You are on page 1of 33

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (2 Tín chỉ)

1. Phân tích khái niệm và đặc điểm của luật tố tụng dân sự?
- Khái niệm: Tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại toà
án.
- Đặc điểm của tố tụng dân sự
+ Luật thủ tục hay luật hình thức
+ Mang tính chất cả luật công và tư do tồn tại
● mối quan hệ giữa đương sự và toà; và
● bản chất vụ việc giải quyết trong luật là tự do thoả thuận, ý
chí của họ, họ có thể rút đơn kiện và thoả thuận ý chí của các
bên,...
● mang tính nệ thức: câu nệ về hình thức
2. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự?
- quan hệ giữa toà án, vks và đương sự, người tham gia tố tụng khác
- quan hệ giữa toà với vks
- quan hệ giữa đương sự với người tham gia tố tụng khác
3. Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự? So sánh
phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự với phương pháp điều chỉnh của
luật dân sự, luật tố tụng hình sự?
- Phương pháp mệnh lệnh: ghi nhận địa vị của các chủ thể: Toà án, đương sự,
người tham gia tố tụng khác… Toà án nắm quyền lực nhà nước, các chủ thể
khác phục tùng yêu cầu và quyết định của toà
- Phương pháp định đoạt: bản chất của pháp luật nội dung, luật dân sự tôn
trọng quyền tự định đoạt của các bên nên trong quan hệ tố tụng, Toà án
cũng tôn trọng quyền tự định đoạt của họ. Vậy nên LTTDS điều chỉnh bằng
phương pháp định đoạt, thể hiện ở: các đương sự tự mình định đoạt việc
bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước toà, trong giải quyết có thể tự hoà
giải, rút đơn khởi kiện
● So sánh với luật tố tụng hình sự
Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng: theo đó, Nhà nước buộc chủ thể vi phạm
pháp luật chịu những trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình và các chủ thể này buộc
phải tuân theo thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Việc thực hiện của họ được đảm bảo bằng
cưỡng chế nhà nước. Như vậy, ở đây ko tồn tại phương pháp định đoạt do người bị buộc
tội xâm phạm lợi ích công, chịu trách nhiệm trước Nhà nước chứ không phải trước nạn
nhân? nên khác với luật dân sự ở chỗ đó
● So sánh với luật dân sự
Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: khác với tố dân có sự không công
bằng trong phương pháp mệnh lệnh.
4. Phân biệt vụ việc dân sự, vụ án dân sự và việc dân sự? Cho ví dụ.

1
-Vụ việc dân sự là những vấn đề trong thực tiễn đời sống dân sự: mang tính
bao quát gồm cả vụ án dân sự và việc dân sự
- Vụ án dân sự có tranh chấp, để giải quyết và các bên tham gia vào giải
quyết tố tụng tại toà án: tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà giữa
các bên, cùng mảnh đất, chưa hết cho anh A thuê thì cho anh B thuê
- Việc dân sự không có tranh chấp phát sinh, người yêu cầu toà án giải quyết,
đưa ra một quyết định công nhận quyền và lợi ích của họ: yêu cầu công
nhận người đã chết và yêu cầu chia tài sản
5. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự?
- được quy định tại Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt,
thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm
điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
-Xuất phát từ phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thể hiện ở
nguyên tắc định đoạt, Luật TTDS Việt Nam quy định một nguyên tắc vô
cùng quan trọng đó chính là quyền quyết định và tự định đoạt. Như vậy,
Chủ thể của quyền là đương sự, họ có quyền quyết định việc khởi kiện, giải
quyết hoặc rút đơn yêu cầu và điều này là cơ sở để toà thụ lý một vụ án.
Xét thấy rằng, tôn trọng ý chí của đương sự là một điều cần thiết, thể hiện
sự chủ động của họ trong việc tham gia tố tụng dân sự, tự mình nắm giữ
chìa khoá quan trọng nhất tiếp cận công lý.
6. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự?
- Được quy định tại Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ,
chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ
tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này
quy định.
- Cần khẳng định rằng: chứng cứ và chứng minh trong pháp luật tố tụng dân
sự là vô cùng quan trọng, nắm giữ mấu chốt, làm cơ sở cho Toà trong việc
đưa ra những phán quyết giải quyết vụ việc dân sự chính xác, đúng pháp
luật. Việc quy định chủ thể của quyền và nghĩa vụ này nhằm nhằm thể hiện
2
sự chủ động của đương sự trong việc viện cầu công lý và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Vì là người đóng vai trò chính cũng như trung
tâm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên họ có động
lực trong việc đưa ra vấn đề chứng cứ chứng minh. Hơn thế, trong một số
trường hợp thu thập chứng cứ có thể gặp khó khăn, hoặc đương sự không
có quyền năng trong việc tiếp cận chứng cứ thì Toà hỗ trợ tư pháp, điều này
giảm khó khăn và tạo điều kiện làm sáng tỏ các vấn đề đối với vụ án được
nhanh chóng hơn.
7. Phân tích nguyên tắc hòa giải trong TTDS?
- Được quy định tại Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi
để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo
quy định của Bộ luật này.
- Hoà giải có mối liên hệ mật thiết với nguyên tắc tự quyết định tự định đoạt
trong pháp luật tố tụng dân sự. Việc quy định hoà giải trong pháp luật tố
tụng dân sự bộc lộ ưu điểm về việc tiết kiệm nguồn lực của toà án, tiết kiệm
thời gian khi các bên đã tự thoả thuận được với nhau về nội dung của vụ án.
Hoà giải là một chế định được khuyến khích trong pháp luật tố tụng dân sự,
việc quy định đây là điểm bắt buộc sẽ vi phạm quyền tự định đoạt nhưng
trong một số do tính chất đặc biệt phức tạp trường hợp như tranh chấp đất
đai và lao động thì vẫn bắt buộc việc hoà giải. Tuy nhiên vì nằm ở sự
khuyến khích, trong một số trường hơp các bên đương sự yêu cầu không
hoà giải.
8. Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp?
- được quy định điều Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự
1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ
điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ
của họ.
3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng
theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp trước Tòa án.
4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trong tố tụng dân sự.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể vừa là mục đích, vừa là động cơ
thúc đẩy các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự, Nhà nước công nhận và
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Khi quyền và lợi ích
của các chủ thể bị xâm phạm thì pháp luật ghi nhận cho các chủ thể có thể
khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự là điều vô
cùng cần thiết.
3
9. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự?
-
10. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể?
11. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai?
12. Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong TTDS?
13. Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án?
14. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS?
- ⁸
15. Phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?
16. Phân tích nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm?
17. Phân tích nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân
theo pháp luật?
18. Phân tích nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự?
19. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của tòa án trong luật TTDS?
-
20. Cơ sở xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc?
gộp câu dưới
- phân định thẩm quyền giải quyết của toà án với các cơ quan, tổ chức khác
21. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền theo loại
việc của Tòa án?
- Cơ sở xác định thẩm quyền theo loại việc dựa vào bản chất của quan hệ
pháp luật của vụ việc cần giải quyết. Cụ thể ở đây chính là các vụ việc
mang bản chất pháp luật dân sự, như lao động, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại,... được xác lập trên cơ sở bình đẳng, tự do thoả thuận
mới thuộc thẩm quyền của toà án và được giải quyết theo thủ tục tố tụng
dân sự. Những vụ việc như hành chính hay hình sự được thực hiện theo thủ
tục hành chính hay hình sự do tính mệnh lênh, quyền uy thực hiện chứ
không bình đẳng như dân sự.
- Tuy nhiên, không phải mọi vụ việc đều được giải quyết, trên thế giới một
số nước đưa ra nguyên tắc không được từ chối thụ nhận vụ việc, ở Vn chưa
áp dụng, một số tranh chấp không chấp nhận thụ lý như mồ mả, hài cốt,
quyền sử dụng đất mà không có quyền của người sử dụng đất.
- Trước tiên, Về tranh chấp dân sự:
+ điều 26 đã chỉ ra những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà (14 khoản)
+ điều 28 về tranh chấp về hôn nhân gia đình
+ Điều 30 ghi nhận tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm
quyền của toà trong đó cần chú ý đến khoản 1: chủ thể là các cá
nhân được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo pháp luật:
mục đích lợi nhuận và hoạt động kinh doanh thương mại được ghi
nhận khoản 1 điều 3 luật thương mại

4
+ Điều 32 tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của toà bao gồm
tranh chấp lao động cá nhân/ tập thể/ tranh chấp liên quan đến lao
động.
- Về vụ việc dân sự: quy định tại 27, 29, 31, 33 tương ứng
22. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền theo loại việc của Tòa án?
- Tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại được ghi nhận trong blds và
luật thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà theo đ30 và 31
- Vậy kinh doanh thương mại là gì: được ghi nhận k1 điều 3 luật thương mại:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Như vậy, mục đích sinh lời ở đây được chú trọng đến trong quan hệ giữa
các bên
- các bên ở đây là các chủ thể là cá nhân hoặc cơ quan đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định
của pháp luật
23. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền theo loại việc của Tòa án?
- tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc sự điều chỉnh của bộ luật dân sự
2015 và luật hôn nhân gia đình 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của toà.
- về tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thường có 3 vấn đề: giải
quyết chấm dứt quan hệ vợ chồng, xác định người có quyền nuôi con và
xác định chia tài sản;
24. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền theo loại
việc của Tòa án?
- Có 3 mối quan hệ cần kể đến trong tranh chấp, yêu cầu về lao động
là tranh chấp, yêu cầu giữa cá nhân tức ng lao động và ng sử dụng
lao động; giữa quyền tập thể với ng sử dụng lao động và tranh chấp
khác liên quan đến lao động
- Một điểm đặc biệt rằng:
● tranh chấp giữa cá nhân cần thông qua thủ tục hoà giải rồi
mới đưa đến giải quyết thông qua toà án, tuy nhiên, để bảo vệ
quyền lợi của bên yếu thế, một số trường hợp cụ thể quy đinh
khoản 1 điều 32 không cần thông qua hoà giải mà toà sẽ thụ
lý và giải quyết luôn
● đối với tranh chấp giữa tập thể với người sử dụng lao động
được thông qua chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà tập
thể lao động không đồng ý hoặc tính chất vụ việc vượt quá
khả năng của chủ tịch UBND cấp huyện thì toà cx giải quyết
● tranh chấp liên quan lao động.

5
25. Phân tích thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan,
tổ chức trong giải quyết vụ việc dân sự?
- Trước hết cần hiểu quyết định cá biệt ở đây là gì: được quy định k2 điều 34: đó là
các quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần
đối với đối vói một hoặc một số đối tượng cụ thể
- Như vậy, khi giải quyết vụ việc dân sự, toà có thể huỷ quyết định trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
+ Trong trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định thì toà phải
xem xét trong cùng vụ việc và đưa người, cơ quan ban hành vào tố tụng với
tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan - trình bày ý kiến
- Việc quy định thẩm quyền của toà án có quyền huỷ quyết định trái pháp luật là
điều vô cùng cần thiết, một mặt giúp kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự bị xâm phạm, một phần góp phần mở rộng lối đi cho việc giải quyết
vụ án được nhanh chóng. Có thể lấy một ví dụ để minh chứng: hain bên kiện nhau
về quyền sử dụng đất, bên A cung cấp chứng nhận quyền sử dụng đất trái với pháp
luật, bên B phản đối. Mặc dù đây là vấn đề thuộc điều chỉnh pháp luật hành chính
nhưng toà được quyền huỷ bỏ.
Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật
của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về
một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét
trong cùng một vụ việc dân sự đó.
3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan,
tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và
trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.
4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét
việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định
tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện,
Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
26. Phân tích thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện?
- Cơ sở xác định được quy định tại điều 35 BLTTDS 2015
- Nguyên tắc chung: TAND cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm hầu hết các
vụ việc dân sự trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh:
toàn bộ những tranh chấp phát sinh theo (điều 26 trừ khoản 7), đ28 và
(khoản 1 điều 30) thuộc về cấp huyện
6
- Thẩm quyền của toà án cấp huyện:
+ tất cả tranh chấp dân sự, hôn nhân (điều 26, 28 trừ k7 đ26)
+ về kinh doanh thương mại khoản 1 điều 30
+ tranh chấp về lao động tại điều 32
+ và phần lớn các yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình và một số yêu cầu
về kinh doanh thương mại và lao động
27. Phân tích thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
- thẩm quyền toà cấp tỉnh được ghi nhận điều 37
- Thẩm quyền của toà án cấp tỉnh được định vị từ điều 26 đến điều 33 mà
không thuộc thẩm quyền toà cấp huyện, cụ thể khoản 7 điều 26, 28,30,32
- những tranh chấp, yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện
nhưng đương sự và tài sản ở nước ngoài và cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ
quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
- những tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện nhưng TA
tỉnh lấy lên để giải quyết sơ thẩm: ví dụ như cán bộ ở huyện không khách
quan, vấn đề tôn giáo ở địa phương
28. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với vụ án
dân sự?
- thẩm quyền của Toà theo lãnh thổ quy định k1 điều 39 và trong một số
trường hợp xem xét đến k1 và k2 điều 40
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu
bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các
Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư
trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên
đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32
của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết.
-
- khoản c nguyên tắc cần xem xét từ khoản c: rằng có hay không đây là tranh
chấp liên quan đến bất động sản, kể cả có thoả thuận cx theo toà nơi có bất
động sản, nếu không
- theo khoản b: có hay không sự thoả thuận bằng văn bản lựa chọn toà của
nguyên đơn, chú ý toà bds ko cần thoả thuận
- khoản a nơi bị đơn cư trú, trụ sở

7
29. Phân tích thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn,
người yêu cầu?
- Được quy định theo điều 40 BLTTDS
- Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận công lý của nguyên đơn, người yêu cầu.
- Một số trường hợp như sau:
+ Khó xác định toà theo lãnh thổ do không biết nơi bị đơn cư trú, bất
động sản nhiều nơi,...
+ trong một số loại tranh chấp, nguyên đơn yếu thế: tranh châp lao
động cá nhân,
=> toà cho phép nguyên đơn nộp đơn nơi mình cư trú, làm việc hoặc
có trụ sở
30. So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong tố
tụng dân sự?
- Đều là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án dân
sự
- Thẩm phán: cán bộ chuyên thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án
- Hội thẩm nhân dân là đại diện của nhân dân tham gia xét xử, không là
người xét xử chuyên nghiệp, không giải quyết các vụ án dân sự, không
tham gia vào tất cả giai đoạn tố tụng như thẩm phán
- Tại các quốc gia
+ tố tụng thẩm phấn: bằng nhau
+ tố tụng tranh tụng: bồi thẩm đoàn do luật sư chính các bên chọn ra,
ko ngang hàng với thẩm phán, thẩm phán cung cấp law và họ áp
dụng fact với những law dc cung cấp và ra quyết định
- Ở Vn
+ ngang quyền
+ được HDND bầu ra, không thuộc biên chế của toà
+ chỉ tham gia vụ án dân sự sơ thẩm
+ quyền hạn ở đ49 BLTTDS
31. Phân tích các căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân?
- Gồm căn cứ chung thay đổi người tiến hành tố tụng: điều 52
Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành
tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương
sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch
trong cùng vụ việc đó.

8
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ: ví dụ như quan hệ anh em kết nghĩa, thông gia,... giữa họ có mối quan
hệ tình cảm thân thiết, làm căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư khi làm
nhiệm vụ
=> 3 căn cứ chung có phạm vi rộng nhằm bao quát trường hợp mà luật không dự
liệu được
- Căn cứ riêng thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân: điều 53
Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay
đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật
này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án,
quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định
giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
32. Phân tích vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nhằm kịp thời phát
hiện những vi phạm và yêu cầu sửa chữa, khắc phục
- như vậy, VKS trong tố tụng dân sự không thực hiện quyền công tố mà chỉ
thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp
- là cơ quan tiến hành tố tụng: đ46
- ý nghĩa: việc hiểu biết pháp luật vẫn còn điểm hạn chế, các bên tự định
đoạt, các bên tham gia không có sự có mặt của luật sư, toà án đóng vai trò
chủ động trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh nên cần có một cơ
quan kiểm soát hoạt động đó
- ở một số qgia, Vks hay cơ quan công tố không có vai trò trong tố tụng dân
sự (common law)
33. So sánh đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự?
- Giống: đều phải có đầy đủ năng lực dân sự

9
- phát sinh sự khác nhau khi bản chất vụ án dân sự có tranh chấp còn trong
việc dân sự thì ko
- Định nghĩa: Điều 68
+ vụ án dân sự gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
+ việc dân sự gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Thành phần
+ Vụ án
● nguyên đơn: người khởi kiện yêu cầu toà giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại
● Bị đơn: là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền
và lợi ích bị ng này xâm phạm
● người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ng tuy ko có yêu cầu
nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có thể liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của họ nên dc toà đưa vào với tư
cách ng có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ Vụ việc
● người yêu cầu: người yêu cầu toà công nhận hoặc ko 1 sự
kiện pháp lý
● người có quyền và nghĩa vụ liên quan: tồn tại quan điểm chia
ra ng bị yêu cầu nhưng có quan điểm không có ng bị yêu cầu
do ko có tranh chấp phát sinh, ko có 2 bên đối xứng và quan
điểm này cx cho rằng ng bị yêu cầu chính là ng có quyền và
nghĩa vụ liên quan, trong luật dân sự cx ko đề cập ng bị yêu
cầu; ví dụ how to có ng bị yêu cầu khi yêu cầu là tuyên bố
một người mất tích, chết?
34. Phân tích các đặc điểm của đương sự trong tố tụng dân sự?
- đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình hoặc của nhà nước, công cộng
- 2 đặc điểm:
(1) đương sự tham gia tố tụng nhằm bảo vệ chính quyền của mình,
trừ TH cơ quan tham gia nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, công
cộng. Người đại diện cho đương sự thực chất bảo vệ quyền và lợi
ích cho ng đại diện chứ ko phải cho chính họ. Người làm chứng,
phiên dịch, giám định là hỗ trợ toà trong giải quyết vụ việc dân sự.
(2) quá trình giải quyết việc dân sự là giải quyết tranh chấp phát sinh
trong mối quan hệ giữa các chủ thể, nhằm xác định quyền và nghĩa
vụ của họ. Họ có quyền tự định đoạt, hành vi tố tụng của họ là cơ
sở phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quá trình tố tụng.
35. Phân tích nội dung năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS
của đương sự?

10
- năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ được
pháp luật quy định trong tố tụng dân sự. mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có
năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau được trong việc yêu cầu toà bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. điều kiện cần
- năng lực hành vi tố tụng là năng lực mà chủ thể bằng chính hành vi của
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định:
quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền người đại diện tham gia tố tụng dân sự. điều
kiện đủ
36. So sánh địa vị pháp lý của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự?
- Địa vị pháp lý ngang nhau
- Tuy nhiên, xuất phát từ địa vị tố tụng mà họ có một số quyền và nghĩa vụ
khác nhau:
+ Giống nhau: quyền về định đoạt, tự thoả thuận với nhau, kháng cáo,
quyền cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh,...; nghĩa vụ về việc có
mặt theo triệu tập,... chấp hành nội quy toà
+ Nguyên đơn: quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
+ Bị đơn; được thông báo về việc bị khởi kiện, quyền đưa ra phản tố.
điều này giúp bảo vệ bị đơn, bên yếu thế hơn trong mối quan hệ tố
tụng, tạo thế cân bằng với bên nguyên.
37. Phân biệt nguyên đơn và người khởi kiện trong vụ án dân sự?
- Nguyên đơn là người khởi kiện yêu cầu toà giải quyết một vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
- Người khởi kiện có thể là nguyên đơn nhưng có thể là một người đại diện
nhận được sự uỷ quyền của người được đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người đó. Khi đó, người được đại diện mới là nguyên đơn
chứ người khởi kiện là đại diện hợp pháp của họ.
38. Phân tích khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
dân sự? Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập? Cho ví dụ.
- Khái niệm: là người tuy không có yêu cầu khởi kiện nhưng việc giải quyết
vụ án dân sự có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ nên
toà đưa họ vào tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan để
bảo đảm quyền và lợi ích của họ và giúp toà xử lý vụ việc chính xác, toàn
diện, triệt để.
- Có 2 dạng người có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ Người có yêu cầu độc lập có yêu cầu hoàn toàn độc lập với cả
nguyên đơn và bị đơn, có thể chống lại cả 2. Họ có đủ tư cách để
yêu cầu giải quyết một vụ án dân sự riêng biệt nhưng việc tham gia
vào vụ việc giữa nguyên và bị đang tồn tại để kịp thời bảo vệ quyền
và lợi ích của họ: A và B ly hôn, C có yêu cầu độc lập là chủ nợ của
cả A và B phát sinh trong thời kì hôn nhân

11
+ Người ko có yêu cầu độc lập quyền và lợi ích của họ có mối liên hệ
mật thiết với bên bị hoặc bên nguyên, họ ko có tư cách khởi kiện
hoặc bị kiện trong vụ riêng, phải được giải quyết ngay trong vụ án,
giúp vụ án dc giải quyết toàn diện. A kiện B vay nợ, nhưng B đã
mất, con của A là C tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan
đối với bên bị do là người thừa kế theo pháp luật
39. Khái niệm người đại diện của đương sự? Ý nghĩa việc tham gia tố tụng
của người đại diện của đương sự?
- Khái niệm: là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các
quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự
- Ý nghĩa:
+ Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các bên yếu thế trong xã hội
+ bảo đảm tham gia tố tụng với người chưa có kinh nghiệm, khó khăn
trong đi lại, hoặc không muốn phân tán thời gian: giám đốc uỷ
quyền cho 1 anh nhân viên đi tham gia tố tụng, giúp cho coong ty
tập trung mục đích kinh tế
=> chế định có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo quyền tiếp cận công lý
của các bên, đồng thời với doanh nghiệp tạo nên sự thuận lợi kinh tế
khi vẫn có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất
40. So sánh địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật và người đại diện
theo ủy quyền trong tố tụng dân sự?
- Quyền và nghĩa vụ của họ gắn liền, không tách rời với quyền va nghĩa vụ
của người đại diện
- Khác nhau: chủ yếu nằm ở phạm vi quyền và nghĩa vụ mà họ đại diện
+ Người đại diện theo pháp luật là người đại diện được pháp luật quy
định mà không phải do thoả thuận của các bên. (xác lập quyền do
pháp luật) Phạm vi tham gia tố tụng không bị hạn chế, đương sự có
quyền gì thì họ có quyền đó: cha mẹ với con chưa thành niên, người
giám hộ,...
+ Đại diện theo uỷ quyền là người được cá nhân hoặc đại diện theo
pháp luật của cá nhân đó uỷ quyền tham gia tố tụng, (xác lập quyền
do ý chí của người uỷ quyền cho), họ chỉ có các quyền và nghĩa vụ
được người được đại diện xác lập cho.
41. Phân tích những trường hợp không được làm người đại diện? Vì sao có
những hạn chế đó?
- điều 87: Những trường hợp không được làm người đại diện
+ Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại
diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi
ích hợp pháp của người được đại diện;
+ Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự
cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

12
đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện
trong cùng một vụ việc.
+ Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an
không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp
họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ
hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
42. Phân tích địa vị pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. So sánh địa vị pháp lý của người đại diện của đương sự và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự?
- là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận tham gia vào tố
tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà họ bảo vệ.
- so sánh
+ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là người có quyền và nghĩa
vụ độc lập với đương sự
+ người đại diện không có quyền độc lập, thay mặt người đại diện
tham gia tố tụng, đương sự có quyền gì thì họ có quyền đó, nói cách
khác đương sự có quyền gì thì họ có quyền đó
43. Phân tích địa vị pháp lý của người làm chứng?
44. Phân tích địa vị pháp lý của người giám định?
45. Phân tích địa vị pháp lý của người phiên dịch?
46. Phân tích nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
- Được quy định điều 91 BLTTDS
+ Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ
để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp,
+ trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi
gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung
cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ
đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao
động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không
được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp
luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng
minh.

13
+ Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể
hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án
tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án
tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có
nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không
đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án
giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có
trong hồ sơ vụ việc.
- Có sự chuyển giao trong nghĩa vụ chứng minh của toà án sang đương sự.
Trước đó, toà hoàn toàn chủ động trong việc chứng minh, thu thập chứng
cứ, nhưng bh, nghĩa vụ đó hoàn toàn nằm ở dg sự, đặc biệt thể hiện khoản 4
nhấn mạnh chỉ xử trên những chứng cứ có dc
=> đẩy trách nhiệm chủ động của đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình,
=> giảm gánh nặng lên toà án vs khối lg công việc lớn, và
=> đảm bảo sự thật khách quan (toà tự thu thập chứng cứ và tự quyết định
giải quyết, vì khi thu thập toà có thể đã hình thành hg giải quyết rồi)
47. Phân tích các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong TTDS Việt Nam?
gồm: đương sự, người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
cá nhân, cơ quan khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích
nhà nước, công cộng
- Đương sự: có nghĩa vụ chủ yếu, việc giải quyết vụ vc dân sự là giải quyết
tranh chấp trong mối quan hệ giữa các bên, họ biết rõ nhất những tình tiết,
họ có động lực để đưa ra các chứng cứ làm sáng tỏ sự thật khách quan, bảo
vệ quyền lợi của minh hơn bất kì chủ thể nào.
- Người đại diện của đương sự: là ng thay mặt dg sự thực hiện quyền và
nghĩa vụ nghĩa vụ của họ không tách rời nghĩa vụ của người được đại diện.
Song, đại diện theo pháp luật thì dg nhiên có nghĩa vụ chứng minh toàn bộ,
còn đại diện uỷ quyền chỉ cminh theo phạm vi dc uỷ quyền
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: nghĩa vụ chứng minh của họ là
giúp cho đương sự thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của mình. Giúp
đương sự đưa ra được các chứng cứ, đưa ra căn cứ pháp lý và các lập luận
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- người khác, cơ quan khác kiện để: cần chứng minh để xác lập căn cứ cho
yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp.

14
48. Phân tích đối tượng chứng minh trong TTDS và các tình tiết, sự kiện
không phải chứng minh trong TTDS?
- đối tượng chứng minh là những vấn đề được định vị để đi sâu vào chứng
minh, xác định dc thì sẽ có cơ sở tìm chứng cứ, tài liệu cần thiết
- Các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh: điều 92
+ Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa
án thừa nhận; => không quy định về phạm vi sự biết mà phụ thuộc
vào thực tế, ví dụ sự kiện ngập lụt tại huyện A thì xét xử toà
huyện, sự kiện này ko cần chứng minh, giúp tiết kiệm thời gian
vào những chứng cứ, tình tiết quan trọng hơn
+ Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; => những cái này
cũng đã được đi từ sự làm rõ, ví dụ quyết định nhà thuộc về ông A
thì ko cần chứng minh ông A là chủ căn nhà ko nữa, mất thời
gian,có thể gây ra sự không thống nhất, giảm uy tín, nếu nghi ngờ
yêu cầu giám đốc thẩm, chứ ko bắt dg sự phải chứng minh
+ Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công
chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính
khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan
của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu
đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản
gốc, bản chính.
+ Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết,
sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên
đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
49. Phân tích khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ?
- Khái niệm: điều 93 Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật
được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho
Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác
định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
- Thuộc tính
+ tính khách quan: tồn tại bên ngoài ý chí, không thể bị xuyên tạc, sửa
chữa theo ý của con người, nên ko ai nói tạo ra chứng cứ mà chỉ thu
thập chứng cứ
+ tính liên quan: giữa chứng cứ, tình tiết có mối liên hệ với nhau
+ tính hợp pháp: thuộc nguồn mà pháp luật quy định, quá trình thu
thập phải đảm bảo đúng pháp luật.
50. Phân tích khái niệm và các loại nguồn chứng cứ?
- Khái niệm: nơi rút ra các chứng cứ.
- Các loại nguồn: điều 94
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
15
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
51. Phân tích quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự (khoản 4
Điều 96 BLTTDS năm 2015)
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục
sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm,
quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài
liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì
có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu,
chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao
nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết
vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ
thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải
quyết vụ việc dân sự.
52. Phân biệt trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong TTDS?
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu
cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án
từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện
trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm,
quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết
định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ
tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám
định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
53. Phân biệt định giá tài sản và thẩm định giá tài sản trong TTDS?
-
54. Phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm
thời?
55. Phân tích điều kiện áp dụng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời?

16
56. Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện? Phân tích những điểm mới về
thời hiệu khởi kiện trong BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 và BLTTDS
năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)?
57. Phân biệt án phí, lệ phí và chi phí tố tụng?
58. Phân tích ý nghĩa, đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
- Ý nghĩa:
+ là phiên toà xét xử lần đầu, quyết định toàn bộ vụ án
+ hiện diện đầy đủ, tập trung nhất các ng tham gia và ng tiến hành tố
tụng
+ toàn bộ yêu cầu, cùng chứng minh thu dc dc xem xét trực tiếp, công
khai, toàn diện
+ toà cần giải quyết đầy đủ, toàn diện.
59. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự?
- Khái niệm: khởi kiện là việc khởi xướng quá trình tố tụng, người có yêu
cầu khởi kiện nộp cho toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ko có khởi kiện sẽ không có những
bước tiếp theo trong quá trình tố tụng
- Ý nghĩa:
+ là phương thức hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
+ quyền dân sự ko thể tách rời tố quyền
60. Phân tích điều kiện khởi kiện: sự việc chưa được giải quyết bằng một bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
- không phải đơn nào cũng được chấp nhận và đi đến bước khởi kiện
tiếp theo
- mục đích: đây giống như bộ lọc sơ bộ những đơn yêu cầu khởi kiện, nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể quan hệ pháp luật dân
sự, tránh lãng phí nguồn lực, hạn chế quyền khởi kiện của chủ thể, bảo
đảm tồn tại cân bằng, ổn định tương đối của các quan hệ dân sự
- Ngược lại đây là rào cản quyền tiếp cận công lý của chủ thể, nên cần có
quy định đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý
- chưa có chế định riêng về điều kiện mà thông qua trường hợp trả lại đơn
khởi kiện ở đ192
+ a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều
186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi
tố tụng dân sự;
+ b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.: quy
định hoà giải mà thiếu trong tranh chấp đất đai
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định
về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến
Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;

17
+ c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu
cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức
bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi
người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản,
đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho
thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và
theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
+ d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà
người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa
án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp
tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả
kháng;
+ đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
+ e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu
cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và
đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên
thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ
quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú
làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu
địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán
không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý,
giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ,
cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu
cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
+ g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
61. Phân tích trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do “người khởi kiện
không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”?
- là người không thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc
uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
62. Phân tích trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do “chưa có đủ điều
kiện khởi kiện”? Cho ví dụ.
-
63. Phân tích hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn khởi kiện?
- Đương sự bị trả lại đơn khởi kiện thuộc các trường hợp được nêu tại khoản
1 điều 192 thì không có quyền nộp lại đơn khởi kiện vụ án

18
- Tuy nhiên, pháp luật không khô cứng mà luôn tồn tại trường hợp ngoại lệ
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có yêu cầu giải quyết vụ án
dân sự. Vấn đề được ghi nhận tại khoản 3 điều 192
- việc trả lại đơn khởi kiện không đúng gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền
khởi kiện của chủ thể pháp luật dân sự, nên luật Tố tụng dân sự quy định
+ người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị: xảy ra
trả lại hoặc nhận
+ nếu vẫn trả lại và có khiếu nại, kiến nghị Toà trên 1 cấp giải quyết
+ vòng lặp này không tiếp tục mà sẽ có dừng lại để tránh việc vin vào
để khởi kiện…. cho đến khi quyết định của Chánh án là quyết định
cuối cùng.
3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng,
mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi
người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài
sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy
định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều
này.
64. Phân tích phạm vi khởi kiện vụ án dân sự?
- Phạm vi khởi kiện là phạm vi các yêu cầu mà người khởi kiện có thể đưa ra
trong cùng một đơn kiện để giải quyết trong cùng một vụ án.
- Ghi nhận điều 188 BLTTDS:
Điều 188. Phạm vi khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật
có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một
tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ
pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể
khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ
pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết
trong cùng một vụ án.
65. Phân tích khái niệm yêu cầu phản tố. Phân tích các trường hợp yêu cầu
phản tố của bị đơn được chấp nhận? Cho ví dụ từng trường hợp.
19
- Quyền phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự mà ở đó họ có yêu
cầu kiện ngược trở lại đối với nguyên đơn nhưng có thể được giải quyết
trong cùng một vụ án do tính chất của yêu cầu có mối liên hệ với nhau.
Việc giải quyết trong cùng một vụ án như trường hợp trên giúp tiết kiệm
thời gian và tiết kiệm nguồn lực của toà án, tạo ra một góc nhìn tổng quan
đối với vấn đề, giúp đưa ra kết luận đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích của
các đương sự.
- Trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận: khoản 2 điều 200
+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
VD: A và B xô xát nhau; A kiện B bồi thường 10tr; B phản tố kiện
A bồi thường 7tr
+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận
một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
VD: A kiện B vì ko hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; B kiện A cho
rằng hợp đồng vô hiệu do cưỡng ép.
+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau
và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
VD: A kiện B vì vi phạm nghĩa vụ hợp đồng,
66. Phân tích các trường hợp yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan được chấp nhận? Cho ví dụ.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là người tuy có yêu cầu đặc biệt
nhưng việc giải quyết vụ án có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của họ
nên toà đưa họ vào trong vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích kịp thời
- Đảm bảo các yêu cầu: điều 201: ví dụ vụ án chia tài sản thừa kế, A và B
được hưởng, C là người hàng xóm, nhưng dc di chúc để lại toàn bộ di sản.
+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm
cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
67. Trình bày những công việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
- Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
- Thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giao nộp văn
bản
- Lập hồ sơ vụ án dân sự
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án

20
68. Phân tích ý nghĩa của hòa giải? Phân biệt giữa hoà giải với tự hoà giải
trong tố tụng dân sự?
- Trên cơ sở tôn trọng sự thoả thuận của của các bên trong vụ án dân sự, hoà
giải đóng vị trí quan trọng
- hoà giải về bản chất là có một bên thứ ba trung gian giúp đỡ, thúc đẩy sự
thoả thuận đạt được kết quả
- Tự hoà giải là cách các bên tự mình đàm phán, thoả thuận để tự đưa vụ án
đến kết quả phù hợp với chính họ
- Về mặt thủ tục: hoà giải là giai đoạn trước khi đưa vụ án ra xét xử, tự thoả
thuận là việc các bên tự nhau thoả thuận và sau khi hoà giải thành thì ra
quyết định công nhận sự đồng thuận giữa các bên.
69. Phân tích nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự?
- ghi nhận điều 205
- Có 2 nguyên tắc:
+ a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải
thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
70. Phân tích đặc trưng của hòa giải vụ án dân sự trong TTDS Việt Nam so
với các loại hình hòa giải khác?
- Có quyền tự thoả thuận ở bất kì giai đoạn nào của quá trình tố tụng
- Chủ thể tiến hành hoà giải là Toà án, mà chủ yếu là thẩm phán
- Trình tự, thủ tục hoà giải phải tuân thủ quy định của pháp luật tố tụng
- Hoà giải thành được công nhận có hiệu lực như một bản án
71. Phân tích phạm vi hòa giải vụ án dân sự?
- Phạm vi hoà giải là điều 206 và đ207
- Những vụ án dân sự không được hoà giải điều 206
+ yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của nhà
nước: chỉ khi đây là cơ quan nắm giữ tài sản công theo nghị quyết 05
+ vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái
đạo đức xã hội
- Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được: đ207
+ Bị + ng có quyền, nvu liên quan triệu tập lần 2 mà cố tình vắng mặt
+ đương sự ko tgia vì lý do chính đáng
+ là vợ chồng trong án ly hôn mất năng lực hành vi dân sự
+ một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hoà giải
72. Trình bày về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải? Ý nghĩa của phiên họp này?
- Trước khi thực hiện Phiên họp, Thẩm phán cần thông báo cho các đương
sự,.. được biết về địa điểm, thời gian, nội dung D208\
- Thành phần được quy định điều 209
- Về trình tự được nêu 210
21
+ Thư ký toà thông báo về sự có mặt, điểm danh lại và thông báo về
quyền và nghĩa vụ của họ
+ Kiểm tra việc giao nộp, thẩm phán công khai tài liệu, hỏi đương sự
73. So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp (1) các đương sự tự thỏa
thuận được về việc giải quyết vụ án trước phiên tòa sơ thẩm và (2) các đương sự
thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án khi Tòa án tiến hành hòa giải trước phiên
tòa sơ thẩm.
- về thời gian lấy mốc là có hoặc chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử
- (1) Hoà giải trước phiên toà sơ thẩm, toà không hoãn phiên toà sơ thẩm mà
vẫn tiến hành, nhưng trước khi sang phần hỏi thì toà có xác nhận xem
đương sự có thoả thuận được với nhau không, xem xét sự thoả thuận của họ
có bị ép buộc, vi phạm điều cấm luật, đạo đức xã hội không. Nếu ko thì toà
ra quyết định công nhận sự thoả thuận. đây cũng có thể là bước tự thoả
thuận của họ cảm thấy không cần đi đến các giia đoạn tố tụng, có thể rút
đơn khởi kiện, thẩm phán phân công ra quyết định đình chỉ vụ án
- (2) Hoà giải theo thủ tục hoà giải là điều kiện căn bản để đi đến bước tiếp
theo của giai đoạn tố tụng nếu hoà giải không thành. Hoà giải thành theo
thủ tục tiến hành hoà giải, toà án ra quyết định công nhận sự hoà giải của
các bên, quyết định có giá trị như một bản án, không thể kháng cáo, kháng
nghị; chỉ có thể giám đốc thẩm nếu nghi ngờ có dấu hiệu ép buộc,...
74. So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp: (1) các đương sự thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải trước phiên tòa sơ
thẩm và (2) các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước
phiên tòa phúc thẩm?
(1) Hoà giải thành trước phiên hoà giải, Thẩm phán ra quyết định công nhận sự
hoà giải, hoà giải này có giá trị như một bản án, không thể bị kháng cáo
kháng nghị mà chỉ có thể bị kháng cáo kháng nghị theo giám đốc thẩm nếu
có căn cứ cho rằng thoả thuận do nhầm lẫn, đe doạ, …
(2) thoả thuận trước phúc thẩm, đã tồn tại bản án sơ thẩm, việc hoà giải thành
được coi như tình tiết mới, toà sơ thẩm gửi lên cho toà phúc thẩm xem xét,
toà phúc thẩm trong phiên toà hỏi về tính hợp lý, hợp pháp của hoà giải và
HĐXX vào phòng nghị án thảo luận, ra quyết định công nhận sự thoả
thuận, sửa bản án sơ thẩm
75. Phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
- ghi nhận điều 214, có thể chia làm 2 nhóm
(1) đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự
+ đương sự đã chết, cơ quan giải thể, sáp nhập mà chưa có đối tượng
thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng
+ đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự chưa xác định dc
đại diện theo pháp luật
+ chấm dứt đại diện hợp pháp mà chưa có người thay thế
(2) đảm bảo tính chính xác cho quá trình giải quyết vụ án

22
+ cần đợi vụ án khác giải quyết xong
+ cần đợi uỷ thác tư pháp….
76. Phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
- Được ghi nhận đ 217
- Được chia làm 2 nhóm
(1) sự kiện phát sinh sau khi thụ lý vụ án
(2) căn cứ trả lại đơn kiện toà không phát hiện ra khi thụ lý
77. Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự là cá nhân bị chết
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
- trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của họ có thể thừa kế được thì có thể
tạm đình chỉ vụ án theo đ214 để tìm ng thừa kế đó, vụ án sẽ không được
xoá tên trong sổ thụ lý.
- trường hợp quyền nghĩa vụ của họ không thể thừa kế, đó là những quyền và
nghĩa vụ gắn với quyền nhân thân của cá nhân mà bản chất quyền nhân
thân là không thể chuyển giao nên cần đình chỉ vụ án.
78. So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự?
- Tạm đình chỉ được quy định tại điều 214 BLTTDS 2015
- Đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điều 217 BLTTDS 2015
- Tạm đình chỉ vụ án dân sự là việc tạm ngưng quá trình tố tụng xử lý vụ án
dân sự mà ở đó, sau khi những căn cứ phát sinh tạm đình chỉ kết thúc thì vụ
án được tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật; Trong khi đó, đình
chỉ vụ án là việc vụ án dân sự buộc phải dừng lại, chấm dứt hoàn toàn quá
trình xử lý vụ án dân sự
- Về hậu quar pháp lý, tạm đình chỉ vụ án không bị xóa tên khỏi sổ thụ lý vụ
án mà chỉ ghi rõ về thời gian tạm đình chỉ, sau khi lý do tạm đình chỉ kết
thúc thì Tòa ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án; Đối với đình chỉ vụ án
dân sự thì Tòa xóa tên khỏi sổ thụ lý vụ án, trả lại chứng cứ, đơn khởi kiện.
79. Phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ xét xử phúc thẩm?
- đình chỉ giải quyết vụ án dân sự diễn ra tại giai đoạn chuẩn bị xét xử
hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà sau đó, tòa sẽ xóa tên vụ án ra khỏi
sổ thụ lý, coi như mất dấu
- Đình chỉ xét xử ở cấp phúc thẩm là việc dừng lại việc xét xử vụ án ở
cấp phúc thẩm, cần lưu ý rằng ở thời điểm này đã có sự tồn tại của
một bản án ở cấp sơ thẩm, nên bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
kể từ ngày tòa ra quyết định đình chỉ xét xử cấp phúc thẩm
80. Phân tích các nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm?
- Ngoài việc đảm bảo nguyên tắc chung, nền tảng của Tố tụng dân sự được
ghi nhận từ điều 3 đến điều 25 BLTTDS
- Cần đảm bảo nguyên tắc riêng theo điều 225: xét xử trực tiếp, bằng lời nói
+ Nguyên tắc nhằm đảm bảo cho Tòa tiếp cận được những chứng cứ,
vấn đề chứng minh một cách trực tiếp và đánh giá những chứng cứ,

23
chứng minh đó một cách toàn diện, vậy nên rất cần sự có mặt của
các bên đương sự
+ Trước đó bộ luật 2004 còn bổ sung nguyên tắc xét xử liên tục. tuy
nhiên bản chất xét xử có thể có những trường hợp cần hoãn phiên
tòa để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự ví dụ như vấn
đề sức khỏe của đương sự. Đó là trường hợp liên quan mật thiết đến
tính liên tục trong phiên tòa sơ thẩm.
81. Phân tích thành phần tham gia phiên tòa sơ thẩm?
- Để đảm bảo nguyên tắc xét xử trực tiếp và bằng lời nói, việc có mặt của các
thành phần tham gia tố tụng là điều cần thiết, theo đó bao gồm
+ nguyên đơn: là người có yêu cầu Toaf giải quyết vụ án để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, với vị trí chủ động trong vụ án, việc có
mặt của họ là điều vô cùng quan trọng, theo thủ tục tố tụng dân sự,
nếu họ dc triệu tập 2 lần mà vẫn vắng mặt thì tòa ra quyết định đình
chỉ vụ án.
+ bị đơn: là người có mối liên hệ chặt chẽ đối với nguyên đơn trong vụ
án dân sự, là người giả định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn. Việc có mặt của họ giúp đưa ra những chứng
cứ để bảo vệ quyền lợi của chính họ giúp tòa đưa ra cân nhắc, đánh
giá toàn cảnh để đi đến quyết định đúng đắn
+ người có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ người đại diện hợp pháp của đương sự
+ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: luật sư
+ người làm chứng
+ người giám định
+ người phiên dịch
- Mỗi người đóng một vai trò đặc biệt để giúp đưa ra những điểm để tòa cân
nhắc, đánh giá một cách toàn diện
82. Phân tích các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm? Phân biệt hoãn phiên
tòa và tạm ngừng phiên tòa?
- Trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm được ghi nhận điều 233, chủ yếu TH
+ thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa, kiểm sát viên
+ thay người phiên dịch, người giám định
+ Tòa triệu tập lần 1 đương sự, ng đại diện ko có mặt
+ Tòa triệu tập hợp lệ lần 2 vắng mặt do sự kiện bất khả kháng…
- Phân biệt:
+ Hoãn phiên tòa là dời phiên tòa sang thời điểm khác muộn hơn so
với dự định, (chưa đi vào phiên tòa)
+ Tạm ngừng phiên tòa là việc tạm dừng lại việc xét xử do một vài
trường hợp đặc biệt xảy ra trong phiên tòa xét xử vụ án (đang ở
trong phiên tòa)
83. Phân tích nội dung của tranh tụng tại phiên tòa?

24
- quy định tại điều 247 BLTTDS
- Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả
lời và phát biểu quan điểm, luận điểm, lập luận
- dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa
- chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, nhưng có quyền
yêu cầu tạm dừng nếu có lập luận không liên quan
84. Phân tích khái niệm phúc thẩm dân sự?
- Phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại một phần hoặc
toàn bộ bản án, xem xét lại quyết định của tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực bị
kháng cáo kháng nghị
+ với nguyên tắc xét xử hai lần, việc tồn tại cấp phúc thẩm xem xét lại
quyết định của tòa án sơ thẩm giúp những vấn đề được nhịn nhận kĩ
càng,, giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự
+ bản án chưa có hiệu lực pháp luật, mặc dù đã xét xử xong rồi, chưa
đi vào thực thi, nghĩa vụ của các bên chưa được đưa vào thực hiện,
tồn tại một khoảng thời gian kháng cáo kháng nghị
+ Quyền của các đương sự kháng cáo và quyền kháng nghị của Viện
kiểm sát.
85. Phân tích đặc điểm của phúc thẩm dân sự?
- Cơ sở xác lập: quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của
đương sự
- Do tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án sơ thẩm tiến hành giải quyết
- Xét xử lại một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm mà chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo kháng nghị
86. Phân tích các tiêu chí xác định tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị?
- Được quy định điều 272 BLTTDS
- là người có đầy đủ năng lực hành vi, pháp luật TTDS
-
87. Phân tích hậu quả của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm?
- phần bản án bị kháng cáo kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành
- phần không bị kháng cáo thì có hiệu lực ngay sau khi hết thời hạn kháng
cáo
88. Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
- điều 293 BLTTDS: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án
sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc
có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
89. Phân tích thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc
thẩm? điều 309
- Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp
sau đây:
- 1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo
đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này.
25
- 2. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp
sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
90. Phân tích thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án”
của hội đồng xét xử phúc thẩm? điều 3111
- Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ
thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- 1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại
Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên
tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
- 2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ
luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
91. Phân tích thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm” của hội đồng xét xử phúc
thẩm? Điều 310
- Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và
chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo
thủ tục sơ thẩm
- Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ
thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- 1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại
Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên
tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
- 2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ
luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
92. Phân tích khái niệm “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”?
- Bản chất luật tố tụng dân sự có đặc điểm tính nệ thức, quy định rất rõ ràng,
nghiêm ngặt về mặt hình thức, thủ tục, vậy nên vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng là một vấn đề có tính nghiêm trọng cao. Vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
tham ...
93. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm, tái thẩm?
1. Giám đốc thẩm
Khái niệm: Giám đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của toà án bị kháng nghị đo phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong
việc giải quyết vụ án.

26
Ý nghĩa: Giám đốc thẩm có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ
tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho toà án cấp trên thấy được những sai lầm, vi
phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở
đó có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp
dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo
đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xứ của toà án.
Ngoài ra, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, toà án cấp trên còn có thể tổng
kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử của toà án cấp dưới. Do vậy,
thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của toà án cấp
trên đối với toà án cấp dưới: bao đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định
của pháp luật trong hoạt động xét xử của các toà án.
2. Tái thẩm
Khái niệm: Tải thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của toà án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà tòa
án và các đương sự đã không biết được khi toà án giải quyết vụ án.
Ý nghĩa: Tái thẩm dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với cá việc giải quyết vụ án dân sự
của toà án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm
giúp cho toà án khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian bán án, quyết định có hiệu lực pháp
luật và được thi hành từ bao giờ. Vì vậy, tái thẩm dân sự cũng đảm bảo sự tuân thủ
pháp luật trong công tác xét xử của toà án.
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm
bảo đảm cho bản án, quyết định của toà án có căn cứ và hợp pháp, từ đó có tác dụng
bao sẽ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.

94. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Cho ví dụ minh
hoạ?
Theo khoản 1 Điều 326, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của
vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là trường hợp TA
đánh giá sai về các sự kiện, tình tiết của vụ việc nên quyết định giải quyết vụ việc không
đúng bản chất. Ví dụ: TA đã thu thập đầy đủ các chứng cứ nhưng đánh giá sai chứng cứ
dẫn đến việc kết luận sai lầm…

27
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được
bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Vi phạm thủ tục tố tụng là trường hợp TA áp
dụng sai các quy phạm pháp luật tố tụng nên ko thực hiện đúng các thủ tục tố tụng do vậy
làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án. Song, PLTTDS ko giải thích thế nào là vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trên thực tế, các vi phạm về thẩm quyền, thành phần
HĐXX ko đúng quy định, xác định sai tư cách hoặc bỏ sót đương sự, ra quyết định không
có căn cứ, TA ko hòa giải trước khi xét xử… thường đc coi là vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng.

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không
đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Khi giải
quyết vụ việc dân sự, bên cạnh việc áp dụng pháp luật tố tụng, TA còn áp dụng các quy
phạm pháp luật nội dung. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật nội dung dẫn đến TA
quyết định sai quyền, nghĩa vụ của các đương sự vì thế phải xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực của TA. Tuy nhiên, PLTTDS ko giải thích thế nào là vi phạm nghiêm trọng
trong việc áp dụng pháp luật. Song trên thực tế, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng
pháp luật thường thể hiện dưới dạng TA đã áp dụng VBPL ko đúng, ko còn hiệu lực hoặc
ko đúng điều luật,...

95. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Cho ví dụ minh
hoạ?
Theo Điều 352, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết
được trong quá trình giải quyết vụ án; Đây là những tình tiết đã có khi TA giải quyết vụ
án mà TA và đương sự đã ko thể biết đc. Đồng thời những tình tiết này phải là những tình
tiết quan trọng, liên quan đến bản án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án,
quyết định đã có hiệu lực PL ko hợp pháp, ko có căn cứ. Ví dụ: vụ án về thừa kế, đã chia
tài sản theo pháp luật rồi nhưng sau đó mới phát hiện ra di chúc…

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch
không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Kết luận của người giám định là nguồn
chứng cứ, là cơ sở để giải quyết vụ việc, lời dịch ko đúng sự thật của người phiên dịch
ảnh hưởng đến việc xác định sai nội dung vụ việc. Vì vậy, khi kết luận của người giám
định, lời của người phiên dịch ko đúng sự thật hoặc có bằng chứng sự giả mạo sẽ làm
thay đổi bản chất của sự việc nên phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục
tái thẩm.
28
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý
kết luận trái pháp luật;

Có thể thấy, căn cứ thứ hai và thứ ba này xuất phát từ sai lầm mang tính chủ quan của
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nhưng các chủ thể này đã cố ý che dấu
nên TA và các đương sự đã không thể biết. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho các đương sự mà các nhà làm luật đã quy định ở đây là căn cứ kháng nghị tái thẩm
dân sự.

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn
cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. Theo điểm b, khoản 1 Điều 92 của BLTTDS
2015 thì những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật thì khi giải quyết vụ án, TA có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà
không cần phải chứng minh. Do đó, nếu bản án, quyết định của TA hoặc quyết định của
cơ quan NN có thẩm quyền đã có hiệu lực PL mà TA đã dựa vào để giải quyết vụ án đã
bị hủy thì phải kháng nghị tái thẩm vì tình tiết, sự kiện ko đúng làm thay đổi bản chất của
vụ án.

96. Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử giám đốc thẩm?
Theo Điều 343, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án,
quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Trường hợp này,
HĐXX nhận thấy bản phúc thẩm đã mắc sai lầm và bản án sơ thẩm là chính xác nên sẽ
hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để
xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án; Đây là
trường hợp lẽ ra TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm phải đình chỉ vụ án vì đã có căn cứ để
đình chỉ nhưng họ đã ko phát hiện ra và tiếp tục xét xử vụ án. Khi đó, HĐGĐT phải hủy
cả hai bản án và đình chỉ xét xử vụ án.

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Đây là một quyền hạn mới của HĐXX GĐT vì khi họ sửa bản án, quyết định cũng đồng

29
thời là thực hiện cấp xét xử thứ ba. Tuy nhiên, Điều 347 quy định về điều kiện để sửa bản
án, quyết định của HĐXX cũ.

97. Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử tái thẩm?
Theo Điều 356, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật;

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do
Bộ luật này quy định; HĐXX phát hiện ra những tình tiết mới chưa hề được xem xét bởi
TA cấp nào nên chỉ có thể hủy toàn bộ các bản án để xét xử sơ thẩm lại từ đầu.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Đây là
trường hợp lẽ ra TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm phải đình chỉ vụ án vì đã có căn cứ để
đình chỉ nhưng họ đã ko phát hiện ra và tiếp tục xét xử vụ án. Khi đó, HĐXX TP phải
hủy cả hai bản án và đình chỉ xét xử vụ án.

98. Phân tích khái niệm, ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong TTDS? Các điều
kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTDS?
- Khái niệm: Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự
có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo
đảm đúng pháp luật.

Xét về bản chất thì vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn đơn giản hơn nhiều
so với vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Các vụ án dân sự
được giải quyết theo thủ tục rút gọn lại là tranh chấp dân sự có tính chất đơn giản, rõ
ràng, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ, không có việc tranh tụng về chứng cứ, tài liệu và không
có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự này sẽ đơn
giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường về thời hạn, thành phần hội đồng xét xử và
trình tự các bước tòa án tiến hành giải quyết.

- Ý nghĩa

+ Thủ tục TTDS rút gọn sẽ rút ngắn được thời hạn, trình tự thủ tục tố tụng, từ đó, vụ án
sẽ nhanh chóng được giải quyết dứt điểm, khôi phục kịp thời các quan hệ sx bị xâm
phạm, qua đó bảo vệ được quyền lợi của các đương sự một cách nhanh chóng và hiệu
quả, đảm bảo các hoạt động dân sự diễn ra được ổn định.

+ Thủ tục TTDS rút gọn sẽ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho cả Nhà nước và đương sự
đó là tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiền của Nhà nước và của các đương sự.

30
+ Thủ tục TTDS rút gọn góp phần giảm áp lực công việc cho cán bộ ngành Tòa án, đặc
biệt là đối với Thẩm phán, đồng thời cũng giúp cho họ có thêm thời gian để tập trung giải
quyết các vụ án khác và nâng cao trách nhiệm khi thực hiện.

- Các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTDS

Theo Điều 317, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau
đây:

a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa
vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không
phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường
hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải
quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở
hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Ngoài ra, đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người
sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã
rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án
thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục
rút gọn.

99. Những điểm khác biệt giữa thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục TTDS thông
thường?
Thủ tục TTDS rút gọn Thủ tục TTDS thông thường
Thời hạn Không có quy định về thời hạn Thời hạn: 4 tháng kể từ ngày
chuẩn bị xét xử chuẩn bị xét xử thụ lý vụ án + gia hạn 2 tháng
Quyết định đưa Thời hạn mở phiên tòa là 10 Thời hạn mở phiên tòa là 1
vụ án ra xét xử ngày, kể từ ngày ra quyết định tháng, kể từ ngày có quyết định
đưa vụ án ra xét xử. đưa vụ án ra xét xử + gia hạn 2
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tháng.
kể từ ngày nhận được quyết định Đương sự không có quyền
đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục khiếu nại, viện kiểm sát không
rút gọn, đương sự có quyền có quyền kiến nghị đối với
khiếu nại, Viện kiểm sát cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử
cấp có quyền kiến nghị với của Tòa án
Chánh án Tòa án đã ra quyết
định.
Hội đồng xét Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có 1 Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm:
xử sơ thẩm Thẩm phán. 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm;
trong trường hợp vụ án có tính
31
chất phức tạp, nghiêm trọng thì
Hội đồng xét xử có thể gồm 02
Thẩm phán và 03 Hội thẩm.
Chuẩn bị xét Không tổ chức phiên họp kiểm Có phiên phiên họp kiểm tra
xử sơ thẩm tra việc giao nộp, tiếp cận, công việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải. Thẩm khai chứng cứ và hòa giải cuối
phán tiến hành hòa giải, công giai đoạn chuẩn bị xét xử
khai chứng cứ ngay sau khi khai
mạc phiên tòa
Tạm ứng án Mức tạm ứng án phí trong vụ án NQ 326/2016
phí và án phí dân sự giải quyết theo thủ tục rút
gọn bằng 50% mức tạm ứng án
phí theo thủ tục thông thường.
Án phí giải quyết vụ án theo thủ
tục rút gọn bằng 50% mức án phí
theo thủ tục thông thường
(khoản 2, Điều 6 và khoản 4,
Điều 7 của NQ 326/2016).

100. Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục
giải quyết việc dân sự?
Thủ tục giải quyết việc dân Thủ tục giải quyết vụ án dân
sự sự
Đương sự Người yêu cầu, người có quyền Bị đơn, nguyên đơn, người có
và nghĩa vụ liên quan. quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Hình thức giải Mở phiên họp Mở phiên tòa
quyết
Trình tự, thủ Đơn yêu cầu -> Thụ lý đơn -> (Sơ thẩm) Đơn khởi kiện -> Thụ
tục Chuẩn bị xét đơn yêu cầu -> lý vụ án -> Chuẩn bị xét xử sơ
Phiên họp giải quyết việc dân thẩm -> Phiên tòa sơ thẩm: bản
sự: quyết định giải quyết việc án sơ thẩm.
dân sự (Phúc thẩm) Kháng cáo, kháng
Kháng cáo, kháng nghị quyết nghị bản án -> Thụ lý vụ án ->
định giải quyết VDS -> Thụ lý Chuẩn bị xét xử phúc thẩm ->
vụ án -> Phiên họp phúc thẩm Phiên tòa phúc thẩm: bản án
phúc thẩm
(GĐT, TT) Kháng nghị ->
HĐXX xem xét bản án theo thủ
tục GĐT, TT
Thành phần Thẩm phán (1-3 thẩm phán tùy Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân,
giải quyết từng vụ việc dân sự), Viện Viện Kiểm Sát

32
Kiểm Sát, Trọng tài thương mại
(nếu có yêu cầu liên quan đến
việc Trọng tài Thương mại Việt
Nam giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật về trọng
tài thương mại)
Kết quả giải Tuyên bằng quyết định Tuyên bằng bản án
quyết
Phí, lệ phí Lệ phí cố định (NQ 326/2016) Án phí theo giá ngạch (tính theo
%) và án phí không theo giá
ngạch (cố định) (NQ 326/2016)

33

You might also like