You are on page 1of 48

Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam

(Giáo trình Luật tố tụng hình sự năm 2020 đại học luật Huế)
Tác giả: Phạm Xuân Minh, Nguyễn Thị Nga- Viện KSND tỉnh Bình Phước- Thành
viên Ban biên soạn giáo trình.
Nguồn tin: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam- NXB Tư pháp năm 2020.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG


HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm
Theo từ điển tiếng việt1 khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xem xét lại những quyết định trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình. Tố cáo là việc cá nhân nói cho cơ quan có thẩm quyền biết
một hành động, một việc làm phạm pháp nào đó.
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại xác định khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 thì tố cáo là việc
cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tố tụng hình sự là quá trình tiến hành tiếp nhận, giải quyết vụ án hình sự theo
quy định của luật tố tụng hình sự.
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra các khái niệm về khiếu nại trong tố tụng
hình sự và tố cáo trong tố tụng hình sự:
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ
quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết lại quyết định, hành vi tố
1
http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/-all.html
1
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục được
quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, người có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, quan hệ làm phát sinh khiếu nại trong tố tụng hình sự là quan hệ giữa
một bên là người chịu tác động trực tiếp của các quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và họ khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích
của chính mình. Còn quan hệ làm phát sinh tố cáo trong tố tụng hình sự là giữa người
không chịu tác động trực tiếp của các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, và họ thực hiện tố cáo có thể để bảo vệ lợi ích của
nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ thể có quyền tố
cáo là cá nhân, pháp luật không quy định cơ quan, tổ chức là chủ thể của quyền tố cáo.
Quyết định, hành vi mà khiếu nại, tố cáo hướng đến phải là quyết định, hành vi
phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền. Do vậy
quyết định, hành vi phát sinh trong quan hệ quản lý hành chính, dù phát sinh ngay
trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không phải là đối tượng điều chỉnh của các
quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
Quyết định trái pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật làm căn cứ phát sinh khiếu
nại, tố cáo là do nhận thức chủ quan và động cơ của người khiếu nại, tố cáo. Còn căn
cứ xác định hành vi, quyết định đó có trái pháp luật hay không phải có kết luận cuối
cùng của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật định.
1.2. Ý nghĩa
Bộ luật tố tụng hình sự không chỉ có nhiệm vụ là bảo đảm ngăn chặn tội phạm,
phát hiện, xử lý kịp thời tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,
bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn nhiệm vụ quan trọng đó là bảo
vệ quyền con người. Việc bảo vệ quyền con người được thể hiện ở nhiều chế định,
trong đó chế định về khiếu nại, tố cáo thể hiện rõ vấn đề này, nó là phương thức bảo
đảm và thực hiện quyền con người trong tố tụng hình sự; bảo đảm cho hoạt động tố

2
tụng hình sự được thực hiện đúng đắn; là biện pháp cần thiết để kịp thời phát hiện và
khắc phục các vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng; là nguồn thông
tin quan trọng đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự còn có ý nghĩa chính trị, xã hội, thể hiện
tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, thể
hiện bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3. Cơ sở pháp lý cho quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, là một trong
những quyền có ý nghĩa quan trọng được cụ thể bằng các quy định của Hiến pháp và
pháp luật của từng quốc gia. Tuy nhiên, do đặc điểm về trình độ phát triển, nhận thức
pháp lý của người dân, sự khác biệt về văn hóa, tri thức mà mỗi một quốc gia quy
định quyền khiếu nại, tố cáo có sự khác nhau, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự. Như quy định quyền khiếu nại, tố cáo và quy trình giải quyết
tập trung chủ yếu ở giai đoạn điều tra (Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga2) hay
giai đoạn tố tụng tại Tòa án (Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức3).
Quyền khiếu nại, tố cáo ở những giai đoạn này là rất quan trọng. Những hoạt động tố
tụng do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong những giai đoạn này có ảnh
hưởng rất lớn đến quyền lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Việc giải
quyết đúng đắn, phù hợp và kịp thời khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn này sẽ hạn chế
những vi phạm không đáng có do hành vi tố tụng, quyết định tố tụng gây ra cho con
người. Mặt khác, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những sai sót, thậm chí tránh
được hậu quả do các hoạt động tố tụng vi phạm gây ra là mục đích hướng tới mà các
nhà lập pháp của một số nước trên thế giới ghi nhận và quy định trong hệ thống pháp
luật tố tụng hình sự.
Ở Việt Nam quyền này được bắt nguồn từ tinh thần của bản Hiến pháp đầu tiên
năm 1946 và được ghi nhận cụ thể trong các bản Hiến pháp tiếp theo, đến nay được
quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải
2
http://thuvienso.thuvienquangninh.org.vn/doc/ebook-bo-luat-to-tung-dan-su-lien-bang-nga-phan-1-
426012.html
3
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Ve-phan-rieng-Bo-luat-hinh-su-Cong-hoa-Lien-Bang-Duc-3788/

3
quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh
thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.”
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động có tác động, ảnh hưởng rất lớn, tác
động trực tiếp tới các quyền của con người như quyền tự do, an ninh cá nhân, đòi hỏi
phải có những quy định pháp lý chi tiết, rõ ràng để kịp thời phát hiện chính xác và xử
lý công minh mọi hành vi vi phạm, phòng ngừa, ngăn chặn thiệt hại, góp phần bảo vệ
công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành một Chương XXXIII với 15 điều luật
(từ Điều 469 đến Điều 483) quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, quy
định chi tiết về chủ thể có quyền khiếu nại, tố cáo và quy định cụ thể thời hạn, thời
hiệu, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, cũng như quy định cơ quan có trách nhiệm kiểm sát hoạt động thụ lý, giải
quyết khiếu nại tố cáo đó là Viện kiểm sát nhân dân, để mọi người có thể tham gia tốt
nhất, góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự, phát huy quyền dân chủ và là hình
thức để bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
II. KHIẾU NẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1. Đối tượng bị khiếu nại
Quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự “…khi có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Như
vậy đối tượng của khiếu nại trong tố tụng hình sự bao gồm: Quyết định tố tụng của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; các hành vi tố tụng của người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng.
Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là 4 các quyết định của Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm
sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền
tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự, trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tiếp nhận, giải quyết từ tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cho tới điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

4
Khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng hình sự
4
Các quyết định có thể như các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế áp giải,
dẫn giải, từ chối người bào chữa, tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, v.v…
Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là 5 hành vi được thực hiện trong hoạt động
tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều
tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh
án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, như hành vi bắt giữ, lấy lời khai, hỏi cung,
khám xét, kê biên, thu giữ vật chứng, tài sản, v.v...
Quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại. Việc xác định quyết định, hành vi là trái pháp luật, xâm phạm là do đánh giá chủ
quan hoặc động cơ của người khiếu nại.
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định
áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử
phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn
hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện thì không phải là
đối tượng của khiếu nại6, mà được giải quyết theo quy định tại các Chương XXI,
XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật tố tụng hình sự.
2.2. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại7 là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết
được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Nghĩa là
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận, biết được quyết định, hành vi và cho rằng có
vi phạm pháp luật nếu người đó không thực hiện quyền khiếu nại, thì không còn
quyền khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của bản thân.
Việc quy định thời hiệu khiếu nại để đảm bảo cho việc kịp thời phát hiện
những sai phạm trong tố tụng, ngăn chặn được hậu quả phát sinh từ những sai phạm
đó gây ra, để kịp thời sửa chữa những sai phạm, bảo đảm hiệu quả của tố tụng hình sự,

5
Khoản 2 Điều 470 Bộ luật tố tụng hình sự
6
Khoản 2 Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự
7
Khoản 1 Điều 471 Bộ luật tố tụng hình sự
5
bảo đảm quyền con người. Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự ngắn hơn thời
hiệu khiếu nại trong Luật khiếu nại bởi vì các giai đoạn tố tụng hình sự diễn ra ngắn,
do đó việc quy định thời hạn ngắn nhằm nhanh chóng, kịp thời phát hiện, xử lý các
hành vi vi phạm và không để chuyển tiếp qua các giai đoạn, hành vi vi phạm tiếp theo
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người. Đồng thời, việc phát hiện, xử lý
hành vi vi phạm trong tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền còn được hỗ
trợ bằng cơ chế khác như chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của viện kiểm sát
nhân dân và các mối quan hệ chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do
trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo
đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không
tính vào thời hiệu khiếu nại8. Trường hợp này, thời hiệu khiếu nại được khấu trừ đi
thời hạn có bất khả kháng, trở ngại khách quan, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích
hợp pháp của người khiếu nại.
Ví dụ: Trong quá trình điều tra, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra đang thụ lý vụ
án, ra quyết định kê biên tài sản là căn nhà của bị can A để bảo đảm vấn đề tịch thu tài
sản và bồi thường. Bị can A cho rằng quyết định kê biên này gây thiệt hại đến quyền
lợi hợp pháp của bản thân. Như vậy trong trường hợp này, trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày bị can A nhận hoặc biết được quyết định kê biên, bị can A có quyền làm đơn
khiếu nại quyết định kê biên của Phó thủ trưởng gửi đến Thủ trưởng cơ quan điều tra
đó để xem xét lại căn cứ, tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định kê biên. Nếu như
không có lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan như thiên tai, bệnh tật nặng… thì
sau thời hạn 15 ngày nói trên, bị can A sẽ không còn quyền khiếu nại quyết định kê
biên, bị can A có làm đơn khiếu nại gửi tới, cơ quan điều tra sẽ trả lại đơn với lý do
hết thời hiệu khiếu nại theo quy định tại Điều 471 Bộ luật tố tụng hình sự.
2.3. Chủ thể có quyền khiếu nại
2.3.1. Chủ thể có quyền khiếu nại
Chủ thể có quyền khiếu nại được quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự
gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ

8
Khoản 2 Điều 471 Bộ luật tố tụng hình sự
6
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng năm 2015 đã mở rộng
chủ thể được quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng với cá nhân. Tại Điều 469
Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định là cá nhân, không có nói rõ cá nhân cụ thể gồm
những ai, tuy nhiên theo quy định các Điều 57, 58, 67, 70, 83, 84 Bộ luật tố tụng hình
sự, thì cá nhân có quyền khiếu nại được mở rộng thêm như: Người bị tố giác, người bị
kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; người chứng
kiến; người phiên dịch, người dịch thuật; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Cá nhân là chủ thể của quyền khiếu nại ở đây
được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch nước ngoài, người có
năng lực hành vi tố tụng hoặc người không có hoặc hạn chế năng lực hành vi tố tụng
thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp của mình.
Cơ quan, tổ chức là chủ thể của quyền khiếu nại có thể là bất kỳ cơ quan, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc tổ chức nghề
nghiệp.
Quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là quyền yêu cầu, đòi hỏi cơ quan, người
có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng
hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là bất cứ cơ quan, tổ
chức, các nhân chịu sự tác động trực tiếp của các quyết định, hành vi tố tụng và phải
thoả mãn các điều kiện: Họ phải chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi tố
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng và theo nhận thức chủ quan của người
khiếu nại thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm trái pháp luật hoặc vì động cơ
khác.
2.3.2. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại

7
Người khiếu nại ngoài việc có được những quyền thì cũng bị các nghĩa vụ pháp
lý để rằng buộc để tránh việc lợi dụng khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của
người bị khiếu nại. Vì thế, Bộ luật tố tụng hình sự quy định chi tiết, đầy đủ về quyền
và nghĩa vụ của người khiếu nại tại Điều 472.
Quyền của người khiếu nại được quy định tại Khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố
tụng hình sự.
Các quyền của người khiếu nại trong tố tụng hình sự bao gồm:
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại.
Cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng thì có thể tự mình thực hiện quyền
khiếu nại; người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại
diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; người khiếu nại ốm đau, già yếu,
có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu
nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên
hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại; hoặc
nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình9.
Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện theo các
quy định của pháp luật dân sự.
- Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Khiếu nại là quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân, và được thực hiện ở trong
bất kỳ giai đoạn tố tụng nào của quá trình giải quyết vụ án từ khi tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho tới khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án.
- Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
Pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại ở bất kỳ
giai đoạn nào để nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể, đồng thời quy định
cho chủ thể có quyền được rút khiếu nại ở bất kỳ giai đoạn nào bởi vì khiếu nại là
quyền, thì việc việc rút khiếu nại hoặc không khiếu nại là ý chí chủ quan của chủ thể

9
Khoản 1 Điều 12 Luật khiếu nại năm 2011
8
nếu tự họ nhận thấy việc khiếu nại của mình là không đúng, hoặc người bị khiếu nại
đã khắc phục các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật hoặc đã có sự hoà giải.
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng năm 2003, người khiếu nại được nhận văn
bản giải quyết khiếu nại. Hiện nay không còn khái niệm “văn bản giải quyết khiếu
nại” mà phải là “Quyết định giải quyết khiếu nại”. Quy định này bảo đảm quyền được
biết kết quả giải quyết khiếu nại và buộc cơ quan, người có thẩm quyền phải ra quyết
định giải quyết khiếu nại10 mà không được ra dưới dạng văn bản, công văn trả lời. Đây
là quyền của chủ thể khiếu nại, nhưng là nghĩa vụ đối với người có trách nhiệm giải
quyết khiếu nại. Trong quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải trả lời rõ cho chủ
thể khiếu nại biết rõ nội dung khiếu nại đúng, sai ở đâu, và phải ghi rõ thời hạn để chủ
thể khiếu nại có quyền khiếu nại quyết định giải quyết khiếu đến cơ quan, người có
thẩm quyền ở cấp tiếp theo giải quyết. Theo các quy định từ Điều 474 đến Điều 477
Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn để chủ thể khiếu nại có quyền khiếu nại quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu là 03 ngày.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Kết quả giải quyết khiếu nại xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại thực tế đã bị xâm phạm bởi quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra thì người khiếu nại được khôi phục
quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan.
Nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại Khoản 2 Điều 472 Bộ luật tố
tụng hình sự.
Các nghĩa vụ của người khiếu nại trong tố tụng hình sự bao gồm:
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các
thông tin, tài liệu đó.

10
Khoản 11 Điều 12 Luật khiếu nại năm 2011
9
Việc giải quyết khiếu nại nhằm để bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại nên
việc giải quyết phải nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, kịp thời ngăn
chặn các hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp của người khiếu nại. Để làm tốt
điều này thì người khiếu nại phải có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, cung cấp
thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, có như vậy người giải quyết khiếu
nại mới có nhiều căn cứ để giải quyết. Đồng thời để đảm bảo việc khiếu nại chính xác,
tránh tình trạng lợi dụng quyền được khiếu nại để người khiếu nại cung cấp thông tin,
tài liệu sai sự thật, vu khống, tìm cách cản trở hoạt động tố tụng hình sự nhằm che dấu
tội phạm, xoá chứng cứ, tẩu tán tài sản,… hoặc khiếu nại tràn lan, thiếu căn cứ thì
pháp luật quy định nghĩa vụ của người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
Nghĩa vụ này buộc chủ thể khiếu nại phải trình bày trung thực sự việc, cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại. Nếu người khiếu nại từ chối hoặc
cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật thì người, cơ quan có thẩm quyền có quyền
không giải quyết khiếu nại và tuỳ trường hợp cụ thể người khiếu nại có thể bị xử lý kỷ
luật, hành chính hoặc hình sự.
- Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Kết quả giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thể hiện bằng văn bản
dưới hình thức quyết định giải quyết khiếu nại. Bộ luật tố tụng hình sự quy định người
khiếu nại sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng
ý với quyết định này, có quyền khiếu nại đến người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết
ở cấp tiếp theo. Quyết định khiếu nại lần thứ hai là quyết định cuối cùng. Như vậy
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
mà người khiếu nại đồng ý không khiếu nại tiếp trong thời hạn, thì các quyết định này
có hiệu lực pháp luật và người khiếu nại phải chấp hành quyết định này.
So với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 “người khiếu nại có nghĩa
vụ phải chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại”, thì quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 rõ ràng, chính xác hơn, người khiếu nại chỉ phải chấp hành quyết định
giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, quyết định giải quyết khiếu nại chưa có
hiệu lực thì chưa phải chấp hành.
2.4 Người bị khiếu nại

10
2.4.1. Những người có thể bị khiếu nại
Người bị khiếu nại gồm hai nhóm người: Nhóm người có thẩm quyền ra quyết
định tố tụng tụng; nhóm người tiến hành tố tụng trực tiếp thực hiện các hành vi tố tụng
bị khiếu nại được quy định tại Điều 470 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhóm người có thẩm quyền ra quyết định tố tụng có thể là Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm
sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền
tiến hành một số hoạt động điều tra (của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, …)
được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều
tra hình sự.
Nhóm người tiến hành tố tụng trực tiếp thực hiện các hành vi trong hoạt động
tố tụng có thể là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ
điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên,
Chánh án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm,
…) được ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan
điều tra hình sự.
2.4.2. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Việc khiếu nại có thể đúng, có thể sai, có nhiều trường hợp người khiếu nại lợi
dụng quyền khiếu nại để nhằm mục đích gây thiệt hại cho người bị khiếu nại vì các lí
do cá nhân. Do vậy để bảo đảm cả quyền, lợi ích của hợp pháp của người bị khiếu nại
thì Bộ luật tố tụng hình sự có quy định các quyền cho người bị khiếu nại để họ có thể
sử dụng các quyền đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân. Ngoài việc quy định các
quyền, Bộ luật tố tụng cũng quy định các nghĩa vụ cụ thể để buộc người bị khiếu nại
phải chấp hành để cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có căn cứ
giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại.
Người bị khiếu nại có các quyền được quy định tại Khoản 1 Điều 473 Bộ luật
tố tụng hình sự:
- Được thông báo về nội dung khiếu nại.
Đây là một quyền mới của người bị khiếu nại được đưa vào trong quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài các quy định về bảo vệ quyền của người

11
khiếu nại, thì pháp luật cũng phải bảo vệ quyền của người bị khiếu nại, đảm bảo cho
họ phải được biết bản thân bị khiếu nại về vấn đề, nội dung gì, để trước hết họ tự nhìn
nhận, xem xét lại hành vi, quyết định của mình. Nếu qua việc tự xem xét đó người bị
khiếu nại nhận thấy hành vi, quyết định của mình là trái pháp luật thì kịp thời có biện
pháp khắc phục bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người khiếu nại mà không cần phải
thông qua trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất thời gian, phiền hà cho người
dân. Đồng thời nếu qua việc tự xem xét lại hành vi, quyết định của mình không thấy
có vi phạm, trái pháp luật thì người bị khiếu nại cũng có thể có các biện pháp như đưa
ra tài liệu, có giải trình,… cung cấp cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
biết, góp phần rút ngắn thời gian xác minh giải quyết khiếu nại.
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu
nại.
Quy định quyền này để người bị khiếu nại một mặt có cơ sở thực hiện các biện
pháp bảo vệ bản thân trước các khiếu nại không có căn cứ, khiếu nại vì mục đích khác
của người đi khiếu nại; mặt khác người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng, tài
liệu, văn bản pháp luật, chứng minh bằng lời nói, bằng văn bản trước cơ quan, người
có thẩm quyền để chứng minh hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của mình là đúng
pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại.
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của
mình.
Cũng như người khiếu nại, người bị khiếu nại cũng có quyền được nhận quyết
định giải quyết khiếu nại. Trong Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định về việc
người bị khiếu nại có quyền khiếu nại, kiến nghị xem xét lại quyết định giải quyết
khiếu nại, mà phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quy định này nhằm bảo
vệ tốt nhất quyền cho người khiếu nại, khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của
cơ quan, người có thẩm quyền, mặc dù quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật (vì
có thể bị người khiếu nại không đồng ý và khiếu nại tiếp), nhưng đối với người bị
khiếu nại vẫn phải chấp hành để dừng ngay các hành vi tố tụng, huỷ bỏ các quyết định
tố tụng xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, theo
Khoản 3 Điều 13 của Luật khiếu nại thì người bị khiếu nại được thực hiện các quyền
và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, tức là có quyền được đề nghị người có

12
thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại theo các
quy định của pháp luật chuyên ngành như Luật cán bộ công chức, Luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức toà án nhân
dân… để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 473 Bộ
luật tố tụng hình sự:
- Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin,
tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
Việc quy định nghĩa vụ giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;
cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
yêu cầu, xuất phát từ yêu cầu phải kịp thời bảo vệ quyền của người bị khiếu nại và
cũng là để bảo đảm tính kịp thời trong giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự (thời
gian gian giải quyết khiếu nại ngắn thường quy định trong 07 ngày). Hơn nữa, khi
thực hiện hành vi tố tụng hoặc ban hành quyết định tố tụng, người bị khiếu nại đã có
nhận thức về thông tin, tài liệu, các quy định pháp lý, nên việc quy định người bị
khiếu nại phải giải trình, cung cáp các thông tin, tài liệu là rất cần thiết cho việc thu
thập, xác minh, xem xét giải quyết khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Đối với người khiếu nại chỉ phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại khi
quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật, nhưng người bị khiếu nại thì phải chấp hành
quyết định giải quyết khiếu nại ngay sau khi quyết định được ban hành, không phụ
thuộc vào quyết định giải quyết khiếu nại đó có bị khiếu nại tiếp, hay quyết định giải
quyết đó có chính xác hay không. Việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại
không chính xác có thể được xem xét theo trình tự khác của pháp luật chuyên ngành,
nhưng trước tiên thì người bị khiếu nại phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại
và đó là nghĩa vụ bắt buộc. Quy định nhằm bảo đảm tốt nhất, kịp thời nhất, hạn chế
thấp nhất sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp của người khiếu nại.
- Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố
tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Người bị khiếu nại có hành vi tố tụng trái pháp luật gây thiệt hại cho quyền, lợi
ích hợp pháp của người bị khiếu nại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục

13
hậu quả theo nội dung quyết định giải quyết khiếu nại trên cơ sở các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Bộ luật dân sự và các
quy định của pháp luật khác có liên quan.
Việc quy định trách nhiệm này nhằm bảo đảm quyền của người khiếu nại được
khắc phục hậu quả, bồi hoàn, bồi thường thiệt hại, đồng thời nâng cao ý thức trách
nhiệm của người có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng hình sự.
2.5. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng hình sự
được quy định chi tiết và cụ thể từ Điều 474 đến Điều 477 của Bộ luật tố tụng hình sự
và được phân ra theo từng nhóm, gồm:
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong
việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam;
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều
tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra;
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng viện kiểm sát;
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra
viên, Phó Chánh án và Chánh án tòa án.
So với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thêm:
+ Quy định thời hạn khiếu nại lần 2: Để tránh tình trạng người khiếu nại khi
không đồng ý kết quả giải quyết lần nhất, có thể một thời gian rất lâu sau mới khiếu
nại lên cấp trên, gây khó khăn cho việc giải quyết cũng như khắc phục hậu quả, Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định quy định nếu người khiếu nại
không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần nhất thì trong thời hạn 03 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu
nại lần hai, hết thời hạn này thì người khiếu nại không còn quyền khiếu nại nếu không
vì các lý do bất khả kháng;
+ Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng
trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam;

14
+ Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Phó Viện trưởng viện kiểm sát nhân
dân: Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát. Ngoại trừ việc giải quyết khiếu nại
hành vi, quyết định của chính mình11;
+ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết
đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra12;
+ Quy định bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại của viện kiểm sát nhân
dân cấp cao13.
Đồng thời quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại chi tiết, cụ
thể hơn để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại đúng quy định, đúng thời hạn, bảo đảm
quyền con người được tốt hơn.
2.5.1. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố
tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam
Do việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam là các
biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có tính chất tác động trực tiếp, tước đi
nhiều quyền cơ bản của con người và các biện pháp ngăn chặn có thời hạn ngắn, gấp,
đòi hỏi quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại phải nhanh chóng, kịp thời phát hiện,
khắc phục các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của
người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vì thế trong Bộ luật tố tụng năm 2015 đã có
một điều luật quy định riêng về vấn đề này (Điều 474), đây là một điều luật mới, cụ
thể:
- Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết
định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt,
quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực
hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ
khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời
hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

11
Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
12
Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
13
Điểm b Khoản 3 Điều 476 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
15
Như vậy, thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp này chỉ có 24 giờ. Quy
định này phù hợp hơn so với các quy định của Bộ luật tố tụng năm 2003 vì thời hạn
của các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam ngắn, và xâm phạm nghiêm trọng
đến quyền con người nên cần phải được xem xét nhanh chóng trong 24 giờ để nếu có
sai sót, vi phạm thì còn kịp thời khắc phục, sửa sai, trả tự do cho người bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, kể cả trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời
hạn giải quyết cũng không được quá 03 ngày. Để quá thời hạn 03 ngày với trường hợp
giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, thì việc khắc phục vi phạm là không
thể do đã hết thời hạn giữ người, tạm giữ.
- Viện trưởng viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định,
hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm
giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ
người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho viện
kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của
người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ
kể từ khi nhận được khiếu nại.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng viện kiểm sát giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng viện kiểm
sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng viện kiểm sát giải quyết.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng viện
kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp hoặc Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần
đầu do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải
quyết của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

16
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát
trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem
xét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết
nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét,
giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Điều luật quy định ngay thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là của Viện
trưởng viện kiểm sát, bởi vì việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ,
tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, đều do viện kiểm sát quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định áp dụng. Không như các trường hợp khác, việc giải quyết khiếu nại
thường thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng của cơ quan có người bị khiếu nại. Viện
trưởng viện kiểm sát cấp dưới đã giải quyết khiếu nại lần đầu thì thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai là của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Riêng đối
với việc khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát thì do
Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 07 ngày, quyết
định giải quyết đó có hiệu lực, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai như
các trường hợp khác.
- Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong
giai đoạn xét xử.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt,
tạm giam do Chánh án tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án tòa
án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án
tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án tòa
án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án tòa án trong việc
bắt, tạm giam do Chánh án tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án tòa án trên một cấp phải xem xét, giải

17
quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu
lực pháp luật.
Trong giai đoạn của toà án, biện pháp ngăn chặn được áp dụng là biện pháp
tạm giam, và thời hạn dài hơn, do vậy thời hạn giải quyết khiếu nại cũng được dài hơn
thay vì 24 giờ thì được quy định là trong 03 ngày để giải quyết khiếu nại lần đầu. Thời
hạn giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh án toà án trên một cấp là 07 ngày. Riêng
đối với việc khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Chánh án toà án thì do Chánh án
toà án trên một cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày, quyết định giải quyết đó có hiệu
lực, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai như các trường hợp khác.
2.5.2. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên,
Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng cơ quan điều tra, người được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều
tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015. So với quy định tại Điều 329 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì thẩm
quyền giải quyết khiếu nại mở rộng tới việc giải quyết khiếu nại về hành vi, quyết
định của Cán bộ điều tra, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và thu
hẹp thời hạn để cho người khiếu nại có quyền khiéu nại lần hai là chỉ trong vòng 03
ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần nhất. Các quy định tại
Điều 475 cũng chi tiết, dễ hiểu hơn, cụ thể:
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều
tra, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng cơ quan điều tra xem xét, giải quyết
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến
Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được
khiếu nại, Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định
giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

18
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra
và các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra đã được viện kiểm sát phê chuẩn do
Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận
được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng viện
kiểm sát cùng cấp thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết
khiếu nại lần đầu do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết
định giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữ người
trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ
ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp
trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu
nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện
trưởng viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng
viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng viện kiểm sát thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ
ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết
định giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp này, người khiếu nại không có quyền khiếu nại lần hai.
2.5.3. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng viện kiểm sát

19
Quy định về chức danh pháp lý Kiểm tra viên là quy định mới trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015, cụ thể Kiểm tra viên được thực hiện các nhiệm vụ và quyền
hạn trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 43. Vì vậy, hành vi tố tụng
của Kiểm tra viên cũng là đối tượng của khiếu nại, cần được xem xét giải quyết theo
quy định. Do đó, ngoài quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại ngoài
các trường hợp đối với Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng viện kiểm sát thì
còn có đối tượng là Kiểm tra viên, được quy định tại Điều 476 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên, Phó Viện trưởng viện kiểm sát do Viện trưởng viện kiểm sát xem xét, giải quyết
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến
viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu
nại, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết
của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát
do viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 476, nếu là khiếu
nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh thì được giải quyết:
+ Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố do Viện
kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết
định có hiệu lực pháp luật;
+ Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tại khu vực xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày

20
nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là
quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung
ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải
quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2.5.4. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán,
Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án tòa án
Đối tượng khiếu nại được mở rộng ra với Thẩm tra viên, nên về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại cũng được mở rộng để giải quyết khiếu nại với Thẩm tra viên.
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó
Chánh án và Chánh án tòa án được quy định tại Điều 477 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015. So với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Điều 477 quy định chi
tiết, đầy đủ về thẩm quyền, thời hạn giải quyết từng trường hợp cụ thể, và bổ sung
thêm quy định về thời hạn người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai khi không đồng
ý với quyết định trả lời khiếu nại lần nhất, cụ thể:
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên,
Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên
tòa do Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án tòa án quân sự khu vực giải
quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án tòa án nhân dân cấp
huyện, Chánh án tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh
án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu. Trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án
tòa án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của

21
Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu là quyết
định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án tòa án nhân dân cấp
huyện, Chánh án tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án
tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu là quyết định có hiệu
lực pháp luật.
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên,
Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu trước
khi mở phiên tòa do Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp
quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh
án tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết
trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án tòa án nhân dân cấp cao,
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên,
Phó Chánh án tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án tòa án cấp
cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu
không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án tòa án nhân dân cấp cao thì
trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người
khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải
quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Chánh án tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án tòa án nhân dân cấp cao,
Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án tòa án nhân dân cấp
cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

22
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án tòa án nhân dân
cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân
dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công
tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải
quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết
định có hiệu lực pháp luật.
III. TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
3.1. Đối tượng bị tố cáo
Đối tượng bị tố cáo được quy định tại Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự là hành
vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Quy định tại Điều 478 nói đến “cá nhân”, còn quy định tại Điều 334 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 nói đến “công dân”. Công dân là chỉ những người có quốc tịch
Việt Nam, còn cá nhân là bất kỳ ai đang cư trú ở Việt Nam gồm cả người không có
quốc tích, người có quốc tịch nước ngoài. Như vậy, về đối tượng bị tố cáo trong Bộ
luật tố tụng năm 2015 được mở rộng hơn, được tố cáo cả với những hành vi vi phạm
pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại lợi ích của những cá nhân không phải là công dân Việt Nam.
So với đối tượng bị khiếu nại, thì đối tượng bị tố cáo có những điểm khác biệt:
Đối tượng bị khiếu nại gồm cả quyết định và hành vi tố tụng nhưng lại chỉ của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình. Còn đối tượng của tố cáo tuy chỉ với các hành vi vi phạm, nhưng là hành vi
vi phạm của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại lợi ích của bất kỳ ai như nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3.2. Thời hiệu tố cáo
Khác với việc khiếu nại có quy định thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày
người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó
cho rằng có vi phạm pháp luật. Còn tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, người có

23
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng nào, do vậy để khuyến khích việc tố cáo các hành vi vi phạm ở bất kỳ
thời điểm nào thì Bộ luật tố tụng không quy định thời hiệu tố cáo như thời hiệu khiếu
nại. Việc không quy định thời hiệu tố cáo nhằm bảo đảm kịp thời phát hiện các hành
vi vi phạm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảo đảm hoạt động tố tụng
được minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
3.3. Chủ thể có quyền tố cáo
3.3.1. Người có quyền tố cáo
Người có quyền tố cáo được quy định tại Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự là
bất cứ ai khi phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khoản 2 Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “ …cá nhân có quyền và
nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội
phạm”; Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “… cá nhân có quyền tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó”. Như vậy, việc
tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là quyền và cũng là
nghĩa vụ của mọi cá nhân nhằm góp phần đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật
và tội phạm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của
nhà nước. Chủ thể có quyền tố cáo được quy định rất rộng, là bất kỳ ai và quyền tố
cáo của cá nhân được pháp luật hình sự ghi nhận, bảo đảm.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chủ thể có quyền tố cáo phải là
“công dân”. Công dân Việt Nam là những người mang quốc tịch Việt Nam. Như vậy
theo quy định tại của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì chủ thể có quyền tố cáo
phải là người có quốc tịch Việt Nam- là công dân Việt Nam. Quy định như vậy là
chưa bảo đảm quyền con người của tất cả mọi người cư trú tại Việt Nam như người
nước ngoài, người không có quốc tịch. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã
mở rộng chủ thể có quyền tố cáo cho tất cả mọi người với khái niệm là “cá nhân”.
So với chủ thể có quyền khiếu nại, chủ thể có quyền tố cáo có những điểm khác
biệt như: Chỉ cá nhân mới có quyền tố cáo, khiếu nại thì chủ thể có thể là cơ quan, tổ

24
chức; tố cáo để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bất kỳ ai, của cơ quan, tổ chức;
còn khiếu nại là để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.
3.3.2. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
Quyền của người tố cáo
Cá nhân được nhà nước bảo đảm quyền tố cáo, các biện pháp bảo đảm quyền tố
cáo nói chung được quy định trong Luật tố cáo, các biện pháp bảo đảm quyền tố cáo
trong tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Tại Điều 32 Bộ luật
tố tụng hình sự quy định: Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc
của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó; cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp
nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết
quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp
khắc phục. Đồng thời tại Khoản 1 Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ các
quyền của người tố cáo có:
- Người tố cáo có thể tố cáo thông qua việc gửi đơn hoặc trực tiếp đến gặp cơ
quan, người có thẩm quyền để tố cáo. Dù thông qua hình thức nào thì cơ quan, người
có thẩm quyền vẫn phải tiến hành tiếp nhận nội dung tố cáo nếu thuộc thẩm quyền thì
phải thụ lý giải quyết, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải chuyển cho cơ quan có
thẩm quyền theo quy định;
- Việc tố cáo trong tố tụng hình sự là báo với cơ quan, người có thẩm quyền về
hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu người tố
cáo không muốn người khác biết mình là người đi tố cáo để bảo đảm an toàn cho bản
thân và gia đình thì có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình.
Việc quy định quyền này là nhằm bảo đảm an toàn, tạo sự an tâm cho người tố cáo, để
họ giám đi tố cáo các hành vi vi phạm của người có thẩm quyền tố tụng;
- Khi một cá nhân đi tố cáo, thì họ phải được biết nội dung giải quyết tố cáo
của cơ quan, người có thẩm quyền. Do vậy họ phải có quyền được nhận quyết định
giải quyết tố cáo. Đây là điểm mới khác so với quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 335
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định người tố cáo có quyền “yêu cầu được
thông báo kết quả giải quyết tố cáo”. Theo quy định hiện hành, người tố cáo không
cần phải yêu cầu được nhận kết quả giải quyết tố cáo, mà cơ quan, người có thẩm

25
quyền khi giải quyết tố cáo phải ra quyết định giải quyết và đồng thời phải gửi quyết
định giải quyết này đến cho người tố cáo biết;
- Việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có thể bị trả thù, trù dập và sự trả thù của người có chức quyền dễ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người tố cáo. Do vậy, pháp luật tố tụng hình sự có quy định cho
người tố cáo có quyền được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ
khi bị đe doạ, trù dập, trả thù. Để bảo đảm quyền này cho người tố cáo, Luật tố cáo
cũng như Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản pháp luật liên quan đều quy định trách
nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ngoài việc phải giữ bí mật,
thì còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ họ và những người thân thích của họ trước
sự đe doạ của người bị tố cáo và những người khác.
Việc quy định các quyền cho người tố cáo để nhằm bảo đảm an toàn cho người
tố cáo, làm cho mọi cá nhân iên tâm thực hiện quyền, và nghĩa vụ đi tố cáo các hành
vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Nghĩa vụ của người tố cáo
Bên cạnh việc quy định các quyền thì Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định các
nghĩa vụ của người tố cáo để tránh việc cá nhân lợi dụng quyền được tố cáo mà cố
tình tố cáo không đúng sự thật nhằm làm mất uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người bị tố cáo. Do vậy, tại Khoản 2 Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự
quy định về các nghĩa vụ của người tố cáo, cụ thể:
- Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo, đồng
thời phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo để giúp cho
cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có đầy đủ tài liệu giải quyết đúng, kịp
thời nội dung tố cáo;
- Tránh việc lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo tràn lan, vô căn cứ, không đúng sự
thực hoặc thực hiện các hành vi phạm pháp luật, nên Bộ luật tố tụng hình sự quy định
nghĩa vụ của người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình. Việc quy định phải
nêu rõ họ tên, địa chỉ làm cho họ phải trung thực trong việc tố cáo;
- Người tố cáo phải trình bày trung thực về nội dung tố cáo, nếu cố tình tố cáo
sai sự thực, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. Trách nhiệm trước pháp luật có thể là trách

26
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự. Việc
xác định trách nhiệm tố cáo sai sự thật chỉ xác định với lỗi cố ý, nếu người tố cáo tố
cáo sai sự thật, nhưng vì lý do khách quan, không cố ý thì không phải chịu trách
nhiệm.
3.3. Người bị tố cáo
3.3.1. Những người có thể bị tố cáo
Theo quy định tại Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự thì người có thể bị tố cáo là
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy người có thể bị tố cáo trong tố tụng hình sự là người phải có những
điều kiện sau:
- Là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Khoản 2 Điều
34, Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm
sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, Hội
thẩm, Thư ký tòa án, Thẩm tra viên; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra của bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát
biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn
trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy
trưởng, Phó Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng
biên phòng cửa khẩu cảng; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra của hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu; Cục
trưởng, Phó Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng cục
hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục
trưởng chi cục hải quan cửa khẩu; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra của kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng cục kiểm lâm; Chi cục
trưởng, Phó Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng hạt kiểm
lâm; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng
cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh
vùng cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng cục nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn

27
trưởng, Phó Đoàn trưởng đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn
trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó
Đội trưởng đội nghiệp vụ cảnh sát biển; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra của kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng cục kiểm ngư; Chi
cục trưởng, Phó Chi cục trưởng chi cục kiểm ngư vùng; người được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong công an nhân dân gồm
Giám đốc, Phó giám đốc cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục
trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra của công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam
theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; người được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong quân đội nhân dân
gồm Giám thị, Phó Giám thị trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và
tương đương; Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật
tố tụng hình sự.
- Là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và có hành vi vi phạm pháp luật
liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự, nếu hành vi không liên quan đến thẩm
quyền tố tụng của vụ án hình sự thì được xem xét giải quyết theo pháp luật tố cáo
chung.
- Hành vi vi phạm pháp luật phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nếu hành vi vi
phạm này không gây thiệt hại hoặc không đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì không đủ điều kiện tố cáo.
3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
Cũng như người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ nhất định, Bộ luật tố tụng
hình sự cũng quy định cho người bị tố cáo các quyền và nghĩa vụ tương ứng với vị trí,
vai trò của họ trong mối quan hệ giữa người tố cáo với người bị tố cáo và cơ quan,
người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự và được quy định tại Điều
480, cụ thể:
Quyền của người bị tố cáo
- Người bị tố cáo có quyền được thông báo về nội dung tố cáo. Người bị tố cáo
là người có những hành vi tố tụng và bị người tố cáo cho rằng có hành vi vi phạm

28
pháp luật, do đó người bị tố cáo cần phải được biết nội dung tố cáo để họ có thể có
những lý giải, biện minh, cung cấp những căn cứ xác định hành vi của bản thân có vi
phạm pháp luật hay không. Đây là những căn cứ quan trọng để người có thẩm quyền
giải quyết tố cáo xem xét giải quyết tố cáo được nhanh chóng, kịp thời;
- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
Người bị tố cáo là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, là người am hiểu pháp luật
và là người hiểu rõ nhất về các hành vi của mình bị tố cáo có trái pháp luật hay không.
Do vậy, họ cần phải có quyền được đưa ra các bằng chứng chứng minh cho hành vi
của mình là đúng pháp luật, chứng minh nội dung tố cáo là sai sự thật. Việc quy định
quyền này cho người bị tố cáo là cũng nhằm bảo đảm quyền con người, bảo đảm sự
công bằng về quyền giữa người tố cáo và người bị tố cáo;
- Người bị tố cáo, chịu sự tác động điều chỉnh của quyết định giải quyết tố cáo,
do đó họ phải được nhận quyết định giải quyết tố cáo để biết, có ý kiến về nội dung
kết luận giải quyết cũng như phải chấp hành quyết định này;
- Việc tố cáo có thể đúng, có thể sai, có khi người đi tố cáo vì động cơ khác để
nhằm gây thiệt hại cho người bị tố cáo. Có những lúc chỉ cần có đơn tố cáo, người tố
cáo đã bị thiệt hại. Do vậy, khi được giải quyết, xác định người bị tố cáo bị oan, bị
thiệt hại thì họ phải được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục
hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
- Có nhiều trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo nhằm gây thiệt hại
cho người bị tố cáo vì những động cơ khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì các
trường hợp đó có thể người tố cáo phải bị xử lý nên người bị tố có được quyền yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
Nghĩa vụ của người bị tố cáo
Bên cạnh việc quy định các quyền cho người bị tố cáo để giúp họ bảo đảm các
quyền lợi hợp pháp của mình, thì Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định nghĩa vụ với
người bị tố cáo trong tố tụng hình sự để đảm bảo cho việc giải quyết tố cáo được kịp
thời, bảo đảm quyền cho người bị thiệt hại.
- Người bị tố cáo phải giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

29
- Quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo ban hành đã có hiệu lực thì người bị tố cáo bắt buộc phải chấp hành quyết định
giải quyết tố cáo;
- Quá trình giải quyết tố cáo đã xác định người bị tố cáo có các hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân, thì theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố cáo, Luật
trách nhiệm bồi thường nhà nước thì người bị tố cáo phải bồi thường thiệt hại, bồi
hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra.
3.4. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được
bổ sung thẩm quyền giải quyết tố cáo của Phó Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân:
Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát. Ngoại trừ việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định của chính mình14.
Về thời hạn giải quyết tố cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được
quy định cụ thể, chi tiết hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định
tại Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể:
- Việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan
đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng viện
kiểm sát thì Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án
tòa án quân sự khu vực thì Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa án quân
sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.

14
Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
30
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án tòa
án quân sự cấp quân khu thì Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân
sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án
Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải
quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra do viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết
theo thủ tục tố giác về tội phạm quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo;
đối với vụ việc phức tạp như tố cáo nhiều người, tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp
luật, khó khăn trong việc thu thập thông tin, tài liệu, xác minh sự việc tố cáo thì thời
hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
So với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (thời hạn giải quyết tố
cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày), thì thời hạn giải
quyết tố cáo đã được rút ngắn. Việc rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo buộc cơ quan,
người có thẩm quyền phải tích cực, nhanh chóng giải quyết đơn tố cáo nhằm kịp thời
ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm
giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng viện kiểm sát
cùng cấp hoặc Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn
không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Việc quy định thẩm quyền giải quyết với tố cáo liên quan đến hành vi giữ
người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy
tố là do viện kiểm sát giải quyết bởi vì viện kiểm sát là cơ quan quyết định phê chuẩn
hoặc áp dụng các biện pháp này. Việc giao cho viện kiểm sát giải quyết tố cáo là đảm

31
bảo tính kịp thời và hợp lý. Do thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngắn, và ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người, vì thế thời hạn giải quyết tố cáo
cũng phải khẩn cấp, nên chỉ cho thời hạn giải quyết trong 24 giờ, trường hợp phức tạp
cũng không được quá 03 ngày.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP
LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
4.1. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo
Để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được kịp thời, đúng quy định, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhà nước, Bộ luật tố
tụng hình sự đã quy định cụ thể trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại Điều 482, cụ thể:
- Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng
pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã
khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo
vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc giải quyết của mình.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu
trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết
khiếu nại, tố cáo cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền.
Việc quy định trách nhiệm phải gửi thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản
giải quyết khiếu nại, tố cáo cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm
quyền để bảo đảm hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, người có thẩm quyền.

32
4.2. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo
Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân có những quy
định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và
giao cho viện kiểm sát thực hiện các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tại Điều 30 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp
- Tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Khi phát hiện cơ quan có thẩm quyền chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo thì
phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội
dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp
mình và cấp dưới, thông báo kết quả; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho viện
kiểm sát nhân dân.
- Sau khi tiến hành trực tiếp kiểm sát thì ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện
quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 483 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan điều tra,
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, tòa án cùng cấp và
cấp dưới để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan này.
- Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, viện kiểm sát có những nhiệm
vụ, quyền hạn:
+ Yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo;
+ Yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp
dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho viện kiểm sát;

33
+ Yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo cho viện kiểm sát;
+ Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, tòa án cùng cấp và cấp
dưới;
+ Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu
cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra,
kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của viện kiểm sát các cấp.
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của viện kiểm sát nhân dân được thông qua các hình thức:
- Hoạt động trực tiếp kiểm sát.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Điểm
d Khoản 2 Điều 438 Bộ luật tố tụng hình sự quy định viện kiểm sát nhân dân có thể
tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng
hình sự tại cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, tòa án cùng cấp và cấp dưới.
Trực tiếp kiểm sát là việc viện kiểm sát nhân dân ban hành quyết định, cử Đoàn
đến trực tiếp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự kiểm sát hoạt động tiếp nhận, thụ lý,
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đoàn kiểm sát nghe cơ quan bị kiểm sát báo cáo kết quả
công tác; các Kiểm sát viên tiến hành trực tiếp nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu ngay tại
cơ quan bị kiểm sát; trực tiếp làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo; trực tiếp làm việc với người khiếu nại, tố cáo để bảo đảm không để
xảy ra vi phạm pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại tại các
cơ quan có thẩm quyền.
Trong quá trình trực tiếp kiểm sát, viện kiểm sát có đầy đủ các quyền được nêu
tại Điều 30 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Điều 483 Bộ luật tố tụng hình sự
như: Yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số

34
hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo;
cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho viện kiểm
sát; ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc
phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành quyết định; kết thúc
biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát; nếu có căn cứ
kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì
tùy theo mức độ vi phạm tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị ngay trong bản
kết luận kiểm sát.
- Hoạt động kiểm sát khác.
Hoạt động kiểm sát thông thường được thực hiện thông qua việc kiểm tra báo
cáo tình hình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của cơ quan điều tra,
tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; định kỳ hoặc
đột xuất kiểm sát viên kiểm tra sổ tiếp công dân, sổ tiếp nhận đơn, sổ thụ lý, giải quyết
của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đúng thời
hạn, đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới thông báo kết quả kiểm tra cho viện
kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho
viện kiểm sát. Thông qua các hoạt động kiểm sát này, viện kiểm sát có thể ban hành
kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo mà không cần thiết phải tiến hành hoạt động trực tiếp kiểm sát.
Công tác kiểm sát việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ
quan, người có thẩm quyền được hướng dẫn theo Quy chế tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành tại
Quyết định số 546/QĐ-VKSTC ngày 03/12/2018 để áp dụng thống nhất trong toàn
ngành Kiểm sát nhân dân.

35
Việc phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo được quy định trong Thông tư liên tịch số 01 ngày 05/4/2018 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp,
Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc phối hợp thi hành một số
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, phân loại, thụ lý, giải quyết và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định trong
Thông tư liên tịch số 02 ngày 05/9/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án
nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Hệ thống biểu mẫu sử dụng trong công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân gồm 42 mẫu ban hành kèm
theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.

STT Mẫu
1 Biên bản ghi lời trình bày người khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh)
2 Giấy biên nhận đơn khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh)
3 Thông báo kết luận của Viện trưởng VKSND tại buổi tiếp công dân
4 Thông báo kết quả xử lý đơn khiếu nại (tố cáo, kiến nghị, phản ánh)
5 Phiếu thông báo, chỉ dẫn
6 Phiếu chuyển đơn
7 Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm
8 Giấy báo tin
9 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (tái thẩm)
10 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm (tái thẩm)
11 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung văn bản thông báo phát hiện vi phạm
12 Giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm)
13 Thông báo trả lại đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm)
14 Thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý đơn
15 Phân công xác minh nội dung khiếu nại
16 Quyết định giải quyết khiếu nại
17 Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
18 Quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo
36
19 Kết luận nội dung tố cáo
20 Thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo
21 Thông báo kết quả giải quyết khiếu nại (tố cáo) cho cơ quan giám sát
22 Quyết định kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
23 Quyết định phân công kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật
24 Kết luận kiểm tra đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật
25 Thông báo kết quả kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại
26 Quyết định hủy bỏ Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
27 Yêu cầu ra văn bản giải quyết khiếu nại (tố cáo)
28 Yêu cầu kiểm tra việc giải quyết khiếu nại (tố cáo)
29 Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu
30 Quyết định trực tiếp kiểm sát
31 Nội dung yêu cầu báo cáo và chương trình làm việc
32 Biên bản làm việc
33 Kết luận kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
34 Kiến nghị khắc phục vi phạm (dùng trong trực tiếp kiểm sát)
35 Kiến nghị khắc phục vi phạm (dùng để kiến nghị khắc phục tình trạng vi
phạm phổ biến hoặc vi phạm trong việc giải quyết một vụ việc cụ thể)
36 Quyết định kiểm tra thực hiện kiến nghị
37 Kết luận kiểm tra thực hiện kiến nghị
38 Biên bản xác minh
39 Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu
40 Báo cáo kết quả xác minh và đề xuất
41 Biên bản làm việc
42 Giấy mời

Ví dụ: Mẫu số 30 Quyết định trực tiếp kiểm sát của viện kiểm sát
Mẫu số 30/KN (hoặc KC)
Theo QĐ số 204/QĐ-VKSTC
ngày 01 tháng 6 năm 2017

37
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
(2)

Số: /QĐ-VKS-KN(KC)(3) …………,ngày..... tháng........năm...........

QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ….(2)….

Căn cứ Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Điều……………………..(4)…………………………..,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư
pháp tại…………………………..……(5)………………..……………………..
Thời gian tiến hành kiểm sát là……ngày, kể từ ngày…. đến ngày … tháng …
năm……………………………………………………………………………………
….
Thời điểm kiểm sát từ ngày…..tháng….năm….đến
ngày….tháng….năm……….
Điều 2. Đoàn kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân ……(2)…..gồm có:
1. Ông (bà)……………………., chức danh…………..., Trưởng đoàn
2. Ông (bà)……………………., chức danh……….…….., thành viên
Điều 3. Yêu cầu……(5)……..chuẩn bị báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động hoạt động tư pháp theo nội dung yêu cầu báo cáo kèm theo quyết
định này và các hồ sơ, tài liệu liên quan trong phạm vi thời điểm kiểm sát để cung cấp
cho Đoàn kiểm sát thực hiện quyết định này.

Nơi nhận: VIỆN TRƯỞNG


- Như Điều 2, Điều 3 (để t/hiện); …(7)…
- VKS (6) (để b/cáo);
- Lưu: VT, (3), HS.

Hướng dẫn sử dụng Mẫu 30: Quyết định trực tiếp kiểm sát
Chú thích:
(1)- Ghi tên VKSND chủ quản cấp trên trực tiếp;
(2)- Ghi tên VKSND ban hành văn bản;
(3)-Ghi ký hiệu đơn vị ban hành văn bản.
(4)- Ghi các căn cứ pháp luật để tiến hành kiểm sát;
(5)- Ghi tên cơ quan bị kiểm sát;
38
(6)- Ghi tên viết tắt Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp;
(7)- Nếu Phó Viện trưởng ký, ghi: KT. VIỆN TRƯỞNG

Các biểu mẫu dùng trong công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong ngành công an gồm 19 mẫu từ mẫu số 12 đến mẫu số 30 trong bộ 63 mẫu ban
hành kèm theo Thông tư số 54/2017/BCA ngày 15/11/2017 của Bộ công an.
Ví dụ:
Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 54/2017/TT-BCA
Ngày 15/11/2017 của Bộ Công an

………………(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


……………(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-(…3) ………(4), ngày……tháng……năm……

QUYẾT ĐỊNH
Về việc xác minh nội dung khiếu nại

…………………………………(5)

Căn cứ …………………………………………………………………(6);
Căn cứ …………………………………………………………………(7);
Căn cứ …………………………………………………………………(8);
Sau khi xem xét nội dung đơn đề ngày…/…/… của ………………… (9) có địa chỉ
tại …………………………………………………………………
khiếu nại về ………………………………………….(10),
Xét đề nghị của ……………………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao cho ………………(11) tiến hành xác minh nội dung khiếu nại đối với
……………………………………………………………………(10)
Nội dung xác minh: ………………………………………………………
………………………………………………………………….(12)
Điều 2. Thành lập Đoàn/Tổ xác minh nội dung khiếu nại gồm: (13)
1. ……………………………………………………………………(14);
2. ………………………………………………………………………..;
Điều 3. Trưởng Đoàn xác minh (hoặc Tổ trưởng xác minh hoặc Đ/c………) có nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch xác minh trình Đ/c …………(15) phê duyệt để tiến hành xác minh

39
những nội dung ghi tại Điều 1. Đoàn xác minh (hoặc Tổ xác minh hoặc Đ/c……) thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về khiếu nại.
Thời hạn xác minh……………ngày, kể từ ngày……tháng……năm……
(không kể ngày nghỉ).
Việc xác minh nội dung khiếu nại hoàn thành sau khi có Quyết định về việc giải quyết
khiếu nại.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các đồng chí có tên ở Điều 2 (hoặc
Đ/c ……), …………….(16), …………….(17), ……….…….(18)
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: …………………………(15)
- Như Điều 1 (hoặc 2), 4; (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Lưu: …..

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);


(2): Tên cơ quan, đơn vị ra Quyết định (nếu lãnh đạo Bộ ký Quyết định thì không có dòng này);
(3): Số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị ra Quyết định (nếu lãnh đạo Bộ ký Quyết định thì ghi là:
BCA- Số hiệu hoặc chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo văn bản);
(4): Địa danh;
(5): Chức danh Thủ trưởng cơ quan CA ra Quyết định;
(6): Luật Khiếu nại đang có hiệu lực thi hành;
(7): Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại đang có hiệu lực thi
hành;
(8): Thông tư của Bộ Công an Hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại
và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân đang có hiệu lực thi hành;
(9): Họ tên cá nhân/tổ chức khiếu nại;
(10): Quyết định hành chính (số, ngày…của ai?)/hành vi hành chính nào? Của ai? Chức vụ? đơn vị;
(11): Tên cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xác minh. Nếu tự mình xác minh thì không có “Giao
cho…….(8)”. Nếu giao cho cá nhân tiến hành xác minh nội dung khiếu nại thì ghi: “Giao cho đ/c cấp
bậc….chức danh, chức vụ…..đơn vị…..”;
(12): Tóm tắt các nội dung cần xác minh;
(13): Nếu thành lập Đoàn/Tổ xác minh thì có Điều này;
(14): Cấp bậc, họ tên, chức danh, chức vụ, đơn vị, vị trí trong Đoàn/Tổ;
(15): Chức vụ người ra Quyết định xác minh nội dung khiếu nại;
(16): Thủ trưởng quản lý trực tiếp người bị khiếu nại (nếu có);
(17): Họ tên người bị khiếu nại;
(18): Cá nhân hoặc người đứng đầu tổ chức có quyền và lợi ích liên quan đến vụ khiếu nại.

Các biểu mẫu dùng trong công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong ngành toà án nhân dân không được ban hành riêng một bộ mẫu về công tác này
mà được ban hành kèm theo từng bộ mẫu trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng
dân sự.

40
Ví dụ: Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện là
mẫu số 28 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01
năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Mẫu số 28-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN.....(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: ...../...../QĐGQ……….(2) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…....., ngày..... tháng ..... năm ….....

QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ(3)
VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN

Căn cứ vào ….……………………….(4) của Bộ luật tố tụng dân sự;


Sau khi nghiên cứu …………………………………………………..(5);
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến
của………………………………………………………..(6) tại phiên họp.
Xét thấy:(7) ………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:(8)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…………….
…………………………………………………………………………………

Nơi nhận: CHÁNH ÁN/THẨM PHÁN


- Người khiếu nại; (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
- Lưu tại Tòa án.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 28-DS:


(1) Ghi tên Toà án ra quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; nếu Toà
án ra quyết định là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân
thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định. Phần cuối tùy từng trường hợp giải quyết
khiếu nại, kiến nghị mà ghi KN hay KNKN (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-GQKN; Số : 04/2017/QĐ-
GQKNKN).
(3) Tùy từng trường hợp giải quyết khiếu naị, kiến nghị mà ghi cụ thể “QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN”; “QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC
TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN”; “QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TRẢ LẠI
ĐƠN KHỞI KIỆN”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể các điểm, khoản, điều áp dụng để ra quyết định;
(5) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể: Nếu giải quyết khiếu nại thì ghi “đơn khiếu nại của” và đơn đó
của cá nhân thì ghi họ tên; nếu người khiếu nại là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và
ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó; nếu giải quyết kiến nghị
của Viện kiểm sát thì ghi “văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân……….”. Trường hợp mở
phiên họp xem xét, giải quyết, khiếu nại, kiến nghị thì ghi: “Căn cứ vào kết quả phiên họp xem xét,
giải quyết, khiếu nại, kiến nghị”.
(6) Tùy từng trường hợp mà ghi Viện kiểm sát, người khiếu nại.
(7) Tùy từng trường hợp mà căn cứ vào các điều 192, 193 và 194 của Bộ luật tố tụng dân sự để ghi
nội dung cụ thể.
(8) Tùy từng trường hợp mà ghi nội dung cụ thể theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 194 của
Bộ luật tố tụng dân sự.

41
Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-
BTC-BNN&PTNT ngày 05/4/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

TÊN CƠ QUAN:………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TÊN ĐƠN VỊ :………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:………/……………… ………..,ngày…..….tháng..…….năm……….

BÁO CÁO/THÔNG BÁO


Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
(Thời điểm từ ngày…đến ngày…)

I.TÌNH HÌNH CHUNG


- Những nét cơ bản về “khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” (sau đây gọi tắt là “khiếu
nại, tố cáo”) ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo và việc triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị
đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Những thuận lợi, khó khăn.v.v.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC
1. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo
1.1. Tiếp công dân
- Tình hình chung về công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
- Kết quả tiếp công dân của cơ quan, đơn vị (số liệu theo phụ lục 1).
- Kết quả tiếp công dân của cán bộ chuyên trách.
- Kết quả tiếp công dân của lãnh đạo cơ quan, đơn vị (số liệu theo phụ lục 1).
- Tiếp công dân trong trường hợp vụ việc phức tạp, đông người (số liệu theo phụ lục 1).
1.2. Tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo
- Việc bố trí đơn vị, bộ phận đầu mối để quản lý tập trung, thống nhất khiếu nại, tố cáo.
- Việc tiếp nhận: trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo đến trực tiếp trình bày nhưng bị
hạn chế hoặc mất năng lực hành vi không thể viết đơn hoặc trường hợp người khiếu nại thông qua
người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý để thực hiện quyền khiếu nại
hoặc trường hợp các biên bản trong hoạt động tư pháp có ghi ý kiến khiếu nại của người có liên
quan; khiếu nại, tố cáo được gửi đến từ những nguồn nào; đơn vị hoặc bộ phận nào tiếp nhận ban
đầu; sau đó chuyển đến đơn vị, bộ phận nào, việc tiếp nhận có ghi sổ tiếp nhận không; khiếu nại, tố
cáo gửi trực tiếp lãnh đạo cơ quan, đơn vị có được chuyển về đơn vị, bộ phận đầu mối để quản lý
không hay lãnh đạo chuyển trực tiếp cho đơn vị, bộ phận có thẩm quyền…)
- Phân loại có đảm bảo chính xác giữa khiếu nại với tố cáo, giữa khiếu nại, tố cáo với kiến
nghị, phản ánh, giữa tố cáo với tố giác…
- Xử lý đối với khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền;
khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan;
khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài, vượt cấp; khiếu nại, tố cáo do các cơ quan trung ương của Đảng,
42
Nhà nước chuyển đến; tố cáo nặc danh, mạo danh, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp của
người tố cáo hoặc tố cáo đã được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo
không đưa ra được bằng chứng mới; tố cáo nặc danh, mạo danh nhưng nội dung có căn cứ để xem
xét; khiếu nại, tố cáo có văn bản giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng người khiếu nại, tố cáo
tiếp tục đề nghị xem xét lại do phát hiện có vi phạm; khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới
nhưng quá thời hạn chưa được giải quyết .
- Kết quả tiếp nhận đơn (số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Kết quả phân loại, xử lý đơn (số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
2. Công tác thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1. Thụ lý và giải quyết khiếu nại
- Kết quả thụ lý, giải quyết số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Đánh giá việc thụ lý khiếu nại: Báo cáo đề xuất thụ lý khiếu nại thuộc thẩm quyền; vào sổ
thụ lý; thông báo việc thụ lý cho người khiếu nại; đảm bảo thời hạn thụ lý.
- Về thẩm quyền giải quyết: Đánh giá việc đảm bảo về thẩm quyền gắn với từng cấp giải
quyết; đảm bảo nguyên tắc chỉ người đứng đầu mới có thẩm quyền giải quyết, cấp phó chỉ được giải
quyết khi có ủy quyền, ủy nhiệm hoặc phân công; việc ký văn bản giải quyết khiếu nại.
- Về thủ tục giải quyết: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động: người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại phân công người xác minh nội dung khiếu nại; người có nhiệm xác minh xây dựng kế
hoạch xác minh có phê duyệt của người có thẩm quyền; việc tiến hành các hoạt động xác minh theo
quy định của pháp luật (yêu cầu cung cấp hồ sơ, lấy lời khai, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám
định…); kết thúc xác minh người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh và đề xuất
hướng giải quyết; việc người có thẩm quyền giải quyết tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người liên quan trong quá trình giải quyết (nếu có); việc ban hành văn bản giải quyết (quyết
định giải quyết; quyết định đình chỉ việc giải quyết); việc lập và lữu trữ hồ sơ giải quyết.
- Về thời hạn giải quyết: Việc chấp hành các quy định về thời hạn giải quyết theo từng cấp giải
quyết (giải quyết lần đầu, giải quyết tiếp theo)
- Đánh giá nội dung khiếu nại (đúng, đúng một phần, sai toàn bộ)
- Về triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; xử lý quyết
định, hành vi bị khiếu nại có vi phạm; xử lý hoặc kiến nghị xử lý cá nhân, cơ quan có quyết định, hành
vi bị khiếu nại có vi phạm…
2.2. Thụ lý và giải quyết tố cáo
- Kết quả thụ lý, giải quyết số liệu khiếu nại theo phụ lục 2, tố cáo theo phụ lục 3).
- Đánh giá việc thụ lý tố cáo: Báo cáo đề xuất thụ lý tố cáo thuộc thẩm quyền; vào sổ thụ lý;
thông báo việc thụ lý cho người tố cáo; đảm bảo thời hạn thụ lý.
- Về thẩm quyền giải quyết: Đánh giá việc đảm bảo về thẩm quyền gắn với từng cấp giải
quyết; đảm bảo nguyên tắc chỉ người đứng đầu mới có thẩm quyền giải quyết; việc ký văn bản giải
quyết tố cáo.
- Về thủ tục giải quyết: Đánh giá việc thực hiện các hoạt động: việc giữ bí mật thông tin về
người tố cáo khi họ yêu cầu; việc bảo vệ an toàn cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu; sau khi thụ lý,
người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải ra quyết định phân công người xác minh nội dung tố cáo;
người có nhiệm xác minh xây dựng kế hoạch xác minh có phê duyệt của người có thẩm quyền; việc
tiến hành các hoạt động xác minh theo quy định của pháp luật (yêu cầu cung cấp hồ sơ, lấy lời khai,

43
thu thập tài liệu, chứng cứ, giám định…); kết thúc xác minh người có trách nhiệm xác minh báo cáo
kết quả xác minh và đề xuất hướng giải quyết; việc người có thẩm quyền giải quyết tổ chức đối thoại
với người tố cáo, người bị tố cáo, người liên quan trong quá trình giải quyết (nếu có); việc ban hành
văn bản giải quyết (kết luận nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo); việc lập và lữu trữ
hồ sơ giải quyết.
- Về thời hạn giải quyết: Việc chấp hành các quy định về thời hạn giải quyết trong trường hợp
vụ việc đơn giản hoặc vụ việc phức tạp.
- Đánh giá nội dung tố cáo (đúng, đúng một phần, sai toàn bộ)
- Về triển khai thực hiện kết luận nội dung tố cáo; xử lý hành vi bị tố cáo có vi phạm; xử lý
hoặc kiến nghị xử lý cá nhân, cơ quan có hành vi bị tố cáo có vi phạm; xử lý người tố cáo sai sự
thật…
2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội chuyển
đến (số liệu được tách ra từ số liệu chung)
- Kết quả tiếp nhận; giải quyết; đánh giá tỷ lệ.
- Đánh giá nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Đánh giá về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết.
3. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc Hội (chỉ
dành cho Viện kiểm sát)
3.1. Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các cơ quan tư pháp.
Nêu cụ thể các vi phạm về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết (phân tích một số vụ việc
điển hình để minh họa).
3.2. Đề xuất các biện pháp phối hợp với các cơ quan tư pháp để khắc phục và phòng
ngừa vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Xây dựng các văn bản phối hợp liên ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (xây dựng
thể chế).
- Chủ động trao đổi, nắm thông tin về tiếp nhận, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức họp liên ngành để thống nhất hướng giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ
việc phức tạp, quan điểm các ngành còn khác nhau.
- Theo dõi, kiến nghị kịp thời các ngành loại trừ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi
phạm; có biện pháp, cơ chế hiệu quả phòng ngừa vi phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn liên ngành về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo để
nâng cao trách nhiệm các ngành trong việc khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
- Các biện pháp khác…
III. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế
1.1. Về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
(đánh giá hạn chế theo các tiêu chí được nêu tại mục 1, phần II).
1.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
(đánh giá hạn chế theo các tiêu chí được nêu tại mục 2, phần II).
2. Nguyên nhân
2.1. Khách quan

44
2.2. Chủ quan
IV. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC (nêu những bất cập trong các quy định của pháp luật và việc
áp dụng pháp luật trong thực tiễn)
1. Về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn
2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
2. Kiến nghị
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
Nơi nhận:
(ký tên, đóng dấu)

Các mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-
BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/9/2018 gồm:

STT Mẫu
Công tác xử lý đơn
1 Thông báo về việc xử lý đơn
2 Thông báo và chỉ dẫn.
3 Phiếu chuyển đơn.
4 Giấy báo tin.
Công tác giải quyết
5 Thông báo về việc thụ lý (hoặc không thụ lý) đơn khiếu nại (tố cáo)
6 Quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại (tố cáo)
7 Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại (tố cáo)
8 Báo cáo kết quả xác minh và đề xuất
9 Quyết định giải quyết khiếu nại (tố cáo)
10 Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
11 Thông báo (báo cáo) kết quả giải quyết khiếu nại (tố cáo)

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Khái niệm, ý nghĩa của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
45
2. Cơ sở pháp lý của quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
3. Đối tượng của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
4. Chủ thể có quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
5. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
6. Phân biệt khiếu nại và tố cáo trong tố tụng hình sự?
7. Phân biệt khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với khiếu nại, tố cáo trong
pháp luật hành chính?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Bài tập 1:
Ngày 05/02/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Y khởi tố bị can
Nguyễn Văn A về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ
luật hình sự và tiến hành điều tra và được Viện kiểm sát nhân dân huyện Y phê chuẩn
cùng ngày. Các quyết định này được tống đạt cho A vào ngày 06/02/2018. Nguyễn
Văn A cho rằng mình không phạm tội nên làm đơn khiếu nại quyết định khởi tố bị can
của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Y.
Hỏi:
1. A có được khiếu nại quyết định khởi tố bị can không?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?
3. Nếu A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì phải
khiếu nại đến Cơ quan nào để giải quyết?
4. Nếu đến ngày 25/02/2018 A mới làm đơn khiếu nại, thì có được thụ lý giải
quyết không?
Bài tập 2:
Với tình huống ở Bài tập 1, đến ngày 05/4/2018, Cơ quan điều tra ra Bản kết
luận điều tra để đề nghị truy tố bị can A về tội cố ý gây thương tích. Ngày 20/4/2018,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Y tỉnh X ban hành Bản cáo trạng truy tố A
về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, Bản cáo trạng này
được tống đạt cho bị can. Bị can A không đồng ý nội dung Bản cáo trạng và làm đơn
khiếu nại gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh X để khiếu nại Bản cáo trạng.
Hỏi: A có quyền khiếu nại không? vì sao?

46
Bài tập 3:
Với tình huống ở Bài tập 1, đến giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát nhân dân
huyện Y, bị can A cho rằng Điều tra viên C của Cơ quan cảnh sát điều tra công an
huyện Y đã có hành vi tra tấn, ép buộc A nhận tội trong quá trình điều tra. Bị can A
làn đơn tố cáo Điều tra viên C.
Hỏi:
1. Bị can có quyền tố cáo hành vi của Điều tra viên C không?
2. Bị can A còn thời hạn để tố cáo C không?
3. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo của bị can A?
thời hạn giải quyết?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
4. Luật khiếu nại năm 2018.
5. Luật tố cáo năm 2018.
6. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.
7. Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014
8. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
8. Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017.
9. Luật cán bộ, công chức năm 2008.
10. Thông tư liên tịch số 01 ngày 05/4/2018 của Viện kiểm sát nhân dâ tối cao,
Toà án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
11. Thông tư số 54/2017/BCA ngày 15/11/2017 của Bộ công an.
12. Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.

47
13. Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
14.file:///Volumes/Dữ%20liệu%20E/Viết%20giáo%20trình%20BLTTHS%202015/
Nhung-diem-moi-ve-khieu-nai-to-cao-theo-Bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2015.html
15. http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/-all.html.
16. http://thuvienso.thuvienquangninh.org.vn/doc/ebook-bo-luat-to-tung-dan-
su-lien-bang-nga-phan-1-426012.html
17. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Ve-phan-rieng-Bo-luat-hinh-su-
Cong-hoa-Lien-Bang-Duc-3788/

48

You might also like