You are on page 1of 5

KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THẨM PHÁN,KIỂM SÁT VIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BỘ MÔN HÌNH SỰ

HƯỚNG DẪN DIỄN ÁN HÌNH SỰ

1. Mục đích và yêu cầu


1.1 Mục đích: Diễn án hình sự giúp học viên nắm được trình tự, thủ tục, kỹ năng
tham gia phiên tòa thông qua việc đóng vai và thực hành kỹ năng nghề nghiệp của
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nói chung và luật sư nói riêng tại phiên
tòa hình sự giả định.
1.2. Yêu cầu
* Yêu cầu đối với giảng viên
Giảng viên hướng dẫn học viên cách thức triển khai một phiên tòa hình sự giả
định và đưa ra nhận xét, đánh giá đối với buổi diễn án sau khi học viên đã nộp bài thu
hoạch và nhận xét về buổi diễn án. Giảng viên tiến hành chấm điểm theo quy định của
bộ môn.
* Yêu cầu đối với học viên
- Chuẩn bị trước bài thu hoạch diễn án;
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan (Văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, hồ
sơ tình huống diễn án…);
- Có bài thu hoạch diễn án trước khi diễn án.
- Nộp bài thu hoạch diễn án và phần nhận xét diễn án cho giảng viên hướng dẫn
sau khi kết thúc diễn án
- Không diễn án theo kịch bản, các vai diễn độc lập với nhau.
- Chuẩn bị trang phục theo vai diễn ( mượn trang phục vai diễn tại Phòng Quản
trị)
Chú ý: Các học viên được phân vai diễn án thực hiện phần việc của mình và
không cần viết nhận xét diễn án (vẫn nộp phần thu hoạch đã chuẩn bị trước); Các học
viên còn lại theo dõi buổi diễn án, phải viết nhận xét về buổi diễn án. Thời gian nộp
bài thu hoạch diễn án và nhận xét về buổi diễn án là sau buổi diễn án kết thúc 15 phút.
2. Công việc chuẩn bị
2.1. Yêu cầu chung
- Ban cán sự lớp phân công các tổ diễn án dựa trên danh sách lớp. Tổ trưởng các
tổ diễn án được phân công sẽ phải cử người trong nhóm mình đóng vai người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng và lập danh sách vai diễn trước
- Các học viên nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị bài thu hoạch diễn án trước buổi
diễn án. Tất cả các học viên, kể cả học viên được phân công vai diễn, đều phải
làm bài thu hoạch diễn án.
2.2 Yêu cầu đối với bài thu hoạch diễn án
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ diễn án đã được phân công trước, học viên phải thể
hiện những nội dung sau trong bài viết thu hoạch diễn án:
- Tóm tắt nội dung vụ án;
- Dự kiến kế hoạch hỏi của Thẩm phán/Kiểm sát viên/Luật sư;
- Soạn thảo bản án /Soạn thảo bản luận tội / Viết bản luận cứ bào chữa hoặc bảo
vệ cho thân chủ mà mình lựa chọn.
Bài viết thu hoạch diễn án đánh máy trên file word (doc hoặc docx), giãn dòng
đơn, font Time New Roman, cỡ chữ 13, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2cm và lề
dưới 2 cm.
Lưu ý: Học viên có thể tùy chọn kỹ năng của một trong ba chức danh nghề
nghiệp để viết bài thu hoạch. Ví dụ: học viên lựa chọn kỹ năng của thẩm phán sẽ
dự kiến kế hoạch xét hỏi của thẩm phán và soạn thảo bản án.
Riêng đối với Học viên tham gia diễn án đóng vai Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Luật sư thì bài thu hoạch phải tương ứng chức danh mà mình đóng vai. Ví dụ :
Học viên đóng vai luật sư trong bài thu hoạch phải có kế hoạch hỏi của luật sư và
bản luận cứ bào chữa hoặc bảo vệ cho thân chủ mà mình lựa chọn.
2.3 Yêu cầu đối với bài nhận xét diễn án
Ngoài việc nhận xét các vai diễn về tác phong nghề nghiệp, việc thực hiện trình
tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa, các học viên phải viết nhận xét về kỹ năng, cách xử lý
tình huống của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại phiên tòa và nội dung tranh tụng
tại phiên tòa.
Đối với các học viên đảm nhận các vai diễn tại buổi diễn án thì không phải viết
bản nhận xét diễn án.
Bản nhận xét diễn án đánh máy trên file word (doc hoặc docx) hoặc viết tay tối
thiểu là 02 trang.
3. Thực hành diễn án
3.1 Vai thư ký
- Ổn định trật tự phiên tòa.
- Yêu cầu những người được tòa án triệu tập xuất trình giấy tờ tại bàn thư ký.
- Yêu cầu những người được tòa án triệu tập ngồi đúng vị trí
- Phổ biến nội quy phiên tòa
- Mời hội đồng xét xử (HĐXX) vào phòng xử án, yêu cầu mọi người trong phòng xử
án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án.
- Báo cáo danh sách những người được tòa án triệu tập khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu
(có mặt, vắng mặt, lý do vắng mặt).
3.2 Vai Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa
- Điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên tòa: Các nội dung chính như:
+ Tuyên bố khai mạc phiên tòa, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Yêu cầu thư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa (có mặt,
vắng mặt, lý do).
+ Tiến hành kiểm tra căn cước và phổ biến quyền, nghĩa vụ cho bị cáo; đề nghị người
làm chứng đọc lời cam đoan khai đúng sự thật.
+ Giới thiệu về thành phần HĐXX, kiểm sát viên, luật sư.
+ Hỏi ý kiến KSV và những người tham gia tố tụng về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Giải quyết các ý kiến (nếu có)…
- Điều khiển phần xét hỏi tại phiên tòa: Các nội dung chính như:
+ Đề nghị kiểm sát viên công bố bản cáo trạng, hỏi ý kiến bị cáo về nội dung bản cáo
trạng mà kiểm sát viên đọc có giống với bản cáo trạng bị cáo nhận được không?
+ Tiến hành xét hỏi những người tham gia tố tụng và điều khiển nội dung phần xét hỏi:
yêu cầu Hội thẩm tham gia xét hỏi/ yêu cầu KSV tham gia xét hỏi/ Yêu cầu Luật sư
tham gia hỏi.
- Điều khiển phần tranh tụng tại phiên tòa: Các nội dung chính như:
+ Đề nghị Kiểm sát viên trình bày luận tội, đề nghị luật sư trình bày bài bào chữa, bài
bảo vệ.
+ Điều khiển phần tranh luận, đối đáp….
- Điều khiển phần nghị án, tuyên án tại phiên tòa
3.3 Vai Kiểm sát viên (KSV)
- KSV phải vào vị trí ngồi của mình trước khi HĐXX vào phòng xử án
- Đưa ra các ý kiến và quan điểm giải quyết vụ án trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
theo yêu cầu của Chủ tọa phiên tòa;
- Trình bày bản cáo trạng, tiến hành xét hỏi tại phiên tòa theo sự điều khiển của chủ
tọa phiên tòa;
- Trình bày luận tội theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa;
- Tham gia đối đáp tại phiên tòa;
3.4 Vai các hội thẩm
- Chuẩn bị trước các câu hỏi.
- Tiến hành hỏi theo sự điều khiển của chủ tọa.
3.5. Vai Luật sư (LS)
- LS phải xuất trình giấy giới thiệu tại bàn thư ký.
- Kiểm tra lại kế hoạch hỏi, luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ cho thân chủ
- Chuẩn bị ý kiến đối với phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuẩn bị trước các tài liệu,
chứng cứ mới (nếu có) để xuất trình trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
- Tiến hành hỏi khi được chủ tọa yêu cầu.
- Trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ cho thân chủ khi được chủ tọa yêu cầu.
- Tiến hành đối đáp với các bên...
3.6 Các vai khác (bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan…).
Thực hiện công việc theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa…
4. Đánh giá diễn án
Giảng viên hướng dẫn diễn án sẽ chấm bản thu hoạch, bản nhận xét diễn án đã
nộp cho giảng viên. Giảng viên hướng dẫn diễn án sẽ trực tiếp chấm điểm các vai diễn
tại buổi diễn án. Trên cơ sở thực hiện các vai diễn, tính chất phức tạp hay đơn giản của
các vai diễn mà giảng viên cho điểm. Điểm tối đa cho bài thu hoạch diễn án là 5 điểm,
điểm tối đa cho bài nhận xét diễn án là 5 điểm.
Điểm diễn án là tổng của 2 đầu điểm nêu trên, tối đa là 10 điểm. Học viện Tư
pháp nghiêm cấm mọi hành vi sao chép bài của nhau và của các bài từ khoá trước (nếu
sao chép mà bị phát hiện sẽ bị điểm 0 cho bài thu hoạch/ hoặc nhận xét diễn án).
Việc vắng mặt, có mặt tại buổi diễn án thực hiện theo Quy chế Đào tạo và công
tác học viên của Học viện Tư pháp.
BỘ MÔN HÌNH SỰ
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

Môn: …………
Mã số hồ sơ số:……….
Diễn lần:…..........
Ngày diễn:……...
Giáo viên hướng dẫn:…..

Họ và tên:
Sinh ngày….tháng….năm….
SBD……. Lớp:…….

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm

You might also like