You are on page 1of 3

Danh sách tổ 3:

1. Nguyễn Chí Linh


2. Lê Quốc Lợi
3. Sử Khắc Hoàng Long
4. Bùi Thế Lữ
5. Châu Thiên Diễm My
6. Nguyễn Thị Hoàng Oanh
7. Trần Thị Thu Phương
8. Lê Trung Quân (Tổ trưởng)
9. Lương Hoàng Quốc
10. Nguyễn Thanh Sanh
11. Lê Hoàng Sơn
12. Đỗ Hương Quỳnh

BÀI TẬP
ĐỐI VỚI HỒ SƠ ÔNG LÊ VĂN THƯƠNG

Câu hỏi (tổ 3 thực hiện): xác định và nêu căn cứ pháp lý của những nội dung sau:
- Đối tượng khởi kiện;
- Đương sự trong vụ kiện;
- Thời hiệu khởi kiện;
- Yêu cầu giải quyết trong vụ kiện;
- Thời hạn giải quyết vụ án sơ thẩm và phúc thẩm;
- Thẩm quyền giải quyết vụ án sơ thẩm và phúc thẩm;
- Văn bản pháp luật làm căn cứ giải quyết vụ án.
Bài làm:
1. Xác định đối tượng khởi kiện:
Đối tượng khởi kiện là: Quyết định hành chính số 1455/QĐ-XPHC ngày 26/3/2014
của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận
chuyển, kinh doanh hàng cấm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Quyết định
hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ
chức đó ban hành quyết định về cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Quyết định hành chính bị
kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi,
hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung
làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Do Quyết định số 1455/QĐ-XPHC ngày 26/3/2014 do Chủ tịch UBND thành phố
Hồ Chí Minh ban hành xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Thương, quyết định
này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Lê Văn Thương nên quyết định
hành chính này là đối tượng khởi kiện.
2. Xác định đương sự trong vụ kiện này bao gồm:
- Người khởi kiện là ông Lê Văn Thương;
- Người bị kiện là Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: không có người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: đương sự bao gồm
người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Người khởi kiện là
cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là
danh sách cử tri).
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Người bị kiện là cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh
sách cử tri bị khởi kiện.
3. Xác định thời hiệu khởi kiện:
Thời hiệu khởi kiện là 01 năm tính từ ngày 28/3/2014 (ngày ông Lê Văn Thương
nhận được Quyết định số 1455/QĐ-XPHC ngày 26/3/2014 do Chủ tịch UBND thành phố
Hồ Chí Minh ban hành)
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Thời hiệu
khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Do đó, tháng 11/2014 ông Thương nộp đơn khởi kiện và được Tòa án thụ lý là đúng
thời hiệu được quy định.
4. Xác định yêu cầu giải quyết trong vụ kiện:
Ông Lê Văn Thương yêu cầu Tòa án giải quyết: hủy Quyết số 1455/QĐ-XPHC ngày
26/3/2014 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh hàng cấm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.
Do đó, ông Lê Văn Thương yêu cầu Hội đồng xét xử: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu
khởi kiện, tuyên hủy toàn bộ quyết định số 1455 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí
Minh là trái pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính.
5. Xác định thời hạn giải quyết vụ án sơ thẩm và phúc thẩm:
5.1. Đối với vụ án hành chính sơ thẩm thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng
kể từ ngày thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật tố tụng hành chính.
Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể
quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này (khoản 3 Điều 130 Luật tố tụng hành chính).
5.2. Trong trường hợp bản án hành chính sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì
thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 221 Luật tố tụng hành chính.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án
cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều
này, nhưng không được quá 30 ngày (quy định tại khoản 2 Điều 221 Luật tố tụng hành
chính).
6. Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án sơ thẩm và phúc thẩm:
Trước hết, Quyết định số 1455/QĐ-XPHC ngày 26/3/2014 của Chủ tịch UBND
thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh
hàng cấm thuốc lá điếu ngoại nhập lậu xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật tố
tụng hành chính.
Do đó, Quyết số 1455/QĐ-XPHC ngày 26/3/2014 do Chủ tịch UBND thành phố Hồ
Chí Minh ban hành thì do Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vụ án hành
chính sơ thẩm theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 Luật tố tụng hành chính.
Trong trường hợp bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì thẩm quyền giải quyết vụ án do Tòa án nhân dân
cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm quy định tại khoản 1
Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
5. Văn bản pháp luật làm căn cứ giải quyết vụ án:
- Luật tố tụng hành chính 2015;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/08/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa
án;

You might also like