You are on page 1of 11

Đề 1: Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành khởi

kiện vụ
án dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị?
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG......................................................................................................................... 1
1. Một số vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án dân sự.........................................................1
1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự.........................................................................1
1.2. Đặc điểm của khởi kiện vụ án dân sự....................................................................1
2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về khởi kiện vụ án dân sự...............2
2.1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự..........................................................................2
2.2. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự............................................................................3
2.3. Hình thức và thủ tục khởi kiện..............................................................................4
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự và một số kiến nghị...............4
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự.........................................4
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án dân sự..5
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................7
MỞ ĐẦU

Trong quá trình tham gia các quan hệ dân sự, quyền lợi hợp pháp của các
chủ thể có thể bị xâm phạm. Để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, pháp luật đã
có quy định về những biện pháp bảo đảm quyền của chủ thể, trong đó có biện
pháp khởi kiện vụ án dân sự. Việc nghiên cứu các quy định về khởi kiện vụ án dân
sư theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là hết sức cần thiết. Do đó, bài viết đã lựa
chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành khởi kiện vụ án dân sự, thực tiễn áp dụng và đề xuất, kiến nghị?”.
NỘI DUNG

1. Một số vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án dân sự

1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể
khác theo quy đính của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án có thẩm quyền
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích công
cộng và lợi ích của Nhà nước trong trường hợp lợi ích đó bị xâm phạm hay có
tranh chấp với chủ thể khác1. Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi tố tụng đầu tiên
của chủ thể có quyền lợi hoặc người đại diện của họ làm phát sinh các quan hệ
pháp luật tố tụng dân sự.

1.2. Đặc điểm của khởi kiện vụ án dân sự

Thứ nhất, khởi kiện là cơ sở làm phát sinh thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ
án dân sự tại Tòa án. Khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện thông qua hành vi
nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền của chủ thể có quyền và lợi ích bị
xâm phạm hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Nếu không có hoạt
động này sẽ không có vụ án dân sự được giải quyết tại Tòa án. Việc làm đơn khởi

1 Bùi Thị Quế Anh (2018), Khởi kiện vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.10.
kiện là bước đầu tiên trong hoạt động khởi kiện, làm tiền đề cho các hoạt động tố
tụng tiếp theo.
Thứ hai, khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động do các chủ thể có quyền
thực hiện theo quy định của pháp luật. Khởi kiện vụ án dân sự được pháp luật
ghi nhận là hoạt động bảo vệ quyền dân sự của chủ thể có quyền hay lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm, cụ thể tại Điều 186 BLTTDS 2015. Các chủ thể có quyền khởi
kiện muốn thực hiện quyền khởi kiện của mình thì phải có năng lực hành vi tố
tụng dân sự.
Thứ ba, khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động tố tụng mà các đương sự tự
do định đoạt trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Về bản chất, khởi kiện vụ án
dân sự là một trong những phương thức để giải quyết những tranh chấp, xung đột
về lợi ích. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
có quyền thực hiện hoặc không thực hiện việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp phát sinh, buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự chấm dứt hành vi,
bồi thường thiệt hại hoặc theo thỏa thuận các bên.
Thứ tư, đối tượng của khởi kiện vụ án dân sự là những vụ án chưa được
giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án hay quyết định đã
có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật
quy định khác. Khởi kiện vụ án dân sự là một trong những thủ tục tố tụng TTDS
quan trọng, giúp các chủ thể bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp được pháp
luật bảo vệ thông qua hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án. Tuy nhiên, để đảm
bảo tính nhanh chóng của TTDS và tính ổn định của bản án, quyết định thì chỉ
những vụ án dân sự chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
của Tòa án hay quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
mới được Tòa án xem xét giải quyết; trừ trường hợp do pháp luật quy định.
Thứ năm, khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo một trình tự, thủ
tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Để thực hiện quyền khởi kiện của
mình, các chủ thể có quyền khởi kiện đều phải tuân theo đầy đủ, chính xác mọi
quy định của pháp luật TTDS. Mọi trường hợp vi phạm quy định của pháp luật
TTDS về khởi kiện vụ án dân sự đều không được chấp nhận.

2. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về khởi kiện vụ án dân sự

2.1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

* Về chủ thể khởi kiện:


Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật
được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bao gồm cá nhân, cơ quan
hoặc tổ chức đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định. Để thực hiện quyền khởi
kiện của mình, các chủ thể phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, chủ thể đó phải có năng lực chủ thể pháp luật TTDS, bao gồm
năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực
pháp luật tố tụng dân sự là khả năng do pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trong TTDS 2. Năng lực hành vi tố tụng dân
sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người
đại diện tham gia TTDS3.
Thứ hai, chủ thể khởi kiện vụ án dân sự phải có quyền, lợi ích bị xâm
phạm hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích nhà nước, lợi ích
công cộng. Điều 186, 187 BLTTDS 2015 đã quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của
người khác hoặc bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng.
* Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Chủ thể chỉ được quyền yêu cầu
giải quyết nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyền giải
quyết vụ án dân sự của Tòa án bao gồm thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền
theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ. Về thẩm quyền theo loại việc, Tòa án
có thẩm quyền giải quyết các vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động theo quy định tại Điều 26, 28, 30,
2 Khoản 1 Điều 69 BLTTDS 2015.
3 Khoản 2 Điều 69 BLTTDS 2015.
32 BLTTDS 2015. Về thẩm quyền theo cấp xét xử, Tòa án có thẩm quyền giải
quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa
án nhân dân cấp tỉnh; được quy định cụ thể tại Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS 2015.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, đối với tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất
động sản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động sản 4. Nếu các
tranh chấp không phải là bất động sản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án
nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở.
* Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: Điều 192, Điều 217 BLTTDS
2015 quy định nếu một vụ án đã được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện đối với vụ án đó
nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể, BLTTDS
2015 cũng quy định những trường hợp đương sự được khởi kiện lại tại Khoản 3
Điều 192, Điểm c Khoản 1 Điều 217 BTTTDS 2015.

2.2. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 188 BLTTDS 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp
luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng
một vụ án; nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan,
một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp
luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án; cơ quan, tổ chức, cá
nhân quy định tại Điều 187 Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có
liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Để được coi là “có nhiều
quan hệ pháp luật liên quan đến nhau để giải quyết trong cùng một vụ án”, phải
thuộc một trong các trường hợp: Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi

4 Điều 39 BLTTDS 2015.


phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác ; việc giải quyết các quan hệ pháp
luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật
tương ứng5.

2.3. Hình thức và thủ tục khởi kiện

* Về hình thức khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:
Điều 189 BLTTDS 2015 chỉ thừa nhận một hình thức khởi kiện duy nhất là đơn
khởi kiện thể hiện bằng chữ viết tiếng Việt, không thừa nhận việc khởi kiện bằng
lời nói hoặc hình thức khác không phải là văn bản và thể hiện bằng các ký hiệu,
ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt. Theo Khoản 5 Điều 189 BLTTDS, về
nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Tòa án, người khởi kiện phải gửi kèm theo
các tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm hoặc tranh chấp.
* Về phương thức nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự: Theo Điều 190
BLTTDS 2015, ngoài gửi đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ kèm theo bằng
phương thức nộp trực tiếp, người khởi kiện có thể gửi qua đường dịch vụ bưu
chính và gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa
án (nếu có). Việc ghi nhận chủ thể khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện qua Cổng
thông tin điện tử của Tòa án là điểm mới so với BLTTDS 2004; tuy nhiên, để việc
áp dụng quy định này được thực sự phổ biến thì vẫn cần thời gian.

3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự và một số kiến nghị

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự

Trong những năm qua, Tòa án luôn nỗ lực thụ lý và giải quyết các tranh
chấp dân sự một cách nhanh chóng, toàn diện, kịp thời đảm bảo quyền khởi kiện,
quyền tiếp cận công lý của người dân. Trong năm 2020, các Tòa án nhân dân đã
thụ lý 602.252 vụ việc, đã giải quyết được 544.604 vụ việc (đạt tỷ lệ 90,4%) ở tất

5 Điều 4 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.


cả các lĩnh vực; trong đó số lượng vụ việc dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba
lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính. Cụ thể, ngành Tòa án đã thụ lý 471.581 vụ
việc, đã giải quyết, xét xử được 419.793 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,02%) 6. Trong công
tác giải quyết, xét xử vụ án dân sự, các Tòa án đã làm tốt việc hướng dẫn các
đương sự thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; chủ động xác
minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp
luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án;
hạn chế đến mức thấp nhất việc để án quá thời hạn giải quyết theo quy định của
pháp luật hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng căn cứ pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn
chế nhất định. Trước hết, vẫn còn sự chưa tương thích giữa quy định của BLDS
2015 và BLTTDS 2015 về chủ thể có quyền khởi kiện. Theo Điều 1 BLDS 2015,
Khoản 3 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân
sự là cá nhân, pháp nhân. Các chủ thể không phải pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia
đình, các tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ tham gia tố tụng tại Tòa với tư
cách cá nhân. Tuy nhiên, theo Điều 186 BLTTDS 2015, chủ thể có quyền khởi
kiện gồm cá hnân, cơ quan, tổ chức. Tổ chức ở đây gồm tổ chức có tư cách pháp
nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Sự không tương thích này đã gây
khó khăn cho việc thực hiện quyền khởi kiện của các chủ thể. Thứ hai, vẫn còn
khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền của Tòa án.
Việc Tòa án thụ lý sai thẩm quyền đã làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của các
chủ thể. Ngoài ra, việc quy định chưa chặt chẽ, đầy đủ cũng như chưa thực sự
khoa học về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã khiến các chủ thể gặp khó
khăn trong việc xác định thẩm quyền giải quyết giữa các Tòa án cùng cấp. Thứ ba,
về phạm vi khởi kiện, pháp luật TTDS chưa có quy định cụ thể về thế nào là “giải
quyết vượt quá phạm vi khởi kiện” và “giải quyết không triệt để vụ án”; dẫn tới

6 Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020; Phương hướng,
nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án.
một số bản án, quyết định bị hủy theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm 7. Việc
không có quy định cụ thể, rõ ràng các nội dung trên dẫn đến cách hiểu không
thống nhất giữa những người áp dụng pháp luật, khiến Thẩm phán rơi vào tình
trạng hoang mang giữa “giải quyết vượt quá phạm vi khởi kiện” và “giải quyết
không triệt để vụ án”. Thứ tư, về hình thức, nội dung đơn khởi kiện và tài liệu
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, có sự chưa thống nhất và bất cập về quy định
người khởi kiện phải trực tiếp ký vào đơn khởi kiện quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều 189 BLTTDS 2015. Quy định này dường như có sự mâu thuẫn với quy định
về quyền khởi kiện tại Điều 186. Bởi lẽ, theo Điều 186 BLTTDS, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện
tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy có thể hiểu, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có thể tự mình
thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc thông qua người đại diện hợp pháp. Khi
đã thiết lập quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền hoàn toàn có thể đại diện
người ủy quyền thực hiện tất cả hành vi tố tụng tại Tòa án trong phạm vi được ủy
quyền, bao gồm cả việc làm đơn khởi kiện và ký đơn khởi kiện (nếu có). Tuy
nhiên, Điểm a Khoản 1 Điều 189 BLTTDS 2015 lại quy định người khởi kiện phải
ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện; được hiểu là pháp luật không chấp nhận
việc ủy quyền khởi kiện của chủ thể có quyền8.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án
dân sự

Thứ nhất, cần quy định cụ thể việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện và
chủ thể khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích có thể ủy quyền cho người khác khởi
kiện thay. Cần tránh việc áp dụng không đúng quy định tại các Điều 186, 189 của
BLTTDS 2015 theo hướng bắt buộc người có quyền và lợi ích bị xâm hại phải ký
hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Cần có hướng dẫn cụ thể về ủy quyền thực hiện
7 Nguyễn Thị Hương (2019), Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.97.
8 Nguyễn Thị Hương (2019), tlđd chú thích 8, tr.99.
việc khởi kiện của cá nhân, chẳng hạn như sau: Cá nhân là người có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự, có quyền và lợi ích bị xâm hại trực tiếp ký hoặc điểm chỉ đơn
khởi kiện; hoặc người đại diện hợp pháp của họ ký hoặc điểm chỉ đơn khởi kiện;
trừ trường hợp pháp luật không cho phép.
Thứ hai, cần sửa đổi quy định pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa
án theo lãnh thổ. Điều 39 và Điều 40 của BLTTDS 2015 đều nhằm xác định thẩm
quyền của Tòa án theo lãnh thổ; song hai Điều luật này lại có tiêu đề khác nhau.
Điều 39 được đặt tên là “Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ ”; còn Điều 40
được đặt tên là “Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người
yêu cầu”. Vậy phải chăng quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015 không phải là quy
định về thẩm quyền theo lãnh thổ9. Ngoài ra, để xác định thẩm quyền theo lãnh thổ
của Tòa án một cách chính xác, thứ tự áp dụng sẽ là (1) Điểm c Khoản 1 Điều 39,
(2) Điểm b Khoản 1 Điều 39, (3) Điều 40 và (4) Điểm a Khoản 1 Điều 39 10; như
vậy sẽ gây khó khăn cho các chủ thể muốn khởi kiện ra Tòa án khi xác định thẩm
quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Chính vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu quy định của
Điều 40 BLTTDS 2015 được thể hiện trong Điều 39 và sắp xếp các điều khoản
theo thứ tự.
Thứ ba, cần bổ sung quy định cho phép người khởi kiện được trực tiếp đến
Tòa án trình bày yêu cầu khởi kiện. Trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp người
khởi kiện gặp khó khăn trong việc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Do đó,
BLTTDS 2015 nên bổ sung quy định cho phép người khởi kiện trực tiếp đến trụ sở
Tòa án trình bày các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
trong trường hợp họ không biết chữ hoặc tàn tật. Đối với những trường hợp này,
Tòa án sẽ có trách nhiệm cử cán bộ lập biên bản ghi lại yêu cầu của người dân, sau
đó hướng dẫn họ ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản, sau đó cán bộ Tòa án có thể

9 Trần Anh Tuấn (2018), Kỷ yếu hội thảo “Những quy định chung của BLTTDS năm 2015”, Hà Nội, tháng
6/2018, tr.55.
10 Phan Thanh Dương (2018), Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.73.
giúp họ làm đơn khởi kiện, sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện để họ có thể thực hiện
quyền khởi kiện của mình.
KẾT LUẬN

Khởi kiện vụ án dân sự là một trong những quyền cơ bản của con người, là
công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp.
Do đó, cần tích cực tăng cường triển khai áp dụng các quy định pháp luật, tiếp tục
triển khai và hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự; từ đó đảm bảo cho
quyền con người, quyền công dân được bảo vệ một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

Luận văn, sách

3. Bùi Thị Quế Anh (2018), Khởi kiện vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại
tỉnh Điện Biên, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội.
4. Phan Thanh Dương (2018), Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Anh Tuấn (2018), Kỷ yếu hội thảo “Những quy định chung của
BLTTDS năm 2015”, Hà Nội, tháng 6/2018.
6. Nguyễn Thị Hương (2019), Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội.

7. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm kỳ
2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của
các Tòa án.

You might also like