường xác định vị trí gây án là nơi đỗ xe, cách nhà cấp
33

4 ông Lập đang sinh sống 15m.

Bị cáo nhiều lần khai: “nhìn thấy con dao này từ trước đó 02 ngày, khi bị cáo đến
phòng anh Bé chơi”

Nhận thấy hung khí gây án không có dấu hiệu hoen dỉ, vẫn trong tình trạng sử dụng
được, không nằm trong nơi sinh sống sinh hoạt. Việc bị cáo khai nhìn thấy 2 ngày
trước và Lúc bị anh Tư đánh ngã vào bụi cỏ bị cáo quơ tay tìm con dao, cất vào trong
áo khoác thiếu hợp lý.

Ngoài ra luật sư bào chữa bị cáo cho rằng bị cáo trong tình huống bị đánh, đe dọa đến
tính mạng, dồn đến đường cùng với tình thế 1 chọi 4, bị cáo đã sử dụng con dao như 1
công cụ phòng thân. Điều này là không đúng, hoàn toàn trái với sự thật khách quan.
Bởi lẽ:

1- Chỉ có anh thiện chở anh tư và bị cáo.

2- Trong suốt quá trình đi xe mô tô anh Thiện không hề có bất kỳ lời nói hành động
nào đe dọa xúc phạm đến bị cáo.

3- Hành vi chống trả của bị cáo là không tương xứng và không đúng tâm lý của người
phòng vệ.

Khi bị ngã xuống, theo phân tích tâm lý như Luật sư bào chữa, nếu bị cáo cho rằng
mình bị đe dọa dồn đến đường cùng thì bị cáo phải đâm ngay khi cầm được con dao
nhưng Bị cáo đã cầm dao cất vào trong người.

Theo Khoản 2 Điều 22 BLHS: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ
quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước,
của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm
phạm các lợi ích nói trên.” Hành vi của bị cáo không thỏa mãn dấu hiệu được cho là
phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

4- Sau khi đâm anh Tư, nếu là một người phòng vệ, bị cáo phải hoảng sợ về hành vi
mình gây ra. Nhưng bị cáo bình tĩnh nói với anh Tư: “Hôm nay mày không chết thì tao
chết”.

Cuối cùng xét thấy việc giám định thương tích lại nhiều lần (2l) bởi viện pháp y quốc
gia (BL136-BL 156). Việc giám định thực hiện theo đúng trình tự thủ tục pháp luật
định. Việc giám định cũng chỉ rõ vết thương, cơ chế hình thành nguyên nhân gây ra vết
thương phù hợp với các chứng cứ, lời khai, biên bản thực nghiệm. Ngay tại phiên toà
có sự tham gia của các giám định viên, VKS cho rằng luật sư bào chữa yêu cầu giám
định lại là không có căn cứ. Đây cũng không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội bị
cáo.

Một lần nữa VKS khẳng định có đầy đủ căn cứ xác định bị cáo phạm tội cố ý gây
thương tích phạm tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134
34

BLHS 2015.

Trên đây là quan điểm tranh luận của đại diện VKS, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.

Đề nghị Luật Sư bào chữa có ý kiến đối đáp, tranh luận với ý kiến của vị đại diện
TP VKS

Kính thưa HĐXX, đối với những vấn đề tranh luận của VKS, LS xin đưa ra quan điểm
đối đáp như sau:

Thứ nhất, VKS cho rằng, bị cáo là người đề xuất anh Tư chở mình đi lấy tiền chứ
không bị ép buộc. Và việc bị cáo chở bị hại đi lấy tiền không được là hành vi lừa dối.

Làm rõ, trong diễn biến vụ việc, có hai lần bị cáo đi cùng anh Nguyễn Trí Tư.

Lần thứ nhất, ở quán Game, do chơi hết số tiền đã vay được của bị hại mà tài sản
cầm cố là chiếc xe

máy nhãn hiệu Lead biển kiểm soát 14Y – 062 15 mượn của anh Nguyễn Trọng Bé.
Lúc này, bị cáo vô cùng có thiện chí trả tiền ngay cho anh Tư. Cụ thể, bị cáo đã
liên hệ trước với người bạn để vay tiền tại Cổng trường cao đẳng công nghiệp ở
xã Yên Thọ nhưng bạn của bị cáo đi vắng, tiếp tục bị cáo đến nhà chú mình gần
trại Hang Son để vay tiền trả cho anh Tư nhưng người chú không có nhà. Tiếp
tục 1 lần nữa, bị cáo chở anh Nam về nhà anh Bé tại gần cầu Hoàng Thạch để
xay tiền trả cho bị hại.
Luật sư Lần thứ hai, bị cáo theo anh Tư từ nhà anh Bé về lại quán Game của anh Tư hứa
Bào chữa trong ngày sẽ trả cho anh Tư ½ số tiền đã vay tương đương 2 triệu đồng. Tại
Vũ Thị Lan sao bị cáo lại theo anh Tư về quán Game. Đặt trong hoàn cảnh ở nhà của anh
Chi Bé, sau khi biết chiếc xe là của anh Bé và anh Bé lấy lại, bị hại Tư có gọi bạn
Tranh luận và nhân viên của quán Game đến nhà anh Bé bao gồm: Khải, Thiện, Huy.
với đại diện Trong tình huống này, bị hại đã tạo áp lực đối với bị cáo để đòi tiền. Để không
VKS làm phiền anh Bé và biết chắc chắn là mình sẽ vay được tiền trả cho anh Tư nên
bị cáo theo anh Tư về lại quán Game.

Khẳng định, bị cáo không hề có ý định lừa dối bị hại. Bị cáo lần thứ nhất chủ động
bảo anh Tư đi cùng mình để lấy tiền trả nhưng không may đối tượng cho bị cáo
vay tiền để trả cho anh Tư đều đi vắng. Lần thứ 2, sau khi nhận được đề xuất về
lại quán Game cùng anh Tư, bị cáo vẫn bình tĩnh, biết chắc chắn trong hôm nay
mình sẽ trả lại được tiền cho anh Tư nên đồng ý theo anh Tư về quán.

Thứ hai, VKS cho rằng hung khí bị cáo sử dụng không có dấu hiệu hoen dỉ, vẫn trong
tình trạng tốt, không nằm trong nơi sinh sống sinh hoạt nên không thể là được tìm thấy
từ trong bụi rậm ven đường là không có căn cứ.

1. Bị cáo tình cờ phát hiện con dao 2 ngày trước, không chứng minh được con dao đó đã
nằm ở vị trí đó bao lâu để đủ xuất hiện dấu hiệu hoen dỉ.

2. Việc 1 con dao xuất hiện ở vị trí này hoàn toàn tình cờ, trùng hợp, không căn cứ có gần
nơi sinh sống sinh hoạt không. Cũng chính vì không gần nơi sinh sống sinh hoạt nên vị
trí con dao không bị ai phát hiện ra. Bị cáo chỉ tình cờ phát hiện.

Thứ ba, VKS cho rằng việc xuất hiện thêm của 3 người Thiện, Khải, Huy cùng Tư
35

không đe dọa đến bị cáo. Cần hiểu rằng, Thiện, Lộc đều là nhân viện tại quán Game
của Tư, nên việc đến nhà anh Bé cùng Khải nhằm mục đích giúp sức anh Tư giải quyết
vấn đề thiếu nợ của anh Thắng. Vậy nên trong tình huống này, bị cáo nhận thức được
hoàn cảnh nguy hiểm mình đang găp phải. Vừa phải đối mặt với Tư, và đồng đội của
Tư. Nếu không có 1 công cụ phòng thân, có thể bị cáo sẽ bị gặp nguy hiểm đến tính
mạng.

Hành vi của bị cáo chứng minh bị cáo chỉ đang phòng vệ trước sự tấn công của bị hại.
Sau khi giấu dao vào trong áo khoác, tay phải của bị cáo vẫn đang giữ cán dao trong
ngực. Bị cáo vừa đứng được dậy sau cú ngã bị bị hại đánh vẫn đang khom người, bị hại
tiếp tục lao vào, theo phản xạ vị hại rút ra lên trực tiếp đâm vào vùng ngực trái của bị
hại khiến bị hại bị thương. Sau khi ý thức được hành vi của mình và với mong muốn tự
vệ trước sự tiếp tục tấn công của bị hại, bị cáo đã chuyển hướng cầm dao, quay mũi
dao về phía mình mà không trực tiếp về bị cáo nên mới gây ra vết thương ở tay trái từ
trước ra sau.

Thứ 4, về kết luận giám định thương tật của bị hại trong 3 bản giảm định. Như đã
chứng minh ở trên, không có căn cứ về tình trạng tổn thương xương sườn số 8 của bị
hại tại hồ sơ bệnh án điều trị của bị hại vào ngày 27/01/2019.

Lưu ý: Luật sư đối đáp xong, VKS có thể tranh luận lại lần nữa, Chủ toạ đề nghị đại
diện VKS, LS cần tranh luận một cách súc tích, tập trung, cách ngắt: vấn đề này đã
được tranh luận, đề nghị vị đại diện VKS (hoặc LS) chuyển sang vấn đề khác
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có tranh luận lại với các ý
kiến đối đáp của đại diện Viện kiểm sát hoặc các ý kiến của các vị Luật sư bào
chữa không?
TP
Lưu ý: Trong TH VKS giữ nguyên quan điểm tranh luận: Đề nghị (VKS/LS) tiếp tục
tranh luận làm rõ vấn đề ….. Đề nghị (VKS/LS) tranh luận tập trung vào vấn đề….
Kính thưa HĐXX, sau khi lắng nghe ý kiến của vị Luật sư bào chữa cho bị
cáo, tôi có một số ý kiến đối đáp, tranh luận như sau:

Thứ nhất, Luật sư cho rằng bị cáo buộc phải lên xe để về quán của anh Nam là
hoàn toàn không đúng.
Luật sư bảo Trong biên bản đối chất giữa anh Tư và bị can Thắng vào hồi 08 giờ 40 phút
vệ bị hại ngày 19/8/2018 bị can Thắng có trình bày rằng : “Việc tôi đi ra xe Thiện và quay về
Trần Văn quán là do tôi tự nguyện, không bị ép buộc gì. Tôi không phải lo sợ và tôi biết là xe đã
Quỳnh
trả cho anh Bé nên tôi đồng ý về quán của anh Nam và sẽ tìm tiền để trả lại cho tôi”
Tranh luận
với LS bào (BL78,79). Việc ngã là do xe bị nghiêng nên cả 2 người bị ngã chứ không có chuyện
chữa anh Tư đánh bị cáo Thắng ngã xuống đường.

Thứ hai, Chúng tôi cho rằng, việc anh Tư dùng tay hoặc chân (nếu có như lời
bị cáo khai báo) đánh thì không thể đe dọa đến tính mạng của bị cáo được, việc xảy ra
xô xát trong cuộc sống là hết bình thường, tôi cũng chưa được chứng kiến hay bắt gặp
trường hợp nào mà chỉ tát 2-3 phát mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng được.
36

Tại thời điểm xảy ra hành vi chỉ có 03 người là anh Thiện, anh Tư và bị cáo
Thắng và chỉ có anh Tư dùng tay tát 2-3 phát vào đầu và mặt bị cáo chứ không có 04
người đánh 1 người.
Chúng ta cần hiểu rằng phòng vệ theo nghĩa đơn giản là phòng giữ, bảo vệ,
chống lại sự xâm phạm. Phòng vệ chính đáng là việc chống lại một cách cần thiết các
hành vi xâm phạm (Khoản 2 Điều 22 BLHS). Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức
khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ
ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn
có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự
chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi xâm hại.

(Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 15/01/1986)


Như vậy, bị cáo cho rằng bị cáo phòng vệ là không khách quan và không đúng
với diễn biến, hành vi phạm tội. Trong trường hợp này lỗi xuất phát từ cả phía bị cáo vì
bị cáo có hành vi lừa dối thân chủ tôi để mượn tiền và không trả tiền cho thân chủ tôi
nên việc thân chủ tôi bực tức có đánh bị cáo 2-3 cái cũng là có cơ sở, đó làm tâm lý hết
sức bình thường.

Thứ ba, xét về mục đích phạm tội. Bị cáo phạm tội với lỗi cố ý nhằm mục đích
cố ý gây thương tích cho thân chủ tôi. Thể hiện qua lời nói và hành động, tôi đã trình
bày trong bài bảo vệ

- Bị cáo nói: “Hôm nay tao đâm chết mày”, “mày tưởng mày đánh ai cũng
được à, hôm nay mày không chết thì tao chết” nhằm mục đích rõ ràng xâm
phạm đến sức khỏe anh Tư;
- Khi bị đâm, anh Tư đã lùi lại tuy nhiên bị cáo Thắng vẫn đuổi theo để đâm
anh Tư với mục đích thực hiện hành vi đến cùng.
Thứ tư, về kết luận giám định thương tích có sự khác nhau về tỷ lệ phần trăm
Gãy xương sườn số 8 cung sau bên trái hiện tại xương đang can, không di lệch là 04%
và 08%. Kết luận này do cơ quan chức năng có thẩm quyền giám định dựa vào thương
tích và các quy định pháp luật có liên quan để xác định tỷ lệ cho nên chúng tôi không
có ý kiến gì thêm.

Vì vậy, tôi cho rằng việc VKS truy tố bị cáo Vũ Đức Thắng theo điểm c Khoản
37

3 Điều 134 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng với tính chất hành vi mà bị cáo gây ra,
cũng góp phần răn đe cho các đối tượng khác.

Luật sư bảo vệ cho bị hại xin kết thúc phần tranh luận của mình. Đề nghị HĐXX tiếp
tục làm việc.

Vị đại diện VKS có ý kiến đối đáp, tranh luận gì thêm không?

VKS: Thưa HĐXX, VKS không có tranh luận gì thêm.

Các vị Luật sư bào chữa cho bị cáo còn ý kiến gì cần được tranh luận với VKS hoặc
với những người tham gia tố tụng khác không?
LSBC: Thưa HĐXX, chúng tôi không có ý kiến gì thêm
Các vị Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại còn ý kiến gì cần được tranh luận
với VKS hoặc với những người tham gia tố tụng khác không?

LSBV: Thưa HĐXX, tôi không có ý kiến gì thêm.

Nếu không ai có ý kiến gì mới để đối đáp tranh luận thêm tôi tuyên bố kết thúc phần
tranh luận, để tiến hành nghị án. Trước khi HDXX vào nghị án, cho phép bị cáo được
nói lời sau cùng:

TP Bị cáo đứng dậy!

Bị cáo nói lời sau cùng:

BC: Thưa HĐXX, sau khi làm việc với cơ quan điều tra, lắng nghe cáo trạng và bản
luận tội của đại diện VKS, bị cáo đã nhận thức được hành vi của bị cáo là vi phạm
pháp luật nhưng bị cáo cho rằng hành vi của bị cáo chưa đến mức phải chịu hình phạt
như VKS đã truy tố. Đề nghị HĐXX xem xét toàn diện, khách quan mọi quan điểm để
đưa ra một phản quyết công bằng, nghiêm minh.

Cho bị cáo tạm ngồi!

Tòa tiến hành nghị án. Giao bị cáo cho lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp quản lý trong
thời gian Tòa nghị án.

Thư ký phiên tòa tiếp tục duy trì ổn định trật tự phiên tòa trong suốt thời gian HĐXX
vào nghị án.

You might also like