You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN 01


HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Đề số 01. Phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của
Luật Tố tụng hành chính hiện hành.

MỞ ĐẦU
Một trong những đặc quyền của cơ quan nhà nước đó chính là quyền ban hành
các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính đó. Tuy
nhiên, chính bởi đó là đặc quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên ranh giới
giữa đúng thẩm quyền và lạm quyền là rất mong manh. Thực trạng giải quyết ở tòa
án hiện nay cho thấy có rất nhiều đơn khởi kiện vụ án hành chính về các quyết định
chưa phù hợp của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên có rất nhiều vụ án không được thụ
lý bởi vì sai quy định về điều kiện khởi kiện. Chính vì vậy trong bối cảnh xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay thì việc nắm rõ các quy định của
pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là rất cần thiết.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về khởi kiện vụ án hành chính.
1.1. Khái niệm về vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ
chức, cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi
tích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tố tụng hành
chính.
1.2 Khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính có thể hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hay
công chức theo quy định của pháp luật Tố tụng hành chính chính thức yêu cầu Tòa

Trang 1
án thụ lý vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của
người mà họ đại diện bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành
chính,... quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại
trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc việc lập danh sách cử tri.
2. Phân tích điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
2.1 Điều kiện về đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3,
4, 5, 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Cụ thể:
+ Quyết định hành chính (quyết định hành chính): Một quyết định hành chính
được xem là đối tượng của khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn quy định của
pháp luật. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể (khoản 1 Điều 3).
 Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà
quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (khoản 2 Điều 3).
 Như vậy ta hiểu rằng, quyết định hành chính được ban hành bằng văn bản bởi
các chủ thể có thẩm quyền, hoặc các cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước để
thực hiện, tác động và áp dụng đối với một, đối tượng cụ thể, phải xác định được
trên thực tế. Và quyết định đó đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá
nhân, tổ chức. Việc ảnh hưởng này cũng phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ
thể khởi kiện về tính trái pháp luật của quyết định hành chính, theo đó, khởi kiện là
một phương thức hữu hiệu  để họ tự bảo về mình. Các cá nhân, tổ chức này tự định
đoạt việc khởi kiện thể hiện họ tự tay ký vào đơn khởi kiện chứ không phải do sự ép
buộc, cưỡng ép bởi chủ thể khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định hành
chính đều được khởi kiện mà trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 30, đó là
các quyết định thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an

Trang 2
ninh, ngoại giao; trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng; quyết định mang tính nội bộ. Quy định như vậy nhằm bảo vệ
bí mật quốc gia, nội bộ cũng như giúp việc tiến hành giải quyết vụ án trở nên nhanh
chóng, khách quan hơn.
+ Hành vi hành chính (hành vi hành chính): được xem là đối tượng khởi kiện
phải thỏa mãn các điều kiện chặt chẽ của pháp luật. Hành vi hành chính là hành vi
của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính
nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật (khoản 3 Điều 3).
 Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành
vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân (khoản 4 Điều 3).
Như vậy, hành vi hành chính được xảy ra trong lĩnh vực hành chính, nó tồn tại
dưới dạng hành động và không hành động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức
năng, thẩm quyền thực hiện, và chính hành vi đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chúng ta có thể hiểu
rằng sự ảnh hưởng đó chính là ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ thể bị hành vi trực
tiếp xâm phạm, có sự xâm phạm mới có thể khởi kiện. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này
cũng phụ thuộc chủ quan vào ý chí của các chủ thể, do đó có nhiều trường hợp hành
vi đó là đúng nhưng vẫn bị khởi kiện. Sự khởi kiện này là do các cá nhân, tổ chức
đó định đoạt việc kiện, tự nguyện ký vào đơn kiện.
Cũng như quyết định hành chính, không phải tất cả các hành vi hành chính đều
được khởi kiện mà theo khoản 1 Điều 30 những hành vi hành chính có nội dung
như những quyết định hành chính không được khởi kiện, thì những hành vi hành
chính đó cũng không được khởi kiện.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 “Quyết
định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền
quản lý của mình.” Công chức là những người được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ
công chức 2010, việc người đứng đầu cơ quan tổ chức áp dụng biện pháp kỷ luật

Trang 3
buộc  thôi việc là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với họ, do vậy pháp luật trao cho
họ quyền được khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Tuy nhiên, cũng căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 30 thì công chức chỉ
được “Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống” . Như vậy, chỉ những quyết định của Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống thì mới là điều cần cần và đủ để Tòa có thể
xem xét đơn kiện và có thể thụ lý đơn của người đi kiện.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh :
Quyết định này được nhắc tới khoản 3 Điều 30, quy định tại khoản 2 Điều 115 cũng
là một đối tượng mới của khởi kiện, tuy nhiên đối với quyết định này chúng ta chú ý
rằng nó chỉ được khởi kiện mà không bị khiếu nại. Vụ việc cạnh tranh do Bộ trưởng
bộ công thương quy định, và quyết định này do Chủ tịch hội đồng cạnh tranh ban
hành.
+ Danh sách cử tri: Danh sách cử tri cũng là một đối tượng khởi kiện mới
được quy định tại Luật Tố tụng hành chính năm 2015, quy định tại khoản 3 Điều
115. Danh sách cử tri gồm danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân .
Mặc dù Luật Tố tụng hành chính năm 2015 không loại trừ quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ ra khỏi các loại
việc là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên theo Điều 31, 32 của Luật
thì không xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, đương nhiên
các quyết định hành chính, hành vi hành chính này không thể là đối tượng của khởi
kiện vụ án hành chính. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 116 về thời hiệu khởi kiện, thì đối
tượng khởi kiện có thể là quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc lần 2.
2.2 Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Về điều kiện chủ thể khởi kiện được quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 54
của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Theo đó, việc xác định cá nhân, tổ chức có
quyền khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc xem xét cá nhân,
tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị kiện hay không. Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền

Trang 4
khởi kiện vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, danh sách bầu cử
Đại biểu quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quyết định kỉ luật buộc thôi
việc. Tuy nhiên, để quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức được
hiện thực hóa thì quyền khởi kiện phải được thực hiện bởi những chủ thể có năng
lực hành vi tố tụng hành chính. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng
bằng chính hành vi của mình cá nhân thực hiện quyền và các nghĩa vụ hành chính
được pháp luật hành chính thừa nhận. Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ
có thể được thực hiện bởi người có quyền khởi kiện vụ án hành chính hoặc người
đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính với điều kiện người đó đảm
bảo năng lực hành vi tố tụng hành chính. Người đại diện của người có quyền khởi
kiện vụ án hành chính bao gồm: người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện
theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện vụ án
hành chính bao gồm: cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người
chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự, người đứng đầu của
người khởi kiện là cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tại Điều 60 xác định người đại diện
của người khởi kiện bao gồm:
- Cha mẹ đối với con chưa thành niên;
- Người giám hộ đối với người được giám hộ;
- Người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc theo quy
định của pháp luật;
- Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
- Tổ trưởng tổ hợp tác đối với hợp tác xã;
- Những người khác theo quy định của pháp luật.
Để khởi kiện vụ án hành chính thì cá nhân, tổ chức phải có quyền và lợi ích
hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính,
hành vi bị kiện và việc khởi kiện phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành
vi tố tụng hành chính. Cá nhân thực hiện hành vi khởi kiện vụ án hành chính phải
bảo đảm năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 54 Luật Tố
tụng hành chính năm 2015. Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi khởi kiện vụ án

Trang 5
hành chính bao gồm: cá nhân có quyền khởi kiện từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi
dân sự; cah mẹ người đỡ đầu; người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, người được người có quyền khởi kiện ủy
quyền.
Ltố tụng hành chính không phân biệt giữa chủ thể có quyền khởi kiện với chủ
thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ quy định chung: người khởi
kiện. Và cách định nghĩa người khởi kiện theo Luật tố tụng hành chính hiện hành
không rõ ràng, theo khoản 6 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 người khởi
kiện là người khởi kiện… Bởi vậy khi xem xét điều kiện khởi kiện với tư cách là
chủ thể khởi kiện chúng ta cần tuân thủ và vận dụng linh hoạt các quy định ở: khoản
8 Điều 3, Điều 5, khoản 1 Điều 9, Điều 54 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
2.3 Điều kiện về phương thức khởi kiện
Phương thức khởi kiện có thể hiểu là việc các chủ thể có quyền lựa chọn các
cách thức khác nhau để khởi kiện. Phương thức khởi kiện được quy định tại Điều
115. Nếu đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc thì theo khoản 1 Điều 115, thì cá nhân, tổ chức được lựa
chọn một trong 3 cách sau:
- Khởi kiện ngay khi nhận được quyết định hành chính, hoặc bị hành vi hành
chính xâm hại
- Khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 mà không
đồng ý hoặc hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 1 mà không được giải quyết.
- Khởi kiện khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 mà không
đồng ý hoặc hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 2 mà không được giải quyết.
Nếu đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh thì theo khoản 2 Điều 115 thì cá nhân, tổ chức chỉ có quyền khởi
kiện quyết định này mà không có quyền khiếu nại.
Nếu đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri, theo khoản 3 Điều 115 quy
định “Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã
khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo
quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó”.

Trang 6
2.4 Điều kiện về hình thức, thủ tục khởi kiện
Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định việc khởi kiện phải được thực hiện
bằng văn bản. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Tố tụng hành chính năm
2015.
Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải
ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân, ở phần cuối đơn cá nhân phải kí tên hoặc điểm
chỉ.
Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm
hộ đơn khởi kiện. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa
chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện
hợp pháp phải kí tên hoặc điểm chỉ.
Cá nhân là người có năng lực chủ thể nhưng bản thân là người không biết chữ,
không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khiếu nại, không thể tự mình kí tên,
điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện với điều kiện người đó là
người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, kí xác nhận vào
đơn khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan,
tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm họ đơn khởi kiện vụ án hành
chính. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của cơ
quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức
đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải kí tên và
đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì
việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Đơn khởi kiện phải có nội dung chính được quy định tại Điều 118. Kèm theo
đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện bị xâm hại. Trường hợp vì lí do khách quan mà người khởi kiện
không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp

Trang 7
tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Các
tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo
quy định của Tòa án trong qua trình giải quyết vụ việc.
2.5 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính được quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức,
cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền
khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: 01
năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;từ ngày nhận được
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết
thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết
khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. Cách xác
định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính được quy định khá cụ thể và chi tiết tại Luật Tố tụng hành chính năm
2015. Tuy nhiên, theo quy định về thời hiệu khởi kiện đối với quyết định giải quyết
khiếu nại là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu hoặc làn thứ 2; thì thực tế đặt ra vấn đề: Nếu trường hợp nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại mà không muốn khởi kiện quyết định giải
quyết khiếu nại, chỉ muốn khởi kiện quyết định hành chính ( giải quyết vụ việc ban
đầu) thì thời điểm tính thời hiệu có được tính từ khi nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại hay không? Đây cũng là vấn đề cần được giải thích chính thức bởi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh tình trạng mất quyền khởi kiện vì hết thời
hiệu khởi kiện.
- Yêu cầu về gửi đơn kiện đến tòa thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án
Theo quy định của pháp luật thì việc khởi kiện chỉ có thể được thực hiện và
bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều
31 và 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Mặc dù tuân thủ các điều kiện như đã
phân tích ở trên, nhưng cá nhân khởi kiện lại gửi đơn khởi kiện đến Tòa án không

Trang 8
có thẩm quyền thì đơn khởi kiện không được thụ lí, vụ án hành chính không được
giải quyết. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến Tòa án
có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp
tại Tòa án; gửi qua dịch vụ bưu chính; gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử
của Tòa án, nếu Tòa án đã có Cổng thông tin riêng của Tòa.
Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền thì
ngày khởi kiện là ngày nộp đơn. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn trực tuyến thì
ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án có
thẩm quyền thông qua dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày có dấu của tổ
chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm
theo dấu bưu chính gửi đến thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức
bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức bưu chính;
trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án
nhận được đơn khởi kiện do tổ chức bưu chính gửi tới. Trường hợp chuyển vụ án
cho Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và Điều 65 thì ngày khởi kiện là
ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án thụ lí nhưng không đúng thẩm quyền và được
xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 120 Luật Tố tụng hành chính
2015.
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn, việc hiểu và áp dụng đúng pháp luật tố tụng hành chính về
điều kiện khởi kiện có một ý nghĩa rất quan trọng. Nắm rõ được điều kiện khởi kiện
sẽ giúp cho quyền lợi của chúng ta được bảo vệ hơn, việc khởi kiện thuận lợi hơn
tránh tình trạng đơn khởi kiện không được thụ lý dẫn đến mất quyền lợi. Và việc
các cơ quan có thẩm quyền nắm rõ quy định về điều kiện khởi kiện sẽ giúp cho việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được đảm bảo. Góp phần xây dựng xã hội ổn định,
phát triển.

Trang 9

You might also like