You are on page 1of 72

Chương 1: Khái quát về ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam

1. Nhận định:
1. Hội thẩm nhân dân tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá
trình giải quyết vụ án hành chính.
Nhận định SAI. Căn cứ vào điều 12 LTTHC : “Việc xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường
hợp xét xử theo thủ tục rút gọn theo quy định của Luật này.” Như
vậy HTND chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử sơ thẩm của vụ án
hành chính.

2. Hội thẩm nhân dân có tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn như
Thẩm phán khi tham gia giải quyết vụ án hành chính.
Nhận định SAI. Căn cứ vào điều 38 LTTHC: “ Nhiệm vụ,
quyền hạn của thẩm phán.” và điều 39 LTTHC: “ Nhiệm vụ, quyền
hạn của Hội thẩm nhân dân.” thì HTND có ít nhiệm vụ, quyền hạn
hơn thẩm phán.

3. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý cho
đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án.
Nhận định SAI. Căn cứ vào khoản 2 điều 25 LTTHC: “ Viện
kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc
việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án;
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án,
quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị theo quy định của pháp luật.” Vậy viện kiểm sát còn
thực hiện các công việc khác chứ không chỉ kiểm sát từ khi thụ lý
đến khi kết thúc vụ án.

4. Cơ quan nhà nước có thể khởi kiện vụ án hành chính theo quy
định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 8 điều 3 LTTHC: “Người
khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri
trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).”
Như vậy người khởi kiện trong VAHC có thể là cơ quan, tổ chức, cá
nhân với điều kiện họ là người bị xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu
kiện, như vậy thì cơ quan nhà nước cũng có thể khởi kiện nếu họ là
chủ thể bị xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu kiện.

5. Đối với quyết định hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự thì Viện Kiểm Sát kiến nghị UBND cấp xã nơi người đó
cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào khoản 3 điều 25 LTTHC: “Đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người
khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành
chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.”
Như vậy nếu họ không có người khởi kiện thì VKS kiến nghị UBND
cấp xã nơi người đó cư trú cử giám hộ đứng ra khởi kiện.

6. Người bị kiện được quyền đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại trong vụ án hành chính.
Nhận định SAI. Căn cứ điều 7 LTTHC: “Người khởi kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể
đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh
sách cử tri gây ra.” và điều 57 LTTHC về quyền và nghĩa vụ của
người bị kiện: “ Người bị kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Được Tòa án thông báo về việc bị kiện;
3. Chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khởi kiện;
4. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục
hành vi hành chính bị khởi kiện.”
Như vậy chỉ có người khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.

7. Hoạt động tranh tụng trong tố tụng không chỉ được tiến hành
tại phiên tòa.
Nhận định ĐÚNG.

8. Chỉ có đương sự mới có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ


cho Toà án.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào khoản 7 điều 3 LTTHC:
“Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.” và điều 78 LTTHC về “Nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính:
1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành
chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải
quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, bản sao quyết
định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp
được thì phải nêu rõ lý do.
2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết
khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó
để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
hoặc có hành vi hành chính.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình."
Như vậy người có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ bao gồm người khởi
kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hay
còn nói cách khác là đương sự.

9. Đối với vụ án hành chính có đương sự là người nước ngoài


trong trường hợp họ biết sử dụng tiếng việt thì không cần phải có
người phiên dịch.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 điều 64 LTTHC: “Người
phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng
Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không
sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự
lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án
chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch”
Như vậy người phiên dịch chỉ có mặt trong trường hợp người tham
gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.

10. Toà án phải tổ chức đối thoại giữa các đương sự trong quá
trình giải quyết vụ án hành chính.
Nhận định SAI. Căn cứ điều 20 LTTHC vầ đối thoại trong
TTHC: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện
thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án
theo quy định của Luật này.”
Như vậy đối thoại là trách nhiệm của Toà án và có những trường
hợp không cần thực hiện đối thoại theo khoản 1 điều 134 LTTHC đã
đề cập: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành
đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ
án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu
kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy
định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.” Đó là những vụ án
khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ
án không tiến hành đối thoại được ( Điều 135 LTTHC): “1. Người
khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính
đáng.
3. Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.”

11. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì không áp dụng quy
định Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào điều 249 LTTHC về phiên toà
xét xử rút gọn: “Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục
rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.” Tuy nhiên trong trường hợp
này các quyết định của toà án đều phải được sự thống nhất của tập
thể, không quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát
sinh trong quá trình xét xử đều phải được thảo luận tập thể, thẩm
phán không được tự mình quyết định.

12. Thẩm phán khi được Chánh án Tòa án phân công giải quyết
VAHC thì không được quyền từ chối tiến hành tố tụng.
Nhận định SAI. Căn cứ theo điều 46 LTTHC về những trường
hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi: “ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp
sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật
này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với
nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ
thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ
thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công
nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là
Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”
Như vậy dù Chánh án phân công giải quyết nhưng Thẩm phán lại
thuộc một trong các trường hợp trên thì vẫn phải từ chối tiến hành tố
tụng.

13. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm đối với mọi
VAHC
Nhận định SAI. Căn cứ vào khoản 1 điều 11 LTTHC: “Chế độ
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ
án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì
có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị
kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục
phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.”

14. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong,
mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật
nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu
chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013,
Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Tòa án có thể xét xử kín
nhưng phải tuyên án công khai nếu thuộc một trong các trường hợp
sau:
+ Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục
của dân tộc;
+ Bảo vệ người dưới 18 tuổi;
+ Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
Như vậy, Nguyên tắc là Toà án xét xử công khai nhưng vẫn có thể
xét xử kín trong một số trường hợp và phổ biến nhất chính là để bảo
vệ người dưới 18 tuổi điển hình như các vụ án về hiếp dâm, dâm ô
người dưới 16 tuổi; giao cấu với trẻ em, hành hạ trẻ em…

15. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh
tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
theo quy định của pháp luật.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 Điều 24 BLTTDS năm
2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử như
sau: “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng
trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy
định của Bộ luật này.”
Chương 2: Thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân
(Từ điều 30-35)
1. Nhận định:
1. Mọi quyết định hành chính cá biệt do cơ quan hành chính
nhà nước ban hành đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính.
* Quyết định hành chính cá biệt là quyết định đã được ban
hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể. Chủ thể ban hành quyết
định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan
hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà
nước,... Nó có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc đối với đối tượng
quản lý phải thi hành.
* Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính: 5 đối tượng
+ Quyết định hành chính
+ Hành vi hành chính
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ Tổng cục trưởng và
tương đương trở xuống
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh
+ Khiếu kiện danh sách cử tri
(Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015)
* Đối tượng khiếu nại hành chính: 03 đối tượng
+ Quyết định hành chính
+ Hành vi hành chính
+ Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
(Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011)
Nhận định ĐÚNG.
2. Mọi hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện đều là hành vi hành chính thuộc
thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân.
Nhận định

3. Chỉ có HVHC dưới dạng không hành động là đối tượng


khởi kiện VAHC.
Nhận định SAI. Căn cứ vào khoản 2 điều 1 Nghị quyết
02/2011//NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của luật tố tụng
hành chính: “Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm
quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó…”
Như vậy, HVHC dưới dạng hành động hoặc không hành động
đều là đối tượng khởi kiện của VAHC.
4. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức thuộc cơ quan nhà nước
cấp tỉnh trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nhận định ĐÚNG. Có thể với điều kiện khi công chức
bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Muốn khởi kiện
đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thoả mãn điều
kiện:
- Chỉ CC giữ chức vụ tổng cục trưởng or tương đương trở
xuống → mới trở thành đối tượng kk
→ Vì vậy theo đề là “công chức thuộc cơ quan nhà nước
cấp tỉnh trở xuống” sẽ luôn thuộc CC giữa chức vụ tổng
cục trưởng hoặc tương đương trở xuống.
- Hình thức kỷ luật phải là quyết định kỷ luật buộc thôi
việc ( phải là văn bản “quyết định" chứ không được là
văn bản “thông báo",....)
- Đối với CB sẽ không khởi kiện được vì nó không có
hình thức kỷ luật buộc thôi việc
- Viên chức sẽ có quyền khởi kiện và nó cũng có hình
thức kỷ luật buộc thôi việc tuy nhiên nó sẽ là Vụ án lao
động theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không khởi kiện
theo tố tụng hành chính
- Nếu là thông báo BTV, công văn BTV, kết luận BTV thì
sẽ không trở thành người bị kiện được

5. Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh có thể có


thẩm quyền giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào điều 31 LTTHC về Thẩm
quyền của toà án cấp huyện: “Tòa án cấp huyện giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức
thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.” Theo đó tại
khoản 8 điều 32 LTTHC về thẩm quyền của toà án cấp tỉnh có
đề cập: “Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên
giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.”
Như vậy trong một số trường hợp cần thiết, TACT có thể giải
quyết khiếu kiện về danh sách cử tri như TACH.

6. Trong một số trường hợp, nơi làm việc của cá nhân khởi
kiện cũng là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải
quyết khiếu kiện hành chính.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 6 điều 32 LTTHC:
“Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người
khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Tòa án.”

7.TAND cấp huyện có thể không có thẩm quyền giải quyết


khiếu kiện QĐHC do cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở
xuống ban hành.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 điều 31, khoản 4
điều 32, khoản 8 điều 32 LTTHC.

8.Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết VAHC


giữa TAND tỉnh Đắk Nông và TAND tỉnh Long An không
thuộc thẩm quyền của Chánh án TAND cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 3 điều 41 BLDS 2015
quy định về vấn đề tranh chấp thẩm quyền giải quyết như sau:
“Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm
quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì
do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.”
Như vậy đây là tranh chấp về thẩm quyền giữa toà án nhân dân
tỉnh Đắk Nông và toà án nhân dân tỉnh Long An và hai toà tỉnh
này thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Toà án
nhân dân cấp cao thì do chánh án toà án nhân dân cấp cao giải
quyết cụ thể là chánh án TAND cấp cao tại TPHCM.

9.Khi cá nhân có nơi cư trú, làm việc ở nước ngoài khởi


kiện QĐHC của Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện K tỉnh
H thì thẩm quyền giải quyết VAHC có thể thuộc về TAND
tỉnh H.

10.Khởi kiện QĐHC của Chủ tịch UBND tỉnh K có thể


không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh K.

11.Quyết định kỷ luật công chức là QĐHC mang tính nội bộ


của cơ quan, tổ chức nên không thuộc thẩm quyền XXHC
của TAND.
Nhận định SAI. Vì nó là đối tượng khởi kiện và nó thuộc
thẩm quyền XXHC của TAND. Tuy nhiên QĐKLBTV công
chức là QĐHC mang tính chất nội bộ là đúng.

12.QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì không thuộc


thẩm quyền xét xử hành chính của TAND.

13.Trong một số trường hợp, QĐXLVVCT cũng có thể là đối


tượng khởi kiện VAHC

14.Không phải mọi QĐHC, HVHC do cơ quan nhà nước ở


trung ương ban hành, thực hiện đều thuộc thẩm quyền
XXHC của TAND.
Nhận định ĐÚNG. Liệt kê những cơ quan ở trung ương
không được liệt kê ở K1Đ32: Chủ tịch nước, chủ tịch quốc
hội, quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ,.... Bởi vì chủ
tịch nước đại diện cho nhánh lập pháp; chính phủ, thủ tướng 9
phủ đại diện cho nhánh hành pháp.
15.TAND cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết đối với
khiếu kiện QĐKLBTV do người đứng đầu cơ quan, tổ chức
cấp huyện ban hành.

16.Đối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công
chức, nơi cư trú của công chức bị kỷ luật không là căn cứ để
xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành
chính.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào khoản 2 điều 31 và
khoản 6 điều 32 LTTHC: “...”. Theo đó toà án cấp huyện và
toà án cấp tỉnh đều có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án. Ở
khiếu kiện qđinh KL
Toà án cấp huyện và tỉnh đều có thẩm quyền thụ lý giải
quyết,

17. Khi bị xử lý kỉ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng cục


trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu
Toà án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của mình
Nhận định ĐÚNG. XLKL với hthuc BTV thì có thể khởi
kiện
2. Bài tập:
1. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết trong các
trường hợp sau:
1. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
của Bộ trưởng Bộ công thương có trụ sở đặt tại Quận Hai Bà Trưng, TP.
Hà Nội đối với công ty CP Nắng Hạ có trụ sở đặt tại quận 3 TP.HCM.
- Đối tượng bị kiện: Bộ trưởng bộ Công thương → Cấp trung ương
→ Căn cứ khoản 1 điều 32 LTTHC thì Toà tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
TAND TP.HN hoặc TAND TP.HCM (1)
- Đối tượng khởi kiện: Công ty CP Nắng Hạ
→ Căn cứ khoản 7 điều 32 LTTHC thì “ người khởi kiện có nơi cư trú” và
công ty Nắng Hạ có trụ sở tại THCM (2)
(1), (2) => TANDTP.HCM có thẩm quyền giải quyết.

2. Ông A cư trú tại phường C, quận TP, thành phố H kiện danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của
UBND phường C, quận TP, thành phố H.
- Đối tượng bị kiện: Danh sách cử tri bầu cử đbqh UBND phường C, quận
TP, thành phố H
→ Căn cứ khoản 3 điều 31 LTTHC thì Tòa huyện có thẩm quyền giải
quyết (1)
- Đối tượng khởi kiện: Ông A
→ Căn cứ khoản 3 điều 31 LTTHC thì “nơi người bị kiện có trụ sở” và
HĐND có trụ sở tại phường C, quận TP, Tpho H
(1), (2) => TAND quận TP có thẩm quyền giải quyết.

3. Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh CM có trụ sở đặt tại thành phố
CM, tỉnh CM đối với công ty TNHH Bảo Tín có trụ sở đặt tại thị xã VT
tỉnh HT.
- Đối tượng bị kiện: UBND tỉnh CM → Toà tỉnh
- K3Đ32: trên cùng phạm vi hành chính với đối tượng bị kiện
→ TAND tỉnh CM
4. Hành vi từ chối cấp giấy thị thực nhập cảnh vào Việt Nam của Đại sứ
quán Việt Nam đặt tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đối với ông Vương
Hạo cư trú tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
- Đối tượng bị kiện: Đại sứ quán VN → Cơ quan cấp trung ương
→ Toà cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
- Đối tượng khởi kiện: hành vi hành chính của cơ quan ngoại giao →
K3Đ32: chia ra 2 trường hợp, ở đây thuộc trường hợp thứ 2 ( Người khởi
kiện không có nơi cư trú tại VN) → TAND TP.HCM hoặc TAND TP.HN
→ Chọn toà nào thụ lý giải quyết là tuỳ theo quyền quyết định và tự định
đoạt của người khởi kiện quyết định theo căn cứ tại điều 8 LTTHC.
( Nếu cho trường hợp ông Vương Hạo cư trú ở huyện Kim Hoà, tỉnh Đồng
nai → K3Đ32, ở đây thuộc trường hợp thứ nhất ( Người khởi kiện cư trú
tại VN) → TAND tỉnh Đồng Nai

5. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ( Bộ Tư


Pháp có trụ sở đặt tại Quận Ba Đình, Hà Nội) đối với công chức A cư trú
tại TX DA tỉnh BD công tác tại văn phòng 2 Bộ Tư Pháp có trụ sở đặt tại
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng bị kiện: Quyết định KLBTV của Bộ trưởng Bộ Tư pháp →
Tòa tỉnh có thẩm quyền thụ lý giải quyết
- Đối tượng khởi kiện: Công chức A → K6Đ32: nơi làm việc khi bị kỷ luật
của người khởi kiện → TAND TP.HCM
2. Xác định các loại khiếu kiện nào sau đây thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND theo thủ tục TTHC:
1. QĐKLBTV đối với ông Nguyễn Trọng K là giáo viên trường tiểu học
H.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty N của Cục
trưởng Cục thuế tỉnh B.
3. Quyết định của UBND quận C về việc bồi thường, hỗ trợ việc giải tỏa
một phần nhà đất đối với ông Nguyễn Văn A.

4. Kết luận nội dung tố cáo số 03/KL-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ
tịch UBND phường H, thành phố T, tỉnh D đối với hành vi xây dựng nhà ở
không phép của ông Trần Văn A.

5. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch UBND phường E,
thành phố K, tỉnh Q đối với bà B.

6. Thông báo nộp tiền sử dụng đất của Chi Cục thuế thành phố B đối với
thửa đất số 110, tờ bản đồ số 79 tại phường T1, thành phố B, tỉnh D đứng
tên hộ ông H và bà N.
3. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết VAHC trong
các trường hợp sau:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hương Sơn có trụ sở đặt tại quận LC,
thành phố DN khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của
Chánh Thanh tra Bộ T (Thanh tra Bộ T có trụ sở đặt tại quận X, Thành
phố HN).

2. Bà A cư trú tại huyện N, tỉnh B khởi kiện quyết định thu hồi đất của
UBND quận K, thành phố H.

3. Bà Huỳnh Thị D (cư trú tại huyện Y, tỉnh S) khởi kiện quyết định xử
phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh
BT (có trụ sở đặt tại thành phố P, tỉnh BT).
4. Ông Đỗ Ngọc H cư trú tại thành phố B, tỉnh Y là công chức thuộc
UBND huyện T, tỉnh N khởi kiện QĐKLBTV của Chủ tịch UBND huyện
T.

5. Ông Lê Đình S cư trú tại huyện X, tỉnh N khởi kiện hành vi từ chối cấp
giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phòng Đăng ký kinh
doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh N.

6. Bà Nguyễn Thị M cư trú tại thành phố C, tỉnh T khởi kiện quyết định
thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn của UBND thành phố B, tỉnh K.

7. Ông Nguyễn Thành T cư trú tại thành phố NY, Hoa Kỳ khởi kiện quyết
định của Chủ tịch UBND tỉnh BR về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân
đối với căn nhà số 53/27 đường E, phường 7, thành phố VT, tỉnh BR.
Chương 3: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng. ( Điều 36- 65)
1. Nhận định:
1. Chánh án có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên trước khi mở phiên toà.

2. Chánh án TAND không thể là người tiến hành tố tụng nếu có


con ruột là người khởi kiện trong VAHC.

3. Chánh Thanh tra tỉnh VL có thể làm người bảo vệ quyền và lợi
ích cho người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC.

4. Chánh Thanh tra tỉnh KG có thể làm người đại diện theo ủy
quyền cho người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh KG tham gia tố
tụng trong VAHC.
5. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền,
nghĩa vụ của họ chưa được thừa kế thì Tòa án đình chỉ giải quyết
VAHC.

6. Khi người khởi kiện là cá nhân chết thì Tòa án tạm đình chỉ
giải quyết VAHC.

7. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng trong VAHC.
Nhận định SAI. Vì không có thẩm quyền theo quy định pháp
luật, tuy nhiên KS và KSV có quyền kiểm sát theo Đ190 và Đ240.

8. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
nếu là người thân thích với Thư ký Tòa án trong cùng một vụ án.
9. Một Thẩm phán không được tham gia xét xử trong VAHC nếu
đã từng là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là
Hội thẩm nhân dân.

10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của người mà họ bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp.( Điều 61)

11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn được tự mình
khởi kiện VAHC.
Nhận định SAI. K4Đ54: “Đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính
thông qua người đại diện theo pháp luật.” Họ vẫn có thể là người
kiện với điều kiện họ phải bị xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu kiện,
tuy hiên không thể tự mình kk mà phải thông qua người đại diện
theo pl.

12. Cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị
kiện đã chuyển công tác sang cơ quan khác thì không phải là
người bị kiện trong VAHC.
Nhận định ĐÚNG. Chỉ có chức danh (VD như chủ tịch uỷ ban
nhân dân) mới có quyền ban hành quyết định hành chính.

13. Người đại diện của đương sự có thể làm người phiên dịch cho
đương sự.

14. Người làm chứng phải bị thay đổi nếu là người thân thích của
đương sự trong VAHC đó.

15. Thẩm phán không được từ chối khi được người có thẩm quyền
phân công tiến hành tố tụng trong VAHC.

16. CQTHTT bao gồm toà án và VKS


Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào khoản 1 điều 36 LTTH: “…”
Tuy nhiên trong phạm vi TTHC thì chỉ là Toà án nhân dân và
VKSND ( căn cứ khoản 10 điều 3 và điều 10 LTTHC)
17. Trong mọi trường hợp, việc thay đổi thẩm tra viên luôn thuộc
về thẩm quyền của chánh án toà án.
Nhận định ĐÚNG. Thẩm tra viên không có mặt tại phiên tòa,
căn cứ Đ 155,156 LTTHC: “...” mà họ chỉ hoạt động phía sau nên
người có quyền thay đổi trong mọi trường hợp là viện trưởng viện
kiểm sát.

18. Người đại diện theo pháp luật của đương sự có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của đương sự mà họ đại diện.
Nhận định ĐÚNG. K5Đ60 Có 3 nhóm:NĐD theo NKK, NĐD
theo NBK( Đ55, 57), NĐD theo NCQLVNCLQ (Đ55, 58). Theo bản
chất thì họ có tất cả quyền và nghĩa vụ.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh
H lái xe thuê cho gia đình chị Ngô Thị P (cùng xã). Khoảng 9h00
sáng ngày 21/7/2017, theo chỉ đạo của chị Ngô Thị P, ông S lái xe ô
tô BKS 29C-080XX chở gạch vụn, bê tông vỡ từ gia đình ông M ở
thôn X, xã Q, huyện S, tỉnh H ra đổ ở rìa đường thôn X thì bị Công
an xã Q ra lập biên bản và thu giữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến xe.
Ông S đồng ý với nội dung biên bản. Ngày 02/8/2017, ông S nhận
được Quyết định số 98/QĐ-XPVPHC ngày 28/7/2017 về việc xử
phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã Q. Không đồng ý,
ông S đã khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền và được thụ lý theo
quy định pháp luật. Đồng thời, chị P cũng có đơn yêu cầu trả lại
toàn bộ giấy tờ xe mang tên của mình.
Hỏi:
a. Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan, người
tiến hành tố tụng trong vụ án trên? ( xđ toà án có thẩm quyền thụ lý
vụ án...)
- Cơ quan tiến hành tt: Toà án nhân dân huyện H có tqxx
sơ thẩm → CQXX: TAND huyện H, VKS nhân dân
huyện H
- Ng tiến hành tố tụng: K2Đ36: “a) Chánh án Tòa án, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”
→ Trong th xx theo thủ tục thông thường còn xx theo
trường hợp rút gọn chỉ là 7 ng (tất cả trừ hội thẩm nhân
dân)
b. Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố
tụng trong vụ án trên? → ng có tư cách cũng là ng tham gia vì
không có những ng …
- Đương sự: S là NKK, NCQLNVLQ: chị P có yêu cầu độc lập,
NBK:
c. Tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư T bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của ông S yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Thư ký
phiên tòa vì cho rằng họ có mối quan hệ yêu đương nên không đảm
bảo sự vô tư khách quan của vụ án. Yêu cầu của Luật sư T được giải
quyết như thế nào?
- Ông gia với tư cách NBVQVLIHP vì vậy nên không có quyền
yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng.
- Nếu ông là tham gia với người đại diện theo uỷ quyền: có rơi
vào trg hợp ….
Bài tập 2: Do không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành
chính của chủ tịch UBND quận X thành phố J áp dụng với mình nên
anh An khởi kiện ra TAND thành phố H và vụ án được thụ lý giải
quyết. Được biết, Chánh án đã phân công ông Bình là chú ruột của
anh An giải quyết vụ án này. Theo anh/ chị việc phân công như vậy
có được không? Vì sao?
_____________________________
- Khi ông Bình đc phân công tham gia giải quyết VAHC thì ông
Bình có quyền đc từ chối, trong trường hợp ông Bình k tự
nguyện từ chối thì tiến hành thay đổi.
- Đương sự:
+ NKK: anh A
+ NBK: chủ tịch UBND có quyền yêu cầu thay đổi người
THTT là ông Bình: khoản 1 điều 45 LTTH: ….
- Người có thẩm quyền thay đổi:
+ Trước khi mở PT: Chánh án Toà án
+ Tại PT: Hội đồng xét xử
- Sau khi có quyết định thay đổi thì ai có quyền cử người mới
thay thế người cũ: K2 Đ49 và K2 Đ52 (luôn thuộc về thủ
trưởng cơ quan đơn vị đó)
- Chỉ nói chánh án phân công nhưng chưa nói phân công ông
Bình với tư cách gì: Chánh án có quyền phân công (k2đ37):
TP, HT, Thư ký, thẩm tra viên
+ Giả sử ông Bình tham gia với tư cách là TP, thì đương sự có
quyền yêu cầu thay đổi
Chương 4: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính
1. Nhận định:
1. Người thực hiện việc khởi kiện VAHC phải là người có quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTHC.
Nhận định SAI. Người thực hiện khởi kiện VAHC có thể là
người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền.

2. Chỉ có cá nhân mới được quyền khởi kiện VAHC.


Nhận định SAI. Căn cứ điều 115 LTTHC: “Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường
hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với
người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo
quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã
được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về
quyết định, hành vi đó.”

3. Trong trường hợp cá nhân khiếu nại QĐKLBTV theo đúng quy
định của pháp luật đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
trước khi khởi kiện, thời điểm cá nhân nhận được hoặc biết được
QĐKLBTV đó không là căn cứ để xác định thời hiệu khởi kiện.
Nhận định SAI. Căn cứ điểm b), c) khoản 2 điều 116 LTTHC:
“b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại
mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ
quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.”
4. Nếu tổ chức, cá nhân khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, thời hiệu khởi kiện luôn là
30 ngày kể từ ngày nhận được QĐGQKN đó.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ điểm b) khoản 2 điều 116 LTTHC:
“30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại
trong hoạt động kiểm toán nhà nước;”

5. Nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác
làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn
theo quy định của pháp luật thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác luôn không được tính vào thời
hiệu khởi kiện.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 4 điều 116 LTTHC:
“Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn
quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào
thời hiệu khởi kiện.”

6. Sau khi khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, cá nhân chỉ có quyền khởi kiện VAHC đối với QĐKLBTV
trong trường hợp khiếu nại được giải quyết mà không đồng ý với
việc giải quyết đó.
Nhận định

7. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức khiếu nại đối với


QĐXLVVCT nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy
định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện VAHC.
8. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại QĐHC theo quy định
của pháp luật khiếu nại thì ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày khiếu
nại được thụ lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân mới có quyền khởi kiện
VAHC.

9. Người khởi kiện VAHC không thể khởi kiện bằng hình thức
trực tiếp trình bày nội dung khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Nhận định ĐÚNG. Muốn kk phải làm đơn kk,

10. Người ký tên vào đơn khởi kiện có thể không phải là người
khởi kiện trong VAHC.

11. Cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền khởi kiện VAHC.


Nhận định SAI. Uỷ quyền thực hiện kk là quy chế được quy
định trong điều 60, but uỷ quyền kk là thay đổi tư cách đương sự từ
ng này qua người khác→ trong tố tụng hành chính không có uỷ
quyền kk vì nó sẽ thay đổi uỷ quyền tư cách đương sự.

12. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh
quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, nếu
người khởi kiện không nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ này, Tòa
án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

13. Khi khởi kiện bằng phương thức trực tuyến qua cổng thông
tin điện tử của Tòa án, người khởi kiện chỉ cần có địa chỉ thư điện
tử hoặc có chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện
tử đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công
nhận.

14. Ngày, tháng, năm trong đơn khởi kiện không là căn cứ để xác
định ngày khởi kiện VAHC.
15. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án qua dịch vụ
bưu chính, ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi đến
cũng có thể được xác định là ngày khởi kiện.

16. Với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, trong trường hợp công
chức không khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện chỉ có thể được tính
từ ngày công chức bị kỷ luật nhận được quyết định kỷ luật.
Nhận định ĐÚNG . Điểm a) K2Đ116: áp dụng với qđhc, hvhc,
qđklbtv, but qđklbv thì chỉ là trg hợp nhận đc, chứ không thể là biết
được.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Ngày 12/11/2017, ông T.T.L gửi đơn đề nghị UBND
thành phố HA, tỉnh QN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với diện tích 1.051 m2, thuộc một phần diện tích thửa đất số 103, tờ
bản đồ số 2, tại khối An Phong, phường Tân An, thành phố HA, tỉnh
QN. Ngày 08/4/2018, UBND thành phố HA ban hành Công văn số
970/UBND trả lời đơn ông L với nội dung không có cơ sở giải quyết
việc xin cấp Giấy chứng nhận của ông. Không đồng ý, ngày
25/5/2018, ông L khiếu nại đối với Công văn trên. Ngày 23/6/2018,
UBND thành phố HA có thông báo thụ lý giải quyết đơn khiếu nại
lần đầu của ông L. Đến ngày 10/8/2019, Chủ tịch UBND thành phố
HA ban hành Quyết định số 1707/QĐ-CTUBND giải quyết khiếu nại
cho ông L với nội dung không công nhận quyền sử dụng đất và nhà
trên diện tích đã mà ông đã đề nghị công nhận. Cùng ngày, ông L
nhận được quyết định trên.
a. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án trên.
b. Xác định thời hiệu khởi kiện.
c. Ngày 05/8/2020, tỉnh QN có một trận bão lớn làm cho Tòa án
phải tạm dừng hoạt động trong 15 ngày để khắc phục hậu quả.
Ngày 20/08/2020 ông L khởi kiện VAHC đối với Quyết định số
1707/QĐ-CTUBND thì vụ việc có được thụ lý hay không? Vì sao?
d. Vì nhận thấy ông L tuổi già, sức yếu nên Ông T.T.M là cháu ruột
của ông L đã làm đơn, ký tên trong đơn khởi kiện VAHC đối với
Quyết định số 1707/QĐ-CTUBND và gửi đến TAND có thẩm quyền.
Việc khởi kiện như trên có phù hợp theo quy định của Luật TTHC
năm 2015 hay không? Vì sao?

Chương 5: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính


1. Nhận định:
1. Đối thoại là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết VAHC.

2. Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật TTHC năm
2015 là cơ sở duy nhất để chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 2 điều 187 LTTHC: “ Việc tạm
ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm
ngừng phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét
xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hội đồng xét xử tiếp tục tiến
hành phiên tòa, nếu lý do để tạm ngừng phiên tòa không còn. Hết
thời hạn này, nếu lý do tạm ngừng phiên tòa chưa được khắc phục,
Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và thông
báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm
sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.”
Như vậy, khi tòa án tạm ngừng phiên tòa và không thể mở phiên toà
đúng thời hạn thì chủ thể có thẩm quyền ban hành giải quyết vụ án,
đây là cơ sở pháp lý nằm ngoài khoản 1 điều 141.
→ Sẽ là nhận định ĐÚNG nếu nhận định cho rằng: “Các căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều 141 Luật TTHC năm 2015 là cơ sở duy nhất
để chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.”

3. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC kết thúc vào thời điểm
trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC.

4. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện QĐHC không quá
06 tháng kể từ ngày thụ lý.

5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ việc
đã thụ lý là vụ án dân sự thì Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

6. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu đương sự là cá nhân chết
thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

7. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án không thể có hiệu lực thi
hành ngay.
8. Nếu người khởi kiện là cá nhân đã chết thì Tòa án sẽ đình chỉ
giải quyết vụ án.

9. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu phát hiện người khởi kiện
không có năng lực hành vi TTHC đầy đủ thì Tòa án sẽ trả lại đơn
khởi kiện.
Nhận định ĐÚNG . Căn cứ điểm a khoản 1 điều 123 LTTHC

10. Quyền bổ sung yêu cầu là quyền dành riêng cho người khởi
kiện.
Nhận định SAI . Người có quyền đưa ra yêu cầu là người KK
và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, vì vậy
hai chủ thể này cũng sẽ có quyền bổ sung yêu cầu chứ không riêng
gì NKK.

11. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án chỉ được ban hành
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC.
12. Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án không có trách
nhiệm gửi thông báo thụ lý vụ án cho người khởi kiện.
Nhận định . Căn cứ điều 125 LTTHC. Thông báo giải quyết vụ
án hành chính sẽ được gửi đến cho VKS thuộc chủ thể tiến hành TT
và đa phần sẽ không cần gửi đến cho NKK trừ 1 trường hợp ngoại
lệ, nhưng bắt buộc phải gửi đến cho NBK và NCQLNVLQ.
13. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, đương sự được
quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Nhận định SAI.

14. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm cũng là Thẩm phán được phân công thụ
lý vụ án.
Nhận định SAI.

15. Giai đoạn chuẩn bị xét xử bắt đầu từ khi Tòa án ra thông báo
thụ lý đơn khởi kiện.

16. Nhiệm vụ xem xét đơn khởi kiện thuộc về Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án.
Nhận định . Căn cứ điều 127 LTTHC: “Trên cơ sở báo cáo thụ
lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa
án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng
nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.”

17. Giai đoạn chuẩn bị xét xử có phải giai đoạn bắt buộc trong vụ
án hành chính hay không?
Có. Là giai đoạn bắt buộc chứ k phải giai đoạn phát sinh khi
có điều kiện.

18. Nếu người khởi kiện là cá nhân đã chết và quyền và nghĩa vụ


không được thừa kế, toà án có thể không đình chỉ giải quyết vụ
án.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 điều 229 LTTHC: “1. Tòa
án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này;
b) Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà
Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;
c) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút
toàn bộ kháng nghị;
d) Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng
mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường
hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
đ) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.”
Như vậy, cùng một căn cứ đó nhưng ở giai đoạn khác nhau thì toà án
có thể có hướng giải quyết khác, ví dụ như toà án có thể đình chỉ xét xử vụ
án hành chính. Thêm nữa, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu ng khởi
kiện là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ liên quan không đc thừa kế,
toà án có thể không đình chỉ giải quyết vụ án bởi toà án có thể có hướng
giải quyết khác chứ không nhất thiết là phải đình chỉ giải quyết vụ án. Ví
dụ cụ thể như trong một vụ án hành chính có 2 người đưa ra yêu cầu là
người khởi kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập, nếu ng khởi kiện chết và k có người thừa kế, toà án đình chỉ giải
quyết vụ án hc sẽ dẫn đến yêu cầu của ng có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan không được giải quyết, sẽ gây ra bất cập, như vậy trong trường hợp
này không thể đình chỉ giải quyết vụ án mà sẽ đình chỉ giải quyết đối với
yêu cầu của người khởi kiện và tiếp tục giải quyết yêu cầu của người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. → Dẫn đến thay đổi địa vụ tố tụng quy
định tại điều 174 LTTHC.

19. Trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý, toà án có thể không trả lại
đơn khởi kiện khi người khởi kiện không có quyền khởi kiện.
Nhận định SAI.

20. Toà án có thể không trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện
không có quyền khởi kiện

2. Bài tập:
Bài tập 1: Ngày 01/03/2019, Cục trưởng Cục thuế thành phố H ban
hành Quyết định số 112/QĐ-CT xử phạt vi phạm hành chính về thuế
đối với Công ty TNHH Hoài Thương (có trụ sở đặt tại huyện NT,
tỉnh ĐN) với số tiền 500 triệu đồng. Không đồng ý với QĐHC trên,
ngày 06/05/2019 ông M là Giám đốc của Công ty TNHH Hoài
Thương đã khởi kiện với yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định số
112/QĐ-CT và buộc người bị kiện bồi thường thiệt hại 10 triệu đồng
do QĐHC trái pháp luật gây ra. Ngày 14/05/2019, Tòa án đã tiến
hành thụ lý vụ án. Anh/Chị hãy:
a. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong vụ án trên? Thời
hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm sẽ được xác định lại như thế nào nếu
ngày 10/09/2019, Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án và có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án vào ngày
15/12/2019?
- Tư cách người tham gia tố tụng:
+ Đương sự:
_ NKK: CTY TNHH Hoài Thương
_ NBK: Cục trưởng cục thuế thành phố H
+ Người tham gia tố tụng khác: Ông M - Người đại diện
theo pháp luật đương nhiên của công ty ( K5Đ54)
- Thời hạn chuẩn bị xét xử được xác định trong 2 trường hợp :
+ ĐTKK là quyết định hành chính nên áp dụng khoản 1
điều 130 LTTHC: 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tức là
kể từ ngày 14/5/2019 - 14/9/2019.
+ Trường hợp có gia hạn căn cứ tại khoản 3 điều 130
LTTHC, không quá 2 tháng đối với trường hợp tại khoản
1 điều 130 tức là không quá 6 tháng từ 14/5/2019, thời
hạn chuẩn bị xét xử lúc này sẽ từ 14/5/2019-14/11/2019.
- Trường hợp tòa án ra quyết định tạm đình chỉ thì căn cứ vào
khoản 4 điều 10 LTTH :15/12/2019 - 15/4/2020, Trường hợp
có gia hạn căn cứ tại khoản 3 điều 130 LTTHC, 15/12/2019 -
15/6/2020.

b. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị kiện cho rằng
người khởi kiện chậm thi hành Quyết định số 112/QĐ-CT dẫn đến
thiệt hại cho Nhà nước nên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc
người khởi kiện bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng. Theo Anh/Chị,
yêu cầu của người bị kiện có được đồng ý hay không và tại sao?
- Yêu cầu của NBK không được đồng ý vì trong TTHC, chỉ có
NKK và NCQLVNVLQ có yêu cầu độc lập mới có quyền có
yêu cầu bồi thường thiệt hại căn cứ tại khoản 1 điều 7 LTTHC.

c. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHC ông M


chết. Hỏi tư cách đương sự trong vụ án trên có thay đổi hay không?
Vì sao?
- Căn cứ điều 59 LTTHC, ông M tham gia theo tư cách ng đại
diện theo pháp luật vì vậy ông M không ảnh hưởng gì tới tư
cách đương sự, vì vậy nó không thay đổi , khi ông M chết thì
quyền thuộc về… ( môn PLCTKD).

Chương 6: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ( Điều 193 quan trọng)


1. Nhận định:
1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ
thẩm thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 143 LTTHC:
“Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu
cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp
có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc
lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối
với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;” .
Như vậy, tại phiên toà xét xử sơ thẩm sẽ đình chỉ giải quyết vụ án
nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.

2. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải bồi
thường thiệt hại cho người khởi kiện nếu xét thấy QĐHC bị khởi
kiện là trái pháp luật.
Nhận định ĐÚNG. Toà án có thẩm quyền tuyên về vấn đề bồi
thường thiệt hại nếu có đủ 2 điều kiện: chấp nhận 1 phần hoặc toàn
bộ yêu cầu của NKK và NKK, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập đưa
ra yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong nhận định trên có đề cập
QĐHC bị khởi kiện là trái pháp luật nên căn cứ theo khoản 2 điều
193 LTTHC thì HĐXXST sẽ chấp nhận 1 phần hoặc toàn bộ yêu cầu
KK, và sau đó có thể tuyên bồi thường thiệt hại nếu NKK và
NCQLNVLQ có yêu cầu.
3. Khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người khởi
kiện, người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì Hội
đồng xét xử phải đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
Nhận định SAI. Căn cứ điểm a khoản 2 điều 157 LTTHC:
“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện
của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải
có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng,
trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Đối với người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật của người
khởi kiện mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là
từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp họ có đơn
đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại,
nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;”
Như vậy tòa án sẽ chỉ phải đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ nếu
vắng người đại diện và trong trường hợp không có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt.

4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể kiến nghị người đứng đầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người bị
kiện.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ điểm h khoản 2 điều 193 LTTHC
về thẩm quyền của hội đồng xét xử: “Kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước.”

5. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt
tại phiên tòa từ đầu thay thế thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 1 điều 156 LTTHC về sự có
mặt của kiểm sát viên: “ Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm
sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng
mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.”
6. Việc đối đáp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được tiến hành
theo sự điều khiển của Hội đồng xét xử.
Nhận định . Căn cứ điểm khoản 1,2 điều 175 về nội dung và
phương thức tranh tụng tại phiên toà: “1. Tranh tụng tại phiên
tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và
phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết
của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng
để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.

2. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều
khiển của Chủ tọa phiên tòa.”
Như vậy việc đối đáp của đương sự tại phiên tòa thuộc tranh
tụng mà vấn đề tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự
điều khiển của chủ toạ phiên toà.

7. Trong trường hợp Hội thẩm nhân dân vắng mặt tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm VAHC thì Hội đồng xét xử có thể không hoãn
phiên tòa.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 2 điều 155 LTTHC:
“Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc
không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người
này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia
xét xử vụ án.”

8. Khi tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
* Người tham gia tố tụng bao gồm đương sự ( Người khởi
kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan)
và người tham gia tố tụng khác ( Người đại diện, luật sư,
người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người
giám định, người phiên dịch)
Nhận định SAI.
- Khi đương sự vắng mặt có đơn Toà án đề nghị xét xử vắng
mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án căn cứ tại khoản 1
điều 158 LTTHC: “Người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng
mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.”
- Khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vắng mặt không
vì sự kiện bất khả kháng thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng
mặt họ căn cứ tại điểm d khoản 2 điều 157 LTTHC: “Đối với
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa
án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
- Khi người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai
trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa
phiên tòa công bố lời khai đó và Toà án vẫn tiến hành xét xử
căn cứ tại khoản 1,2 điều 159 LTTHC: “1. Người làm chứng
có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án
để trình bày tình tiết của vụ án mà họ biết. Trường hợp người
làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp
với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ tọa phiên tòa
công bố lời khai đó.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”
- Khi người giám định vắng mặt thì Toà án vẫn có thể tiếp tục
xét xử căn cứ tại khoản 2 điều 160 LTTHC: “2. Trường hợp
người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định
hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”
- Khi người phiên dịch vắng mặt mà có người khác thay thế thì
Toà án vẫn tiếp tục xét xử căn cứ tại khoản 2 điều 161
LTTHC: “Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không
có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn
phiên tòa.”

9. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu
bồi thường thiệt hại thì có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Nhận định ĐÚNG.
Điều này CÓ THỂ được HĐXX chấp nhận nếu thay đổi, bổ
sung không vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu căn cứ tại khoản 1
điều 173 LTTHC: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của
họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập
ban đầu.”

10. Đối với thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri, Tòa
án không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc
hoãn phiên tòa.
Nhận định ĐÚNG.
Căn cứ khoản 1 điều 199 LTTHC: “Trong thời hạn 02 ngày kể
từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án phải
ra một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
b) Đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện.”

11. Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHC có thể không có Hội thẩm
nhân dân.
Nhận định SAI.
Căn cứ điều 154 LTTHC: “Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một
Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm
02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến
nhiều đối tượng.
2. Vụ án phức tạp.

12. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, đương sự có
quyền đề nghị thay đổi người đại diện của người bị kiện.
Nhận định ĐÚNG.
Căn cứ khoản 14 điều 55 LTTHC về quyền và nghĩa vụ của
đương sự : “14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng;”
Như vậy người đại diện là một trong những người tham gia tố tụng
nên đương sự có quyền đề nghị thay đổi người đại diện của người bị
kiện.
13. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện
thời hiệu khởi kiện đã hết thì Hội đồng xét xử sẽ tạm ngừng phiên
tòa.
Nhận định SAI.
Căn cứ khoản 1 điều 187 LTTHC về tạm ngừng phiên toà: “Trong
quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa khi
có một trong các căn cứ sau đây:
a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến
hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố
tụng;
b) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham
gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét
xử vắng mặt;
c) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không
thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện
được ngay tại phiên tòa;
d) Cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị,
kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
theo quy định tại Điều 111 của Luật này;
đ) Các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên
đương sự tự đối thoại;
e) Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản
4 Điều 185 của Luật này.”
Như vậy không có quy định nào đề cập đến việc Tòa án có thể tạm
ngừng phiên tòa trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết.

* Tuy nhiên nếu thời hiệu khởi kiện đã hết thì toà án có thụ lý đơn
khởi kiện? Về các điều kiện phải đảm bảo khi Tòa án thụ lý đơn khởi
kiện vụ việc hành chính quy định Điều 123 Luật Tố tụng hành chính
2015, trong đó không có quy định Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện
trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện. Do đó, nếu đáp ứng đủ
điều kiện theo pháp luật quy định thì Tòa án vẫn xem xét thụ lý vụ
việc để giải quyết. Tuy nhiên, tại Điều 143 Luật Tố tụng hành chính
2015 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hiệu khởi kiện đã
hết là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét. Qua quá trình xem
xét vụ án, Tòa án thấy vụ việc đã hết thời hiệu giải quyết theo luật
định thì có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
Như vậy, có thể hiểu dù vụ việc hành chính đã hết thời hiệu khởi
kiện nhưng nếu đủ điều kiện theo quy định thì Tòa án vẫn phải thụ lý
đơn khởi kiện, sau đó khi xem xét giải quyết vụ việc thì có quyền
đình chỉ vụ việc với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết.

14. Trong trường hợp QĐHC là đối tượng khởi kiện có nội dung
không đúng với quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử sơ thẩm
có quyền sửa đổi QĐHC đó.
Nhận định SAI.

15. Phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC không nhất thiết phải trải qua
thủ tục hỏi tại phiên tòa.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ Điều 168 LTTHC

16. Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn bắt buộc hay không.
Có.
17. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính không phải là giai
đoạn bắt buộc.
Nhận định ĐÚNG. GĐ xét xử sơ thẩm bắt đầu khi TA quyết
định xét xử và kết thúc khi TA ra quyết định hành chính, quyết định
đình chỉ VAHC. Như vậy GĐXXST là giai đoạn phát sinh khi có
điều kiện.

18. Chủ thể bắt buộc tham gia nghị án là thẩm phán, hội thẩm
nhân dân.
Nhận định SAI. Nếu vụ án đc xx theo thủ tục rút gọn chỉ có
thẩm phán.

19. HĐXX bắt buộc phải có mặt tại phiên toà.


Nhận định ĐÚNG. Dù xét xử theo thông thg hay rút gọn thì
phải có HĐXX

20. Người trực tiếp ban hành ra quyết định hành chính mới
có thể trở thành đối tượng bị khởi kiện.
Nhận định SAI. Bởi trong vụ án hành chính người giải quyết
khiếu nại có thể là người khác.
2. Bài tập:
Bài 1: Ngày 06/07/2019, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh CT (có trụ sở đặt tại thành phố CT, tỉnh CT) đã ban
hành Quyết định số 342/QĐ-XPVP về việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với ông Nguyễn Văn M với số tiền là 10 triệu đồng do có
hành vi gây ô nhiễm môi trường. Cho rằng Quyết định trên là sai,
ngày 08/07/2019 ông khiếu nại và Chánh Thanh tra tỉnh CT đã ban
hành Quyết định số 112/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại lần đầu với
nội dung bác khiếu nại của ông M. Ngày 26/8/2019, ông M khởi
kiện vụ án hành chính và vụ việc đã được Tòa án thụ lý giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật.
a. Anh (Chị) hãy xác định đối tượng mà ông M có thể khởi kiện
trong vụ án trên.
- ĐTKK đc quy định tại khoản 1 điều 30 và khoản 1 điều 115
LTTHC.
- ĐTKK: Quyết định số 342/QĐ-XPVP về việc xử phạt vi phạm
hành chính đối với ông Nguyễn Văn M hoặc Quyết định số
112/QĐ-GQKN
b. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội thẩm nhân dân vắng mặt, Hội đồng
xét xử sẽ xử lý như thế nào?
- Căn cứ khoản 2,3 điều 155 LTTHC, ta có 2 trường hợp:
+ Nếu HTND vắng mặt nhưng có HTND dự khuyết tham
gia từ đầu thì thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng
mặt để tham gia xét xử vụ án.
+ Nếu HTND vắng mặt nhưng không có HTND thay thế
hoặc có HTND thay thế nhưng không dự khuyết từ đầu
thì hoãn phiên tòa.

c. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông M phát hiện Thư ký phiên tòa là em
ruột của Kiểm sát viên nên đã yêu cầu thay đổi Thư ký phiên tòa.
Theo Anh (Chị) Hội đồng xét xử có chấp nhận yêu cầu này không?
- Thư ký phiên tòa là người tiến hành tố tụng nên căn cứ Điều
170 LLTHC: “Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch: Trường hợp tại phiên
tòa có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét,
quyết định việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu theo
quy định của Luật này; nếu không chấp nhận thì phải nêu rõ lý
do và ghi vào biên bản phiên tòa.” Để HĐXX xem xét quyết
định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thì căn cứ
khoản 8 điều 45 LTTHC: “Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ
có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.” Vì vậy HĐXX có
chấp nhận yêu cầu trên.
d. Bản án hành chính sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của người khởi
kiện và giữ nguyên QĐHC bị kiện. Anh (Chị) có nhận xét gì về phán
quyết trên của Tòa án?
- Phán quyết trên có 2 nội dung: Bác yêu cầu và giữ nguyên
- Thẩm quyền của HĐXX được quyền bác yêu cầu: điểm a
khoản 2 điều 193
- Khi tuyên bác yêu cầu thì NBK đúng, khi đó có được yêu cầu
bồi thường thiệt hại hay k?
- Khi bác yêu cầu không đc tuyên giữ nguyên QĐHC: điểm a
khoản 2 điều 193 → Giữ nguyên QĐHC,thuộc thẩm quyền riêng
biệt của NBK : Căn cứ điều

Bài 2: Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần Hùng An đã


làm đơn khởi kiện Quyết định số 5516/ QĐ-CT của Cục Trưởng Cục
Thuế thành phố HN về việc xử phạt VPHC về thuế với số tiền 100
triệu đồng. Vụ án đã được thụ lý giải quyết và Toà án cấp sơ thẩm
đã tuyên huỷ quyết định này, đồng thời trong bản án tuyên Công ty
CP Hùng An chỉ phải nộp mức phạt là 80 triệu đồng.
- ND Phán quyết:
+ Tuyên huỷ một phần or toàn bộ QĐHC thuộc thẩm
quyền của … -> Chấp nhận
+ Sửa QĐHC vì thẩm quyền sửa là thẩm quyền của ng bị
kiện theo điều 157 LTTHC
Bài 3: Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần Hùng An đã
làm đơn khởi kiện Quyết định số 20/ QĐ-CT của Cục Trưởng Cục Thuế
thành phố HN về việc xử phạt VPHC về thuế với số tiền 100 triệu đồng.
Vụ án đã được thụ lý giải quyết và Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên bác yêu
cầu khởi kiện đồng thời yêu cầu người bị kiện phải bồi thường thiệt hại
cho người khởi kiện số tiền 20 triệu đồng do QĐXP gây ra.
- ND Phán quyết:
+ Bác yêu cầu: chấp nhận vì thuộc thẩm quyền củacăn cứ
điểm a khoản 1, 2 điều 193
+ Yêu cầu BTTH: không chấp nhận vì đã tuyên bác yêu
cầu thì không được tuyên BTTH
- Nếu toà án không bác yêu cầu mà chấp nhận yêu cầu và tuyên
BTTH thì chia làm 2 trường hợp:
+ Phán quyết đó sẽ đúng khi có yêu cầu của ng đưa ra yêu cầu
+ Phán quyết đó sẽ sai và vượt quá phạm vi thẩm quyền của tòa
án khi nó tuyên BTTH khi không có yêu cầu của người đưa ra
yêu cầu
Chương 7: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính

1. Nhận định:
1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm VAHC là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định SAI. Bản án, quyết định của toà án cấp sơ
thẩm có hiệu lực pháp luật thì kháng nghị theo thủ tục GĐT or
TT, còn chưa có hiệu lực pháp luật thì KC, KN theo thủ tục
phúc thẩm

2. Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của


Tòa án cấp sơ thẩm không phải là đối tượng kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC.
Nhận định

3. Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ
là đương sự của VAHC.
Nhận định SAI. Căn cứ điều 204 LTTHC: “Đương sự
hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng
cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết
vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc
thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Như vậy không chỉ đương sự mà người đại diện hợp pháp của
đương sự cũng có quyền kháng cáo.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có
thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc
thẩm VAHC.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 6 điều 61 LTTHC về
quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp: “ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai
đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi
chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để
thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại
khoản 2 Điều 96 của Luật này;
c) Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp
không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật
này;
đ) Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận
giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo
trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm
chuyển cho đương sự;
e) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9,
16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ thêm vào điều 204 LTTHC: “Đương sự hoặc người đại
diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết
định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án
cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại
theo thủ tục phúc thẩm.”
Từ những quy định trên cho thấy, luật sư là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không được quyền
kháng cáo.

5. Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm VAHC là như nhau.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ điều 203 LTTHC:... Đối
tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là
những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật,
cụ thể:
- Các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của
toà án cẩp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

6. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo
không thể tiếp tục tham dự phiên tòa vì lý do sức khỏe thì
Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 2,3 điều 269 BLTTDS
quy định về việc hoãn phiên tòa phúc thẩm như sau: "2. Người
kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp
họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên
tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án
đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của
người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì
Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người
kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng
mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như
người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử
phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng
mặt đó.
Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia
tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà
vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.”
Như vậy người kháng cáo bị ốm tức là vắng mặt vì lý do bất
khả kháng nên hoãn phiên tòa.

7. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo
chết thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm VAHC.
Nhận định ĐÚNG. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu người
kháng cáo chết thì HĐXX có thể có 2 hướng giải quyết: Một là
tạm đình chỉ căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 141 LTTHC:
“Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể
hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức
kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;”. HĐXX ra quyết định tạm
đình chỉ xét xử VAHC khi chưa tìm được người kế thừa. Hai
là đình chỉ căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 143 LTTHC:
“Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc
tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế
thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;”. HĐXX ra quyết định đình chỉ
xét xử VAHC khi không có người kế thừa. Như vậy HĐXX có
thể.

8. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút
đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hủy
bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 234 LTTHC về
người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc
tại phiên tòa phúc thẩm: “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại
phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì
Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý
hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút
đơn khởi kiện của người khởi kiện; → tiếp tục đưa vụ án ra xét
xử → ra phán quyết phúc thẩm VAHC
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy
bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này,
đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm
theo quy định của pháp luật. Như vậy nếu ng kk rút đơn khởi
kiện.”
Như vậy việc này còn phụ thuộc vào NBK có đồng ý chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện của NKK hay không. Tuy nhiên
trong cả 2 trường hợp đều không thể đình chỉ xét xử PT mà chỉ
đình chỉ giải quyết vụ án.

9. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp có thể rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.
Nhận định ĐÚNG . Căn cứ khoản 3 điều 218 LTTHC:
“3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm,
người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra
quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần
của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện
kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do
Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội
đồng xét xử quyết định.”

10. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa không thể tiếp tục tiến hành tố tụng thì Tòa án
phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 2 điều 223 LTTHC về sự
có mặt của thành viên hội đồng xét xử phúc thẩm và thư ký
phiên toà: “2. Trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không
thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự
khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế
Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử
vụ án.”
Như vậy nếu có thẩm phán dự khuyết tham gia phiên toà từ
đầu thì người này được thay thế thẩm phán không thể tiếp tục
tiến hành tố tụng và phiên toà có thể vẫn được tiếp tục.

11. Khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm thì bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ
phát sinh hiệu lực pháp luật.
Nhận định

12. Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người
khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án ra quyết định hủy
bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 1 điều 234 LTTHC: “1.
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà
người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc
thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng
trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút
đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy
bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này,
đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm
theo quy định của pháp luật.”
Như vậy HĐXX có thẩm quyền ra quyết định huỷ bản án sơ
thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án chứ không phải Toà Án.

13. Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị
kiện hủy bỏ QĐHC bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy
bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 1 điều 235 LTTHC:
“Trường hợp người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng,
khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện liên quan đến
quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người khởi
kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì Hội đồng
xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ
giải quyết vụ án; trong quyết định của bản án phải ghi rõ cam
kết của đương sự để bảo đảm thi hành án hành chính.”
Như vậy có thêm điều kiện là NKK đồng ý rút đơn KK và
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì khi đó
HĐXXPT huỷ bản án, qđ sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

14. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm
đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Nhận định SAI. Căn cứ khoản 7 điều 205 LTTHC: “Đơn
kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án,
quyết định bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo người
kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng
minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc
thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để
tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định tại Điều 216 của
Luật này.”
Như vậy vẫn có thể nộp đơn kháng cáo cho toà án cấp phúc
thẩm tuy nhiên toà án đó cũng phải chuyển cho toà án cấp sơ
thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết.

15. Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm
VAHC, nếu họ vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Nhận định SAI. Có hai trường hợp xảy ra, 1 là KSV
kháng nghị thì nếu KSV đó vắng mà không có người dự
khuyết từ đầu thì sẽ phải hoãn phiên tòa. Trường hợp thứ 2 là
KSV không kháng nghị vắng thì vẫn tiếp tục xét xử. Căn cứ
điều 224 LTTHC: “1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện
kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên
vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
2. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham
gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên
vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.”

16. Nếu trong giai đoạn phúc thẩm phát sinh từ 2 căn cứ:
đương sự có KC và VKS có KN thì VKS vắng mặt vẫn xét xử
bình thường.
Nhận định SAI. Không cần biết nó phát sinh từ đâu
nhưng một khi VKS đã có KN thì nếu VKS vắng mặt thì vẫn
hoãn phiên toà.
17. Đối thoại vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn phúc thẩm
VAHC
Nhận định. Căn cứ điều 238 LTTHC viện dẫn điều 187
LTTHC, điểm đ) khoản 1 điều 187 LTTHC: “Các bên đương
sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự
đối thoại". Việc đt trong giải quyết vụ án hành chính có cả
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.

2. Bài tập:
Bài 1: Ngày 04/03/2019, ông Minh (ngụ tại xã NH huyện NT
tỉnh NĐ) nhận được Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND
và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số BQ
5143 của UBND huyện NT. Cho rằng phần diện tích đất cấp
cho ông Minh nêu trên có 30m2 thuộc diện tích đất của mình
nên ngày 03/04/2019 ông Trung (cư ngụ tại xã A huyện TN
tỉnh TB) đã khởi kiện VAHC yêu cầu Tòa án hủy Quyết định
giao đất số 2244/QĐ-UBND và GCNQSDĐ số BQ 5143 của
UBND huyện NT đã cấp cho ông Minh.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm và
thành phần đương sự trong vụ án trên.
- Đương sự:
+ NKK: ông Trung
+ ĐTKK: Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và
GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND huyện NT đã cấp cho ông
Minh.
+ NBK: UBND huyện NT
- Toà án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm: Toà án n
2. Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 15/09/2019
Tòa án ban hành Bản án sơ thẩm số 12/2019/HC-ST
tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông
Trung, hủy một phần Quyết định giao đất số 2244/QĐ-
UBND và hủy một phần GCNQSDĐ số BQ 5143 của
UBND huyện NT đối với phần diện tích 30m2 đã cấp
cho ông Minh. Không đồng ý, người bị kiện kháng cáo
toàn bộ bản án sơ thẩm:
- Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm
VAHC: Toà án có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm VAHC:
toà án nhân dân tỉnh NĐ
- Anh (Chị) hãy cho biết Tòa phúc thẩm sẽ phán quyết
như thế nào khi:
+ Trường hợp 1: người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi
kiện.
Trả lời: Căn cứ điều 234 LTTHC, nếu NKK rút toàn bộ
yêu cầu khởi kiện mà đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút
đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc
thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết
vụ án. Còn nếu NBK không đồng ý thì không chấp nhận việc
rút đơn khởi kiện của người khởi kiện.

+ Trường hợp 2: người kháng cáo rút toàn bộ đơn kháng cáo.
Trả lời: Căn cứ khoản 3 điều 218 LTTHC, trước khi bắt
đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo
rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị thì
khi đó, tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối
với phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc
Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Bài 2: Ngày 04/07/2016 ông Nguyễn Văn là chủ sở hữu căn
nhà số B2 - 55 Lô S14, khu phố 1, phường BC, quận TĐ,
thành phố H nhận được Thông báo nộp tiền sử dụng đất số
112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H. Không
đồng ý với Thông báo này, ngày 08/07/2016 ông Nguyễn Văn
đã khiếu nại đến Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H. Ngày
15/7/2016, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố
H ban hành Quyết định số 511/QĐ-CCT giải quyết khiếu nại
với nội dung bác đơn khiếu nại, giữ nguyên Thông báo số
112/TB-CCT. Không đồng ý, ngày 28/7/2016, ông Nguyễn
Văn khởi kiện VAHC với yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên
hủy Thông báo số 112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ,
thành phố H.
1. Anh (Chị) hãy xác định thời hiệu khởi kiện, thành phần
tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ án trên?
(Biết rằng, ông Nguyễn Văn nhận được Quyết định số
511/QĐ-CCT vào ngày 18/7/2016).
- Thành phần tư cách những người tham gia tố tụng trong vụ
án trên:
+ NKK: ông Nguyễn Văn
+ NBK: Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố
H
+ ĐTKK: Quyết định số 511/QĐ-CCT giải quyết khiếu nại
với nội dung bác đơn khiếu nại, giữ nguyên Thông báo
số 112/TB-CCT.

- Thời hiệu khởi kiện: Ở đây Chi cục trưởng Chi cục Thuế
quận TĐ ra thông báo chứ không phải quyết định hành chính
nên ông Nguyễn Văn đã khiếu nại và nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại số 511/QĐ-CCT vào ngày 18/7/2016
→ Căn cứ điểm a) khoản 3 điều 116 LTTHC: “Trường hợp
đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì
thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai;”
Như vậy thời hiệu KK của ông Nguyễn Văn là 1 năm kể từ
ngày nhận quyết định giải quyết khiếu nại 18/7/2016 tức là từ
ngày 18/7/2016 - 18/7/2017.
2. Vụ việc được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết
theo đúng quy định. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm, ông Nguyễn Văn xin bổ sung thêm yêu cầu buộc
Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H bồi thường thiệt
hại 50 triệu đồng do Thông báo số 112/TB-CCT gây ra.
Theo anh (chị) việc bổ sung yêu cầu này có được Tòa án
chấp nhận hay không? Vì sao?
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, người đưa ra yêu cầu được quyền
đưa ra bất cứ yêu cầu gì, không bị giới hạn về thời gian và phạm vi
đưa ra yêu cầu
3. Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, Tòa án ban hành
Bản án sơ thẩm số 121/2016/HC-ST với phần tuyên xử:
bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn, giữ
nguyên Thông báo số 112/TB-CCT bị kiện. Anh (Chị)
nêu ý kiến về phán quyết này của Tòa án cấp sơ thẩm?
- Nội dung phán quyết:
+ Bác yêu cầu: đc chấp nhận
+ Giữ nguyên: không đc chấp nhận vì đây là thẩm quyền của người
bị kiện

4. Bản án sơ thẩm số 121/2016/HC-ST nêu trên bị ông


Nguyễn Văn kháng cáo hợp lệ theo trình tự phúc thẩm.
Anh (Chị) hãy xác định:
- Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm: Toà án nhân dân
thành phố H
- Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào
khi nhận định rằng Thông báo số 112/TB-CCT là đúng
quy định của pháp luật?
Sơ thẩm tuyên bác yêu cầu thì nhận định quyết định đúng.
Phúc thẩm nhận định quyết định đúng. Phán quyết của sơ thẩm
và phúc thẩm thống nhất với nhau => Áp dụng khoản 1 điều
241 LTTHC: “ Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản
án sơ thẩm". Như vậy bác kháng cáo vì ông Nguyễn Văn làm
phát sinh vụ án phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Chương 8: Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính và thủ tục đặc
biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân
tối cao.
1. Nhận định:
1. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án đều có thể được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm.
Nhận định ĐÚNG.

2. Khi phát hiện bản án phúc thẩm có vi phạm nghiêm trọng về


thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của
họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật, người có
thẩm quyền phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ điểm b) khoản 1 điều 255 LTTHC:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau
đây: b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự
không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến
quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy
định của pháp luật;”

3. Chủ thể có thẩm quyền chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm trong thời gian 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ khoản 1 điều 263 LTTHC: “Người
có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền
kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
4. Khi Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án
TAND cấp cao xem xét kháng nghị bản án của Tòa án nhân dân
cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm,
Chánh án TAND cấp cao phải kháng nghị bản án đó.
Nhận định . Căn cứ khoản 1 điều 260 LTTHC: “ Chánh án Tòa
án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện
thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”

5. Người có quyền kháng nghị là người có quyền hoãn thi hành


hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhận định ĐÚNG. Căn cứ điều 261 LTTHC: “1. Người có
thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét
việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn hoãn không
quá 03 tháng.
Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án, quyết định hành
chính của Tòa án thì người có thẩm quyền kháng nghị có quyền yêu
cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi
hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc
thẩm.”

6. VKSNDTC có quyền rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
của Viện trưởng VKSND cấp cao nếu xét thấy kháng nghị đó là
không có căn cứ.
7. Hội đồng Thẩm phán TANDTC có thể giám đốc thẩm những
bản án, quyết định của TAND cấp huyện.
Nhận định

8. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không nhất thiết phải có mặt
các đương sự.

9. Toàn thể thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC sẽ xét xử
giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm của TAND cấp cao nếu
việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước.

10. Nếu nhận định đối tượng khởi kiện VAHC không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTHC, Hội đồng giám
đốc thẩm có thể hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.
11. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ra quyết định sửa một phần
hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật khi việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không ảnh
hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

12. Trong trường hợp không xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba,
người có thẩm quyền chỉ có thể kháng nghị bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm khi có
một trong các căn cứ quy định tại Điều 281 của Luật TTHC và
phải có đơn của người đề nghị.

13. Đương sự chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn
01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.
14. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể
tham gia phiên tòa tái thẩm VAHC.

15. Nếu Hội đồng xét xử tái thẩm nhận thấy có tình tiết mới làm
thay đổi cơ bản nội dung của bản án phúc thẩm mà Tòa án,
đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án đó thì Hội đồng
xét xử tái thẩm sẽ hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử
sơ thẩm lại.

2. Bài tập:
Bài 1: Ngày 20/4/2017, ông T thực hiện thủ tục chuyển nhượng
8.029 m2 đất cho ông B thì được cán bộ địa chính xã cho biết diện
tích đất trên thuộc phần đất đã được UBND huyện M (tỉnh S) cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng số 78/QSDĐ cho ông L vào ngày
26/11/1992. Không đồng ý, ông T khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy một
phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ của UBND
huyện M đối với diện tích 8.029 m2 đất thuộc quyền sử dụng của
ông. Bản án sơ thẩm số 10/2018/HC-ST ngày 25/5/2018 tuyên chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông T, hủy một phần Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số 78/QSDĐ. Bản án bị Viện trưởng VKSND cấp
cao tại thành phố H kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đề nghị Tòa
án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ để Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại. Bản án phúc thẩm tuyên không chấp
nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố H,
giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Ngày 15/11/2018, Viện
trưởng VKSNDTC có quyết định kháng nghị với lý do: ông L đã thế
chấp toàn bộ diện tích đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số 78/QSDĐ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh S để vay 300.000.000 đồng, nhưng
Tòa án đã không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng. Anh (chị)
hãy cho biết :
a. Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục gì? Vì sao?
b. Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị khi không có đơn đề
nghị hay không? Vì sao?
c. Xác định đối tượng kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải
quyết?
d. Nếu kháng nghị là có căn cứ, Hội đồng xét xử sẽ quyết định như
thế nào trong trường hợp trên?
Tổng kết
1. Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý và xét xử không đúng thẩm quyền có
thể là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhận định ĐÚNG.
Việc toà án cấp sơ thẩm thụ lý và xét xử không đúng thẩm quyền đã
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khi đó sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
nếu bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật thì sẽ kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; còn nếu bản án, quyết định đó đã có
hiệu lực thì kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, căn cứ tại điểm b
khoản 1 điều 255 LTTHC: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong
những căn cứ sau đây:
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực
hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp
pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;”
2. NKK không được rút đơn khởi kiện tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ
án hành chính.
Nhận định SAI.
NKK vẫn đc quyền rút đơn khởi kiện, căn cứ tại điều 8/điều 55/điều
234 LTTHC. Căn cứ điều theo điều 234 LTTHC: “1. Trước khi mở phiên
tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì
Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và
tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn
khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người
khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và
đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí
sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án
phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ
tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.”
Việc rút đơn khởi kiện luôn là quyền của NKK, trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm thì điều kiện của việc rút đơn khởi kiện là phải tự nguyện, trong giai
đoạn phúc thẩm thì cần sự đồng ý của NBK. Dù việc rút đơn kk có được
thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc vào người đó có đáp ứng các
điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý hay không, tuy nhiên đó vẫn là
quyền của NKK nên NKK có quyền rút đơn KK.
3. Quyết định không giải quyết cho ông A được hưởng chế độ mất sức
lao động và trợ cấp thương tật của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và xã hội tỉnh B là khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của toà
án theo thủ tục TTHC.
Nhận định ĐÚNG.
Đầu tiên, ta xét xem quyết định không giải quyết cho ông A này là
đối tượng khởi kiện trong VAHC, bởi vì:
+ Đây là văn bản dưới dạng quyết định
+ Quyết định này do chủ thể có thẩm quyền ban hành, cụ thể là giám
đốc sở LĐ-TBVXH tỉnh B
+ Đây là văn bản cá biệt áp dụng với ông A
+ Đây là văn bản cá biệt trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước về lĩnh vực lao động
+ Không rơi vào trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 1 điều 30
LTTHC
Như vậy đây là đối tượng kk trong VAHC đồng thời cũng được coi
là một loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án được quy
định tại khoản 1 điều 3 và điều 30 LTTHC.
4. Người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện có thể rút đơn
khởi kiện VAHC.
Nhận định ĐÚNG.
Người đại diện theo uỷ quyền của người KK có thể rút nếu trong
hợp đồng uỷ quyền có quy định nội dung này. Căn cứ tại khoản 5 điều 60
và điều 56 LTTHC.
5. Trường hợp cá nhân khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc tại
Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết có thể thuộc về Tòa án nơi cơ quan,
người có thẩm quyền đã ban hành hoặc thực hiện các khiếu kiện.
Nhận định ĐÚNG.
Căn cứ khoản 1 điều 32 LTTHC: “ Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không
có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì
thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm
quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.”
6. HĐXX phúc thẩm không được quyền sửa bản án sơ thẩm nếu người
KK không có quyền khởi kiện.
Nhận định ĐÚNG.
Nếu NKK không có quyền KK thì HĐXX sẽ huỷ bản án và đình chỉ
vụ án hành chính căn cứ Khoản 4 Điều 241 LTTHC

Bài tập:
Ngày 19/01/2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường L, Quận T, Thành
phố H đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-XPVPHC xử phạt hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với
ông Q cư trú tại Quận N, Thành phố H do ông Q có hành vi xây dựng
hàng rào vi phạm pháp luật. Không đồng ý với quyết định trên, ông Q đã
khởi kiện vụ án hành chính và yêu cầu hủy quyết định nêu trên. Vụ việc đã
được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Hội đồng xét xử nhận định
quyết định trên ban hành không đúng quy định của pháp luật nên đã chấp
nhận toàn bộ yêu cầu của ông Q, hủy bỏ Quyết định số 14/QĐ-XPVPHC.
Người bị kiện kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đã được Tòa án cấp
phúc thẩm thụ lý giải quyết. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định bản án
sơ thẩm xét xử đúng pháp luật nên đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên bản
án sơ thẩm.
1. Anh (Chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc
thẩm trong vụ án hành chính trên?
Đương sự bao gồm: NBK: chủ tịch UBND phường L → chủ thể có thẩm
quyền cấp Xã; ĐTKK: QĐHC
- Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm: K1Đ31 LTTHC, TAND cấp
tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với NBK: TAND quận T
- Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm: TAND thành phố H
2. Xác định những người tham gia tố tụng trong vụ án? Trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông K có đơn đề nghị tham gia tố tụng với tư
cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì ông Q xây hàng rào làm
chắn lối vào phần đất của ông K. Theo Anh (Chị), Tòa án có chấp nhận để
nghị này hay không? Tại sao?
- Những người tham gia tố tụng trong vụ án:
- Đương sự:
+ NKK:
+ NBK:
- Căn cứ vào khoản 10 điều 3, phương thức để NCQLNVLQ đề tham
gia VAHC có 2 trường hợp:
+ TA sẽ chấp nhận đề nghị nếu ông Q chứng minh được NCQLNVLQ
liên quan trực tiếp đến VAHC
+ TA sẽ không chấp nhận đề nghị nếu ông Q không chứng minh được
mình có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến VAHC.

3. Sau khi Toà phúc thẩm tuyên án, trên cơ sở có đề nghị của người có
quyền, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng Tòa án cấp
sơ thẩm và phúc thẩm thu thập chứng cứ không đầy đủ nên ảnh hưởng đến
tính đúng đắn trong việc giải quyết vụ án. Anh (Chị) hãy làm rõ:
Căn cứ kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?
Nếu căn cứ kháng nghị là có cơ sở để chấp nhận, Hội đồng xét xử sẽ giải
quyết như thế nào?
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên phải kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm theo điểm b) khoản 1 điều 255 LTTHC.
- CQ có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ khoản 1 điều 266 LTTHC: Uỷ
ban thẩm phán TANDCC bởi vì bản án của tòa cấp phúc thẩm có
hiệu lực pháp lý là bản án của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ thể có thẩm quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm: Đương
sự hoặc người đại diện của đương sự căn cứ theo điều 256 LTTHC
- Người có thẩm quyền kháng nghị: Căn cứ điều 260 LTTHC:
“1.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân
dân cấp cao; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Như vậy cụ thể ở đây chánh án TANDCC, VTVKSNDCC khu vực
miền Nam hoặc CATANDTC, VTVKSNDTC trong trường hợp cần
thiết.

You might also like