You are on page 1of 3

Vai trò của tư pháp đối với nước Pháp

- Do quyền tư pháp đồng nghĩa với quyền xét xử nên cơ quan tư pháp cũng
chính là cơ quan xét xử. Thực hiện quyền xét xử, cơ quan xét xử được
quyền phán quyết, ra bản án về một sự kiện có tính xung đột, tranh chấp
và vấn đề chính yếu là phán quyết của cơ quan xét xử lại có hiệu lực pháp
lý như một quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan nghiêm chỉnh thi hành

- Bộ Tư pháp có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán, trừ các thành viên của Tòa
Tư pháp tối cao, Chánh án các Tòa Phúc thẩm và Chánh án các Tòa sơ
thẩm thẩm quyền rộng như đã nói ở trên. Để thực hiện chức năng này, Bộ
Tư pháp đã thành lập Vụ quản lý tòa án trực thuộc Bộ Tư pháp.

- Tư pháp có vai trò soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân
chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản
trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản
trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch
tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc
tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước
ngoài...
_________________________________________________________________

(**) Vai trò của cơ quan tư pháp


Nguồn: https://www.upr-info.org/fr/sengager/pouvoir-judiciaire/role

- Theo học thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp thay mặt nhà nước thực
thi công lý. Luật được giải thích và áp dụng bởi các tòa án (les cours, les
tribunaux ), thẩm phán và luật sư ( les juges et les avocats). Những chủ thể này
cấu thành toàn bộ hệ thống tư pháp.
- Bằng cách đảm bảo giải quyết công bằng các tranh chấp, thực thi các quyền và
bảo đảm quyền được xét xử công bằng, cơ quan tư pháp góp phần tạo dựng
niềm tin của công dân và hòa bình xã hội. Để đạt được mục tiêu này, nó thực
hiện chức năng thực thi công lý một cách độc lập, vô tư, minh bạch, đáng tin
cậy, hiệu quả và nhanh chóng. 
- Hơn nữa, ngành tư pháp cung cấp các dịch vụ có chất lượng, bao gồm sự bình
đẳng, không phân biệt đối xử và khả năng tiếp cận công lý rộng rãi nhất có thể.
- Cơ quan tư pháp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các khuyến nghị của
UPR (còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, viết tắt là UPR, là một cơ chế của Hội
đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc xuất hiện từ quá trình cải cách năm 2005 của Liên Hợp
Quốc ), vì cơ quan này:

o Áp dụng luật pháp, Hiến pháp và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
o Kêu gọi cải cách luật pháp và chính sách;
o Tạo điều kiện tiếp cận công lý.

(***) CAM KẾT CỦA CƠ QUAN TƯ PHÁP


Nguồn :
https://www.upr-info.org/fr/sengager/pouvoir-judiciaire/je-
mengage
Các thành viên của cơ quan tư pháp có vai trò trong việc bảo vệ nhân
quyền và do đó, trong việc thực hiện các khuyến nghị của UPR. Do đó,
họ được kêu gọi:
 Đưa ra ý kiến về các hành động không phù hợp của chính phủ liên quan
đến các quyền cơ bản được quy định trong luật pháp quốc gia và trong
các văn kiện nhân quyền quốc tế đã được Nhà nước phê chuẩn;
 Luôn cập nhật về nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của nhà nước;
 Bồi thường cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền;
 Nhận thức được các khuyến nghị liên quan đến vai trò của cơ quan tư
pháp và giám sát việc thực hiện chúng;
 Giám sát các khuyến nghị liên quan đến tiếp cận công lý và tính độc lập
của ngành tư pháp 
 Tích cực tham gia Cơ chế Báo cáo, Thực hiện và Giám sát Quốc gia
(NMIRF )
 Giám sát cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong các hoạt
động của họ;

 Thúc đẩy cải cách luật pháp và chính sách không bảo vệ đầy đủ
quyền con người; khuyến khích xây dựng kế hoạch hành động quốc
gia;
 Xác định các nguồn lực và chuyên môn cần thiết để họ tham gia
vào bối cảnh nhân quyền quốc tế;

You might also like