You are on page 1of 7

Họ và tên: Ngô Mẫn Nghi

Lớp: 22DLD01 Mã số sinh viên:2221004394

Buổi 1: Xét xử vụ án tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy

Bài thu hoạch môn luật hình sự


I. Trình tự thủ tục xét xử tại phiên tòa
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: do Thư ký tòa án thực hiện- theo điều 300
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021
+ Kiểm tra sự có mặt của các người được tòa án triệu tập ( nếu có người
vắng mặt phải nêu lý do)

+ Yêu cầu người trong phòng xử án đứng lên để khai mạc phiên tòa

+ Cho giải bị cáo vào để chuẩn bị khai mạc phiên tòa

+ Phổ biến nội quy phiên tòa ( về trang phục, phải nghiêm túc, chấp hành
kiểm tra an ninh)

2. Khai mạc phiên tòa- theo Điều 301 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đọc tuyên bố khai mạc phiên tòa và quyết
định đưa vụ án ra xét xử
 Hình thức xét xử
 Đọc sơ lược qua thông tin và tội danh của bị cáo
 Công bố xét xử công khai
 Giới thiệu những người tiến hành tố tụng
 Giới thiệu người tham gia tố tụng khác
+ Thư ký toà án báo cáo hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những
người được toà án triệu tập và lý do vắng mặt

+Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên
toà theo giấy triệu tập của toà án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và
nghĩa vụ của họ. Việc kiểm tra căn cước của những người được triệu tập và
có mặt tại phiên toà được tiến hành như sau:

- Đối với bị cáo:

 Hỏi rõ về họ tên, tên khác hay bí danh khác; ngày, tháng, năm
sinh; nơi sinh; nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi
tạm trú); nghề nghiệp; trình độ văn hoá; hoàn cảnh gia đình (bố,
mẹ, vợ hoặc chồng, con); tiền án, tiền sự; ngày bị tạm giữ, tạm
giam.
 Thẩm phán phổ biến các bị cáo những quyền và nghĩa vụ của
mình.
+Thẩm phán hỏi những người tham gia tố tụng có muốn thay đổi người tiến
hành tố tụng không. Nếu người tham gia tố tụng có đề nghị thay đổi người
tiến hành tố tụng thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

3. Thủ tục tranh tụng:


a) Thủ tục xét hỏi: từ Điều 306 đến Điều 319 BLTTHS 2015 sửa đổi bổ
sung 2021

- Công bố cáo trạng:điều 306 BLTTHS 2015 sửa đổi bổ sung 2021

Kiểm sát viên: đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung để làm
cơ sở tiến hành xét hỏi

 Kiểm sát viên thuật lại diễn biến của vụ việc


 Đưa ra cơ sở pháp lý để buộc tội các bị cáo
 Kiểm sát viên nhắc lại kết quả thẩm tra của thẩm phán
 Kiểm sát viên đưa ra những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của
các bị cáo
- Trình tự xét hỏi: điều 307 BLTTHS 2015 sửa đổi bổ sung 2021
+Đại diện viện kiểm sát thông qua bản cáo trạng
+ Thẩm phán yêu cầu bị cáo thuật lại vụ việc để xác định đầy đủ những tình
tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người ( ngày hôm đó làm
gì, ở đâu, với ai,…)

+ Thẩm phán tiến hành điều hành việc xét hỏi các bị cáo. Bị cáo trình bày ý
kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án.

+ Sau khi xét hỏi xong thì thẩm phán tiếp tục mời hội thẩm nhân dân tham
gia xét hỏi.

- Hỏi bị cáo: điều 309 BLTTHS 2015 sửa đổi bổ sung 2021

+Hội đồng xét xử hỏi riêng từng người

b) Thủ tục tranh luận tại phiên tòa:

Được quy định nhằm đảm bảo cho đại diện viện kiểm sát và những người
tham gia phiên toà được phân tích, đánh giá chứng cứ của vụ án góp phần đề ra
những biện pháp xử lí phù hợp với pháp luật.

- Kiểm sát viên trình bày lời luận tội: (điều 321 BLTTHS 2015, Sửa đổi bổ
sung 2021)

 Trình bày lời luận tội và đây là cơ sở tranh luận và bảo đảm tranh luận
dân chủ tại phiên toà.
 Về mặt nội dung của bản luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan,
toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô
tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu
quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ
án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS, những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt
hại, xử lí vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm
tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
 Đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp.
 Đại diện viện kiểm sát đề nghị khung hình phạt như sau:
Đối với bị cáo Hiệp: 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù: tội tàng trữ trái phép chất
ma túy; 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù: tội mua bán ma túy; trả lợi điện thoại iphone
màu hồng, số tiền 607 nghìn đồng; nộp lại 250 nghìn đồng đã thu được khi bán
mua túy cho Phương.

Đối với bị cáo Phượng: 1 năm 6 tháng đến 2 năm: tội tàng trữ trái phép
chất ma túy.

Đối với bị cáo Thiện: 1 năm 3 tháng đến 1 năm 6 tháng: tội tàng trữ trái
phép chất ma túy; trả lại 2 điện thoại (1 samsung+ 1 nokia), và bị tịch thu xe máy.

- Tranh luận tại phiên tòa: ( điều 322 BLTTHS 2015, sửa đổi bổ sung 2021)

1. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày
ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm
sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm
dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm
tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề
nghị của mình.

2. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến
cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác
tại phiên tòa.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

3. Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều
kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố
tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến
không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của
người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa
được Kiểm sát viên tranh luận.

4. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát
viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để
đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp
nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải
nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.

- Bị cáo nói lời sau cùng: (điều 324 BLTTHS 2015, sửa đổi bổ sung 2021)

1. Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ
tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời
sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có
ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại
việc hỏi. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày
những điểm không liên quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời
gian đối với bị cáo.

4. Nghị án và tuyên án
a. . Nghị án (điều 326 BLTTHS 2015, sửa đổi bổ sung 2021)

+ Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận và quyết định bản án

+ Bị cáo trở lại phòng tạm giam

+ Thư ký yêu cầu đứng lên để thẩm phán đọc bản án

b. Tuyên án ( điều 327 BLTTHS 2015, sửa đổi bổ sung 2021)


Chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của hội đồng xét xử đọc
bản án, cùng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Trường hợp
bản án quá dài, chủ toạ phiên toà có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án
phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định của bản án

 Theo bản án, thẩm phán tuyên bố khung hình phạt cho các bị cáo
Đối với bị cáo Hiệp: phạt 2 năm tù tội mua bán ma túy, 1,6 năm tù tội tàng trữ trái
phép chất ma túy; 20 triệu đồng tiền hình phạt bổ sung; 200 nghìn đồng tiền án phí (ngày
bắt tạm giam là ngày 17/10/2022)

Đối với bị cáo Phượng: 1 năm 6 tháng tù tội tàng trữ trái phép chất ma túy; 200
nghìn đồng tiền án phí ( ngày bắt tạm giam là ngày 14/10/2022)

Đối với bị cáo Thiện: 1 năm 3 tháng tù tội tàng trữ trái phép chất ma túy; 200
nghìn đồng tiền án phí ( ngày bắt tạm giam là ngày 14/10/2022)

6.Thẩm phán tuyên bố kết thúc phiên tòa


+ Các bị cáo bị đưa lại về phòng tạm giam chờ đưa về phòng giam

II. Cảm nghĩ sau khi dự phiên tòa:


Đây là lần đầu tiên em được tham gia một phiên tòa xét xử thực tế. Em đã được
tận mắt chứng kiến cảnh xét xử một vụ án thật sự là như thế nào và học hỏi được
nhiều kinh nghiệm hơn để sau này có thể áp dụng vào ngành học hiện tại của em.
Khi được tham gia phiên tòa, em cảm thấy yêu thích ngành học mà mình đã chọn
hơn và hiểu được sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
Nhìn chung thủ tục phiên tòa được xét xử trình tự thủ tục theo đúng quy định của
pháp luật hiện hành, đảm bảo tính nghiêm minh, có căn cứ và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các bên.
Về phần bị cáo, về mức phạt em thấy đã rất hợp lý. Và mức tuyên án trên đã là
mức án xứng đáng nhất cho những hành vi coi thường pháp luật, bất chấp kỷ
cương phép nước. Từ đó vừa có tính chất giáo dục, vừa đảm bảo tính răn đe của
pháp luật đối với những kẻ có ý định phạm tội và cả đối với bản thân bị cáo .

Thông qua việc tham gia xem thực tế xét xử tại toà án, giúp em hình thành
trong bản thân một ý thức rằng phải luôn sống và làm việc theo pháp luật, để bản
thân không gây nên những hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép làm ảnh
hưởng đến chính bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Em cảm thấy thật sự rất biết
ơn cô Khuê, mặc dù chỉ gắn bó với cô trong một khoản thời gian vô cùng ngắn
ngủi nhưng cô đã nhiệt tình hỗ trợ cũng như tạo mọi điều kiện, môi trường thuận
lợi nhất để em và lớp có thể học tập và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới để phục
vụ cho cuộc sống và công việc trong tương lai.

You might also like